Còn nhiều “bệnh” trong hoạt động của Quốc hội phải khắc phục ngay: “Bệnh” lặp lại báo cáo; thảo luận, tiếp xúc cử tri hình thức…
Sửa đổi hiến pháp lần này, một trọng
tâm lớn sẽ là vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quyền lực nhà
nước. Để “khớp” với các điều chỉnh, Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã lập hẳn
một ban chỉ đạo để xây dựng đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu
quả của QH. Chiều 30-9, TVQH đã bàn thảo về đề án này.
Chẩn bệnh để kê toa
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhận xét: “Nếu cơ quan nào cũng tuân thủ hiến pháp, pháp luật, có lẽ chẳng cần đề án đổi mới nữa”.
Trong đề án, phần đổi mới ngay được, nhiều nội dung
mấy năm nay QH vẫn thực hiện nhưng chất lượng, hiệu quả chưa cao. Chẳng
hạn, kỳ họp nào cũng yêu cầu rút ngắn thời gian trình bày văn bản nhưng
nhiều nội dung đọc trước QH có phần nhắc lại các văn bản khác.
Hoạt động thảo luận tại tổ ĐBQH có khi còn hình thức.
Đại biểu có xu hướng dồn nội dung thảo luận của 2-3 buổi vào một buổi.
Các trưởng đoàn đại biểu không nghiêm khắc khi điều hành thảo luận tổ,
bỏ mặc chất lượng. Nhiều ĐBQH đã “phát” ở tổ rồi, ra phiên họp toàn thể
lại “phát” lại y nguyên… Chính những đại biểu ấy làm lãng phí, giảm hiệu
quả các kỳ họp QH.
Với hoạt động tiếp xúc cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật Phan Trung Lý nhắc lại câu chuyện dài kỳ về các cuộc tiếp xúc cử
tri tổ chức trước và sau mỗi kỳ họp: Đại biểu về địa phương, mượn một
hội trường, rồi chính quyền mời vài chục “đại cử tri” tới dự. Những cử
tri khác, dù chất chứa những bức xúc cũng không thể vào được vì bị công
an chặn cửa, hỏi giấy mời!
Theo Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, ĐBQH không chỉ
tiếp xúc cử tri qua những cuộc được chính quyền tổ chức. Đại biểu làm
hết trách nhiệm thì họ sẽ tự tìm tới cử tri để nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng của cử tri.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII đang thảo luận ở tổ. Ảnh: TTXVN
Đổi mới từ thủ tục “kính thưa”
Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, ngay từ kỳ họp mới có thể
điều chỉnh ngay một số vấn đề, kể cả về thủ tục. “Không nên mở đầu phát
biểu nào cũng phải “kính thưa” tất cả, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tới
QH. “Kính thưa” như thế chỉ nên ở những phát biểu quan trọng, chẳng hạn
như khai mạc kỳ họp. Còn sau đó, chỉ cần “kính thưa QH” là đủ.
Nâng cao chất lượng dự án chuẩn bị trình QH, Chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhất trí rằng cần tăng cường hoạt
động giải trình trước hội đồng và các ủy ban của QH. Ông nói: “Khi còn
bên Chính phủ, có lần tôi đã giải trình trước Thường vụ 3 tiếng, thấy
rất bổ ích. Các câu hỏi đặt ra rất có ích cho người giải trình”.
Với hoạt động tại các cơ quan của QH, ông Nguyễn Sinh
Hùng đề nghị hội đồng và các ủy ban chủ động mời thêm chuyên gia độc
lập, tham gia ý kiến vào các dự án luật, các cuộc giám sát.
Riêng báo cáo thẩm tra, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu
nói: Cần lược bớt những gì lặp lại. Nội dung nào đồng ý thì viết ngắn,
không cần giải thích mà tập trung vào những gì chưa tán thành, các ý
kiến khác với cơ quan trình, ý kiến mang tính phản biện. Ngoài ra, khi
có phản biện và quan điểm khác, cơ quan thẩm tra cần đề xuất giải pháp,
phương án thay thế.
Đề án kiến nghị hoạt động chất vấn và trả lời chất
vấn nên tổ chức theo nhóm vấn đề, theo hướng đối thoại, tranh luận.
Thường vụ phải dự kiến được những vấn đề mà ĐBQH quan tâm nhiều, rồi đề
xuất với các đại biểu tập trung đặt câu hỏi cho từng nhóm vấn đề ấy…
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị ban chỉ đạo tiếp
tục hoàn thiện đề án, chuẩn bị những đề xuất có thể áp dụng từ kỳ họp
tới, báo cáo xin ý kiến QH triển khai ngay. Còn những vấn đề khác, cần
thảo luận, bàn thêm trong quá trình sửa hiến pháp.
Nên đưa mức phạt hút thuốc lá vào luật
Đề nghị bắt buộc kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục ĐH.
Cùng ngày, 30-9, Ủy ban TVQH đã nghe và cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Hiện Việt Nam là một
trong những nước có tỉ lệ sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Mỗi
năm, một người hút thuốc “đốt” bằng 1/3 số tiền dành cho lương thực, gấp
1,5 lần chi cho giáo dục, gấp năm lần chi phí y tế tính theo bình quân
đầu người…
Phó Chủ tịch QH Uông
Chu Lưu lưu ý: Thực tế cấm hút thuốc lá nơi công cộng đã có từ lâu
nhưng người bị phạt rất hiếm. Do đó, cần quy định mức xử phạt cho từng
hành vi vi phạm ngay trong luật.
Cùng ngày, Đoàn ĐBQH
TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý dự án luật trên. Nhiều ý kiến cho rằng dự
thảo luật còn sơ sài, chưa nêu được đối tượng chịu tác động. Nguyên Chủ
tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo góp ý: “Dự thảo cần nêu rõ: Chế tài cái
gì? Ai được phạt và hình thức chế tài cho những hành vi vi phạm cụ thể”.
Cho ý kiến về dự án
Luật Giáo dục ĐH, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đề nghị: Hoạt động kiểm định chất
lượng giáo dục là bắt buộc đối với cơ sở giáo dục ĐH. Đồng thời, quy
định rõ về quy trình, chu kỳ kiểm định, quy trình công khai kết quả kiểm
định chất lượng đào tạo…
THÀNH VĂN - NHẪN NAM
|
NGHĨA NHÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét