Có một thực tế là hiện nay, không thiếu cán
bộ quản lý ở ta tỏ ra thiếu kỹ năng về chuyên môn, hẹp ở lĩnh vực mình
quản lí, khi lên vị trí cao thì chỉ có kỹ năng làm quan. Thứ kỹ năng
này, như ý kiến của TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,
người đó làm chính trị vì mục đích kinh tế và điều đó dẫn tới tệ tham
nhũng.
|
Dư luận đang yêu cầu VFF: hãy trả bóng đá về cho chính bóng đá
Ban đầu có thể anh là nhà lãnh đạo tốt, nhưng chính
quyền lực lại có thể làm tha hoá con người anh. Khi đã lên đến hàm Thứ
trưởng anh có ôtô, ngoài ra còn chuyện ơn huệ, lại quả. Vì thế, chuyện
văn hóa từ chức ở ta xem như vẫn còn là chuyện hiếm, trong đó vụ việc
nổi cộm ở VFF không là chuyện ngoại lệ.
Cách đây không lâu, ông sếp ở VFF từng cao giọng cho
rằng trên đời này thiếu gì Bộ trưởng Y tế không phải là bác sỹ, Bộ
trưởng Giao thông không phải là kỹ sư... rồi tự cho là mình có khả năng
lãnh đạo và điều hành, đặc biệt là việc đi nước ngoài, tất nhiên là với
phiên dịch viên từ A-Z. Ông ta điều hành thế nào ở V-League thì ai cũng
biết, thậm chí chính ông này nức nở khen vị HLV người Đức là HLV "giỏi
nhất từ trước đến nay”(!), trong khi tất cả mọi người, từ các nhà chuyên
môn đến khán giả đều có chung ý kiến trái ngược. Điều này cho thấy,
trong thất bại thảm hại, làm tổn thương danh dự đất nước thì người lãnh
đạo không thể vô can.
Vì thế dư luận tán thành khi nghe tin TTK họ Trần có ý
định từ chức. Nếu đúng như thế, ông ấy là người thức thời và cần chia
sẻ, y như sự cảm thông với ông Phạm Ngọc Viễn trước đây. Nhưng (lại
nhưng), việc đã đến thế này mà công chúng vẫn chưa thấy ông sếp lớn tỏ ý
từ chức cho ra người có tự trọng và có văn hóa. Có lẽ người ta đều hiểu
rằng có người khi từ chức sẽ không còn cơ hội thu vén bổng lộc các kiểu
như lúc còn đương chức, nhất là những người tiến thân không phải bằng
thực tài, vì thế khi nghỉ rồi nếu xin làm việc đâu có dễ vì không có
chuyên môn giỏi, từ chức xong lấy gì để sống sung sướng như trước? Nếu
là kỹ sư hoặc là người có chuyên môn vững vàng trong một lĩnh vực thì
không làm quan anh cũng sẽ có công việc tốt, đằng này...
Dư luận hỏi, liệu ở đây có xuất hiện tâm lý giữ ghế
bằng mọi giá? Câu trả lời là có thể lắm chứ, tất nhiên ai cũng quý trọng
chiếc ghế của mình, vị trí của mình nhưng người có lương tri thì không
bao giờ cố nắm chiếc ghế bằng mọi giá. Đề cập lại vấn đề vì sao ở ta còn
hiếm thứ văn hoá từ chức, ai cũng thấy rằng chỉ khi nào những người có
phẩm giá, có năng lực và có thể làm ở bất cứ vị trí, công việc nào mà
vẫn được hưởng lợi tương ứng với trình độ và phẩm hạnh của mình thì khi
đó người ta mới có thể dễ dàng từ chức hơn là những kẻ đi lên bằng
"đường cong”. Có lẽ vì thế mà ông TTK dám mạnh dạn từ chức, khi trở lại
ngành TDTT mà ông là cán bộ biệt phái, vị quan chức này vẫn có công việc
tốt và tương xứng với tài năng của ông ấy, còn sếp lớn hơn ông ta, điều
này là bất khả. Bên cạnh ông còn có một phó phụ trách tuyên truyền, vốn
người ngoại đạo, từ sau vụ việc này đã chịu khó "núp gió” mong giữ ghế
để tiếp tục tồn tại và phát biểu vung mạng về thứ chuyên môn mà thực ra
ông ta mù tịt. Thế mới hay, vòng vo Tam quốc vẫn chỉ là cái chuyện bám
ghế cho chặt để tiếp tục hưởng lợi và bất cần sự liêm sỉ. Ngày hôm kia,
đích thân Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - du lịch đã đề cập việc cải tổ
triệt để bộ máy VFF. Dư luận rất mong Chính phủ sẽ có động thái gì đó để
chấn chỉnh VFF, sao cho không còn có những chú "bạch tuộc” kiểu mới như
thế nữa. Thời gian không còn nhiều mà nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam lại
chẳng ít, dư luận đang yêu cầu VFF: hãy trả bóng đá về cho chính bóng
đá nếu không muốn bộ máy quản lí ấy tiếp tục bôi nhọ danh dự của nhân
dân và của chính những người đã và đang góp phần nuôi sống bóng đá.
Trần Quang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét