Ngôi trường Việt trên đất Úc
- Trong đời, tôi chưa bao giờ được xem một vở kịch đơn giản đến thế. Sự
đơn giản ở đây được thể hiện từ diễn viên, đạo cụ, phục trang cho đến
cả kịch bản, sân khấu. Với hơn một phút trình diễn, các diễn viên và cả
tác giả kịch bản đã làm tôi xúc động.
Vở kịch rung động lòng người
“Chuyện kể rằng, đời Hùng Vương thứ 18 của nước Văn Lang, có một nàng công chúa tên là Mị Nương được vua cha tổ chức kén rể. Có hai chàng . . .”
Mở màn vở kịch ngắn, một học sinh còn nhỏ tuổi đọc vang lên trong hội trường lời thoại dẫn dắt câu chuyện. Sơn Tinh – Thủy Tinh. Cả hội trường im phăng phắc lắng nghe chăm chú. Một học sinh nữ được đưa ra để giới thiệu là Mỵ Nương đứng khép nép. Hai nữ sinh khác, một vào vai Thủy Tinh, một vai Sơn Tinh. Tất cả các nhân vật chỉ mặc trên người những trang phục thường ngày. Rồi Sơn Tinh lấy được Mỵ Nương đưa về núi. Thủy Tinh đến muộn nổi giận hóa phép cho nước dâng cao. . .
Câu chuyện rất đỗi bình thường mà mỗi người dân Việt chúng ta không ai
không biết. Thế nhưng, tôi tin trong số những khán giả dự khán hôm nay
có người chưa từng được nghe qua.
Lý do rất dễ hiểu, vở kịch được dàn dựng bởi các học sinh này được trình diễn tại sân khấu của trường văn hóa Việt Nam ở thành phố Bankstown cách Sydney, bang New South Wales (Úc) vài chục km nhân lễ bế giảng khóa học tiếng Việt dành cho cộng đồng người Việt định cư tại Úc.
Khán giả vốn là những người Việt xa quê hương đã lâu hoặc thuộc các thế hệ sinh ra trên đất Úc. Vì thế, một câu chuyện lịch sử dù là thần thoại truyền thuyết nhưng đã làm cho những người Việt tha hương chăm chú lắng nghe.
Một phụ nữ khoảng 40 tuổi theo gia đình định cư tại Úc từ bé - nay đã tốt nghiệp đại học, lập gia đình và có công việc ổn định, chia sẻ:
"Tôi nghe và nói tiếng Việt chưa sõi. Vì thế, tôi muốn các con mình, những đứa trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên đất Úc phải nói và viết được tiếng Việt để chúng không quên cội nguồn".
Buổi lễ bế giảng khóa học kéo dài gần 2 giờ. Các tiết mục lần lượt được giới thiệu xen kẽ với phần trao quà và phát thưởng cho các học sinh xuất sắc. Cách bài trí hội trường đơn giản, gần như không có gì ngoài 2 chùm bong bóng màu trên sân khấu. Trên bức vách nơi vị trí chọn làm sân khấu, đôi dòng chữ “trường VHVN Bankstown, lễ bế giảng 2011” được cắt dán cẩn thận.
Người dẫn chương trình, bà hiệu trưởng Trịnh Thị Cách. Không dài dòng sáo ngữ, bà vào đề bằng một câu chuyện.
Bà kể: “Trên một chuyến xe có 4 người gồm vợ chồng và 2 đứa con. Chiếc xe đang chạy bổng dưng gặp tai nạn. Cả 4 người trong xe đều thiệt mạng. Cảnh sát đến hiện trường không tìm ra một nhân chứng nào, chỉ còn duy nhất một con khỉ sống sót. Cảnh sát hỏi con khỉ về tình trạng trên xe trước khi tai nạn xảy ra. Bằng những động tác, con khỉ cho biết người chồng vừa lái vừa cầm chai rươu tu liên hồi. Người vợ ngồi bên cạnh chẳng quan tâm đến những người chung quanh, chỉ lo trang điểm. Hai đứa con ngồi phia sau cãi nhau chí chóe. Cảnh sát tiếp tục hỏi con khỉ, ai cầm lái sau cùng? Khỉ dùng ngón tay chỉ vào mình. Thì ra người chồng mãi uống rượu giao tay lái cho con khỉ”.
Bà kết luận: “Các con phải sống có trách nhiệm với tất cả những người chung quanh. Đừng vì ham muốn bản thân để những người chung quanh phải lãnh hậu quả. Các con có hứa với cô là phải sống cho thật tốt không". Tiếng “Dạ, có” vang lên cả hội trường.
Sau câu chuyện, một lớp học được nêu lên. Cô giáo phụ trách mời 7 em lên sân khấu. 3 em được biểu dương nhất nhì ba được trao tặng cúp vàng. 4 em còn lại giải khuyến khích được tặng bằng khen. Cứ thế, hết lớp này sang lớp khác. Những em được nêu tên vui mừng cầm quà tặng đến bên cha mẹ. Cả cha mẹ lẫn con cái đều thoáng hiện niềm vui sướng bởi từ nơi này những đứa trẻ Việt Nam trên đất Úc đã nói được tiếng nói của quê hương.
Nơi hội ngộ của người Việt
Hiệu trưởng Trịnh Thị Cách là một tu sĩ. Bà đã nhiều năm gắn bó với ngôi trường nhiều năm nay. Trường được thành lập và hoạt động gần 30 năm. Khởi đầu chỉ được vài chục em, đến nay con số học sinh tìm đến với tiếng Việt đã lên đến con số 2.300. Và cũng từ một cơ sở, trường đã phát triển đến 6 cơ sở trên toàn Sydney. Cơ sở Bankstown là cơ sở lớn nhất với 850 học sinh.
Bằng một giọng trầm ngâm và xúc động, bà Cách bày tỏ mục đích của trường là truyền đạt văn hóa Việt đến các em nhỏ sinh ra tại Úc. Hầu hết các em đều thuộc thế hệ thứ 3 của người Úc gốc Việt. Vì thế, nhu cầu đọc và nói tiếng Việt là điều rất cần thiết. Ngoài việc dạy văn hóa, bà Cách cho biết thêm, chúng tôi còn phải dạy cho các cháu hiểu lễ giáo, nhân cách, phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Nhà trường cũng giáo dục các cháu tình thương yêu đồng loại. Bằng những việc làm thiết thực từ những bàn tay nhỏ bé, các em đóng góp công sức của mình nhằm xoa dịu những nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh trên toàn thế giới. Cũng đã có những lần chính các em quyên góp giúp đỡ những người cơ nhỡ kém may mắn ở quê nhà.
Ngoài ra, trường còn là nơi các phụ huynh người Việt gặp gỡ nhau chia sẻ những vui buồn và giúp đỡ nhau những lúc cần thiết.
Ông Nguyễn Thới Đồng, 62 tuổi mỗi năm qua đây 6 tháng để phụ con gái trông hai đứa cháu ngoại bày tỏ:
"Nhờ ngôi trường này mà các cháu được biết tiếng Việt, rèn được nhân cách đúng theo tinh thần người Việt. Mỗi năm, học sinh chỉ phải đóng một khoản phí nhỏ 60 AUD để nhà trường chi dùng vào những chi phí cần thiết. Các giáo viên đều là những người làm việc thiện nguyện. Họ được hỗ trợ một số tiền nhỏ dùng để đi lại. Mỗi tuần, chỉ học 2 giờ vào ngày thứ bảy, và ngày thứ bảy mỗi tuần như là ngày hội gặp gỡ của phụ huynh, của các em và những người nặng lòng với quê hương Việt Nam trên đất Úc.
Các giáo viên ở trường |
Vở kịch rung động lòng người
“Chuyện kể rằng, đời Hùng Vương thứ 18 của nước Văn Lang, có một nàng công chúa tên là Mị Nương được vua cha tổ chức kén rể. Có hai chàng . . .”
Mở màn vở kịch ngắn, một học sinh còn nhỏ tuổi đọc vang lên trong hội trường lời thoại dẫn dắt câu chuyện. Sơn Tinh – Thủy Tinh. Cả hội trường im phăng phắc lắng nghe chăm chú. Một học sinh nữ được đưa ra để giới thiệu là Mỵ Nương đứng khép nép. Hai nữ sinh khác, một vào vai Thủy Tinh, một vai Sơn Tinh. Tất cả các nhân vật chỉ mặc trên người những trang phục thường ngày. Rồi Sơn Tinh lấy được Mỵ Nương đưa về núi. Thủy Tinh đến muộn nổi giận hóa phép cho nước dâng cao. . .
Phụ huynh tới trường dự lễ |
Lý do rất dễ hiểu, vở kịch được dàn dựng bởi các học sinh này được trình diễn tại sân khấu của trường văn hóa Việt Nam ở thành phố Bankstown cách Sydney, bang New South Wales (Úc) vài chục km nhân lễ bế giảng khóa học tiếng Việt dành cho cộng đồng người Việt định cư tại Úc.
Khán giả vốn là những người Việt xa quê hương đã lâu hoặc thuộc các thế hệ sinh ra trên đất Úc. Vì thế, một câu chuyện lịch sử dù là thần thoại truyền thuyết nhưng đã làm cho những người Việt tha hương chăm chú lắng nghe.
Một phụ nữ khoảng 40 tuổi theo gia đình định cư tại Úc từ bé - nay đã tốt nghiệp đại học, lập gia đình và có công việc ổn định, chia sẻ:
"Tôi nghe và nói tiếng Việt chưa sõi. Vì thế, tôi muốn các con mình, những đứa trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên đất Úc phải nói và viết được tiếng Việt để chúng không quên cội nguồn".
Buổi lễ bế giảng khóa học kéo dài gần 2 giờ. Các tiết mục lần lượt được giới thiệu xen kẽ với phần trao quà và phát thưởng cho các học sinh xuất sắc. Cách bài trí hội trường đơn giản, gần như không có gì ngoài 2 chùm bong bóng màu trên sân khấu. Trên bức vách nơi vị trí chọn làm sân khấu, đôi dòng chữ “trường VHVN Bankstown, lễ bế giảng 2011” được cắt dán cẩn thận.
Người dẫn chương trình, bà hiệu trưởng Trịnh Thị Cách. Không dài dòng sáo ngữ, bà vào đề bằng một câu chuyện.
Bà kể: “Trên một chuyến xe có 4 người gồm vợ chồng và 2 đứa con. Chiếc xe đang chạy bổng dưng gặp tai nạn. Cả 4 người trong xe đều thiệt mạng. Cảnh sát đến hiện trường không tìm ra một nhân chứng nào, chỉ còn duy nhất một con khỉ sống sót. Cảnh sát hỏi con khỉ về tình trạng trên xe trước khi tai nạn xảy ra. Bằng những động tác, con khỉ cho biết người chồng vừa lái vừa cầm chai rươu tu liên hồi. Người vợ ngồi bên cạnh chẳng quan tâm đến những người chung quanh, chỉ lo trang điểm. Hai đứa con ngồi phia sau cãi nhau chí chóe. Cảnh sát tiếp tục hỏi con khỉ, ai cầm lái sau cùng? Khỉ dùng ngón tay chỉ vào mình. Thì ra người chồng mãi uống rượu giao tay lái cho con khỉ”.
Bà kết luận: “Các con phải sống có trách nhiệm với tất cả những người chung quanh. Đừng vì ham muốn bản thân để những người chung quanh phải lãnh hậu quả. Các con có hứa với cô là phải sống cho thật tốt không". Tiếng “Dạ, có” vang lên cả hội trường.
Sau câu chuyện, một lớp học được nêu lên. Cô giáo phụ trách mời 7 em lên sân khấu. 3 em được biểu dương nhất nhì ba được trao tặng cúp vàng. 4 em còn lại giải khuyến khích được tặng bằng khen. Cứ thế, hết lớp này sang lớp khác. Những em được nêu tên vui mừng cầm quà tặng đến bên cha mẹ. Cả cha mẹ lẫn con cái đều thoáng hiện niềm vui sướng bởi từ nơi này những đứa trẻ Việt Nam trên đất Úc đã nói được tiếng nói của quê hương.
Nơi hội ngộ của người Việt
Hiệu trưởng Trịnh Thị Cách là một tu sĩ. Bà đã nhiều năm gắn bó với ngôi trường nhiều năm nay. Trường được thành lập và hoạt động gần 30 năm. Khởi đầu chỉ được vài chục em, đến nay con số học sinh tìm đến với tiếng Việt đã lên đến con số 2.300. Và cũng từ một cơ sở, trường đã phát triển đến 6 cơ sở trên toàn Sydney. Cơ sở Bankstown là cơ sở lớn nhất với 850 học sinh.
Cô Mai Trinh bên cạnh các học trò của mình. Cô là cô giáo trẻ nhất trường xuất thân từ ngôi trường này. Nhờ vậy cô nói và viết thông tiếng Việt. Để trả nghĩa nơi đã đào tạo mình, cô tình nguyện đảm nhận 1 lớp. |
Bằng một giọng trầm ngâm và xúc động, bà Cách bày tỏ mục đích của trường là truyền đạt văn hóa Việt đến các em nhỏ sinh ra tại Úc. Hầu hết các em đều thuộc thế hệ thứ 3 của người Úc gốc Việt. Vì thế, nhu cầu đọc và nói tiếng Việt là điều rất cần thiết. Ngoài việc dạy văn hóa, bà Cách cho biết thêm, chúng tôi còn phải dạy cho các cháu hiểu lễ giáo, nhân cách, phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Nhà trường cũng giáo dục các cháu tình thương yêu đồng loại. Bằng những việc làm thiết thực từ những bàn tay nhỏ bé, các em đóng góp công sức của mình nhằm xoa dịu những nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh trên toàn thế giới. Cũng đã có những lần chính các em quyên góp giúp đỡ những người cơ nhỡ kém may mắn ở quê nhà.
Ngoài ra, trường còn là nơi các phụ huynh người Việt gặp gỡ nhau chia sẻ những vui buồn và giúp đỡ nhau những lúc cần thiết.
Ông ngoại Nguyễn Thới Đồng cùng 2 cháu hớn hở ra về |
Ông Nguyễn Thới Đồng, 62 tuổi mỗi năm qua đây 6 tháng để phụ con gái trông hai đứa cháu ngoại bày tỏ:
"Nhờ ngôi trường này mà các cháu được biết tiếng Việt, rèn được nhân cách đúng theo tinh thần người Việt. Mỗi năm, học sinh chỉ phải đóng một khoản phí nhỏ 60 AUD để nhà trường chi dùng vào những chi phí cần thiết. Các giáo viên đều là những người làm việc thiện nguyện. Họ được hỗ trợ một số tiền nhỏ dùng để đi lại. Mỗi tuần, chỉ học 2 giờ vào ngày thứ bảy, và ngày thứ bảy mỗi tuần như là ngày hội gặp gỡ của phụ huynh, của các em và những người nặng lòng với quê hương Việt Nam trên đất Úc.
- Trần Chánh Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét