5% người này sẽ tiếp tục làm thay đổi thế giới?
- Lời tòa soạn: VietNamNet
nhận được một bức thư lạ của sinh viên ở TP.HCM. Nhưng hiếm hơn cả lại
là bức thư trả lời của một người làm giáo dục, tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy
(nhân vật trong bài viết "Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ").
Nỗi niềm của người sinh viên trong bức thư này có lẽ không phải chuyện
cá biệt, nhưng niềm hy vọng của người thầy còn đáng để mỗi chúng ta suy
ngẫm nhiều hơn. Dưới đây VietNamNet giới thiệu bức "thư gửi sinh viên" này.
TP.HCM ngày 7/12/2011.
Chào bạn!
- Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ
- 5 năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?
- Người lớn đang kéo lùi trẻ con về giá trị cũ
Chào bạn!
Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần lá thư dưới đây của bạn.
Em chào cô Em suy nghĩ nhiều về chuyện có mạo muội và đường đột quá không khi viết thư cho cô như thế này. Sau buổi học đầu tiên trong chương trình cao học, mọi người trong lớp có một buổi họp nhỏ về việc đóng góp tiền mua quà cho thầy cô sau mỗi môn học và quà cho giáo vụ. Một số anh chị tương đối lớn tuổi đang bàn luận khá sôi nổi về việc đóng góp bao nhiêu, chị lớp trưởng đề nghị "giá sàn" là 50.000/môn học. Một bạn bằng tuổi em đứng lên có ý kiến phản đối về việc đó. Không khí trở nên rất căng thẳng. Nhiều anh chị đứng lên giải thích cho chúng em về cái "lệ" đằng sau cái luật, về việc chúng em chưa đi làm nên chưa hiểu chuyện, còn ngây thơ nên chưa quen đó thôi, rằng đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn...Chị lớp trưởng liên tục nói "đây là một vấn đề rất nhạy cảm...". Cô ơi, vấn đề không phải là bao nhiêu tiền, vì tụi em đã ra trường mà không phải đi làm ngay để kiếm tiền, có thể học bao nhiêu và bao lâu tùy thích. Nhưng em không tin rằng một vấn đề nhạy cảm lại có thể được mọi người bàn luận dễ dàng và sôi nổi như thế. Sự gian trá, giả dối thật đáng sợ, nhưng còn đáng sợ hơn là khi tất cả mọi người đều coi sự gian trá, giả dối ấy là bình thường. Cô ơi, không phải chưa đi làm có nghĩa là em chưa hiểu tất cả những chuyện này. Chúng em không phải là mọt sách ngây thơ chỉ biết đến tháp ngà khoa học của mình. Nhưng em đã hi vọng và tin tưởng rất nhiều, vào sự trong sạch và nề nếp ở nơi này, nơi mà kiến thức là quyền lực duy nhất. Vậy mà, ngay ở đây, những lí do như: bận đi làm, đã có gia đình... đang được viện dẫn và những giờ học tập, nghiên cứu thật sự đang bị đánh đổi bằng việc tạo ra những mối quan hệ tốt với giảng viên nhằm xin xỏ, chạy chọt. Trước đây, ba em học ngành Y. Ba em bỏ học năm thứ 3 vì nhiều lí do. Ba luôn nói với em, giá ngày đó có ai đó nói cho ba biết rằng nhất định sẽ có sự thay đổi, rằng xã hội sẽ trả công xứng đáng với năng lực và nhân phẩm của mình. Ba nói, dù có những lúc sự dối trá, chạy chọt đầy rẫy, nhưng con luôn phải tin rằng nhất định sẽ có sự thay đổi. Phải có niềm tin vào lẽ phải và sự thật. Những người sống trung thực và dũng cảm dù chỉ chiếm 5% , nhưng chính họ - chính 5% đó đã, và sẽ tiếp tục làm thay đổi thế giới. Em sợ nhất là trở thành một người ngu dốt, vì ngu dốt sẽ dẫn đến yếu hèn. Em không muốn làm một con người sống đớn hèn và chạy chọt. Em đã tin tưởng và sống như những gì ba em khuyên. Nhưng cô ơi, thỉnh thoảng em thấy thật yếu đuối và cô đơn. Như lúc này đây, trong một thời buổi mà sống lương thiện thôi đã khó biết bao rồi, huống hồ sống và trở thành một trí thức chân chính. Nhưng mà nhất định sẽ có sự thay đổi, phải không cô? Sinh viên cũ của cô |
Đọc thư của bạn, buồn vui lẫn lộn. Buồn thì rõ rồi. Nghe những chuyện đó sao mà không buồn được. Nhưng vui, vì bạn tin vào sự thay đổi. Bạn chỉ chia sẻ, chứ không cần lời khuyên của tôi, có nghĩa là bạn tự biết phải làm gì. Bạn biết rằng bạn thuộc vào số 5% những người trung thực và dũng cảm, và bạn biết phải hành động như thế nào để có sự thay đổi. Cho dù bạn tự thấy mình yếu đuối. Nhưng chính là vì bạn cảm nhận được sự yếu đuối và cô đơn mà bạn có thể trở nên mạnh mẽ.
Mong bạn, mong các bạn đủ mạnh để bảo vệ và phát triển phần tốt đẹp, phần thiên lương trong con người các bạn. Mong các bạn đủ mạnh để làm lan tỏa phần tốt đẹp ấy ra cộng đồng chung của chúng ta. Nếu không như vậy thì xã hội này sẽ vẫn vận hành theo nguyên tắc của cái xấu, cái tồi tệ, cái vô đạo đức; từ đó mà tiến tới chỗ cái ác, cái dã man, tiến tới thú tính, không còn bao xa.
Mong các bạn đủ mạnh để có những lựa chọn đúng, những lựa chọn thể hiện phẩm chất người của các bạn. Các bạn là tương lai của đất nước này. Nếu như từ bây giờ, ngay ở ngưỡng cửa cuộc đời, các bạn đã không đủ mạnh để có những lựa chọn giúp các bạn xác định nhân tính, nhân phẩm của mình, thì cái xã hội mà nay mai các bạn sẽ góp phần xây dựng sẽ là một xã hội như thế nào?
Tôi không thể khẳng định điều gì, nhưng bằng những trải nghiệm cá nhân, tôi tin rằng, đa số những đồng nghiệp cũ của tôi, những người mà tôi từng cộng tác trong công việc giảng dạy, sẽ ủng hộ và đánh giá cao những lựa chọn đúng đắn, những lựa chọn giúp các bạn chứng tỏ phẩm giá của mình.
Tôi biết nhiều người trong số họ cũng đau khổ như bạn trước những biểu hiện của sự suy đồi đạo đức ngày hôm nay.
Tôi hy vọng rằng họ sẽ bảo vệ các bạn, như là bảo vệ phần tốt đẹp trong con người họ.
Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể lấy lại được sức mạnh đang dần dần kiệt quệ của dân tộc này.
Chúng ta đang mất rất nhiều thứ: tài nguyên, khoáng sản, biên giới, biển đảo…; mất các nguồn lực trí tuệ; nền kinh tế của chúng ta đang hồi nguy khốn chưa biết bao giờ mới có thể phục hồi.
Nhưng chừng nào chúng ta còn chưa đánh mất con người, tức là chưa mất hết ý thức về cái đúng, cái tốt, về công lý, về các giá trị nhân văn, chừng nào chúng ta vẫn còn 5% những người can đảm và trung thực, như bạn nói (trên thực tế, tôi tin, những người đó nhiều hơn 5%), chừng đó chúng ta vẫn còn hy vọng. Ba bạn đã truyền cho bạn một điều hết sức tốt đẹp: bạn sinh ra là để làm thay đổi thế giới, để khiến thế giới này tốt đẹp hơn.
Bạn đừng quên rằng bạn là niềm hy vọng của tôi, của chúng tôi. Bạn hãy lựa chọn và hành động để giữ cho chúng tôi niềm hy vọng vào tương lai của xứ sở này, cũng là tương lai của chính bạn!
Thân mến!
- Nguyễn Thị Từ Huy
Chia sẻ của độc giả, xin gửi theo email: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.
Tin mới nhất
- 'Chuyện như trên không lạ đâu!' (08/12/2011)
- 'Bản kiểm điểm...' đi ngược lẽ đời? (07/12/2011)
- Thương con lớp 1! (06/12/2011)
- Nàng Tấm và triết lý giáo dục Việt (04/12/2011)
- Trẻ lớp 1 toát mồ hôi vì vẽ chữ (01/12/2011)
Các tin khác
- 'Chuyện như trên không lạ đâu!' (08/12/2011)
- 'Bản kiểm điểm...' đi ngược lẽ đời? (07/12/2011)
- Thương con lớp 1! (06/12/2011)
- Nàng Tấm và triết lý giáo dục Việt (04/12/2011)
- Trẻ lớp 1 toát mồ hôi vì vẽ chữ (01/12/2011)
- Đừng biến học sinh thành con rối (29/11/2011)
- Cố viết sách như thế để phải đi học thêm? (28/11/2011)
- Tiếng Việt 1 thế này, bé đi học thêm là phải? (28/11/2011)
- Những khoảng tối nghề giáo giờ mới kể (27/11/2011)
- Quặn lòng nghe nhà giáo kể chuyện về hưu non (27/11/2011)
- Đây là thứ giáo dục Việt Nam đang thiếu (25/11/2011)
- Một sự thật của học sinh Việt (21/11/2011)
- Tái cấu trúc đầu tư giáo dục, tại sao không? (20/11/2011)
- Ký túc xá độc nhất và cái ghế của quan (16/11/2011)
- Có nên sửa đổi chuyện Tấm Cám không? (14/11/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét