Nên khuyến khích có quy chế từ chức
TT - Văn phòng Chính phủ mới đây đã thông báo ý kiến
kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về một số vấn đề liên quan
đến cải cách chế độ công chức, công vụ, trong đó có việc giao Bộ Nội vụ
nghiên cứu xây dựng quy chế từ chức.
Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với nguyên thứ trưởng Bộ Nội
vụ Thang Văn Phúc về việc này. Ông cho biết để có được “văn hóa từ chức”
phải đi từ vấn đề cốt lõi là minh bạch trách nhiệm, thẩm quyền của
người làm lãnh đạo.
* Ông nghĩ gì về việc ban hành các quy định liên quan đến từ chức?
"Xây
dựng văn hóa từ chức là một quá trình phải minh bạch và sòng phẳng.
Muốn làm được thì phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế
công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí một.
Người ta phải làm từ gốc như vậy, còn bây giờ mình muốn có quy chế từ
chức là làm từ ngọn thì tôi nghĩ cũng đáng khuyến khích thôi"
Ông Thang Văn Phúc
|
- Ông Thang Văn Phúc: Muốn người ta từ chức thì cái gốc
là phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của
từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo quản lý. Trên cơ sở đó để người
dân hoặc các tổ chức, cơ quan giám sát.
Thứ nhất, người lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ một,
hai năm thì phải xin từ chức, coi đó như chuyện bình thường. Thứ hai,
trong quá trình làm việc mặc dù chưa có sai sót nhưng anh cảm thấy không
làm tốt được công việc thì xin từ chức để làm việc khác phù hợp hơn.
Thứ ba, nếu mắc khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng thì phải xin từ chức
trước khi cơ quan thẩm quyền kỷ luật anh.
Xây dựng văn hóa từ chức là một quá trình phải minh
bạch và sòng phẳng. Muốn làm được phải dựa trên nền tảng cải cách, xây
dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ,
từng vị trí một. Người ta phải làm từ gốc như vậy, còn bây giờ mình muốn
có quy chế từ chức là làm từ ngọn thì tôi nghĩ cũng đáng khuyến khích
thôi.
* Ở nhiều nước mà việc từ chức trở nên rất bình
thường thì đây là vấn đề của văn hóa chính trị chứ chưa phải là vấn đề
của thể chế?
- Đó trước hết là văn hóa và trách nhiệm xã hội. Anh
ngồi vào vị trí đó, nhận tiền từ ngân sách, thực thi công vụ là để phục
vụ xã hội, nếu cảm thấy làm ảnh hưởng đến xã hội thì xin từ chức. Chẳng
hạn như xây một cây cầu bị đổ làm chết nhiều người thì có khi ông bộ
trưởng giao thông xin từ chức. Hoặc xảy ra những chuyện bê bối, vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực mình quản lý thì cũng xin từ chức.
Chiều 23-12, trao đổi với Tuổi Trẻ,
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết trong số các công việc mà
bộ này đang triển khai có đề án “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công
vụ, công chức”.
Theo
lãnh đạo Bộ Nội vụ, dự thảo đề án này đề cập nhiều nội dung, trong đó
có nội dung về quy chế từ chức, văn hóa từ chức. Mới đây Bộ Nội vụ đã có
báo cáo với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và được Phó thủ tướng giao
triển khai nghiên cứu xây dựng. Từ chủ trương chung, Bộ Nội vụ sẽ khẩn
trương thực hiện các công việc liên quan, trước hết là thành lập ban
soạn thảo và tổ biên tập đề án.
V.V.T.
|
* Liệu vấn đề từ chức có thể thể chế thành một quy chế như chỉ đạo của phó thủ tướng, thưa ông?
- Tôi nghĩ rằng cứ nên thử xem thế nào, phải hành động
để nếu thấy tốt thì thực hiện. Vì chúng ta chưa có thói quen, chưa xây
dựng được văn hóa từ chức, mới chỉ có vài người bột phát và nhiều khi vì
tự ái cá nhân mà từ chức. Mình khuyến khích một điều gì đó thuộc về thể
chế dân chủ pháp quyền thì phải bình đẳng giữa quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm.
* Nhưng nhiều ý kiến cho rằng ở VN cách chức một người còn khó, huống gì là để người ta chủ động từ chức?
- Khó mới phải làm, còn dễ như thiên hạ thì nói làm gì
nữa. Ở các nước mà hiện nay mình thấy người ta từ chức là bình thường
thì người ta cũng đã trải qua thể chế dân chủ vài trăm năm. Mình bây giờ
mới vào cuộc, thấy xã hội bức xúc mà cần khuyến khích tính tự giác,
tính trách nhiệm của quan chức thì cũng rất nên.
* Vậy theo ông, quy chế đó sẽ có nội dung như thế nào?
- Thật khó trả lời ngay lập tức câu hỏi này. Bộ Nội vụ
cần phải nghiên cứu cụ thể. Ví dụ như cần làm rõ trong trường hợp nào
thì khuyến khích từ chức. Bởi từ chức không phải là hình thức kỷ luật
của nhà nước, mà đó là hình thức tự kỷ luật của người có trách nhiệm, có
lương tri, có văn hóa cao.
LÊ KIÊN thực hiện
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết:
Băn khoăn về tính pháp lý
Tôi có đọc báo và thấy hơi ngạc nhiên về việc xây dựng
cái gọi là quy chế từ chức. Trước hết bởi từ chức là hành động tự
nguyện, tự giác của người có trách nhiệm. Thông thường chúng ta cứ ngầm
hiểu rằng ông A, ông B mắc khuyết điểm gì đó nên đòi hỏi ông ấy phải từ
chức, nhưng thực tế người ta có thể từ chức vì không thích làm việc đó,
vì cảm thấy môi trường không phù hợp hoặc sức khỏe không đảm bảo...
Ở nhiều nước tiến bộ trên thế giới thì việc từ chức rất
bình thường, nhiều trường hợp từ chức còn được dư luận hoan nghênh.
Nhưng ở ta phần lớn trường hợp coi từ chức là điều gì đó rất nặng nề.
Trên thực tế tôi cho rằng có nhiều trường hợp rất đáng từ chức nhưng vẫn
không từ chức và tại vị mà không bị làm sao cả. Vì vậy, tôi rất băn
khoăn về việc xây dựng quy chế từ chức bởi tính pháp lý của nó.
Chúng ta có cả một hệ thống khá đồ sộ những quy định
của Đảng, của pháp luật về cán bộ, công chức mà nếu được thực thi tốt
trong thực tế thì không nhất thiết phải đặt vấn đề này ra. Nhưng có lẽ
cá nhân phó thủ tướng cũng thấy rằng những quy định hiện hành vẫn chưa
phát huy hết tác dụng nên cần có thêm quy chế về từ chức. Cá nhân tôi
cho rằng bằng các quy định hiện hành của Đảng, bằng vai trò tổ chức và
quản lý cán bộ của Đảng, việc yêu cầu một số người thuộc diện “xứng
đáng” từ chức mà tự nguyện từ chức để làm gương thì sẽ có tác dụng tốt
hơn một quy chế.
L.KIÊN
|
.
(1)
Vấn đề ở đâu?
24/12/2011 09:29:46
24/12/2011 09:29:46
Vấn
đề không phải là đưa ra quy chế mà ở chỗ cái "đặc quyền" và "đặc lợi"
quá lớn, nên chẳng có ai chịu từ chức đâu. Làm sao xiết lại các quyền
lực và thu lại các lợi ích từ những người bám ghế, thì họ tự nhiên từ
chức thôi.
Nguyễn Xuân Giang
Nguyễn Xuân Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét