11-12-2011
Năm
sớm năm muộn xê xích ít chút nhưng nói chung hàng năm cứ đến khoảng
cuối tháng mười một, đầu tháng chạp dương lịch, khi những chiếc lá bàng
chuyển dần từ màu xanh sang màu đồng điếu, thời tiết bắt đầu ngả hẳn
sang mùa đông, trời đất thấm lạnh đôi khi có thể giá rét thấu xương -
thứ rét ngọt như người ta vẫn nói - thì cũng là lúc dân làm báo Hà Nội
chúng tôi bắt tay vào một công việc thuộc loại vất vả trong năm là chuẩn
bị những số báo tết.
Đời làm báo những năm chống Mỹ, dù không tất bật và lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một cuộc cạnh tranh sôi động như thời kinh tế thị trường hiện nay, song so với nhiều nghề khác trong guồng máy làm các ấn phẩm có liên quan đến chữ nghĩa, thì cũng đã là bận rộn hơn hẳn. Lo làm dâu thiên hạ mà! Tháng nào tuần nào cũng phải tự trình diện trước dư luận và cấp trên tất cả phong độ của một kẻ đứng đắn và thành thạo trong làm nghề, kể cũng đã mệt lắm chứ. Nữa đây lại là báo tết! Ở tạp chí Văn nghệ Quân đội nơi tôi công tác những năm ấy, có lệ mỗi lần Tết đến, mọi phóng viên trong toà soạn phải góp một bài để số báo có chất lượng. Thơ thẩn còn không ngại, chứ đến truyện ngắn và các mục râu ria như giai thoại, thơ vui, câu đố, cùng nhiều thể tài gọi là tạp nhạp khác, thì quả thật viết đã khó, mà chạy ra bài lấp đầy các số báo cũng không dễ. Hình như hồi ấy, chúng tôi thường bận tâm vì những suy nghĩ nghiêm trang, nên tay nghề xoàng xĩnh và không biết làm hàng như về sau này! Bởi vậy vừa dọn dẹp bài vở cho số tết, vừa nhăn nhó và cứ nghĩ đến việc phải vẽ vời ra cho được dăm ba bài chọc cười mọi người, đã thấy lúng túng, bụng bảo dạ mình thì làm cho ai cười được, vì có ai làm cho mình cười được đâu! Những lúc ấy, nhà văn Nguyễn Minh Châu thường nhìn cánh trực biên tập (tức là đang lo dựng các số báo) một cách thương hại, và tủm tỉm:
- Trông kia kìa, chắc cụ Thanh Tịnh đã viết được vài bài rồi, giờ lại đang viết tiếp đấy. Tết năm ngoái, đọc sơ sơ các báo, mình đếm chắc chưa đầy đủ, mà đã có đến chục bài ký tên Thanh Tịnh... Ở nhà này, về khoản làm báo, cánh cầm bút lớp sau cứ gọi là xách dép cho cụ Tịnh cũng không đáng!
Cố nhiên là Nguyễn Minh Châu không nói oan cho Thanh Tịnh chút nào. Đóng góp của ông cho các số báo tết làm cho chúng tôi ngạc nhiên, vì như bắt gặp một Thanh Tịnh khác so với con người chúng tôi vẫn gặp. Có cảm thưởng như sau một năm dông dài, ông chợt nhớ ra phải làm việc nào đó để bù lại tháng ngày đã mất. Và mỗi lần thấy ông vừa thở phì phì, vừa bước những bước nặng nề đi lại trong phòng để ngẫm nghĩ, rồi thỉnh thoảng lại quay vào bàn ghi ghi chép chép, rồi hào hứng cười thầm như tự thưởng cho những ý nghĩ hóm hỉnh của mình thì chúng tôi chỉ còn có cách bảo nhau rằng - hẳn ngày xưa, một ông đồ già lọ mọ lục lại đống bồ cũ, lấy ra mấy thỏi mực, mấy tờ giấy hồng điều, thử lại vài cây bút mốc meo bấy lâu xếp xó trước khi ra phố bò toài trên chiếu viết thuê các loại câu đối tết, chắc cũng có cái vẻ mải miết tương tự.
Từ những ngày làm báo Tết ấy, tôi thường vân vi nghĩ rộng ra cả cuộc đời Thanh Tịnh để hiểu về một cách tồn tại độc đáo trong văn học.
Cuộc sống nhân loại là một sự phân công tự nhiên, song bao giờ cũng có. Và ngay trong phạm vi hẹp là từng nghề thôi, thì cũng đã có sự phân công đôi khi rất ngẫu nhiên ấy. Có người đóng góp cho cuộc đời này những chủ lực như gạo thịt nuôi sống người ta. Lại có những người chỉ như trái ớt quả chanh, thêm thắt tô điểm bên mâm cơm, không có không chết ai nhưng sự thực là thiếu đi, cũng dễ làm cho đời sống mất hết ý vị.
Nói thế này không rõ vong linh Thanh Tịnh ở dưới suối vàng có giận không, chứ quả thật, sự tồn tại của Thanh Tịnh thời tiền chiến theo tôi hiểu là thuộc cái dạng một sự thêm thắt không thể thiếu ấy.
Đã có lúc ông làm nghề đạc điền. Đã có lúc ông dạy học. Nhưng hình như hồi tiền chiến cái nghề ông làm lâu nhất, lại là nghề hướng dẫn du lịch, một thứ công việc lang thang đây đó, góp chuyện với mọi người, làm cho mọi người vui bằng những câu chuyện nhỏ của mình. Và cái thú của nghề này chính là ở biên độ dao động rất rộng của nó. Tán hão cho vui cũng được. Mà dày công nghiên cứu để mang lại kiến thức cho mọi người thì tâm sức bỏ ra mấy cũng chưa đủ.
Đến như đóng góp của Thanh Tịnh trong văn học - một tập truyện ngắn một ít bài thơ, tất cả đều có cái giọng bùi ngùi, và càng bùi ngùi thêm vì loanh quanh toàn kể về những con người hiền lành song bất hạnh - sự đóng góp ấy cũng chỉ là một sự thêm thắt nếu người ta tính đến số lượng ít ỏi của nó. Có điều, nhờ sự thành thật, và cả cái vẻ dịu dàng nhỏ nhẻ, không giống một ai mà rồi những trang văn chương ấy sẽ tồn tại trong tâm trí nhiều thế hệ. Sau khi đã đọc bao nhiêu ý tưởng quyết liệt nhất của Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng, sau khi đã biết đến cái đậm đà duyên dáng của tiểu thuyết Khái Hưng, cũng như sau khi nghe tiếng nói thâm trầm và điềm đạm của Thạch Lam, người ta vẫn có những lý do riêng, để thỉnh thoảng tìm đến với văn Thanh Tịnh.
Đời xếp anh tôi với Thạch Lam
Ngồi chung một chiếu hội văn đàn
Chao ôi! Chiếu đã hai lần lạnh
Còn lại mình tôi vớí thế gian
Hồ Dzếnh đã viết như thế khi Thanh Tịnh qua đời. Đọc mấy câu thơ người ta cảm nghe được một cái gì giống như lời an ủi về tình thế “cùng một lứa bên trời lận đận” của các ông, những ngòi bút không thuộc dòng chủ lưu, nhưng lại làm cho không ai quên nổi.
Trong một hồi ký về quá trình đi theo kháng chiến, Thanh Tịnh kể: thực ra, hồi ấy (tức là cuối 1946) ông chỉ tính ra dự Đại hội văn hoá toàn quốc. Chẳng qua ngày họp kíp quá, mà tiếng súng kháng chiến ở Hà Nội diễn ra nhanh quá: vốn tính đận đà ông không quay về kịp, nên mới có một sự nhập cuộc như chúng ta đã thấy, tức là mặc dù quê ở Huế, song Thanh Tịnh lại theo đoàn người khổng lồ của Hà Nội lên Việt Bắc, rồi có mặt trong các hoạt động kháng chiến tám năm liên tục.
Nhưng sự nhập cuộc này - một sự nhập cuộc đàng hoàng, bởi chính thức mà nói, ông là một chiến sĩ quân đội - vẫn có cái vẻ riêng rất Thanh Tịnh của nó. Thời gian đầu hoạt động văn nghệ trong các lực lượng vũ trang còn đang lẻ tẻ tự phát và lẫn vào các hoạt động khác. Ví dụ, nhân có một đoàn tuyên truyền chính sách, hay một đoàn kiểm tra đi các địa phương các đơn vị, ở trên mới ghép thêm vào một vài chiến sĩ văn nghệ, để gây không khí. Nhưng ai ngại không biết, chứ Thanh Tịnh không ngại. Ông thích ứng ngay được với lối hoạt động nhỏ lẻ ấy. Tới đâu ông cũng nhanh chóng thâm nhập để biến thành người trong cuộc, rồi xem có gì đáng biểu dương thì làm thơ biểu dương, hoặc có gì đáng phê phán thì viết bài phê phán. Thứ thơ dễ hiểu với mọi người ấy lại được mang “sân khấu hoá” tức không bắt người ta phải đọc thầm, mà là chuyển thành cảnh diễn, nên thông thường là được quần chúng tán thưởng. Bắt đầu ra đời một thể tài gắn với cái tên Thanh Tịnh hồi kháng chiến chống Pháp: thể độc tấu. Và cứ thế, cứ với độc tấu, Thanh Tịnh như một người du ca, có mặt ở nhiều địa điểm của căn cứ địa Việt Bắc. Qua năm 1951, trong khuôn khổ của việc sắp xếp lại tổ chức nói chung, Thanh Tịnh nghe một cán bộ chính trị khuyên “Nên về lại quê hương”, thế là ông đi bộ trở vào vùng trong. Nhưng đến Nghệ An, biết vùng tự do Bình Trị Thiên chật hẹp, không có đất hoạt động, ông liền ở lại với Chi hội văn nghệ Khu Bốn. Bên cạnh Hải Triều, Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Chế Lan Viên... ông có làm thơ viết báo, nhưng chủ yếu là phụ trách văn công. Và đây một đợt công tác độc đáo: ấy là khi hoà bình mới lập lại 1954, ông được giao phụ trách một đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về hướng Bùi Chu Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát dân gian để động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ di cư của kẻ địch mà hãy ở lại với quê hương.
Không biết ai đã có sáng kiến đặt Thanh Tịnh vào việc ấy?
Song quả thực, đấy là một trong những lần tài năng của Thanh Tịnh được sử dụng một cách đắc địa.
Thanh Tịnh là thế, là cuốn theo chiều gió, là ngọn cỏ gió đùa, là nương theo sự xô đẩy của hoàn cảnh mà tìm lấy tính chủ động, ở đâu thì cũng giữ lấy vai nghệ sĩ của mình, và hình như càng gặp những điều kiện sống khó khăn, không ổn định ông càng trở nên sinh động tự nhiên và nổi bật lên với khả năng thích ứng. Ngược lại sẽ hiện ra sẽ sống khó khăn thậm chí ông yếu đuối, lạc lõng lúng túng trong những hoàn cảnh ổn định, mọi thứ sắp xếp đâu vào đấy.
Sở dĩ tôi nói vậy, vì nghĩ đến hơn ba chục năm cuối đời của Thanh Tịnh bắt đầu kể từ 1954 khi ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân đội, rồi từ đó, về hưu.
Bề ngoài mà xét, thì sau hơn chục năm kháng chiến, làm người lính từ địa phương đến chủ lực, khi ở Việt Bắc, khi vào Khu Bốn, nay ông mới có một đơn vị công tác chuyên sâu, một nơi ở ổn định. Hơn thế nữa, từ nay, ông được làm cái nghề mà ông yêu thích, và đã tự nguyện theo đuổi, là viết văn viết báo, hỏi còn gì lý tưởng hơn nữa?
Song sự thực mọi chuyện không suôn sẻ như thế.
Những người quen biết, khi viết về tuổi già Thanh Tịnh, thường tả căn phòng của ông trong ngôi nhà số 4, ở đó rất nhiều đồ vật lịch sử “cái đĩa thời Lê, viên gạch thời Lý”, ngoài ra là ngổn ngang những vật kỷ niệm “một mảnh máy bay B.52, viên đạn ở chiến trường Quảng Trị, một con vịt nhựa sứt mẻ nhặt được sau một trận bom...” Và có người còn bảo là trong hoàn cảnh bấy giờ, Thanh Tịnh đã khéo tổ chức một cuộc sống riêng rất hợp lý. Có điều đấy là một cách an ủi cho người đau khổ đỡ tủi. Nên biết là ngay từ sau 1954, Văn nghệ Quân đội là một cơ quan rất được ưu đãi, anh em cán bộ chiến sĩ tuy đang tại ngũ, nhưng không phải lúc nào cũng bắt buộc mặc quân phục, và giờ giấc cũng không chặt chẽ như các đơn vị hành chính khác. Chỉ riêng một việc cơ quan đặt ở ngoài thành lại không có trạm gác đi về thoải mái, đã là một ân sủng quá sức chờ đợi! Là những người lính, nhưng hầu hết cán bộ trong cơ quan có gia đình ở Hà Nội, và sau một ít giờ sinh hoạt chung, ai về nhà nấy, thậm chí viết lách cũng có thể ngồi nhà, chỗ ngồi viết được cơ quan bố trí có để mốc ra đấy, cũng chẳng ai có ý kiến. Chính trong không khí đầm ấm đó mà sự cô độc của Thanh Tịnh càng nổi lên rõ rệt: Hãy thử tuởng tượng, vào những buổi tối, cả ngôi nhà hai tầng thâm nghiêm sang trọng đó vắng lặng chỉ có Thanh Tịnh, với một hai đồng chí chiến sĩ khác làm công tác phục vụ ở lại. Sau những bữa cơm chiều tẻ nhạt, có đi đâu một lát thì cuối cùng ông cũng phải trở về với dãy phố chỉ có hàng sấu lá reo, với cái cầu thang mênh mông mà bóng ông không bao giờ lấp kín. Trong khi đó, không cần tưởng tượng phong phú gì lắm, cũng có thể hình dung ra cảnh các đồng nghiệp của mình đang vợ con ríu rít như thế nào - tất cả những chuyện này, đối với Thanh Tịnh lặp đi lặp lại hàng ngày, và một tâm hồn nhạy cảm như ông làm sao không cảm thấy xót xa cho được? Chẳng ai có lỗi trong nỗi bất hạnh này của Thanh Tịnh cả - chẳng qua đất nước chia cắt, ông lập gia đình sớm, mà giờ vợ con lại ở tận trong kia, trong khi bọn chúng tôi trẻ hơn, bấy giờ mới bén mùi hạnh phúc riêng tư, nên tự nhiên là có cuộc sống khác hẳn ông như vậy. Tuy nhiên sáng sáng, nỗi hào hứng của bọn tôi khi được bắt tay vào một ngày mới, đến với cơ quan với bao náo nức, quả thực là có xẹp đi ít nhiều, khi chợt thấy người đồng nghiệp đồng đội già của mình lầm lũi xách một xô nước, từ bể chứa dưới nhà lên gác hai. Chính chúng tôi cũng muốn lẩn tránh ông, chứ không phải riêng ông muốn tránh chúng tôi. Lấy đâu ra lời lẽ, để ngày nào cũng an ủi nhau, và an ủi làm sao nổi - chúng tôi tự nhủ. Chỉ hoạ hoằn lắm, có đợt cả loạt anh em cơ quan cùng đi công tác, những lần ấy, mọi người như đều bình đẳng với nhau trong sự xa nhà của mình, và những buổi tối, ở nhà khách tỉnh ủy Hà Giang, hay cơ quan Hội văn nghệ Tuyên Quang gì đó, chúng tôi cùng quây quần nghe chuyện Thanh Tịnh - chỉ lúc bấy giờ, cái con người lớn tuổi nhất cơ quan mới có sự hào hứng, sự thích thảng mà ở Hà Nội, ông không bao giờ có.
Về lý thuyết mà xét, thì sự cô đơn có thể là điều kiện làm việc lý tưởng cho những ai có niềm say mê lớn. Nhưng khốn nỗi, quả thật đấy là chuyện lý thuyết, còn trong thực tế những người cầm bút ở ta hiện nay, một sự cân bằng trong tình cảm, lại là một bảo đảm tự nhiên cho sáng tác và nghĩ tới một người xa gia đình như Thanh Tịnh ai cũng hiểu ngay là “nhiều khi rỗi rãi mà không biết làm gì”. Chẳng những thế, lại phải biết thêm là sinh hoạt văn học từ sau 1954, nhất là từ 1958-60 trở đi, rồi trong chiến tranh, có một vẻ tấp nập riêng chỉ nó mới có. Các nhà văn Nguyễn Khải, Hữu Mai, Hồ Phương, Hải Hồ, Nguyễn Trọng Oánh, lúc ấy mới trên 30, đi khoẻ, viết khoẻ, tháng trước vừa theo đơn vị này đi tiễu phỉ ở Hà Giang, về viết một hai tuần nộp bài cho cơ quan xong, tháng sau lại có thể theo một đơn vị khác làm kinh tế, và trở về, lại có bài ngay để nộp, cả toà soạn như một đàn ong cần cù, hàng ngày hàng giờ toả đi khắp nơi để viết, viết ngay về cái thực tế sôi động của miền Bắc lúc ấy. Còn Thanh Tịnh của chúng tôi thì sao? Ngoảnh đi ngoảnh lại tuổi 50 đã đến với ông từ lúc nào. Ông không thể xông xáo như mọi người, mà có lao đi khắp nơi, trở về, ông cũng không thể viết nhanh viết khoẻ như họ. Hơn thế nữa ở đây, không khỏi còn những phân cách trong thói quen, trong quan niệm. Một bên là lớp nhà văn mới trưởng thành từ kháng chiến, lòng đầy tự tin, và cái háo hức chủ yếu, là háo hức làm nên một nền văn học trước đây chưa từng có; còn bên kia là Thanh Tịnh dẫu sao cũng là còn hơi hướng tiền chiến, nghĩa là thuộc về một quá khứ người ta đang muốn chôn vùi. Và thứ văn chương như Quê mẹ, dẫu sao cũng là thứ văn hiu hắt buồn tẻ của một thời đã xa lắm rồi, một người đã viết nên thứ văn như thế, làm sao có thể bắt ngay vào cái nhịp sống mới. Tuy không ai nói ra, nhưng hồi ấy, hầu như tất cả nghĩ thế. Mỗi lần bàn về Thanh Tịnh, thường mọi người thầm bảo nhau: Thôi thì cứ để “cụ” tuỳ nghi viết gì thì viết, còn phần công việc chủ yếu, sẽ phải là do lớp trẻ gánh vác.
Nhưng khi đã nghĩ như thế, tức là mọi người không còn coi Thanh Tịnh như một chiến sĩ bình đẳng với mình. Tức ông đã sớm trở thành một thứ cựu chiến binh ngay trong thời gian tại ngũ. Có cái rỗi rãi của người được chiều, có cái tuỳ nghi của người không bị ràng buộc. Nhưng chính vì thế, lại dễ trở nên lạc lõng. Tiếng thở dài hàng ngày của ông - ông tập thở theo lối dưỡng sinh - vẫn cất lên đều đều khi bước chân nặng nề đưa ông từ gác xuống nhà, từ nhà lên gác, song đáp lại tiếng ngân vang của nó, chỉ có một sự im lặng buồn tẻ. Kể ra, sự xa cách trong lối sống đã được giữ gìn kín đáo để khỏi trở thành lộ liễu. Là những cây bút đầy tài năng và hiểu biết, những Hữu Mai, Hồ Phương, Nguyễn Khải, Từ Bích Hoàng, Vũ Cao... đối với Thanh Tịnh vẫn có cái tình riêng. “Ông viết văn từ khi ta còn học tiểu học”, “Và bây giờ trong lúc ta vợ con đầm ấm, thì ông cô độc cô quả, xa nhà xa vợ con” - hầu như bất cứ ai cũng có lần tự nhủ vậy, để đối với Thanh Tịnh thật gượng nhẹ. Riêng Nguyễn Minh Châu lại có cái gì hơn thế. Hình như với cái cốt cách riêng của mình, Nguyễn Minh Châu cứ có sự bùi ngùi thương cảm riêng với các bậc đàn anh tiền chiến và thường xuyên dậy lên trong ông một tình cảm giống như sự biết ơn chân thành. Một lần nào đó, viết xong một truyện ngắn, bên cạnh nhan đề Những lá thư vui, Nguyễn Minh Châu trang trọng chua thêm mấy dòng “Kính tặng bác Thanh Tịnh” (như ngày xưa, Thanh Tịnh đã viết Con so về nhà mẹ để “Kính tặng hương hồn anh Thạch Lam”). Lại một lần khác, sau nhiều dịp trò chuyện với Thanh Tịnh, Nguyễn Minh Châu đóng vai nhà báo, viết hẳn một bài phỏng vấn giúp cho Thanh Tịnh giãi bày đủ điều với mọi người.
Nhưng cuộc đời không phải chỉ có những cái đó.
Cuộc đời trước tiên là một nhịp sống bình thường. Hàng ngày cơ quan chúng tôi túm tụm, người đi thực tế về, người mới đọc được quyển sách hay, người có cái tin sốt dẻo, cứ gặp nhau là dính với nhau, tiếng cười vang lên trong các gian phòng đóng kín, khiến người qua lại phải giật mình.
Trong những hội vui đó, không có Thanh Tịnh.
Tôi nghĩ rằng một người nhạy cảm như tác giả Quê mẹ rất biết tình thế của mình. Ông không chống chọi nổi với thời gian, song ông hiểu. Bằng cái từng trải của một chiến sĩ quân đội lâu năm, không phải ông không thấy mọi người có lý. Thành thử, ông cũng không buồn vất vả xoay xoả viết lấy được - một việc có lẽ ông cho là vô ích - mà cùng với những bế tắc trong hoàn cảnh riêng, ông sống như sống cho xong, buông thả, vui chơi qua ngày, đến đâu thì đến.
Những ấn tượng trên đến với tôi ngay từ những ngày mới đặt chân về công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân đội, tức khoảng 1968. Ở vào cái tuổi chưa đầy sáu mươi mà Thanh Tịnh những năm đó trông đã già lắm, già hơn tuổi rất nhiều. Hồi ấy, một tờ báo ra hàng tháng như chúng tôi chưa có ô tô riêng, bởi vậy, trừ những trường hợp đi các tỉnh xa, xin được xe Tổng cục, còn đi đâu loanh quanh Hà Nội, thì các thủ trưởng như Vũ Cao, Từ Bích Hoàng, hoặc các nhân vật trụ cột trong cơ quan cỡ như Hữu Mai, Nguyễn Khải, Hồ Phương cũng cứ xe đạp cá nhân mà đạp. Thanh Tịnh - người cao tuổi nhất cơ quan - cũng không ra khỏi thông lệ đó. Với một xe đạp cũ, ông tự mình có mặt ở khắp nơi, buổi họp này, dịp vui kia, và mặc dù đi bên cạnh mọi người, song cái dáng cao lớn trên cái xe loại vành 680 lại cứ làm cho ông tách hẳn ra. Nhưng muốn biết Thanh Tịnh đơn độc thế nào, phải nhìn những lúc ông đi bộ. Trên đường Phan Đình Phùng, dưới những hàng sấu, cũng già cả mệt mỏi, ông bước đi như không thể dừng lại nên phải bước, khuôn mặt đăm chiêu, dáng điệu đờ đẫn. Không trù tính định liệu, không ham muốn, ông nhìn thẳng về phía trước mà hoá ra chẳng nhìn gì cả. Đến cả bước chân của ông cũng không ai nghe tiếng nữa. Chỉ có tiếng thở dài của ông là có thật.
Trong các hồi ký, nhiều người đã nói về khả năng hài hước của Thanh Tịnh. Tất cả đều nói đúng, và chỉ quên một điều: đấy là cái hài hước của một người đã quá buồn! Con người vốn được nuông chiều, mà nay phải sống xa gia đình. Con người vốn ham chơi, mà nay phải sống trong không khí khổ hạnh. Trước khi chọc ghẹo thiên hạ, ông cần làm cho mình vui cái đã. Ông cười, cũng y như ông làm báo tết ở trên tôi nói, tất cả là để tạo nên một chút vang động giữa cái vắng lặng mà ông đã triền miên phải chịu. Nhìn ông vọc vạch những bài báo tết - mấy đoạn ca dao nôm na dễ hiểu, mấy mẩu đố vui, cũng như nhìn ông phát biểu giữa đám đông -, đôi khi tôi nhớ tới một hình ảnh mà những ai ở Hà Nội từ 1960 về trước đều biết. Đó là những ông già ngồi nặn những Tôn Ngộ Không, Quan Công, Trương Phi, bằng các loại bột xanh đỏ cắm trên một chiếc tăm tre, bán cho bọn trẻ nhỏ.
Những ông già ấy làm vui cho mọi người, cốt để khuây khỏa nỗi buồn trước sự xô đẩy của thời gian, và Thanh Tịnh của chúng tôi cũng thế. Tôi nhớ những ngày mùa rét, Thanh Tịnh hay bận ra ngoài một cái áo dạ màu cổ vịt, một màu rất chua, và chói hẳn lên giữa đám người nâu sồng hoặc toàn quần áo màu xám chung quanh. Đấy cũng là một cách để tỏ rõ cái khác biệt với chung quanh chăng? Cũng có thể Thanh Tịnh không cố ý, nhưng cái cách của ông cứ xui người chung quanh nghĩ thế. Vả chăng, cái con người thật của chính mình, thì mỗi người làm sao giấu được! Một cảm tưởng chung chúng tôi vẫn hay trao đổi với nhau: Ngoài mùi cao Sao vàng hắc hắc - cái mùi phổ biến của những người già - riêng ở Thanh Tịnh tuổi sáu mươi hồi ấy lại còn thường hay bốc lên mùi nước hoa. Chắc chắn đó là thứ nước hoa thật rẻ, anh em nhà văn đi nước ngoài (chủ yếu hồi ấy là đi Liên Xô) gửi tặng. Thứ xa xỉ phẩm này, cũng như màu áo cổ vịt, khiến cho Thanh Tịnh nổi bật lên giữa những người khác. Trước mặt Thanh Tịnh nhiều người khen lấy lòng: “Anh Tịnh vẫn galant quá”, nhưng sau lưng, tôi biết người ta vẫn thầm thì với nhau: cụ phải làm thế vì già rồi, lại dân nghiện cũ, lâu không tắm, không đổ nước hoa lên quần áo thì còn dám đi đâu nữa!
Phần lớn các thiên truyện Thanh Tịnh viết trong Quê mẹ là những truyện buồn. Cô Duyên trong Bên con đường sắt chịu sự đàm tiếu của mọi người mà đâu có hạnh phúc. Cô Sương trong Tình thư không nuôi nổi mối tình thuần hậu qua những bức thư. Cô Hoa trong Con so về nhà mẹ thường xuyên sống trong cái tâm trạng chán nản rồi ao ước hão. Ở nơi này thì bảo rằng ở nơi kia khá hơn. Cho đến cô Thảo trong Quê mẹ cũng phải nhắm mắt nhắm mũi mà sống, luôn luôn ra vẻ rằng mọi người trong gia đình mình quý mến nhau lắm. Nhưng có lẽ thiên truyện gần với con người Thanh Tịnh về sau, mà cũng là đậm chất Huế của quê hương ông là truyện Con ông Hoàng. Trước cảnh gia đình túng đói, ông Hậu, con ông Hoàng vẫn phải cố giữ lấy chút tiếng hão. Tương tự như ông Hậu con ông Hoàng, Thanh Tịnh của chúng tôi cũng không bao giờ có thể sống hết cái con người buồn rầu đau đớn của mình. Ông phải giữ tiếng cho mình và cho mọi nguời, vì cái tiếng của ông đã quá lớn. Chung quanh và chính ông đã ép ông thành một thứ phượng hoàng nhồi rơm nhồi trấu rồi treo trên tường, ông phải giữ lấy cái vai đã có.
Lại nhớ cái phòng bảo tàng những thứ cổ vật mà Thanh Tịnh xây dựng cho mình, trên cái phòng số 14 gác 2 nhà số 4 Lý Nam Đế những năm ấy. Nghèo thế, Thanh Tịnh của chúng tôi lấy đâu ra tiền để mua cổ vật? Mà cũng buồn thế, cô độc thế, một người ít nghị lực như Thanh Tịnh lấy đâu sức lực để mang lại cho bộ sưu tầm của mình một vẻ hoàn thiện dù là chỉ trên phương diện công phu thuần túy? Chẳng qua buồn tình quá, ông nhặt nhạnh một ít đồ cũ, xếp cho ra bộ, trong lúc không ai biết chơi thì cách chơi của ông đã là độc đáo, thế thôi. Song giá kể chỉ dừng lại ở chỗ ấy, thì Thanh Tịnh lại đi hơi quá: Từ lúc nào không biết, một cách tự nhiên, ông hay kể lể về cái bộ sưu tầm của mình. Toàn đám tinh ma, cố nhiên là chúng tôi có biết cái sự tô vẽ của Thanh Tịnh. Nhưng sự lịch sự tối thiểu không cho phép ai nói chuyện đó ra trước mặt ông làm gì. Rút cuộc là một cuộc chung sống hoà bình, Thanh Tịnh cứ nhặt nhạnh và mang ra khoe, nghĩ chẳng ai tin thì cũng buồn quá, nên tự nhủ rằng biết đâu sự bày biện rất thành thực của mình vẫn có tác dụng. Còn chúng tôi thì lúc nghe ông nói, phải giữ bộ mặt nghiêm trang cho khỏi bật cười, và lâu dần, việc đó cũng chẳng khó khăn gì với chúng tôi, vì ra ngoài, chúng tôi lại giễu ông ngay lập tức.
Trò chơi hơi buồn!
Nhưng nó là trò chơi duy nhất một ông già tạo ra được cho mình, và cũng là trò chơi độc đáo, dù không được đẩy đến cùng. Nó không làm hại làm phiền ai cả. Nó có thể được chấp nhận, ngay cả lúc người ta quá bận rộn.
Không rõ bây giờ có ai đang làm việc cho những tập hồi ký viết về những năm chống Mỹ. Nhưng dăm bảy năm trở lại đây, có dịp sống với cái tốc độ chóng mặt và những chương trình quảng cáo gây ấn tượng đậm của kinh tế thị trường, lớp người cả một thời trai trẻ sống trong chiến tranh và bom đạn như bọn tôi càng hay nhớ về những năm ấy. Hà Nội trong chống Mỹ là một cái gì lạ lắm, không phải là một thủ đô hoà bình - tất nhiên rồi, nhưng một thủ đô của chiến tranh cũng không hẳn. Tuy mấy năm 1966-67, thỉnh thoảng cũng có bom Mỹ bắn phá, nhưng với cái tính gan lì của người Hà Nội thì không thấm thía gì hết. Rồi từ cuối 1968, mọi chuyện đâu đóng đấy, chúng tôi nhởn nhơ sống, trẻ con vẫn đi học, người lớn vẫn “tất cả cho sản xuất”, mà vẫn vui vầy sống đủ mọi hệ luỵ của kiếp người. Ngoài kia là mặt trận, mọi người đều có con em mình ở ngoài ấy, và có thể mai kia đây, đến lượt mình đi, có sao! Nhưng hôm nay, hãy cứ vui vẻ với cái hạnh phúc trần thế mà mình đang có. Tôi đạp xe với bạn dong nhan các phố. Anh nhâm nhi vại bia bên mấy củ lạc. Anh kia nữa thành kính ngồi nghe một bài hát dân ca theo chương trình ca nhạc theo yêu cầu thính giả sáng chủ nhật của Đài tiếng nói Việt Nam. Vào những ngày tết, bên cạnh bánh chưng xanh và những hộp mứt ọp ẹp cung cấp theo ô phiếu, thì lại vẫn còn những cành hoa đào Nhật Tân bán trên Hàng Lược, nó là một thứ xa xỉ được chiến tranh cho phép, bởi nó là dấu hiệu về một đời sống bình thường, mà mọi người thấy cần tỏ ra cho kẻ thù biết. Có lẽ đời sống văn nghệ của chúng tôi mà được phát triển, thì lý do cũng tương tự thế chăng, chỉ biết trông vào những số báo tết, cũng có chút tươi tỉnh lên thật. Trên trang thơ, Xuân Diệu cho đăng những bài thơ tình tha thiết và đôi khi hơi buồn nữa, mà có thể là ông làm đã từ lâu, nhưng chỉ vào các dịp Tết mới tìm thấy lý do công bố. Tế Hanh đứng tên sau các bài thơ viết về con. Còn nhà hùng biện Chế Lan Viên thì trưng ra một nét mặt mới: thay cho các bài thơ chính trị, là thơ về hoa, về quả, hoặc thơ về... thơ. Chính trên cái nền rộng rãi ấy mà Thanh Tịnh trong những dịp Tết trở lại với cái nghề cũ của mình là nghề làm báo, và đặt bên cạnh bọn ngọng nghịu chúng tôi, thì đấy vẫn là một tay nghề có hạng. Hoàn cảnh những năm chiến tranh đã tập cho chúng tôi một thói quen là không sưu tầm gìn giữ gì hết, gia đình tôi cũng chật hẹp như mọi nhà, nên chả làm sao giữ được những số Văn nghệ Quân đội mà tôi đã góp phần làm trong hơn chục năm từ 1968 đến 1979 (và suốt thời gian ấy, mỗi tháng, tôi được phát hai số), nhưng mỗi lần có dịp thấy lại những số báo ấy, nhất là những số Tết dày dặn hơn một chút, màu sắc loè loẹt hơn một chút, thì tôi lại nhớ ngay đến Thanh Tịnh. Chút quà mọn là những số báo của chúng tôi, hình như là quá bé bỏng so với cái vóc vạc cao lớn của ông, nhưng ông đã đổ vào đấy tất cả tâm sức, và bên tai tôi lại vẳng lên tiếng nắc nỏm của Nguyễn Minh Châu:
- Trông kìa, cụ Tịnh chắc đã viết được hơn chục bài rồi... Ở nhà này, về khoản làm báo, cánh cầm bút lớp sau cứ gọi là xách dép cho cụ Tịnh cũng không đáng!
Đời làm báo những năm chống Mỹ, dù không tất bật và lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một cuộc cạnh tranh sôi động như thời kinh tế thị trường hiện nay, song so với nhiều nghề khác trong guồng máy làm các ấn phẩm có liên quan đến chữ nghĩa, thì cũng đã là bận rộn hơn hẳn. Lo làm dâu thiên hạ mà! Tháng nào tuần nào cũng phải tự trình diện trước dư luận và cấp trên tất cả phong độ của một kẻ đứng đắn và thành thạo trong làm nghề, kể cũng đã mệt lắm chứ. Nữa đây lại là báo tết! Ở tạp chí Văn nghệ Quân đội nơi tôi công tác những năm ấy, có lệ mỗi lần Tết đến, mọi phóng viên trong toà soạn phải góp một bài để số báo có chất lượng. Thơ thẩn còn không ngại, chứ đến truyện ngắn và các mục râu ria như giai thoại, thơ vui, câu đố, cùng nhiều thể tài gọi là tạp nhạp khác, thì quả thật viết đã khó, mà chạy ra bài lấp đầy các số báo cũng không dễ. Hình như hồi ấy, chúng tôi thường bận tâm vì những suy nghĩ nghiêm trang, nên tay nghề xoàng xĩnh và không biết làm hàng như về sau này! Bởi vậy vừa dọn dẹp bài vở cho số tết, vừa nhăn nhó và cứ nghĩ đến việc phải vẽ vời ra cho được dăm ba bài chọc cười mọi người, đã thấy lúng túng, bụng bảo dạ mình thì làm cho ai cười được, vì có ai làm cho mình cười được đâu! Những lúc ấy, nhà văn Nguyễn Minh Châu thường nhìn cánh trực biên tập (tức là đang lo dựng các số báo) một cách thương hại, và tủm tỉm:
- Trông kia kìa, chắc cụ Thanh Tịnh đã viết được vài bài rồi, giờ lại đang viết tiếp đấy. Tết năm ngoái, đọc sơ sơ các báo, mình đếm chắc chưa đầy đủ, mà đã có đến chục bài ký tên Thanh Tịnh... Ở nhà này, về khoản làm báo, cánh cầm bút lớp sau cứ gọi là xách dép cho cụ Tịnh cũng không đáng!
Cố nhiên là Nguyễn Minh Châu không nói oan cho Thanh Tịnh chút nào. Đóng góp của ông cho các số báo tết làm cho chúng tôi ngạc nhiên, vì như bắt gặp một Thanh Tịnh khác so với con người chúng tôi vẫn gặp. Có cảm thưởng như sau một năm dông dài, ông chợt nhớ ra phải làm việc nào đó để bù lại tháng ngày đã mất. Và mỗi lần thấy ông vừa thở phì phì, vừa bước những bước nặng nề đi lại trong phòng để ngẫm nghĩ, rồi thỉnh thoảng lại quay vào bàn ghi ghi chép chép, rồi hào hứng cười thầm như tự thưởng cho những ý nghĩ hóm hỉnh của mình thì chúng tôi chỉ còn có cách bảo nhau rằng - hẳn ngày xưa, một ông đồ già lọ mọ lục lại đống bồ cũ, lấy ra mấy thỏi mực, mấy tờ giấy hồng điều, thử lại vài cây bút mốc meo bấy lâu xếp xó trước khi ra phố bò toài trên chiếu viết thuê các loại câu đối tết, chắc cũng có cái vẻ mải miết tương tự.
Từ những ngày làm báo Tết ấy, tôi thường vân vi nghĩ rộng ra cả cuộc đời Thanh Tịnh để hiểu về một cách tồn tại độc đáo trong văn học.
Cuộc sống nhân loại là một sự phân công tự nhiên, song bao giờ cũng có. Và ngay trong phạm vi hẹp là từng nghề thôi, thì cũng đã có sự phân công đôi khi rất ngẫu nhiên ấy. Có người đóng góp cho cuộc đời này những chủ lực như gạo thịt nuôi sống người ta. Lại có những người chỉ như trái ớt quả chanh, thêm thắt tô điểm bên mâm cơm, không có không chết ai nhưng sự thực là thiếu đi, cũng dễ làm cho đời sống mất hết ý vị.
Nói thế này không rõ vong linh Thanh Tịnh ở dưới suối vàng có giận không, chứ quả thật, sự tồn tại của Thanh Tịnh thời tiền chiến theo tôi hiểu là thuộc cái dạng một sự thêm thắt không thể thiếu ấy.
Đã có lúc ông làm nghề đạc điền. Đã có lúc ông dạy học. Nhưng hình như hồi tiền chiến cái nghề ông làm lâu nhất, lại là nghề hướng dẫn du lịch, một thứ công việc lang thang đây đó, góp chuyện với mọi người, làm cho mọi người vui bằng những câu chuyện nhỏ của mình. Và cái thú của nghề này chính là ở biên độ dao động rất rộng của nó. Tán hão cho vui cũng được. Mà dày công nghiên cứu để mang lại kiến thức cho mọi người thì tâm sức bỏ ra mấy cũng chưa đủ.
Đến như đóng góp của Thanh Tịnh trong văn học - một tập truyện ngắn một ít bài thơ, tất cả đều có cái giọng bùi ngùi, và càng bùi ngùi thêm vì loanh quanh toàn kể về những con người hiền lành song bất hạnh - sự đóng góp ấy cũng chỉ là một sự thêm thắt nếu người ta tính đến số lượng ít ỏi của nó. Có điều, nhờ sự thành thật, và cả cái vẻ dịu dàng nhỏ nhẻ, không giống một ai mà rồi những trang văn chương ấy sẽ tồn tại trong tâm trí nhiều thế hệ. Sau khi đã đọc bao nhiêu ý tưởng quyết liệt nhất của Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng, sau khi đã biết đến cái đậm đà duyên dáng của tiểu thuyết Khái Hưng, cũng như sau khi nghe tiếng nói thâm trầm và điềm đạm của Thạch Lam, người ta vẫn có những lý do riêng, để thỉnh thoảng tìm đến với văn Thanh Tịnh.
Đời xếp anh tôi với Thạch Lam
Ngồi chung một chiếu hội văn đàn
Chao ôi! Chiếu đã hai lần lạnh
Còn lại mình tôi vớí thế gian
Hồ Dzếnh đã viết như thế khi Thanh Tịnh qua đời. Đọc mấy câu thơ người ta cảm nghe được một cái gì giống như lời an ủi về tình thế “cùng một lứa bên trời lận đận” của các ông, những ngòi bút không thuộc dòng chủ lưu, nhưng lại làm cho không ai quên nổi.
Trong một hồi ký về quá trình đi theo kháng chiến, Thanh Tịnh kể: thực ra, hồi ấy (tức là cuối 1946) ông chỉ tính ra dự Đại hội văn hoá toàn quốc. Chẳng qua ngày họp kíp quá, mà tiếng súng kháng chiến ở Hà Nội diễn ra nhanh quá: vốn tính đận đà ông không quay về kịp, nên mới có một sự nhập cuộc như chúng ta đã thấy, tức là mặc dù quê ở Huế, song Thanh Tịnh lại theo đoàn người khổng lồ của Hà Nội lên Việt Bắc, rồi có mặt trong các hoạt động kháng chiến tám năm liên tục.
Nhưng sự nhập cuộc này - một sự nhập cuộc đàng hoàng, bởi chính thức mà nói, ông là một chiến sĩ quân đội - vẫn có cái vẻ riêng rất Thanh Tịnh của nó. Thời gian đầu hoạt động văn nghệ trong các lực lượng vũ trang còn đang lẻ tẻ tự phát và lẫn vào các hoạt động khác. Ví dụ, nhân có một đoàn tuyên truyền chính sách, hay một đoàn kiểm tra đi các địa phương các đơn vị, ở trên mới ghép thêm vào một vài chiến sĩ văn nghệ, để gây không khí. Nhưng ai ngại không biết, chứ Thanh Tịnh không ngại. Ông thích ứng ngay được với lối hoạt động nhỏ lẻ ấy. Tới đâu ông cũng nhanh chóng thâm nhập để biến thành người trong cuộc, rồi xem có gì đáng biểu dương thì làm thơ biểu dương, hoặc có gì đáng phê phán thì viết bài phê phán. Thứ thơ dễ hiểu với mọi người ấy lại được mang “sân khấu hoá” tức không bắt người ta phải đọc thầm, mà là chuyển thành cảnh diễn, nên thông thường là được quần chúng tán thưởng. Bắt đầu ra đời một thể tài gắn với cái tên Thanh Tịnh hồi kháng chiến chống Pháp: thể độc tấu. Và cứ thế, cứ với độc tấu, Thanh Tịnh như một người du ca, có mặt ở nhiều địa điểm của căn cứ địa Việt Bắc. Qua năm 1951, trong khuôn khổ của việc sắp xếp lại tổ chức nói chung, Thanh Tịnh nghe một cán bộ chính trị khuyên “Nên về lại quê hương”, thế là ông đi bộ trở vào vùng trong. Nhưng đến Nghệ An, biết vùng tự do Bình Trị Thiên chật hẹp, không có đất hoạt động, ông liền ở lại với Chi hội văn nghệ Khu Bốn. Bên cạnh Hải Triều, Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Chế Lan Viên... ông có làm thơ viết báo, nhưng chủ yếu là phụ trách văn công. Và đây một đợt công tác độc đáo: ấy là khi hoà bình mới lập lại 1954, ông được giao phụ trách một đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về hướng Bùi Chu Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát dân gian để động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ di cư của kẻ địch mà hãy ở lại với quê hương.
Không biết ai đã có sáng kiến đặt Thanh Tịnh vào việc ấy?
Song quả thực, đấy là một trong những lần tài năng của Thanh Tịnh được sử dụng một cách đắc địa.
Thanh Tịnh là thế, là cuốn theo chiều gió, là ngọn cỏ gió đùa, là nương theo sự xô đẩy của hoàn cảnh mà tìm lấy tính chủ động, ở đâu thì cũng giữ lấy vai nghệ sĩ của mình, và hình như càng gặp những điều kiện sống khó khăn, không ổn định ông càng trở nên sinh động tự nhiên và nổi bật lên với khả năng thích ứng. Ngược lại sẽ hiện ra sẽ sống khó khăn thậm chí ông yếu đuối, lạc lõng lúng túng trong những hoàn cảnh ổn định, mọi thứ sắp xếp đâu vào đấy.
Sở dĩ tôi nói vậy, vì nghĩ đến hơn ba chục năm cuối đời của Thanh Tịnh bắt đầu kể từ 1954 khi ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân đội, rồi từ đó, về hưu.
Bề ngoài mà xét, thì sau hơn chục năm kháng chiến, làm người lính từ địa phương đến chủ lực, khi ở Việt Bắc, khi vào Khu Bốn, nay ông mới có một đơn vị công tác chuyên sâu, một nơi ở ổn định. Hơn thế nữa, từ nay, ông được làm cái nghề mà ông yêu thích, và đã tự nguyện theo đuổi, là viết văn viết báo, hỏi còn gì lý tưởng hơn nữa?
Song sự thực mọi chuyện không suôn sẻ như thế.
Những người quen biết, khi viết về tuổi già Thanh Tịnh, thường tả căn phòng của ông trong ngôi nhà số 4, ở đó rất nhiều đồ vật lịch sử “cái đĩa thời Lê, viên gạch thời Lý”, ngoài ra là ngổn ngang những vật kỷ niệm “một mảnh máy bay B.52, viên đạn ở chiến trường Quảng Trị, một con vịt nhựa sứt mẻ nhặt được sau một trận bom...” Và có người còn bảo là trong hoàn cảnh bấy giờ, Thanh Tịnh đã khéo tổ chức một cuộc sống riêng rất hợp lý. Có điều đấy là một cách an ủi cho người đau khổ đỡ tủi. Nên biết là ngay từ sau 1954, Văn nghệ Quân đội là một cơ quan rất được ưu đãi, anh em cán bộ chiến sĩ tuy đang tại ngũ, nhưng không phải lúc nào cũng bắt buộc mặc quân phục, và giờ giấc cũng không chặt chẽ như các đơn vị hành chính khác. Chỉ riêng một việc cơ quan đặt ở ngoài thành lại không có trạm gác đi về thoải mái, đã là một ân sủng quá sức chờ đợi! Là những người lính, nhưng hầu hết cán bộ trong cơ quan có gia đình ở Hà Nội, và sau một ít giờ sinh hoạt chung, ai về nhà nấy, thậm chí viết lách cũng có thể ngồi nhà, chỗ ngồi viết được cơ quan bố trí có để mốc ra đấy, cũng chẳng ai có ý kiến. Chính trong không khí đầm ấm đó mà sự cô độc của Thanh Tịnh càng nổi lên rõ rệt: Hãy thử tuởng tượng, vào những buổi tối, cả ngôi nhà hai tầng thâm nghiêm sang trọng đó vắng lặng chỉ có Thanh Tịnh, với một hai đồng chí chiến sĩ khác làm công tác phục vụ ở lại. Sau những bữa cơm chiều tẻ nhạt, có đi đâu một lát thì cuối cùng ông cũng phải trở về với dãy phố chỉ có hàng sấu lá reo, với cái cầu thang mênh mông mà bóng ông không bao giờ lấp kín. Trong khi đó, không cần tưởng tượng phong phú gì lắm, cũng có thể hình dung ra cảnh các đồng nghiệp của mình đang vợ con ríu rít như thế nào - tất cả những chuyện này, đối với Thanh Tịnh lặp đi lặp lại hàng ngày, và một tâm hồn nhạy cảm như ông làm sao không cảm thấy xót xa cho được? Chẳng ai có lỗi trong nỗi bất hạnh này của Thanh Tịnh cả - chẳng qua đất nước chia cắt, ông lập gia đình sớm, mà giờ vợ con lại ở tận trong kia, trong khi bọn chúng tôi trẻ hơn, bấy giờ mới bén mùi hạnh phúc riêng tư, nên tự nhiên là có cuộc sống khác hẳn ông như vậy. Tuy nhiên sáng sáng, nỗi hào hứng của bọn tôi khi được bắt tay vào một ngày mới, đến với cơ quan với bao náo nức, quả thực là có xẹp đi ít nhiều, khi chợt thấy người đồng nghiệp đồng đội già của mình lầm lũi xách một xô nước, từ bể chứa dưới nhà lên gác hai. Chính chúng tôi cũng muốn lẩn tránh ông, chứ không phải riêng ông muốn tránh chúng tôi. Lấy đâu ra lời lẽ, để ngày nào cũng an ủi nhau, và an ủi làm sao nổi - chúng tôi tự nhủ. Chỉ hoạ hoằn lắm, có đợt cả loạt anh em cơ quan cùng đi công tác, những lần ấy, mọi người như đều bình đẳng với nhau trong sự xa nhà của mình, và những buổi tối, ở nhà khách tỉnh ủy Hà Giang, hay cơ quan Hội văn nghệ Tuyên Quang gì đó, chúng tôi cùng quây quần nghe chuyện Thanh Tịnh - chỉ lúc bấy giờ, cái con người lớn tuổi nhất cơ quan mới có sự hào hứng, sự thích thảng mà ở Hà Nội, ông không bao giờ có.
Về lý thuyết mà xét, thì sự cô đơn có thể là điều kiện làm việc lý tưởng cho những ai có niềm say mê lớn. Nhưng khốn nỗi, quả thật đấy là chuyện lý thuyết, còn trong thực tế những người cầm bút ở ta hiện nay, một sự cân bằng trong tình cảm, lại là một bảo đảm tự nhiên cho sáng tác và nghĩ tới một người xa gia đình như Thanh Tịnh ai cũng hiểu ngay là “nhiều khi rỗi rãi mà không biết làm gì”. Chẳng những thế, lại phải biết thêm là sinh hoạt văn học từ sau 1954, nhất là từ 1958-60 trở đi, rồi trong chiến tranh, có một vẻ tấp nập riêng chỉ nó mới có. Các nhà văn Nguyễn Khải, Hữu Mai, Hồ Phương, Hải Hồ, Nguyễn Trọng Oánh, lúc ấy mới trên 30, đi khoẻ, viết khoẻ, tháng trước vừa theo đơn vị này đi tiễu phỉ ở Hà Giang, về viết một hai tuần nộp bài cho cơ quan xong, tháng sau lại có thể theo một đơn vị khác làm kinh tế, và trở về, lại có bài ngay để nộp, cả toà soạn như một đàn ong cần cù, hàng ngày hàng giờ toả đi khắp nơi để viết, viết ngay về cái thực tế sôi động của miền Bắc lúc ấy. Còn Thanh Tịnh của chúng tôi thì sao? Ngoảnh đi ngoảnh lại tuổi 50 đã đến với ông từ lúc nào. Ông không thể xông xáo như mọi người, mà có lao đi khắp nơi, trở về, ông cũng không thể viết nhanh viết khoẻ như họ. Hơn thế nữa ở đây, không khỏi còn những phân cách trong thói quen, trong quan niệm. Một bên là lớp nhà văn mới trưởng thành từ kháng chiến, lòng đầy tự tin, và cái háo hức chủ yếu, là háo hức làm nên một nền văn học trước đây chưa từng có; còn bên kia là Thanh Tịnh dẫu sao cũng là còn hơi hướng tiền chiến, nghĩa là thuộc về một quá khứ người ta đang muốn chôn vùi. Và thứ văn chương như Quê mẹ, dẫu sao cũng là thứ văn hiu hắt buồn tẻ của một thời đã xa lắm rồi, một người đã viết nên thứ văn như thế, làm sao có thể bắt ngay vào cái nhịp sống mới. Tuy không ai nói ra, nhưng hồi ấy, hầu như tất cả nghĩ thế. Mỗi lần bàn về Thanh Tịnh, thường mọi người thầm bảo nhau: Thôi thì cứ để “cụ” tuỳ nghi viết gì thì viết, còn phần công việc chủ yếu, sẽ phải là do lớp trẻ gánh vác.
Nhưng khi đã nghĩ như thế, tức là mọi người không còn coi Thanh Tịnh như một chiến sĩ bình đẳng với mình. Tức ông đã sớm trở thành một thứ cựu chiến binh ngay trong thời gian tại ngũ. Có cái rỗi rãi của người được chiều, có cái tuỳ nghi của người không bị ràng buộc. Nhưng chính vì thế, lại dễ trở nên lạc lõng. Tiếng thở dài hàng ngày của ông - ông tập thở theo lối dưỡng sinh - vẫn cất lên đều đều khi bước chân nặng nề đưa ông từ gác xuống nhà, từ nhà lên gác, song đáp lại tiếng ngân vang của nó, chỉ có một sự im lặng buồn tẻ. Kể ra, sự xa cách trong lối sống đã được giữ gìn kín đáo để khỏi trở thành lộ liễu. Là những cây bút đầy tài năng và hiểu biết, những Hữu Mai, Hồ Phương, Nguyễn Khải, Từ Bích Hoàng, Vũ Cao... đối với Thanh Tịnh vẫn có cái tình riêng. “Ông viết văn từ khi ta còn học tiểu học”, “Và bây giờ trong lúc ta vợ con đầm ấm, thì ông cô độc cô quả, xa nhà xa vợ con” - hầu như bất cứ ai cũng có lần tự nhủ vậy, để đối với Thanh Tịnh thật gượng nhẹ. Riêng Nguyễn Minh Châu lại có cái gì hơn thế. Hình như với cái cốt cách riêng của mình, Nguyễn Minh Châu cứ có sự bùi ngùi thương cảm riêng với các bậc đàn anh tiền chiến và thường xuyên dậy lên trong ông một tình cảm giống như sự biết ơn chân thành. Một lần nào đó, viết xong một truyện ngắn, bên cạnh nhan đề Những lá thư vui, Nguyễn Minh Châu trang trọng chua thêm mấy dòng “Kính tặng bác Thanh Tịnh” (như ngày xưa, Thanh Tịnh đã viết Con so về nhà mẹ để “Kính tặng hương hồn anh Thạch Lam”). Lại một lần khác, sau nhiều dịp trò chuyện với Thanh Tịnh, Nguyễn Minh Châu đóng vai nhà báo, viết hẳn một bài phỏng vấn giúp cho Thanh Tịnh giãi bày đủ điều với mọi người.
Nhưng cuộc đời không phải chỉ có những cái đó.
Cuộc đời trước tiên là một nhịp sống bình thường. Hàng ngày cơ quan chúng tôi túm tụm, người đi thực tế về, người mới đọc được quyển sách hay, người có cái tin sốt dẻo, cứ gặp nhau là dính với nhau, tiếng cười vang lên trong các gian phòng đóng kín, khiến người qua lại phải giật mình.
Trong những hội vui đó, không có Thanh Tịnh.
Tôi nghĩ rằng một người nhạy cảm như tác giả Quê mẹ rất biết tình thế của mình. Ông không chống chọi nổi với thời gian, song ông hiểu. Bằng cái từng trải của một chiến sĩ quân đội lâu năm, không phải ông không thấy mọi người có lý. Thành thử, ông cũng không buồn vất vả xoay xoả viết lấy được - một việc có lẽ ông cho là vô ích - mà cùng với những bế tắc trong hoàn cảnh riêng, ông sống như sống cho xong, buông thả, vui chơi qua ngày, đến đâu thì đến.
Những ấn tượng trên đến với tôi ngay từ những ngày mới đặt chân về công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân đội, tức khoảng 1968. Ở vào cái tuổi chưa đầy sáu mươi mà Thanh Tịnh những năm đó trông đã già lắm, già hơn tuổi rất nhiều. Hồi ấy, một tờ báo ra hàng tháng như chúng tôi chưa có ô tô riêng, bởi vậy, trừ những trường hợp đi các tỉnh xa, xin được xe Tổng cục, còn đi đâu loanh quanh Hà Nội, thì các thủ trưởng như Vũ Cao, Từ Bích Hoàng, hoặc các nhân vật trụ cột trong cơ quan cỡ như Hữu Mai, Nguyễn Khải, Hồ Phương cũng cứ xe đạp cá nhân mà đạp. Thanh Tịnh - người cao tuổi nhất cơ quan - cũng không ra khỏi thông lệ đó. Với một xe đạp cũ, ông tự mình có mặt ở khắp nơi, buổi họp này, dịp vui kia, và mặc dù đi bên cạnh mọi người, song cái dáng cao lớn trên cái xe loại vành 680 lại cứ làm cho ông tách hẳn ra. Nhưng muốn biết Thanh Tịnh đơn độc thế nào, phải nhìn những lúc ông đi bộ. Trên đường Phan Đình Phùng, dưới những hàng sấu, cũng già cả mệt mỏi, ông bước đi như không thể dừng lại nên phải bước, khuôn mặt đăm chiêu, dáng điệu đờ đẫn. Không trù tính định liệu, không ham muốn, ông nhìn thẳng về phía trước mà hoá ra chẳng nhìn gì cả. Đến cả bước chân của ông cũng không ai nghe tiếng nữa. Chỉ có tiếng thở dài của ông là có thật.
Trong các hồi ký, nhiều người đã nói về khả năng hài hước của Thanh Tịnh. Tất cả đều nói đúng, và chỉ quên một điều: đấy là cái hài hước của một người đã quá buồn! Con người vốn được nuông chiều, mà nay phải sống xa gia đình. Con người vốn ham chơi, mà nay phải sống trong không khí khổ hạnh. Trước khi chọc ghẹo thiên hạ, ông cần làm cho mình vui cái đã. Ông cười, cũng y như ông làm báo tết ở trên tôi nói, tất cả là để tạo nên một chút vang động giữa cái vắng lặng mà ông đã triền miên phải chịu. Nhìn ông vọc vạch những bài báo tết - mấy đoạn ca dao nôm na dễ hiểu, mấy mẩu đố vui, cũng như nhìn ông phát biểu giữa đám đông -, đôi khi tôi nhớ tới một hình ảnh mà những ai ở Hà Nội từ 1960 về trước đều biết. Đó là những ông già ngồi nặn những Tôn Ngộ Không, Quan Công, Trương Phi, bằng các loại bột xanh đỏ cắm trên một chiếc tăm tre, bán cho bọn trẻ nhỏ.
Những ông già ấy làm vui cho mọi người, cốt để khuây khỏa nỗi buồn trước sự xô đẩy của thời gian, và Thanh Tịnh của chúng tôi cũng thế. Tôi nhớ những ngày mùa rét, Thanh Tịnh hay bận ra ngoài một cái áo dạ màu cổ vịt, một màu rất chua, và chói hẳn lên giữa đám người nâu sồng hoặc toàn quần áo màu xám chung quanh. Đấy cũng là một cách để tỏ rõ cái khác biệt với chung quanh chăng? Cũng có thể Thanh Tịnh không cố ý, nhưng cái cách của ông cứ xui người chung quanh nghĩ thế. Vả chăng, cái con người thật của chính mình, thì mỗi người làm sao giấu được! Một cảm tưởng chung chúng tôi vẫn hay trao đổi với nhau: Ngoài mùi cao Sao vàng hắc hắc - cái mùi phổ biến của những người già - riêng ở Thanh Tịnh tuổi sáu mươi hồi ấy lại còn thường hay bốc lên mùi nước hoa. Chắc chắn đó là thứ nước hoa thật rẻ, anh em nhà văn đi nước ngoài (chủ yếu hồi ấy là đi Liên Xô) gửi tặng. Thứ xa xỉ phẩm này, cũng như màu áo cổ vịt, khiến cho Thanh Tịnh nổi bật lên giữa những người khác. Trước mặt Thanh Tịnh nhiều người khen lấy lòng: “Anh Tịnh vẫn galant quá”, nhưng sau lưng, tôi biết người ta vẫn thầm thì với nhau: cụ phải làm thế vì già rồi, lại dân nghiện cũ, lâu không tắm, không đổ nước hoa lên quần áo thì còn dám đi đâu nữa!
Phần lớn các thiên truyện Thanh Tịnh viết trong Quê mẹ là những truyện buồn. Cô Duyên trong Bên con đường sắt chịu sự đàm tiếu của mọi người mà đâu có hạnh phúc. Cô Sương trong Tình thư không nuôi nổi mối tình thuần hậu qua những bức thư. Cô Hoa trong Con so về nhà mẹ thường xuyên sống trong cái tâm trạng chán nản rồi ao ước hão. Ở nơi này thì bảo rằng ở nơi kia khá hơn. Cho đến cô Thảo trong Quê mẹ cũng phải nhắm mắt nhắm mũi mà sống, luôn luôn ra vẻ rằng mọi người trong gia đình mình quý mến nhau lắm. Nhưng có lẽ thiên truyện gần với con người Thanh Tịnh về sau, mà cũng là đậm chất Huế của quê hương ông là truyện Con ông Hoàng. Trước cảnh gia đình túng đói, ông Hậu, con ông Hoàng vẫn phải cố giữ lấy chút tiếng hão. Tương tự như ông Hậu con ông Hoàng, Thanh Tịnh của chúng tôi cũng không bao giờ có thể sống hết cái con người buồn rầu đau đớn của mình. Ông phải giữ tiếng cho mình và cho mọi nguời, vì cái tiếng của ông đã quá lớn. Chung quanh và chính ông đã ép ông thành một thứ phượng hoàng nhồi rơm nhồi trấu rồi treo trên tường, ông phải giữ lấy cái vai đã có.
Lại nhớ cái phòng bảo tàng những thứ cổ vật mà Thanh Tịnh xây dựng cho mình, trên cái phòng số 14 gác 2 nhà số 4 Lý Nam Đế những năm ấy. Nghèo thế, Thanh Tịnh của chúng tôi lấy đâu ra tiền để mua cổ vật? Mà cũng buồn thế, cô độc thế, một người ít nghị lực như Thanh Tịnh lấy đâu sức lực để mang lại cho bộ sưu tầm của mình một vẻ hoàn thiện dù là chỉ trên phương diện công phu thuần túy? Chẳng qua buồn tình quá, ông nhặt nhạnh một ít đồ cũ, xếp cho ra bộ, trong lúc không ai biết chơi thì cách chơi của ông đã là độc đáo, thế thôi. Song giá kể chỉ dừng lại ở chỗ ấy, thì Thanh Tịnh lại đi hơi quá: Từ lúc nào không biết, một cách tự nhiên, ông hay kể lể về cái bộ sưu tầm của mình. Toàn đám tinh ma, cố nhiên là chúng tôi có biết cái sự tô vẽ của Thanh Tịnh. Nhưng sự lịch sự tối thiểu không cho phép ai nói chuyện đó ra trước mặt ông làm gì. Rút cuộc là một cuộc chung sống hoà bình, Thanh Tịnh cứ nhặt nhạnh và mang ra khoe, nghĩ chẳng ai tin thì cũng buồn quá, nên tự nhủ rằng biết đâu sự bày biện rất thành thực của mình vẫn có tác dụng. Còn chúng tôi thì lúc nghe ông nói, phải giữ bộ mặt nghiêm trang cho khỏi bật cười, và lâu dần, việc đó cũng chẳng khó khăn gì với chúng tôi, vì ra ngoài, chúng tôi lại giễu ông ngay lập tức.
Trò chơi hơi buồn!
Nhưng nó là trò chơi duy nhất một ông già tạo ra được cho mình, và cũng là trò chơi độc đáo, dù không được đẩy đến cùng. Nó không làm hại làm phiền ai cả. Nó có thể được chấp nhận, ngay cả lúc người ta quá bận rộn.
Không rõ bây giờ có ai đang làm việc cho những tập hồi ký viết về những năm chống Mỹ. Nhưng dăm bảy năm trở lại đây, có dịp sống với cái tốc độ chóng mặt và những chương trình quảng cáo gây ấn tượng đậm của kinh tế thị trường, lớp người cả một thời trai trẻ sống trong chiến tranh và bom đạn như bọn tôi càng hay nhớ về những năm ấy. Hà Nội trong chống Mỹ là một cái gì lạ lắm, không phải là một thủ đô hoà bình - tất nhiên rồi, nhưng một thủ đô của chiến tranh cũng không hẳn. Tuy mấy năm 1966-67, thỉnh thoảng cũng có bom Mỹ bắn phá, nhưng với cái tính gan lì của người Hà Nội thì không thấm thía gì hết. Rồi từ cuối 1968, mọi chuyện đâu đóng đấy, chúng tôi nhởn nhơ sống, trẻ con vẫn đi học, người lớn vẫn “tất cả cho sản xuất”, mà vẫn vui vầy sống đủ mọi hệ luỵ của kiếp người. Ngoài kia là mặt trận, mọi người đều có con em mình ở ngoài ấy, và có thể mai kia đây, đến lượt mình đi, có sao! Nhưng hôm nay, hãy cứ vui vẻ với cái hạnh phúc trần thế mà mình đang có. Tôi đạp xe với bạn dong nhan các phố. Anh nhâm nhi vại bia bên mấy củ lạc. Anh kia nữa thành kính ngồi nghe một bài hát dân ca theo chương trình ca nhạc theo yêu cầu thính giả sáng chủ nhật của Đài tiếng nói Việt Nam. Vào những ngày tết, bên cạnh bánh chưng xanh và những hộp mứt ọp ẹp cung cấp theo ô phiếu, thì lại vẫn còn những cành hoa đào Nhật Tân bán trên Hàng Lược, nó là một thứ xa xỉ được chiến tranh cho phép, bởi nó là dấu hiệu về một đời sống bình thường, mà mọi người thấy cần tỏ ra cho kẻ thù biết. Có lẽ đời sống văn nghệ của chúng tôi mà được phát triển, thì lý do cũng tương tự thế chăng, chỉ biết trông vào những số báo tết, cũng có chút tươi tỉnh lên thật. Trên trang thơ, Xuân Diệu cho đăng những bài thơ tình tha thiết và đôi khi hơi buồn nữa, mà có thể là ông làm đã từ lâu, nhưng chỉ vào các dịp Tết mới tìm thấy lý do công bố. Tế Hanh đứng tên sau các bài thơ viết về con. Còn nhà hùng biện Chế Lan Viên thì trưng ra một nét mặt mới: thay cho các bài thơ chính trị, là thơ về hoa, về quả, hoặc thơ về... thơ. Chính trên cái nền rộng rãi ấy mà Thanh Tịnh trong những dịp Tết trở lại với cái nghề cũ của mình là nghề làm báo, và đặt bên cạnh bọn ngọng nghịu chúng tôi, thì đấy vẫn là một tay nghề có hạng. Hoàn cảnh những năm chiến tranh đã tập cho chúng tôi một thói quen là không sưu tầm gìn giữ gì hết, gia đình tôi cũng chật hẹp như mọi nhà, nên chả làm sao giữ được những số Văn nghệ Quân đội mà tôi đã góp phần làm trong hơn chục năm từ 1968 đến 1979 (và suốt thời gian ấy, mỗi tháng, tôi được phát hai số), nhưng mỗi lần có dịp thấy lại những số báo ấy, nhất là những số Tết dày dặn hơn một chút, màu sắc loè loẹt hơn một chút, thì tôi lại nhớ ngay đến Thanh Tịnh. Chút quà mọn là những số báo của chúng tôi, hình như là quá bé bỏng so với cái vóc vạc cao lớn của ông, nhưng ông đã đổ vào đấy tất cả tâm sức, và bên tai tôi lại vẳng lên tiếng nắc nỏm của Nguyễn Minh Châu:
- Trông kìa, cụ Tịnh chắc đã viết được hơn chục bài rồi... Ở nhà này, về khoản làm báo, cánh cầm bút lớp sau cứ gọi là xách dép cho cụ Tịnh cũng không đáng!