Cập nhật
06/07/2011 11:06:00 AM
(GMT+7)
Hiến pháp và Điều lệ Đảng, mấy điều suy nghĩ
Điều 4 Hiến pháp khẳng định:
"Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Điều lệ Đảng
viết: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền". Lãnh đạo và cầm quyền không
phải là những khái niệm tương đương - VietNamNet giới thiệu bài viết của chuyên
gia Bùi Đức Lại.
Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là căn cứ xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị, dân sự và công dân. Trong một nhà nước dân chủ, mọi tổ chức và cá nhân phải hoạt động phù hợp với tinh thần của hiến pháp.
Điều lệ của chính đảng nói chung
quy định những điều cơ bản về tính chất, mục tiêu, nguyên tắc, tổ chức và đảng
viên của đảng đó. Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh điều
lệ, không cho phép tổ chức đảng, đảng viên ở bất cứ cương vị và cấp bậc nào làm
trái điều lệ. Qua quy định này, các chính đảng mặc nhiên thừa nhận điều lệ mang
tính chất một "luật cơ bản" trong nội bộ của nó. Điều lệ của chính đảng chịu sự
điều chỉnh của hiến pháp và pháp luật. Một chính đảng hoạt động hợp pháp thì
đương nhiên điều lệ của nó phải phù hợp với hiến pháp và luật pháp.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam
có vị trí đặc thù là chính đảng duy nhất, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Hiến pháp nước ta ghi rõ như vậy.
Hiến pháp và Điều lệ Đảng cùng khẳng định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là Đảng phải chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật, Điều lệ Đảng phải phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiến pháp và pháp luật. Dù là chính đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội, tính chất "nội bộ" vẫn quán xuyến toàn bộ Điều lệ Đảng. Điều lệ không thể thay thế Hiến pháp và pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ giữa Đảng và các tổ chức nhà nước, chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành có đề cập nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ của Đảng với Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác. Phần lớn các vấn đề này không chỉ được nêu ra trong Điều lệ Đảng mà cũng còn đồng thời được đề cập trong Hiến pháp, pháp luật hoặc điều lệ của các tổ chức đoàn thể tùy theo mối quan hệ cụ thể. Như vậy, về nguyên tắc, có thể nói, các mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở đồng thuận của các bên có liên quan, không phải do Điều lệ Đảng "đơn phương" quy định. Đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính chính danh đầy đủ của những điều được nêu trong Điều lệ Đảng về mối quan hệ của Đảng với các tổ chức khác.
Việc Hiến pháp và Điều lệ Đảng
cùng khẳng định nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
đã hàm nghĩa khách quan rằng nguyên tắc này không chỉ do Đảng tự giác đề xướng,
mà còn có tính chất bắt buộc đối với chính đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền,
thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm nguyên tắc này là
vi phạm cả kỷ luật đảng và luật pháp.
Tính chất nội bộ của Điều lệ Đảng
đảm bảo cho Đảng có thể đưa ra những quy định nội bộ đối với đảng viên trong các
quan hệ chính trị - xã hội.
Đảng không thể ra các quy định "giảm bớt" nghĩa vụ công dân của đảng viên, ưu tiên có tính phân biệt đối xử cho đảng viên so với các công dân khác trong toàn bộ trách nhiệm và quan hệ với tư cách công dân hoặc thành viên tổ chức xã hội mà họ tham gia.
Nhưng Đảng có thể ra những quy định riêng mà khách quan mang tính chất hạn chế một số điểm trong việc đảng viên thực hiện quyền công dân của họ. Một số quy định hiện hành về việc đảng viên ứng cử hoặc nhận đề cử vào các cơ quan nhà nước, đoàn thể; về việc đảng viên làm chủ doanh nghiệp tư nhân… đều ít nhiều có tính hạn chế như vậy. Có thể còn có ý kiến khác nhau về sự cần thiết và tính tối ưu của các quy định đó. Nhưng cần khẳng định rằng Đảng hoàn toàn có quyền làm như vậy. Việc làm đó là hợp hiến, hợp pháp, cũng không vi phạm quyền của đảng viên. Khi vào Đảng, người đảng viên đã nhận thức đầy đủ và tự nguyện chấp hành Điều lệ Đảng và những quy định của Đảng, cũng có nghĩa là tự giác chấp nhận những hạn chế đó.
Đối với đảng viên được cử tri bầu làm người đại biểu của nhân dân tham gia cơ quan quyền lực nhà nước, vấn đề không còn hoàn toàn đơn giản như vậy mà có ít nhiều khác biệt. Cử tri đã bầu ra những cá nhân đại diện cho họ, chứ không phải bầu ra những đại diện theo chính đảng. Vì vậy vẫn phải tìm tòi những phương thức thích hợp sao cho họ làm tròn trách nhiệm đại biểu của nhân dân mà vẫn thực hiện được trách nhiệm trước tổ chức đảng.
Nhìn chung, Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, với phần mở đầu và 48 điều chi tiết, đã tập trung đề cập trước hết về những vấn đề thuộc nội bộ của Đảng. Bên cạnh đó cũng còn những vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. Có thể nêu ra một số điểm cụ thể làm ví dụ.
Điều 4 của Hiến pháp khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Điều lệ Đảng viết: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền". Lãnh đạo và cầm quyền không phải là những khái niệm tương đương. Thêm nữa, phạm vi "Nhà nước và xã hội" mà Đảng lãnh đạo rộng hơn nhiều phạm vi "quyền lực" mà Đảng "cầm". Sự khác nhau rõ ràng này giữa hai văn kiện quan trọng hàng đầu đó cần được khắc phục.
Có một số nội dung đã được nêu trong Điều lệ Đảng, như những điều nói về Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; Đảng lãnh đạo các lực lượng vũ trang… nhưng chưa được khẳng định hoặc khẳng định chưa đầy đủ, chưa cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Những vấn đề rất hệ trọng này chỉ có thể có đầy đủ tính chính danh và hiệu lực nếu được khẳng định trong Hiến pháp và pháp luật. Đó là điều cần phải tính tới trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước ta trong thời gian tới.
Để làm được như vậy, cần đi sâu tổng kết thực tiễn thời gian qua, bổ sung nhận thức mới, sửa đổi những nhận thức và việc làm không còn phù hợp, tiến tới nhận thức thống nhất, rõ ràng, minh bạch về những vấn đề đó. Từ đó bổ sung, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật, kết hợp giữa sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi bổ sung Điều lệ Đảng.
Trong đổi mới chính trị nước ta, có nhiều việc phải làm mà trọng tâm là cụ thể hóa và thực thi trong đời sống chính trị của đất nước những quan điểm cơ bản và đúng đắn đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong nhiều văn kiện cơ bản. Thực tế cho thấy đây là một cuộc đấu tranh rất khó khăn trong phạm vi toàn xã hội, trước hết là trong Đảng. Nhưng dẫu sao, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sắp tới cũng có ý nghĩa rất quan trọng, là một dịp kiểm điểm nhận thức và nhìn nhận thực tiễn, huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, tạo nên bước tiến mới về nhận thức và hành động.
Bùi Đức Lại
Bài được đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 7/2011
Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là căn cứ xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị, dân sự và công dân. Trong một nhà nước dân chủ, mọi tổ chức và cá nhân phải hoạt động phù hợp với tinh thần của hiến pháp.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 tại Hà Nội tháng 1/2011. Ảnh: Long Anh |
Hiến pháp và Điều lệ Đảng cùng khẳng định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là Đảng phải chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật, Điều lệ Đảng phải phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiến pháp và pháp luật. Dù là chính đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội, tính chất "nội bộ" vẫn quán xuyến toàn bộ Điều lệ Đảng. Điều lệ không thể thay thế Hiến pháp và pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ giữa Đảng và các tổ chức nhà nước, chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành có đề cập nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ của Đảng với Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác. Phần lớn các vấn đề này không chỉ được nêu ra trong Điều lệ Đảng mà cũng còn đồng thời được đề cập trong Hiến pháp, pháp luật hoặc điều lệ của các tổ chức đoàn thể tùy theo mối quan hệ cụ thể. Như vậy, về nguyên tắc, có thể nói, các mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở đồng thuận của các bên có liên quan, không phải do Điều lệ Đảng "đơn phương" quy định. Đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính chính danh đầy đủ của những điều được nêu trong Điều lệ Đảng về mối quan hệ của Đảng với các tổ chức khác.
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội
Cần đổi mới công tác nhân sự ngay
trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới - chuyên gia Bùi Đức
Lại.
|
Đảng không thể ra các quy định "giảm bớt" nghĩa vụ công dân của đảng viên, ưu tiên có tính phân biệt đối xử cho đảng viên so với các công dân khác trong toàn bộ trách nhiệm và quan hệ với tư cách công dân hoặc thành viên tổ chức xã hội mà họ tham gia.
Nhưng Đảng có thể ra những quy định riêng mà khách quan mang tính chất hạn chế một số điểm trong việc đảng viên thực hiện quyền công dân của họ. Một số quy định hiện hành về việc đảng viên ứng cử hoặc nhận đề cử vào các cơ quan nhà nước, đoàn thể; về việc đảng viên làm chủ doanh nghiệp tư nhân… đều ít nhiều có tính hạn chế như vậy. Có thể còn có ý kiến khác nhau về sự cần thiết và tính tối ưu của các quy định đó. Nhưng cần khẳng định rằng Đảng hoàn toàn có quyền làm như vậy. Việc làm đó là hợp hiến, hợp pháp, cũng không vi phạm quyền của đảng viên. Khi vào Đảng, người đảng viên đã nhận thức đầy đủ và tự nguyện chấp hành Điều lệ Đảng và những quy định của Đảng, cũng có nghĩa là tự giác chấp nhận những hạn chế đó.
Đối với đảng viên được cử tri bầu làm người đại biểu của nhân dân tham gia cơ quan quyền lực nhà nước, vấn đề không còn hoàn toàn đơn giản như vậy mà có ít nhiều khác biệt. Cử tri đã bầu ra những cá nhân đại diện cho họ, chứ không phải bầu ra những đại diện theo chính đảng. Vì vậy vẫn phải tìm tòi những phương thức thích hợp sao cho họ làm tròn trách nhiệm đại biểu của nhân dân mà vẫn thực hiện được trách nhiệm trước tổ chức đảng.
Nhìn chung, Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, với phần mở đầu và 48 điều chi tiết, đã tập trung đề cập trước hết về những vấn đề thuộc nội bộ của Đảng. Bên cạnh đó cũng còn những vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. Có thể nêu ra một số điểm cụ thể làm ví dụ.
Điều 4 của Hiến pháp khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Điều lệ Đảng viết: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền". Lãnh đạo và cầm quyền không phải là những khái niệm tương đương. Thêm nữa, phạm vi "Nhà nước và xã hội" mà Đảng lãnh đạo rộng hơn nhiều phạm vi "quyền lực" mà Đảng "cầm". Sự khác nhau rõ ràng này giữa hai văn kiện quan trọng hàng đầu đó cần được khắc phục.
Có một số nội dung đã được nêu trong Điều lệ Đảng, như những điều nói về Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; Đảng lãnh đạo các lực lượng vũ trang… nhưng chưa được khẳng định hoặc khẳng định chưa đầy đủ, chưa cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Những vấn đề rất hệ trọng này chỉ có thể có đầy đủ tính chính danh và hiệu lực nếu được khẳng định trong Hiến pháp và pháp luật. Đó là điều cần phải tính tới trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước ta trong thời gian tới.
Để làm được như vậy, cần đi sâu tổng kết thực tiễn thời gian qua, bổ sung nhận thức mới, sửa đổi những nhận thức và việc làm không còn phù hợp, tiến tới nhận thức thống nhất, rõ ràng, minh bạch về những vấn đề đó. Từ đó bổ sung, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật, kết hợp giữa sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi bổ sung Điều lệ Đảng.
Trong đổi mới chính trị nước ta, có nhiều việc phải làm mà trọng tâm là cụ thể hóa và thực thi trong đời sống chính trị của đất nước những quan điểm cơ bản và đúng đắn đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong nhiều văn kiện cơ bản. Thực tế cho thấy đây là một cuộc đấu tranh rất khó khăn trong phạm vi toàn xã hội, trước hết là trong Đảng. Nhưng dẫu sao, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sắp tới cũng có ý nghĩa rất quan trọng, là một dịp kiểm điểm nhận thức và nhìn nhận thực tiễn, huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, tạo nên bước tiến mới về nhận thức và hành động.
Bùi Đức Lại
Bài được đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 7/2011
Tin mới nhất
- Hải quân Ấn công bố chính sách Ấn Độ Dương (11 giờ trước)
- Nợ nần của EVN ở mức rủi ro cao (11 giờ trước)
- Chủ tịch TP.HCM nhận thiếu sót trong điều hành (23 giờ trước)
- Sẽ có quy định chế độ từ chức (09/12/2011)
- Thủ tướng yêu cầu tập đoàn dừng đầu tư ngoài ngành (09/12/2011)
Các tin khác
- Trung Quốc sắp tập trận ở Thái Bình Dương (23/11/2011)
- Không cho nước ngoài thuê thêm rừng (23/11/2011)
- Bộ trưởng Thăng: Tôi mới nhậm chức 3 tháng 15 ngày (23/11/2011)
- Tổng thống Israel ngưỡng mộ sâu sắc Việt Nam (23/11/2011)
- Chủ tịch Quốc hội 'chấm điểm' Bộ trưởng Thăng (23/11/2011)
- Bộ trưởng Thăng không thể nói bao giờ hết tắc đường (23/11/2011)
- Tướng Nguyên: Bộ trưởng Thăng chưa bắt đúng bệnh (23/11/2011)
- Sự cố bô-xít Tân Rai: Bồi thường nếu dân bị thiệt hại (23/11/2011)
- 'Đừng nói tăng lương' (23/11/2011)
- 40 năm chiến thắng Đường 9 - Nam Lào lịch sử (22/11/2011)
- Bộ trưởng Thăng mở màn phiên chất vấn (22/11/2011)
- Để công đoàn không còn hình thức (22/11/2011)
- Quốc hội hối thúc Chính phủ sửa Luật Đất đai (22/11/2011)
- Hàn Quốc tập trận lớn kỷ niệm ngày bị nã pháo (22/11/2011)
- Muốn biết lương lãnh đạo ngành điện (22/11/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét