26/10/2011 | 06:16
Quốc hội thảo luận dự án Luật Tố cáo:
Quy định bảo vệ người tố cáo chưa rõ
(Dân Việt) - Phải bảo vệ người tố cáo; kiên quyết từ chối tố cáo nặc danh - đó là 2 trong nhiều điểm được các đại biểu Quốc hội góp ý kiến trong buổi thảo luận về Luật Tố cáo tại hội trường sáng 25.10.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho
rằng, nội dung quy định bảo vệ người tố cáo chưa rõ ràng, còn chung
chung, dễ gây ra sự đùn đẩy trách nhiệm. Chính vì vậy cần phải quy định
cụ thể, rõ ràng hơn nữa về quyền và nghĩa vụ của 3 loại đối tượng chịu
sự chi phối của luật.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận về dự án Luật Tố cáo.
|
Đại
biểu Nguyễn Kim Thúy (TP.Đà Nẵng) cho rằng: Phải quy định bắt buộc nội
dung bảo vệ người tố cáo bất kể họ có yêu cầu hay không, vì người tố cáo
luôn yếu thế hơn người bị tố cáo, đặc biệt là trong các tố cáo liên
quan đến tham nhũng. “Theo thông tin phản ánh tại Đà Nẵng, nhiều trường
hợp người tố cáo gặp phải hiện tượng trù dập” - đại biểu Thúy dẫn chứng.
Đại
biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) nêu ý kiến cho rằng, quy định về việc
bảo vệ người tố cáo khó khả thi bởi dự luật chỉ quy định chung chung
trong việc cung cấp người, lực lượng bảo vệ người tố cáo. Mở đường dây
nóng để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nếu không quy định cụ
thể thì coi như phủ định điều này.
“Chỉ nên
chấp nhận tố cáo bằng hình thức trực tiếp và gửi đơn vì hiệu quả của các
hình thức tố cáo khác chưa thống kê được hiệu quả” - đại biểu Lương Văn
Thành (Hải Phòng) nói.
Chưa hẳn đồng tình,
đại biểu Đinh Thị Mai Lan (Cao Bằng) lại cho rằng, nếu chỉ công nhận 2
hình thức tố cáo thì chỉ là quy định hẹp và lạc hậu. “Cần ghi nhận những
hình thức tố cáo khác và coi đó là cơ sở để xem xét” - đại biểu Mai Lan
nhấn mạnh. Mặc dù quan điểm của đại biểu Lan không chiếm đa số, tuy
nhiên cũng nhận được sự đồng tình của một số đại biểu khác.
Một
số nội dung khác trong quy định của dự thảo luật cũng được các đại biểu
góp ý, chẳng hạn như thời hạn giải quyết tố cáo, khoảng cách giải quyết
đối với các lần tiếp theo, đặc biệt trong các thời điểm nhạy cảm như
bầu cử Quốc hội, HĐND…
Đại biểu Nguyễn Thanh
Hà (Hòa Bình) băn khoăn về thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, nếu vụ
việc phức tạp là 90 ngày như vậy là quá lâu. “Tôi cho rằng nếu trong
thời điểm nhạy cảm nên rút ngắn thành 20 ngày giống như Luật Dân sự để
tránh gây thiệt hại cho công tác cán bộ” - đại biểu Thanh Hà kiến nghị.
Cùng
chung quan điểm với đại biểu Hà, đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị)
nhất trí về điều kiện để giải quyết đơn thư tố cáo, thẩm quyền giải
quyết tố cáo là cần phải quy định thời hạn kể cả người tố cáo và người
tiếp nhận đơn thư tố cáo, thời gian giải quyết lần 2, khoảng cách giữa 2
lần giải quyết tố cáo.
* Chiều cùng ngày,
Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ CA đọc báo cáo về công tác phòng ngừa, chống
vi phạm pháp luật và tội phạm, báo cáo của Viện trưởng Viện KSND Tối
cao, Chánh án TAND Tối cao, báo cáo về công tác thi hành án và đặc xá.
80% khiếu nại liên quan đến đất đai
Báo
cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011
trước Quốc hội cho biết: Năm 2011, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
đã giúp cho 208 người được minh oan, 2.262 người được trả lại quyền
lợi, 141.027 triệu đồng và 76,8ha đất đã được trả lại cho tập thể, công
dân.Chính phủ cho biết, so với năm 2010, số lượt công dân khiếu nại, tố cáo giảm 6,2% nhưng số lượt đoàn đông người khiếu nại lại tăng 8,32%, đơn thư khiếu nại tố cáo giảm 6,47%. Chiếm đến gần 80% trong 123.905 lượt đơn khiếu nại là nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Theo khu vực thì các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có số lượng đơn thư khiếu nại tăng đến gần 28%. Đáng chú ý, kết quả giải quyết 7.730 vụ việc tố cáo cho thấy chỉ có 943 đơn tố cáo đúng (bằng 12,2%), 6.646 đơn tố cáo sai và số còn lại có đúng, có sai.
Chính phủ cho biết, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 24.587 triệu đồng và 84,94ha đất. Đồng thời kiến nghị xử lý hành chính 503 người, chuyển CQĐT xem xét trách nhiệm hình sự 116 vụ việc với 131 người.
Liên quan đến lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo nhất, báo cáo cho biết, Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra chuyên đề về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai. Thời điểm hiện nay hầu hết các tỉnh, thành đã kết thúc thanh tra chuyên đề này, sẽ tổng hợp kết quả báo cáo Chính phủ vào cuối năm 2011.
Phương Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét