Giải mã nguyên nhân của sự xuống cấp đạo đức học sinh
Thứ năm 08/12/2011 06:00
(GDVN) - Từ năm 2005
đến nay, tình trạng học sinh phạm pháp có dấu hiệu ngày càng phức tạp
cả về tính chất lẫn mức độ nghiệm trọng của các vụ án.
Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các
nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh. Có ý kiến cho
rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong
giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp
học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan
tâm.
Do sự phát triển của nền kinh tế
Điện thoại di động, Internet, phim ảnh,
của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và
cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu
động của tuổi mới lớn.
Tuy nhiên việc vi phạm đạo đức của học
sinh không chỉ diễn ra ở địa bàn thành phố, đô thị hay chỉ rơi vào
trường hợp các em gia đình có điều kiện kinh tế.
Các trường vùng sâu, xa, học sinh nghèo
chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với Internet vẫn đang phải đối mặt với
vấn nạn vi phạm đạo đức của học sinh.
Do luật pháp chưa nghiêm
Chính những "Gương sáng" thế này đã làm lệch lạc giới trẻ
Hình thành nhân cách, đạo đức một con
người đâu chỉ giáo dục trong nhà trường phổ thông là đủ. Nhân cách của
mỗi cá nhân trong xã hộ ít nhiều đều bị chi phối bởi cách mà xã hội đó
đang hành xử với nhau.
Nếu được sống trong một môi trường
nghiêm minh về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, mọi người hành xử với
nhau một cách có tình có lý, chắc chắc đó sẽ là một môi trường giáo dục
lý tưởng trong việc hình thành nhân cách đạo được của học sinh,
Những bài học mà các thầy cô giáo đang
cố sức rao giảng để giáo dục đạo đức của học trò mình trên lớp dường như
ngược lại với các hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống xã hội.
Trong khi các giáo viên dạy nhạc cố gân
cổ lên để rao giảng về thẩm mỹ âm nhạc, chắt chiu từng giờ dạy dân ca để
các em biết yêu quý những giá trị tinh thần mà ông cha ta đã dày công
vun đắp. Thì hàng ngày, mấy chục nhà đài liên tục phát những bài hát
được gọi là nhạc trẻ với một thứ thẩm mỹ vay mượn, hổ lốn.
Báo chí thì thì nhau săm soi kỹ lưỡng
đời sống của các "Sao" như một sự tôn vinh. Chúng ta có nhói tim không
khi nghe một học sinh lớp 6 hát nghêu ngao "vì em đam mê thú vui thân
xác, nên em đánh mất mối tình của tôi.." ("Đừng để tôi biết em dối gian"
- Lâm Hùng).
Luật giao thông được đưa vào nhà trường
để dạy cho các em, những công dân tương lai, sống và làm việc đúng luật
pháp. Thế nhưng khi ra đường các em luôn phải chứng kiến những hành vi
vi phạm an toàn giao thông của người lớn mà đôi khi còn có cả cảnh sát
giao thông.
Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải chứng kiến
Nhà trường thường xuyên giáo dục các em
về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình.
Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không
trung thực nhưng vẫn "thành đạt".
Tệ sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian
dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác
động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với
những điều học được trong nhà trường.
Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống.
Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm
học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo
viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật,
đánh gá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện
thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh
mà có hướng nâng chất thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm
phát biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm".
Vậy ra thành tích học tập của các em
được xem như là một thứ đảm bảo cho vị tri chiếc ghế của người lớn sao?
Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều
thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.
Do chính nội dung giảng dạy trong nhà trường
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là chương trình giảng dạy đạo đức ở các cấp học phổ thông.
Chương trình đạo đức được thực hiện
xuyên suốt, từ bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc Tiểu học là môn Đạo
đức, bậc Trung học là môn Giáo dục công dân. Thế nhưng các giáo viên dạy
tiêu học cho rằng chương trình nặng tính lý thuyết, thiếu kỷ năng sống,
lại không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh.
Những bài học ý nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú trọng mà thay bằng những bài học quá trừu tượng.
Còn chương trình GDCD bậc THPT, chỉ có
11 tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên tổng số 105 tiết. Dạy đạo đức cho
học sinh đâu chỉ có môn học Đạo Đức mà nó phải được tích hợp ở những bộ
môn xã hội như Lịch sử, Văn học...
Tôi rất thích những bài tập làm văn,
những bài học thuộc lòng được học lúc nhỏ trong sách giáo khoa trước năm
1975 (ở miền Nam) với nội dung chứa đựng tình cảm yêu quê hương, đất
nước, truyền thống dân tộc và giữ gìn cốt cách người Việt Nam. Còn nội
dung những bài học trong sách Đạo Đức thì rất gần gũi với cuộc sống đời
thường.
Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu giáo điều không còn phù hợp nữa, cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần
giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi
đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống
lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật.
Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có những thay đổi từ nội dung đến phương pháp truyền đạt.
Những giá trị đạo đức, ứng xử trong đạo
lý của người Việt Nam cần phải được chuyển tải trong những tình huống cụ
thể, gần gũi để học sinh dễ tiếp cận, dễ nhớ.
Cần dạy cho học sinh những giá trị đạo
đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn
lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống
phù hợp với những chuẩn mực xã hội.
Kết
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy. Vai trò của Giáo dục thật sự quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy. Vai trò của Giáo dục thật sự quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội.
Giáo dục đạo đức học sinh đâu phải chỉ
là nhiệm vụ của môn học Đạo Đức trong nhà trường, hay chỉ là của ngành
Giáo Dục. Đã đến lúc cả xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh
trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc.
Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà
lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh. Bản thân giáo dục
đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham
gia vào công tác giáo dục học sinh.
Điều quan trọng là cần có một môi trường
xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những
giá trị đạo đức xã hội.
Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động
vào nhận thức của học sinh và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc
ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng. Mong
rằng không quá trễ cho tương lai những mầm non đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét