9 câu chuyện khoa học nổi bật của 2011
Hạt neutrino có thể chứng minh Einstein đã
sai khi di chuyển nhanh hơn ánh sáng, trong khi việc tìm thấy hành tinh
sinh đôi với Trái đất làm thắp lên hy vọng về tìm kiếm sự sống ở thế
giới khác. Dưới đây là 9 câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm qua theo
tổng hợp của tờ Guardian (Anh).
1. Graphen sẽ là vật liệu “vua” của thế kỷ 21
Sau khi hai nhà khoa học của Đại học Manchester là Konstatin
Novoselov và Andre Geim giành được giải Nobel Vật lý năm 2010 nhờ nghiên
cứu về graphen, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã quyết định sẽ
đầu tư 50 triệu bảng cho chương trình nghiên cứu quốc gia về loại vật
liệu này. Hiểu một cách đơn giản, graphen là một tấm phẳng than chì tách
ra ở cỡ nguyên tử. Nó có thể được dùng để chế tạo mọi thứ, từ màn hình
cảm ứng cho tới nhựa plastics, với giá thành rẻ hơn lại hiệu quả hơn.
Theo một nghiên cứu do James Hone (Đại học Columbia) tiến hành gần đây, graphen chính là vật liệu mạnh nhất mà con người từng đo được, cứng hơn thép kết cấu tới 200 lần. Đặc trưng này mở ra cơ hội để con người sản xuất các vật liệu tổng hợp, linh kiện điện tử từ graphen, dù giới nghiên cứu sẽ phải mất thêm ít nhất một thập kỷ nữa để tìm ra cách thương mại hóa graphen tối ưu nhất. Không chỉ nước Anh mà các đại gia công nghệ như IBM, Samsung và Nokia cũng đều đang rót tiền cho nghiên cứu về graphen.
2. Bay nhanh hơn tốc độ ánh sáng là khả thi?
Dù cho Einstein có khẳng định như đinh đóng cột cách đây một thế kỷ
rằng không một vật thể chuyển động nào có thể vượt qua được vận tốc ánh
sáng, nhưng năm nay, có vẻ như các nhà khoa học đã tìm thấy ngoại lệ.
Nói cách khác, thuyết Tương đối vĩ đại của Einstein sẽ bị lung lay,
trong một tuyên bố gây chấn động cả làng vật lý của các nhà khoa học tại
CERN.
Tháng Chín vừa qua, nhóm này đã bắn ra một chùm neutrino từ Thụy Sĩ sang phòng thí nghiệm Gran Sasso ở Italia. Neutrino là những hạt siêu nhỏ với trọng lượng không đáng kể, gần như không tương tác với bất cứ vật thể nào khác và có thể đi xuyên qua mọi vật. Trong sự bất ngờ của CERN, máy đo cho thấy các hạt neutrino đã “đến đích” rất nhanh, hơn cả ánh sáng tới 60 phần tỷ giây.
Phản ứng chung của giới vật lý toàn cầu là hoài nghi và sửng sốt. Họ
cho rằng thí nghiệm này sẽ mắc lỗi khi được tiến hành lại. Thậm chí,
Giáo sư Jim Al-Khalili của Đại học Surrey đã tuyên bố trực tiếp trên TV
rằng sẽ “ăn quần short” của mình nếu người ta chứng minh được hạt
neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng thật. Tuy nhiên, lần bắn chùm tia
neutrino thứ hai hồi tháng trước vẫn cho ra kết quả tương tự.
3. Người hiện đại đã đến châu Âu sớm hơn tưởng tượng hàng ngàn năm
Răng và xương tìm thấy ở Anh và Ý đã khiến các nhà khảo cổ phải đưa
ra ước đoán mới về thời điểm con người hiện đại đặt chân tới châu Âu.
“Phải sớm hơn ít nhất 5000 năm so với suy nghĩ trước đây”, Tiến sĩ Tom
Highham của Đại học Oxford cho biết. Hai răng trẻ em và một phần xương
hàm đã được phát hiện với niên đại từ 45.000 – 41.000 năm.
Trước đây, các nhà sử học tin rằng người Homo Sapiens đến châu Âu
khoảng những năm 35.000 – 40.000, ngay khi người Neanderthal tuyệt tích.
Tuy nhiên bằng chứng mới cho thấy giữa người Homo Sapiens và người
Neanderthal đã có một khoảng thời gian “chung sống”.
4. Não phái yếu “sáng lên” sau khi lên đỉnh
Tháng trước, các nhà khoa học tiết lộ họ đã sử dụng máy quét hình ảnh để tái tạo bộ phim đầu tiên trên thế giới về “não phụ nữ khi gần đến, trải qua và trở lại bình thường sau khi lên đỉnh”.
Bộ phim này cho thấy những cụm neurone khác nhau tăng dần hoạt động
và “phát sáng” trong suốt quá trình trước khi tắt đi một cách nhẹ nhàng.
Giáo sư Bary Komisaruk của Đại học New Jersey (Mỹ) tin rằng phát hiện
này có thể giúp điều trị cho những bệnh nhân không thể đạt đỉnh của cả
hai giới.
5. Phát hiện hành tinh sinh đôi với Trái đất
Ứng viên phù hợp nhất cho một “đời sống ngoài vũ trụ” đã được các nhà thiên văn học tìm thấy trong năm 2011.
Kính viễn vọng không gian Kepler của Mỹ đã quan sát thấy một hành
tinh có kích cỡ lớn hơn Trái đất khoảng 2,4 lần, với nhiệt độ bề mặt
tương đối ấm áp là 22 đ C và một năm dài khoảng 290 ngày Trái đất. Hành
tinh này cũng quay quanh một mặt trời và được coi là “hành tinh sinh đôi
gần Trái đất nhất” tính tới thời điểm này. Ngoài ra, các nhà thiên văn
phán đoán rằng Kepler 22-b cũng có nước.
“Đây là một cột mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm những hành
tinh sinh đôi của Trái đất”, nhà khoa học Douglas Hudgins của Nasa bình
luận. Tuy nhiên, triển vọng ghé thăm hành tinh này vẫn còn khá xa vời,
bởi Kepler-22b ở cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng.
6. Đoạt giải Nobel sau khi đã qua đời
Một trong những luật lệ hà khắc nhất của Ủy ban Nobel ban hành là chỉ tôn vinh những nhà khoa học còn sống, và những công trình nghiên cứu của các cá nhân đã mất sẽ không được “xét tới”.
Tuy nhiên ngày 3/10 vừa qua, Ủy ban Nobel đã thông báo rằng Giáo sư
Ralph Steinman giành được Nobel 2011 Y học mà không hay biết rằng nhà
miễn dịch học người Canada này đã qua đời trước đó ba ngày vì bệnh ung
thư.
Sau khi xem xét lại quy định, một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng
Nobel đã quyết định sẽ không có gì thay đổi, bởi “Giải thưởng đã được
trao cho nghiên cứu xứng đáng và dựa trên giả định rằng người nhận giải
vẫn còn sống”.
Giáo sư Steinman cùng nhận giải Nobel năm nay với hai nhà sinh học
Jules Hoffmann người Pháp và Bruce Beutler người Mỹ. Cả ba đều được tôn
vinh nhờ nghiên cứu về hệ miễn dịch.
7. Cú sốc cho liệu pháp tế bào gốc
Giấc mơ rằng những bệnh nhân bị liệt có thể bước đi trở lại sau khi
được tiêm tế bào gốc đã bị giáng một đòn nặng, sau khi hãng công nghệ
sinh học khổng lồ Geron của Mỹ tuyên bố từ bỏ thí nghiệm trên người.
Geron cho biết bối cảnh kinh tế khó khăn đã buộc hãng phải rút khỏi
nghiên cứu tế bào gốc. Đây thực sự là một cú sốc với những người tin
rằng liệu pháp tế báo gốc có thể sớm trở nên phổ biến. Tổng cộng 4 bệnh
nhân đã được tiêm tế bào gốc nhưng dù không có tác dụng phụ nào, Geron
thừa nhận bệnh tình của họ cũng không mấy tiến triển.
8. Nga tiếp tục hứng chịu lời nguyền sao Hỏa
Hơn nửa thế kỷ miệt mài phóng tàu vũ trụ lên khám phá sao Hỏa nhưng các kỹ sư vẫn hiếm khi thành công”. Trong số 38 sứ mệnh, 19 lần gặp trục trặc nghiêm trọng với tỷ lệ thất bại lên tới hơn 50%. Nạn nhân mới nhất của Hành tinh đỏ chính là tàu vũ trụ Phobos-Grunt của Nga, hiện vẫn đang lang thang trên khí quyển Trái đất với 12 tấn nhiên liệu độc hại bên trong. Theo kế hoạch, Phobos-Grunt sẽ bay trong 10 tháng để tới sao Hỏa, thế nhưng sau khi rời tên lửa đẩy, các động cơ của tàu đều không khai hỏa. Hệ quả là Phobos-Grunt không thể thắng được trọng lực Trái đất và bị mắc kẹt trên quỹ đạo. Mọi nỗ lực định vị và liên lạc với tàu từ mặt đất đều không thành công.
9. Hạt của Chúa có thể tồn tại
Tuần trước, giới vật lý toàn cầu nín thở chờ tuyên bố mới nhất từ CERN, xác nhận về sự tồn tại hay không tồn tại của hạt Higgs. Hay còn được gọi là hạt của Chúa, Higgs được cho là sinh ra từ sau vụ nỗ Big Bangs và là khởi nguồn của vũ trụ. Tuy nhiên, người ta chỉ suy luận về sự tồn tại của nó dựa trên các lý thuyết và định luật mà chưa một lần “tận mục sở thị” loại hạt này.
Trở lại với thí nghiệm tại Máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Cern hồi
tuần trước. Mặc dù các nhà nghiên cứu tại LHC cho biết họ đã tìm thấy
“dấu vết” cho thấy Higgs tồn tại (thông qua sự biến đổi của trọng
lượng), song CERN vẫn thận trọng kết luận rằng các kết quả thí nghiệm
chưa đủ mạnh để có thể tuyên bố được rõ ràng. Theo dự đoán, hạt Higgs
nếu tồn tại, sẽ có khối lượng nằm trong khoảng 125 GeV.
Trước đó, CERN từng dự đoán rằng kết luận về Higgs có thể có được trong năm 2012 tới đây.
Trọng Cầm
Theo một nghiên cứu do James Hone (Đại học Columbia) tiến hành gần đây, graphen chính là vật liệu mạnh nhất mà con người từng đo được, cứng hơn thép kết cấu tới 200 lần. Đặc trưng này mở ra cơ hội để con người sản xuất các vật liệu tổng hợp, linh kiện điện tử từ graphen, dù giới nghiên cứu sẽ phải mất thêm ít nhất một thập kỷ nữa để tìm ra cách thương mại hóa graphen tối ưu nhất. Không chỉ nước Anh mà các đại gia công nghệ như IBM, Samsung và Nokia cũng đều đang rót tiền cho nghiên cứu về graphen.
Tháng Chín vừa qua, nhóm này đã bắn ra một chùm neutrino từ Thụy Sĩ sang phòng thí nghiệm Gran Sasso ở Italia. Neutrino là những hạt siêu nhỏ với trọng lượng không đáng kể, gần như không tương tác với bất cứ vật thể nào khác và có thể đi xuyên qua mọi vật. Trong sự bất ngờ của CERN, máy đo cho thấy các hạt neutrino đã “đến đích” rất nhanh, hơn cả ánh sáng tới 60 phần tỷ giây.
Tháng trước, các nhà khoa học tiết lộ họ đã sử dụng máy quét hình ảnh để tái tạo bộ phim đầu tiên trên thế giới về “não phụ nữ khi gần đến, trải qua và trở lại bình thường sau khi lên đỉnh”.
Ứng viên phù hợp nhất cho một “đời sống ngoài vũ trụ” đã được các nhà thiên văn học tìm thấy trong năm 2011.
Một trong những luật lệ hà khắc nhất của Ủy ban Nobel ban hành là chỉ tôn vinh những nhà khoa học còn sống, và những công trình nghiên cứu của các cá nhân đã mất sẽ không được “xét tới”.
Hơn nửa thế kỷ miệt mài phóng tàu vũ trụ lên khám phá sao Hỏa nhưng các kỹ sư vẫn hiếm khi thành công”. Trong số 38 sứ mệnh, 19 lần gặp trục trặc nghiêm trọng với tỷ lệ thất bại lên tới hơn 50%. Nạn nhân mới nhất của Hành tinh đỏ chính là tàu vũ trụ Phobos-Grunt của Nga, hiện vẫn đang lang thang trên khí quyển Trái đất với 12 tấn nhiên liệu độc hại bên trong. Theo kế hoạch, Phobos-Grunt sẽ bay trong 10 tháng để tới sao Hỏa, thế nhưng sau khi rời tên lửa đẩy, các động cơ của tàu đều không khai hỏa. Hệ quả là Phobos-Grunt không thể thắng được trọng lực Trái đất và bị mắc kẹt trên quỹ đạo. Mọi nỗ lực định vị và liên lạc với tàu từ mặt đất đều không thành công.
Tuần trước, giới vật lý toàn cầu nín thở chờ tuyên bố mới nhất từ CERN, xác nhận về sự tồn tại hay không tồn tại của hạt Higgs. Hay còn được gọi là hạt của Chúa, Higgs được cho là sinh ra từ sau vụ nỗ Big Bangs và là khởi nguồn của vũ trụ. Tuy nhiên, người ta chỉ suy luận về sự tồn tại của nó dựa trên các lý thuyết và định luật mà chưa một lần “tận mục sở thị” loại hạt này.
Tuyên bố mới nhất từ CERN về “hạt của Chúa”
Kết quả thí nghiệm chưa đủ mạnh để khẳng định chắc chắn rằng hạt Higg có tồn tại hay không.
Phát hiện hành tinh ‘sinh đôi’ với Trái đất
Kính thiên văn vũ trụ Kepler phát
hiện một hành tinh mới ngoài Hệ mặt trời có khả năng tồn tại sự sống như
Trái đất, theo thông tin từ Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA).
Neutrino vẫn nhanh hơn ánh sáng
Thí nghiệm mà các nhà vật lý của CERN tiến hành nhằm kiểm tra lại kết
luận hạt neutrino đạt tốc độ nhanh hơn ánh sáng được công bố hồi tháng 9
vẫn cho kết quả tương tự.
Sự kiện: Máu nhân tạo từ tế bào gốc
Các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh
và Bristol (Anh) đã tạo
được máu nhân tạo từ tế bào gốc. Về lý thuyết này, trong
tương lai, một phôi thai có thể cung cấp đủ tế bào cung cấp máu
cho cả nước Anh.
GS Ralph Steinman vẫn được trao giải dù đã mất
Quỹ Nobel tuyên bố, giáo sư Ralph Steinman
vẫn sẽ được trao giải thưởng cho những cống hiến của ông trong ngành y
học mặc dù ông đã qua đời vào
ngày 30.9, ba ngày trước khi giải Nobel được công bố.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét