Ông Putin, tự đẩy mình vào một góc
SGTT.VN - Một tuần sau khi có kết quả bầu cử Duma Quốc
gia Nga ngày 4.12, quy mô ngày càng lớn của các cuộc biểu tình đòi hủy
kết quả bầu cử, tổ chức bầu cử lại, cho phép có nhiều đảng đối lập hơn
trong quốc hội và cách chức Chủ tịch Ủy ban bầu cử.
Các trang mạng xã hội bắt đầu phát huy tác dụng khi tập
hợp được từ 80-100 nghìn người Nga tham gia tuần hành ở các Quảng
trường như Cách mạng hay Bolotnaya cách điện Kremlin một bờ sông, tại
thủ đô Moskva hay quê hương của ông Putin, St Petersburg.
Những
cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Nga ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm, và cũng đặt chính quyền Nga vào thế phải suy nghĩ đến chuyện
làm sạch điện Kremlin và hiện đại hóa nền kinh tế. Ảnh: Ria Novosti
|
Những người biểu tình cùng hô to câu “Nước Nga không có
Putin” trong cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhất ở Nga những năm
qua, tạo thành vết nứt lớn trong chế độ Nga kể từ khi ông Putin lần đầu
tiên lên nắm quyền năm 1999.
Kết quả bầu cử chính thức từ uỷ ban bầu cử trung ương
Nga thì đảng Nước Nga thống nhất đạt 49,32% phiếu tức 238 ghế, 19,19%
phiếu thuộc về đảng Cộng sản Nga với 92 ghế, 64 ghế cho đảng Nước Nga
công bằng, 56 ghế cho đảng Tự do dân chủ. Theo kết quả này thì đảng Nước
Nga thống nhất đã mất gần 15% phiếu ủng hộ so với kỳ bầu cử bốn năm
trước.
Ở một nước mà bầu cử có ảnh hưởng đến chính phủ như
Nga, kết quả này cho thấy sự đi xuống của tính hợp pháp và bất mãn với
điện Kremlin đã lan rộng trên tất cả các lĩnh vực xã hội. Không thể đưa
tiếng nói của mình vào những phe đối lập được công nhận, người dân thể
hiện sự thất vọng của họ bằng cách bỏ phiếu cho đảng Cộng sản, đảng Chỉ
nước Nga, đảng Tự do cũ Yabloko, những đảng không có chân trong Quốc
hội.
Trước ngày bầu cử, các phương tiện truyền thông trở
thành cánh tay đắc lực cho ông Putin khi liên tục đưa hình ảnh ông và
vận động bầu cử cho ông trong khi những thông tin về biểu tình thì gần
như chẳng có trên TV. Rồi sau đó, một đoạn clip chứng minh sự gian lận
bầu cử được tung lên mạng, kích động các cuộc biểu tình.
Quyền lực của ông Putin được đặt trên hai cơ sở. Một là
tính hợp pháp mà ông có với sự nổi tiếng của mình (40% người vẫn ủng hộ
ông), hai là giá dầu hiện tại đạt ngưỡng cao hơn bao giờ hết, nhờ điều
này, ông có thể đảm bảo tăng dần mức sống cho người dân Nga. Cả hai
dường như đều rất mong manh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ ông
Putin sẽ từ bỏ quyết tâm quay lại điện Kremlin. Và nếu như thế, ông phải
đối mặt với lựa chọn khó khăn, cho phép một số đối thủ cạnh tranh chính
trị có khả năng làm sáng tỏ hệ thống hay cố gắng ngăn chặn sự bất mãn
và nguy cơ bị tẩy chay ở phương Tây và trên chính đất Nga.
Vấn đề lớn hơn với ông Putin lúc này là nhu cầu của nền
kinh tế và các hoạt động chính trị của ông đang ngày càng mâu thuẫn
nhau. Để giữ quyền lực, vị thủ tướng đương nhiệm này đã giữ mối quan hệ
chặt chẽ với nền kinh tế. Kết quả là cả Nga và hệ thống bảo trợ chế độ
vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn 50% kim ngạch xuất
khẩu. Là nước dự trữ ngoại tệ lớn thứ ba thế giới, xuất khẩu năng lượng
vào loại bật nhất thế giới nhưng vần đề tham nhũng và hoạt động kém hiệu
quả ở Nga dẫn đến sự mất cân bằng ngân sách, chỉ giảm đi trừ khi giá
dầu cứ đứng ở mức 110 USD/thùng, mà với triển vọng kinh tế toàn cầu ảm
đạm như hiện nay, đó là chuyện bất khả thi. Tốc độ tăng trưởng có khả
năng đi xuống, nếu tiêu chuẩn sống của người dân không tăng cao, sự oán
giận với chính phủ sẽ nâng lên nhiều lần.
Dường như chính ông Putin đã đẩy mình vào một góc, như
ông từng nói trước đây, đẩy một con chuột vào một góc là ý tưởng chẳng
hay ho gì vì nó sẽ nhảy lên và đuổi theo mình.
Khả Anh (Economist, RIA, CBS, Gulfnews)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét