“Dù
phải chịu sức ép tâm lý khi phát biểu trước Quốc hội, báo chí và trước
sự theo dõi, trông đợi của cử tri, nhưng dân đã bầu, mình đã nhận nhiệm
vụ thì không thể lúc nào cũng “nhường” người khác phát biểu” - ĐBQH
Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
"Đại biểu Quốc hội dễ mang họ Hứa lắm"
Từ Phó Hiệu trưởng Đại học KHXH&NV, ông trở thành ĐBQH như thế nào?
- Trở thành ĐBQH là chuyện nằm ngoài suy nghĩ của tôi. Thú thực, tôi không chuẩn bị gì.
Số là năm 2002, lúc chuẩn bị bầu cử QH khóa XI, GS.TS Vũ Đình Cự, Phó Chủ tịch QH kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường muốn cơ cấu thêm một đại biểu chuyên trách am hiểu về khoa học xã hội và nhân văn, vì danh sách ứng cử ĐBQH chuyên trách của Ủy ban lúc đó chỉ toàn các nhà khoa học tự nhiên và kĩ thuật. Để làm ủy viên chuyên trách, tiêu chuẩn là đang giữ chức vụ từ vụ phó, viện phó, hiệu phó trở lên. Chiếu theo sổ thì đúng tên tôi.
Từ Phó Hiệu trưởng Đại học KHXH&NV, ông trở thành ĐBQH như thế nào?
- Trở thành ĐBQH là chuyện nằm ngoài suy nghĩ của tôi. Thú thực, tôi không chuẩn bị gì.
Số là năm 2002, lúc chuẩn bị bầu cử QH khóa XI, GS.TS Vũ Đình Cự, Phó Chủ tịch QH kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường muốn cơ cấu thêm một đại biểu chuyên trách am hiểu về khoa học xã hội và nhân văn, vì danh sách ứng cử ĐBQH chuyên trách của Ủy ban lúc đó chỉ toàn các nhà khoa học tự nhiên và kĩ thuật. Để làm ủy viên chuyên trách, tiêu chuẩn là đang giữ chức vụ từ vụ phó, viện phó, hiệu phó trở lên. Chiếu theo sổ thì đúng tên tôi.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Khi đó tôi
cũng lo vì không biết hoạt động QH thế nào. Sau đó, nhà trường và cá
nhân tôi nhận được công văn của Ủy ban Thường vụ QH thông báo giới thiệu
tôi tham gia QH khóa XI.
Trường tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu. Rồi đưa ra hội nghị hiệp thương của MTTQ xem xét. Hội đồng bầu cử giới thiệu về ứng cử ở tỉnh Lạng Sơn.
Lúc đầu, đi vận động bầu cử ở Lạng Sơn, tôi rất ngỡ ngàng. Phải phát biểu chương trình hành động trên đài, báo Lạng Sơn. Rồi đi về các huyện, các xã gặp cử tri.
Khi đó, tôi phải tham khảo kinh nghiệm những người đi trước để xây dựng và trình bày chương trình hành động sao cho thuyết phục.
Nhiều người cảnh báo tôi phải cẩn thận vì ĐBQH dễ mang họ Hứa lắm.
Đại biểu không thể không hứa làm tròn bổn phận, nhưng cũng không thể hứa đại vì bốc đồng hoặc thiếu hiểu biết về trách nhiệm, quyền hạn của mình.
Vậy ông nhập cuộc ở Uỷ ban KHCNMT như thế nào? Có bị ngỡ ngàng không?
- Rất ngỡ ngàng.
Thú thực là ở trường có quân, có quyền, có tiền có nên quyết mọi việc dễ hơn. Đảng ủy họp hằng tháng, Thường vụ Đảng ủy họp hằng tuần, cứ theo nghị quyết đại hội đảng bộ, nghị quyết hội nghị cán bộ - viên chức mà làm, có gì khó cùng nhau bàn bạc, tìm cách giải quyết. Thấy việc gì không đúng, mình có thể điều chỉnh được ngay.
Nhưng lên QH, mình chỉ là một cái đinh trong bộ máy gần 500 người. Là ủy viên thường trực, tiếng thì to hơn anh hiệu phó nhưng không quân, không quyền, không tiền, lại là lính mới, nếu không được anh em tin cậy về năng lực và phẩm chất thì làm việc đâu có dễ.
Khó như vậy thì làm thế nào?
- Gần như toàn bộ lĩnh vực phụ trách của Ủy ban KHCNMT đều xa chuyên môn của tôi nên khi đi giám sát hay thẩm tra luật, tôi đều phải học. Học từ những ĐBQH khác, từ các chuyên viên tham mưu - giúp việc, từ thực tế và sách vở.
Tôi còn nhớ dự thảo luật đầu tiên tôi được tham gia thẩm tra là Luật Thủy sản. Đọc dự thảo, tôi chỉ thấy một số câu chữ diễn đạt chưa sáng, chưa chuẩn, còn nội dung dường như đúng cả. Tới hội nghị lấy ý kiến anh em trong ngành và ngư dân mới thấy còn nhiều quy định chưa sát với thực tế, cần điều chỉnh.
Từ khóa XII, sang Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH thì sát chuyên môn hơn. Với cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban, tôi cũng được chủ động hơn.
Trường tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu. Rồi đưa ra hội nghị hiệp thương của MTTQ xem xét. Hội đồng bầu cử giới thiệu về ứng cử ở tỉnh Lạng Sơn.
Lúc đầu, đi vận động bầu cử ở Lạng Sơn, tôi rất ngỡ ngàng. Phải phát biểu chương trình hành động trên đài, báo Lạng Sơn. Rồi đi về các huyện, các xã gặp cử tri.
Khi đó, tôi phải tham khảo kinh nghiệm những người đi trước để xây dựng và trình bày chương trình hành động sao cho thuyết phục.
Nhiều người cảnh báo tôi phải cẩn thận vì ĐBQH dễ mang họ Hứa lắm.
Đại biểu không thể không hứa làm tròn bổn phận, nhưng cũng không thể hứa đại vì bốc đồng hoặc thiếu hiểu biết về trách nhiệm, quyền hạn của mình.
Vậy ông nhập cuộc ở Uỷ ban KHCNMT như thế nào? Có bị ngỡ ngàng không?
- Rất ngỡ ngàng.
Thú thực là ở trường có quân, có quyền, có tiền có nên quyết mọi việc dễ hơn. Đảng ủy họp hằng tháng, Thường vụ Đảng ủy họp hằng tuần, cứ theo nghị quyết đại hội đảng bộ, nghị quyết hội nghị cán bộ - viên chức mà làm, có gì khó cùng nhau bàn bạc, tìm cách giải quyết. Thấy việc gì không đúng, mình có thể điều chỉnh được ngay.
Nhưng lên QH, mình chỉ là một cái đinh trong bộ máy gần 500 người. Là ủy viên thường trực, tiếng thì to hơn anh hiệu phó nhưng không quân, không quyền, không tiền, lại là lính mới, nếu không được anh em tin cậy về năng lực và phẩm chất thì làm việc đâu có dễ.
Khó như vậy thì làm thế nào?
- Gần như toàn bộ lĩnh vực phụ trách của Ủy ban KHCNMT đều xa chuyên môn của tôi nên khi đi giám sát hay thẩm tra luật, tôi đều phải học. Học từ những ĐBQH khác, từ các chuyên viên tham mưu - giúp việc, từ thực tế và sách vở.
Tôi còn nhớ dự thảo luật đầu tiên tôi được tham gia thẩm tra là Luật Thủy sản. Đọc dự thảo, tôi chỉ thấy một số câu chữ diễn đạt chưa sáng, chưa chuẩn, còn nội dung dường như đúng cả. Tới hội nghị lấy ý kiến anh em trong ngành và ngư dân mới thấy còn nhiều quy định chưa sát với thực tế, cần điều chỉnh.
Từ khóa XII, sang Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH thì sát chuyên môn hơn. Với cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban, tôi cũng được chủ động hơn.
"Phải thắng được sức ép tâm lý"
Nhưng
không phải ai cũng chủ động hoà nhập ngay vào môi trường QH như ông,
nhất là các đại biểu trẻ được bầu lên do cơ cấu mà chưa có bất kỳ sự
chuẩn bị nào. Đây có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc QH
chúng ta còn thiếu tính chuyên nghiệp?
Ảnh: Lê Anh Dũng |
- Thường thì đại biểu tham gia hoạt động chính trị - xã hội lần đầu thấy thử thách lớn nhất ở QH là phát biểu ý kiến.
Nhưng đã vào
QH thì không thể không phát biểu vì hình thức hoạt động chủ yếu của QH
là họp. Trong tiếng ta, hai chữ “quốc hội” bắt nguồn từ “quốc dân đại
hội” mà. Còn trong tiếng Pháp, “parlement” (nghị viện) là từ chữ
“parler” (nói) mà ra. Đã họp thì phải nói. Làm nghị sĩ không thể không
nói.
Phát biểu ở hội trường, trước gần 500 đại biểu, trong đó có cả các vị lãnh đạo cao cấp nhất, trước báo chí và trước sự theo dõi, trông đợi của cử tri, thường đại biểu phải thắng một sức ép tâm lý rất lớn. Nhưng dân đã bầu, mình đã nhận nhiệm vụ thì không thể lúc nào cũng “nhường” người khác phát biểu, mình chỉ đóng vai ngồi nghe.
Đại biểu chưa có kinh nghiệm nghị trường có thể rèn luyện qua từng bước. Lúc đầu thì phát biểu ý kiến ở tổ, sau phát biểu ở hội trường. Lúc đầu có thể đọc văn bản chuẩn bị sẵn, sau nói vo cho dễ theo dõi. Lúc đầu tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật, sau thuyết trình về kinh tế - xã hội hoặc chất vấn.
Trong kỳ họp thứ sáu vừa qua xảy ra chuyện một đoàn ĐBQH phản ứng với chất vấn của một đại biểu vì liên quan đến cán bộ ở tỉnh họ. Chuyện này xảy ra ở Quốc hội có tác động gì đến tâm lý đại biểu?
- Trường hợp nhà báo đề cập chắc là trường hợp ĐBQH Lê Văn Cuông chất vấn Thủ tướng về một vị lãnh đạo tỉnh không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Tôi không sát việc này. Nhưng làm việc với ĐB Lê Văn Cuông suốt 8 năm nay, tôi thấy ông Cuông là một đại biểu tìm hiểu thông tin rất cẩn thận. Mà ông Cuông cũng chỉ nêu đích danh địa phương khi Thủ tướng cho biết là Thủ tướng chưa nắm được thông tin này.
Ông Cuông là người cứng cỏi, vững vàng và có kinh nghiệm, chắc sẽ không vì việc này mà ngại tiếp tục nêu ý kiến phê bình thẳng thắn.
Nhưng với đại biểu khác, có thể họ sẽ nhìn vào chuyện này mà ngần ngại.
Bởi vậy, theo tôi, đối với những việc tương tự, nếu chưa hài lòng, đoàn ĐBQH liên quan có thể gặp riêng ĐB để góp ý.
"Trả lời báo chí nước ngoài phải nhanh nhạy"
Phát biểu ở hội trường, trước gần 500 đại biểu, trong đó có cả các vị lãnh đạo cao cấp nhất, trước báo chí và trước sự theo dõi, trông đợi của cử tri, thường đại biểu phải thắng một sức ép tâm lý rất lớn. Nhưng dân đã bầu, mình đã nhận nhiệm vụ thì không thể lúc nào cũng “nhường” người khác phát biểu, mình chỉ đóng vai ngồi nghe.
Đại biểu chưa có kinh nghiệm nghị trường có thể rèn luyện qua từng bước. Lúc đầu thì phát biểu ý kiến ở tổ, sau phát biểu ở hội trường. Lúc đầu có thể đọc văn bản chuẩn bị sẵn, sau nói vo cho dễ theo dõi. Lúc đầu tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật, sau thuyết trình về kinh tế - xã hội hoặc chất vấn.
Trong kỳ họp thứ sáu vừa qua xảy ra chuyện một đoàn ĐBQH phản ứng với chất vấn của một đại biểu vì liên quan đến cán bộ ở tỉnh họ. Chuyện này xảy ra ở Quốc hội có tác động gì đến tâm lý đại biểu?
- Trường hợp nhà báo đề cập chắc là trường hợp ĐBQH Lê Văn Cuông chất vấn Thủ tướng về một vị lãnh đạo tỉnh không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Tôi không sát việc này. Nhưng làm việc với ĐB Lê Văn Cuông suốt 8 năm nay, tôi thấy ông Cuông là một đại biểu tìm hiểu thông tin rất cẩn thận. Mà ông Cuông cũng chỉ nêu đích danh địa phương khi Thủ tướng cho biết là Thủ tướng chưa nắm được thông tin này.
Ông Cuông là người cứng cỏi, vững vàng và có kinh nghiệm, chắc sẽ không vì việc này mà ngại tiếp tục nêu ý kiến phê bình thẳng thắn.
Nhưng với đại biểu khác, có thể họ sẽ nhìn vào chuyện này mà ngần ngại.
Bởi vậy, theo tôi, đối với những việc tương tự, nếu chưa hài lòng, đoàn ĐBQH liên quan có thể gặp riêng ĐB để góp ý.
"Trả lời báo chí nước ngoài phải nhanh nhạy"
Có vị lãnh
đạo VPQH nói, tại các kỳ họp gần đây báo chí đã “kích” được một số đại
biểu hoạt động tích cực hơn.Tương tác hai chiều do đó có vẻ mạnh mẽ hơn.
Với cá nhân ông thì sao? Vì chia sẻ thông tin với báo chí cũng có nghĩa
là chịu sự giám sát của báo chí?
"Không
có ý kiến thì cử tri sẽ hiểu lầm. Cử tri có khi sẽ
nghĩ biết đâu ông đại biểu ấy bị ai vỗ vai nhắc nhở chi đây nên kỳ này
không thấy nói gì..."
|
- Từ trước
đến nay, báo chí luôn tác động tích cực vào nghị trường, theo ý nghĩa là
một nguồn thông tin quan trọng cho đại biểu và truyền tải những ý kiến
đáng chú ý của ĐB đến với dân.
Qua báo chí, đại biểu cảm nhận được hơi thở nóng hổi của cuộc sống và sức ép của dư luận. Sức ép này lớn lắm. Chẳng hạn, khi dư luận đang nổi lên một vấn đề mà ĐB am hiểu lĩnh vực đó lại không lên tiếng thì dân sẽ đánh giá thế nào về đại biểu?
Không có ý kiến thì cử tri sẽ hiểu lầm. Cử tri có khi nghĩ là biết đâu ông ĐB ấy đã bị ai vỗ vai nhắc nhở chi đây nên kỳ này không thấy nói gì.
Để người dân hiểu lầm về đại biểu đã là không nên, hiểu lầm về cơ chế hoạt động của Quốc hội, về tính dân chủ của Nhà nước ta còn đáng ngại hơn.
Qua báo chí, đại biểu cảm nhận được hơi thở nóng hổi của cuộc sống và sức ép của dư luận. Sức ép này lớn lắm. Chẳng hạn, khi dư luận đang nổi lên một vấn đề mà ĐB am hiểu lĩnh vực đó lại không lên tiếng thì dân sẽ đánh giá thế nào về đại biểu?
Không có ý kiến thì cử tri sẽ hiểu lầm. Cử tri có khi nghĩ là biết đâu ông ĐB ấy đã bị ai vỗ vai nhắc nhở chi đây nên kỳ này không thấy nói gì.
Để người dân hiểu lầm về đại biểu đã là không nên, hiểu lầm về cơ chế hoạt động của Quốc hội, về tính dân chủ của Nhà nước ta còn đáng ngại hơn.
Ông là
người thường trả lời phỏng vấn của các hãng truyền thông quốc tế. Theo
ông, có gì phức tạp hơn không so với trả lời báo chí trong nước?
- Lần đầu nhận được điện thoại đề nghị phỏng vấn của phóng viên nước ngoài, tôi hơi bất ngờ vì không hiểu họ tìm đâu ra điện thoại di động của mình.
Nếu mình ngại trả lời hoặc trả lời không có chủ kiến thì họ sẽ nghĩ rằng ĐBQH của Việt Nam không được tự do và điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước. Bởi vậy, tôi thường đáp ứng yêu cầu phỏng vấn.
- Lần đầu nhận được điện thoại đề nghị phỏng vấn của phóng viên nước ngoài, tôi hơi bất ngờ vì không hiểu họ tìm đâu ra điện thoại di động của mình.
Nếu mình ngại trả lời hoặc trả lời không có chủ kiến thì họ sẽ nghĩ rằng ĐBQH của Việt Nam không được tự do và điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước. Bởi vậy, tôi thường đáp ứng yêu cầu phỏng vấn.
Trả lời phóng
viên nước ngoài qua điện thoại phải nhanh nhạy. Và phải đúng luôn, vì
mình đâu có thể yêu cầu họ cho xem lại bài viết để sửa sang như đối với
anh em phóng viên trong nước.
Không chuyên gia nào hỏi tiền đại biểu
Như vậy làm đại biểu Quốc hội có gì thú vị so với khi làm hiệu phó?
"Kỳ họp nào không đóng góp được gì thì thú thật là tôi ăn không ngon, ngủ không yên."
|
- Qua gần hai
nhiệm kỳ ĐB, tôi thấy hiểu biết của mình được nâng lên nhiều. Cách tư
duy về các vấn đề cũng khái quát hơn. Quốc hội đúng là một trường đại
học.
Cái lợi thứ hai là lợi cho công việc chung. Những ý kiến đúng của ĐB dễ được tiếp thu và biến thành chính sách hơn so với một người dân bình thường.
Nhưng làm ĐB cũng có cái khổ. Đó là luôn phải vượt lên chính mình và luôn thấy trách nhiệm đè nặng lên vai. Kỳ họp nào không đóng góp được gì thì thú thật là tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Ngoài ra, làm đại biểu cũng phải giữ gìn hình ảnh nhiều hơn.
Cái lợi thứ hai là lợi cho công việc chung. Những ý kiến đúng của ĐB dễ được tiếp thu và biến thành chính sách hơn so với một người dân bình thường.
Nhưng làm ĐB cũng có cái khổ. Đó là luôn phải vượt lên chính mình và luôn thấy trách nhiệm đè nặng lên vai. Kỳ họp nào không đóng góp được gì thì thú thật là tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Ngoài ra, làm đại biểu cũng phải giữ gìn hình ảnh nhiều hơn.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Vậy cuộc sống của ông có thuận lợi hơn không?
- Làm ĐBQH thì các mối quan hệ xã hội rộng mở hơn, làm việc với các bộ ngành thuận lợi hơn.
Cũng có người biết cách tận dụng các mối quan hệ đó nhưng như tôi thì chưa có nhu cầu. Con cái lớn đã có công ăn việc làm, không phải nhờ vả ai. Tiền bạc tạm đủ dùng. Vả lại, tôi là người cũng dễ thỏa mãn.
Thu nhập của ông khi làm nghị sĩ có chênh lệch hơn so với khi ở trường?
- Kém hơn chút.
Thu nhập của nghị sĩ các nước Indonesia, Campuchia từ 2.000 đến 4.000 USD. Còn ở VN thì ĐBQH hưởng lương ở cơ quan, đơn vị như người lao động bình thường; đại biểu chuyên trách hưởng lương theo ngạch bậc công chức, có phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ.
Ngoài lương chính, ĐB được phụ cấp thêm một lần lương cơ bản, tham dự kỳ họp QH thì được phụ cấp 50.000 đ/ngày.
Từ khóa này, QH có quy định đại biểu chuyên trách có thể sử dụng một khoản tiền nhỏ để tặng quà động viên các đối tượng chính sách ở nơi mình làm ĐB. Tôi thường dùng khoản này để tặng cử tri vào dịp Tết hoặc khi người dân gặp thiên tai.
Lương thấp không đủ để ĐB trả thù lao cho chuyên gia. Nhưng cũng may là các chuyên gia đều sốt sắng với công việc chung; có nhờ các vị ấy tư vấn cũng không ai hỏi tiền.
Đến khóa tới, tôi sẽ thôi làm ĐBQH vì trên 60 tuổi rồi.
Tôi không vương vấn gì đâu vì khi làm việc đã làm hết sức và cảm thấy có đóng góp thì nghỉ không tiếc. Cũng phải nghỉ để còn sắp xếp việc gia đình và trở lại với công việc viết lách. Vả lại, còn đang rất nhiều anh em trẻ trung, tài giỏi sẵn sàng gánh vác công việc chung.
- Làm ĐBQH thì các mối quan hệ xã hội rộng mở hơn, làm việc với các bộ ngành thuận lợi hơn.
Cũng có người biết cách tận dụng các mối quan hệ đó nhưng như tôi thì chưa có nhu cầu. Con cái lớn đã có công ăn việc làm, không phải nhờ vả ai. Tiền bạc tạm đủ dùng. Vả lại, tôi là người cũng dễ thỏa mãn.
Thu nhập của ông khi làm nghị sĩ có chênh lệch hơn so với khi ở trường?
- Kém hơn chút.
Thu nhập của nghị sĩ các nước Indonesia, Campuchia từ 2.000 đến 4.000 USD. Còn ở VN thì ĐBQH hưởng lương ở cơ quan, đơn vị như người lao động bình thường; đại biểu chuyên trách hưởng lương theo ngạch bậc công chức, có phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ.
Ngoài lương chính, ĐB được phụ cấp thêm một lần lương cơ bản, tham dự kỳ họp QH thì được phụ cấp 50.000 đ/ngày.
Từ khóa này, QH có quy định đại biểu chuyên trách có thể sử dụng một khoản tiền nhỏ để tặng quà động viên các đối tượng chính sách ở nơi mình làm ĐB. Tôi thường dùng khoản này để tặng cử tri vào dịp Tết hoặc khi người dân gặp thiên tai.
Lương thấp không đủ để ĐB trả thù lao cho chuyên gia. Nhưng cũng may là các chuyên gia đều sốt sắng với công việc chung; có nhờ các vị ấy tư vấn cũng không ai hỏi tiền.
Đến khóa tới, tôi sẽ thôi làm ĐBQH vì trên 60 tuổi rồi.
Tôi không vương vấn gì đâu vì khi làm việc đã làm hết sức và cảm thấy có đóng góp thì nghỉ không tiếc. Cũng phải nghỉ để còn sắp xếp việc gia đình và trở lại với công việc viết lách. Vả lại, còn đang rất nhiều anh em trẻ trung, tài giỏi sẵn sàng gánh vác công việc chung.
- Lê Nhung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét