Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Đề xuất lương tối thiểu công chức là 3,15 triệu - (VNE)


Lương tối thiểu công chức, viên chức là 1.680.000 đồng, 2.000.000 đồng, hoặc 3.150.000 đồng mỗi tháng là ba phương án vừa được Bộ Nội vụ lấy ý kiến.
> Lương cán bộ EVN gần 30 triệu một tháng
> Lương công chức có thể lên 1,05 triệu đồng/ Doanh nghiệp trả lương bằng bánh

Ngày 20/12, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo “Định hướng cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 – 2020”, nhằm tham khảo ý kiến của đại diện các tỉnh thành trên cả nước. Nhiều đại biểu tham dự cho rằng mức lương tối thiểu hiện nay là quá thấp, không đáp các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.
Theo các đại biểu, từ 1/5/2012, mức lương tối thiểu chung áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nâng lên từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng mỗi tháng. Dù vậy nhưng vẫn chỉ bằng 75% lương tối thiểu vùng thấp nhất (vùng IV là 1,4 triệu đồng) và bằng 52,5% lương tối thiểu vùng cao nhất (vùng I là 2 triệu đồng).
Hiện nay, mức lương tối thiểu chung chỉ bằng 58,1% mức chi tiêu bình quân một nhân khẩu của cả nước năm 2011 là quá thấp và không đủ đáp ứng các nhu cầu hạn chế. Vì thế, cần có một phương án tăng lương mới.
Ba phương án cải cảnh tiền lương đã được đưa ra thảo luận.
Ông Nguyễn Duy Thăng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, cải cách tiền lương trong bối cảnh hiện nay là vấn đề hệ trọng, phức tạp và nhạy cảm vì ảnh hưởng trực tiếp trong nhiều năm tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.
Trên quan điểm này, Bộ Nội vụ đã đưa ra 3 phương án cải cách tiền mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 - 2020 để xin ý kiến đóng góp của từng tỉnh thành trước khi trình Chính phủ.
Phương án đầu tiên sẽ dựa trên cơ sở tính toán mức tăng lương tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng I của khu vực doanh nghiệp (2 triệu đồng/tháng). Phương án hai quy định lương tối thiểu bằng mức bình quân mức lương tối thiểu cả 4 vùng của khu vực doanh nghiệp (khoảng 1.680.000 đồng/tháng). Phương án cuối cùng là xác định nhu cầu của người lao động bằng mức chi tiêu bình quân đầu người của cả nước (khoảng 3.150.000 đồng/tháng).
“Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương của cán bộ công chức phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập của thị trường. Nếu không thỏa mãn tốt quan hệ này, trong khi tiền lương của họ quá thấp thì sẽ xảy ra hội chứng ‘tước đoạt để bù đắp’ trong thực thi công việc, dẫn đến tiêu cực, tham nhũng”, Vụ trưởng Vụ Tiền lương Đoàn Cường nhấn mạnh.
Trước 3 phương án mà Bộ Nội vụ đưa ra, nhiều đại biểu của TP HCM và Tiền Giang có quan điểm ủng hộ phương án hai bởi dễ triển khai trong thực tế, đồng thời cũng đảm bảo tính cạnh tranh của tiền lương công chức nhằm thu hút người có tài vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
Đại diện một số địa phương khác thì chưa thống nhất. Ông Phạm Văn Ru - Phó Trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng phương án đầu tiên là thỏa đáng nhất. “Phương án này sẽ thu hút được người có năng lực về khu vực nông thôn làm việc chứ không phải tạo nên sự chênh lệch giữa cán bộ, công chức với thu nhập của người dân vùng khó khăn”, ông Ru nói.
Các đại biểu khác cũng góp ý Bộ Nội vụ cần thận trọng trong xem xét phương án tính lương tối thiểu, kể cả cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức. “Vì ngoài vấn đề đời sống, tiền lương còn liên quan chặt chẽ tới phòng, chống tham nhũng, hoạt động của doanh nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội liên quan”, đại biểu tỉnh Bạc Liêu băn khoăn.
Sau Hội thảo ở TP HCM, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tổ chức tại Đà Nẵng và Hà Nội trong tháng 12 để lấy thêm ý kiến phản biện từ các bộ ban ngành trung ương và địa phương.
Tá Lâm
Tăng lương
Nghe đã không hợp lý. 1. Ngân sách ở đâu? Hay lại các khoản khác tăng: Điện, nước, thuế............... 2. Đây là khối hành chính Nhà nước mới tăng được, còn các doanh nghiệp thì lấy đâu? 3. Tăng lương thứ khác tăng theo.
Phải chấn chỉnh lương nhanh hơn vật giá
Tôi cũng là 1 công nhân, làm lương tháng nào đủ để lo trang trải trong tháng đó, vì cơ chế lương thay đổi không kịp với giá cả leo thang, lương có khi đề nghị tăng, nhưng nhanh cũng mất từ 6 tháng đến 1 năm, còn vật giá thì tăng theo từng ngày. Vậy là 1 công nhân viên như tôi ngoài việc tăng lương dĩ nhiên là cũng thay đổi kính tế 1 chút, nhưng quan trọng nhất là bình ổn được giá cả thị trường thì mới mong đủ sống được. Chứ lương tăng cũng có nhưng vật giá tăng còn nhanh và nhiều hơn lương thì cuộc sống cũng không khá hơn là mấy.
Quá nan giải
- Càng tăng lương nhưng vật giá càng leo thang
- Tăng lương là chuyện đương nhiên, cán bộ công chức làm việc phục vụ cho nhà nước cho nhân dân nhưng tiền nhận ra chỉ đủ sống cho bản thân; không đủ chi phí cho vợ con cha mẹ. Nhưng khi tăng lương thì mọi thứ điều leo thang theo.
- Phải giảm các dự án xây dựng cơ bản do nhà nước làm chủ đầu tư. Chống tham nhũng, chống lạm phát, chống tiêu cực, chống cục bộ. Giảm bớt các bộ phận không cần thiết ở các cấp địa phương, nâng cao trình độ của người dân về mọi mặt => đây mới là vấn đề lớn của xã hội => lúc đó mây ra mới bớt gánh nặng cho dân cho nhà nước. Nhưng nội lực chưa có thì cũng chào thua, làm sao có chuyện cải thiện đời sống của người cán bộ nói riêng và của người dân nói chung!
Ý Kiến
- Phải tăng mức lượng CBVC lên mới được vì mức lương hiện nay chưa đáp ứng được như cầu đời sống hiện nay. Vì giá cả bây giờ cái gì cũng tăng, nhưng mức lương cơ bản CBVC thì chỉ 830000 đồng thôi, khi ra trường hệ số 2.10 nhân lên trừ BHYT này kia hết 9.5% rồi còn gì mà sống được nữa, nhân viên cũng rất nản lòng vì mức lương không đủ nhu cầu đời sống XH bây giờ. Mình chỉ đóng góp ý kiến vậy thôi.
Cần thiết phải cải cách cả phụ cấp chức vụ
Theo tôi thấy, ngoài cải cách tiền lương, Chính phủ còn cần phải xem xét cải cách lại hệ thống phụ cấp chức vụ cho những người làm công tác quản lý. Ví dụ: Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện hệ số phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng là 0,3, phó Trưởng phòng 0,2 trong khi đó hệ số phụ cấp chức vụ của Hiệu trưởng các trường là 0,4; hiệu phó làm 0,3. Hai là xem xét lại hệ phụ cấp công vụ. Cùng là công chức, nhưng công tác tại khối chính quyền thì hưởng phụ cấp Công vụ là 10% (Nghị định 75 CP), trong khi đó công chức khối Đảng, đoàn thể lại được hưởng 40% (30%phụ cấp khối Đảng, đoàn thể + 10% phụ cấp theo NĐ 75)...? Không hiểu các đồng chí lãnh đạo ở trên cao có hiểu đời sống của đại bộ phận công chức cơ sở, công chức, viên chức cấp huyện không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét