Bộ bỏ “chấm chéo”, các tỉnh “thở phào”
Thứ Ba, 13/12/2011 09:56
(TT&VH) -
Ngày 12/12, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Về việc sửa đổi, bổ sung
Quy chế thi tốt nghiệp. Theo đó, Bộ GD&ĐT bỏ quy định cứng về thi
cụm, bỏ “chấm chéo” giữa các tỉnh. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
sẽ được trả về cho các tỉnh tự tổ chức theo hình thức phù hợp với điều
kiện và năng lực địa phương.
Vấn
đề thanh tra thi cũng nhiều thay đổi. Kỳ thi sẽ không còn lực lượng
“thanh tra chéo” giữa các tỉnh, không có thanh tra ủy quyền cũng như lực
lượng giảng viên ở các trường đại học tham gia với tư cách thanh tra
Bộ. Việc thanh tra sẽ được trao toàn bộ cho các sở, từ khâu chuẩn bị, tổ
chức thi, chấm thi đến phúc khảo bài thi.
Nếu
thấy cần thiết, các tỉnh có thể ký hợp đồng trách nhiệm với trường đại
học trên địa bàn của mình về hỗ trợ thanh tra. Bộ sẽ tăng cường các đoàn
thanh tra lưu động kiểm tra bất ngờ các địa phương.
“Chấm chéo” nội tỉnh
Thay
vì phải chuyển bài đi tỉnh bạn, năm nay, các sở sẽ tự tổ chức chấm thi
cho thí sinh của tỉnh mình. Việc chấm thi dựa trên nguyên tắc “chấm
chéo” tổ để tránh tình trạng giáo viên chấm bài của chính học sinh
trường mình.
Ông
Đậu Văn Phúc, Trưởng Phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết,
Nghệ An là tỉnh có số lượng học sinh lớn (năm 2010 toàn tỉnh có trên
45.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT), nên hàng năm, để chấm hết bài thi
của Nghệ An, Bộ phải chia cho 2 tỉnh chấm. Quy định này sẽ tạo thuận lợi
hơn rất nhiều cho các địa phương.
Học sinh sẽ không phải đi xa vài chục cây số để thi tốt nghiệp
(Ảnh có tính chất minh họa)
(Ảnh có tính chất minh họa)
“Chúng
tôi có số lượng giáo viên rất lớn, chấm bài cho tỉnh bạn rất nhanh.
Nhưng chấm xong, giao cho tỉnh bạn rồi mà bài của tỉnh mình vẫn chưa
được chấm xong. Nếu trả về cho tỉnh chấm thì chúng tôi sẽ chủ động hơn
trong kế hoạch chấm thi đế có thể công bố kết quả sớm nhất cho thí sinh,
giúp các em yên tâm và có phương hướng trong việc thi ĐH, CĐ” - ông
Phúc chia sẻ.
Cũng
theo ông Phúc, việc vận chuyển bài thi đến các tỉnh bạn tuy không quá
khó khăn nhưng lại vất vả và phức tạp. Tỉnh phải huy động xe, điều động
cán bộ và phải “viện” đến sự hỗ trợ của công an tháp tùng để đảm bảo an
toàn và bảo mật.
Đây
cũng là chia sẻ của ông Đỗ Quý Liên, Trưởng phòng Khảo thí, Sở
GD&ĐT tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, ông Liên cho rằng: “Khi tự chấm,
trách nhiệm của Sở sẽ tăng lên rất nhiều. Trước đây, chúng tôi chỉ mang
bài tỉnh bạn về và có thể yên tâm giao cho các giáo viên chấm mà không
sợ hiện tượng đánh dấu bài hay việc giáo viên nhận được mặt chữ học
sinh. Giờ tự chấm, Sở sẽ phải làm chặt hơn vấn đề này, phải phân công
“chấm chéo” tổ để đảm bảo kết quả khách quan”.
Hạn chế các trường hợp lặn lội hàng chục km đi thi
Quy định cứng về thi cụm của Bộ GD&ĐT các năm trước đã khiến không ít thí sinh lao đao trong kỳ thi tốt nghiệp.
Tại
Quảng Trị, mùa thi năm 2011, phải đi thi xa nhất là học sinh ở trường
THPT Đak Rông 2, các em phải vượt 60km đi thi ở trường THPT Đak Rông 1.
Học sinh trường THPT A Túc vượt 40km đến trường THPT La Bảo hay học sinh
trường THPT Hướng Thùng đi 30km đến thi ở Khe Sanh.
Do
học sinh đi quá xa nên nhà trường, phụ huynh, lãnh đạo địa phương phải
cùng phối hợp tổ chức ô tô đưa đón, liên hệ chỗ ăn chỗ ở cho các em
trong ba ngày thi.
Tại Quảng Ninh, các thí sinh của đảo Cô Tô cũng phải vượt 60km đường biển mới đến được điểm thi.
Chủ
trương trao lại quyền tự quyết cho tỉnh đã “cởi trói” cho các sở trong
việc sắp xếp các hội đồng thi. Khi được tự chủ, nhiều tỉnh sẽ bố trí các
cụm sẽ linh hoạt hơn, phù hợp với đặc thù của từng khu vực.
Theo
ông Đậu Văn Phúc, Nghệ An thậm chí còn tổ chức thi cụm trước khi Bộ quy
định áp dụng mô hình này trên toàn quốc. “Thi cụm đảm bảo khách quan
hơn. Có những năm chúng tôi tổ chức cả huyện với 9 trường thi chung một
cụm. Tuy nhiên, trong năm tới, với các vùng khó như huyện Kỳ Sơn, Đô
Lương, chúng tôi sẽ thay đổi cụm thi so với mọi năm để thí sinh đi lại
đỡ khó khăn” - ông Phúc nói.
Trưởng
phòng Khảo thí của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, ông Đỗ Quý Liên cũng
cho biết: “Bắc Giang sẽ kết hợp vừa thi cụm, vừa thi độc lập. Kỳ thi tốt
nghiệp năm 2011, thí sinh đi xa nhất tỉnh là các em ở trường THPT Sơn
Động số 3 phải vượt 20km ra thi ở trường Sơn Động số 1. Trường và phụ
huynh phải tổ chức đưa đón các em ra điểm thi vì sợ mưa lũ. “Những điểm
quá xa, không thuận lợi, chúng tôi sẽ tổ chức cho thi độc lập và tăng
cường thanh tra. Quan điểm của Sở là tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, nhưng an
toàn và nghiêm túc”.
Hoàng Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét