19/10/2011 | 06:50
(Dân Việt) - Thực tế này xảy ra tại huyện Yên Thành, Nghệ An, khi huyện ra quy chế bắt giáo viên phải trình bảng điểm kết quả học tập mới được xét biên chế nhưng nhà trường nói đã làm... mất bảng điểm.
Mất quyền lợi
UBND
tỉnh Nghệ An vừa quyết định chuyển đổi loại hình trường mầm non bán
công sang công lập. Theo đó, sẽ có 5.800 giáo viên hợp đồng được tuyển
dụng vào biên chế. Các giáo viên mầm non huyện Yên Thành đang rất phấn
khởi về quyết định trên, thì Phòng Giáo dục huyện này bất ngờ yêu cầu
tất cả các giáo viên phải nộp bảng điểm kết quả học tập trong ngày 7.10
mới được xét duyệt vào biên chế, trong đó kết quả học tập được nhân hệ
2.0
Giáo viên mầm non Yên Thành chầu chực ở Trường Cao đẳng SP Nghệ An để xin bảng điểm.
|
Tá
hỏa trước công bố này, gần 1.000 giáo viên mầm non của huyện Yên Thành
phải cơm đùm cơm nắm bắt xe vào Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An để xin
bảng điểm. Thế nhưng hiện nay bảng điểm của nhiều giáo viên là sinh viên
các khóa 1, 4B hệ trung cấp và các khóa học trước năm 2001 đã bị thất
lạc.
Cô Nguyễn Thị Từ - giáo viên Trường mầm
non xã Đức Thành buồn rầu tâm sự: “Tôi học khóa 1 hệ trung cấp mầm non,
khi ra trường thì chỉ được phát tấm bằng tốt nghiệp. Bây giờ nhà trường
nói là thất lạc, tui không biết phải làm sao nữa”.
Trao
đổi về vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Viết Minh – Giám đốc Trung tâm bồi
dưỡng giáo viên Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An cho biết: “Thời gian đã
lâu, trung tâm lại trải qua nhiều đợt tách nhập, chuyển đổi nên một số
bảng điểm đã bị thất lạc. Với những trường hợp này, chúng tôi làm giấy
xác nhận cho các giáo viên để trình với phòng giáo dục huyện”.
Thế
nhưng, Phòng Giáo dục huyện Yên Thành không chấp nhận. Không những khốn
khổ vì tấm bảng điểm mà giáo viên còn bức xúc trước cách tính điểm để
xét vào biên chế của Phòng Giáo dục huyện Yên Thành khi thâm niên công
tác chỉ được tính 1,5 điểm/năm khiến cho người đi dạy lâu năm bị thiệt
thòi.
Chị Lê Thị Kim Thủy - giáo viên mầm non
xã Đô Thành bức xúc: “Tôi đi dạy đã 26 năm, được 39 điểm, nay bảng điểm
học tập thì không thấy đâu, mấy chục năm cống hiến của chúng tôi nay
trở thành công dã tràng”.
Nhà chức trách nói gì?
Ông
Trần Văn Thành - Trưởng phòng Giáo dục huyện Yên Thành khẳng định với
phóng viên rằng huyện đã làm đúng theo văn bản hướng dẫn của liên Sở
Giáo dục - Nội vụ - Tài chính và Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An ban hành.
Tiến
sĩ Trần Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An cho
rằng: Quy chế xét duyệt biên chế dựa chủ yếu vào kết quả học tập là rất
bất cập và gây thiệt thòi cho các giáo viên, bởi điểm học tập qua từng
thời kỳ, từng lớp học, từng khóa đều có độ vênh lớn, một số học sinh học
hệ chính quy, tập trung điểm thường thấp vì các thầy cô giáo dạy thật,
học thật và thi cử nghiêm túc hơn các hệ khác.
Tuy
nhiên, bà Nguyễn Thị Kim Chi - Phó Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An khẳng định,
Phòng Giáo dục huyện Yên Thành đã quá rập khuôn, máy móc. Trong hướng
dẫn liên ngành, nguyên tắc chung, quan trọng nhất là giữ nguyên đội ngũ
giáo viên hiện có, ưu tiên tuyển dụng trước đối với những người có thâm
niên công tác lâu hơn, trình độ chuyên môn trên chuẩn, có thành tích
trong giảng dạy, công tác... “Huyện Yên Thành căn cứ quá nhiều vào bảng
điểm học tập là quá máy móc và làm khó giáo viên” - bà Chi nói.
Nói
về vai trò của Sở trong vấn đề này, bà Chi cho biết: “Trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, chỉ riêng huyện Yên Thành áp dụng quá máy móc nên mới phát
sinh sự việc trên. Chúng tôi đã yêu cầu không bắt các giáo viên đi tìm
bảng điểm nữa. Những người không có bảng điểm, thậm chí bị thất lạc bằng
cấp nhưng có thâm niên công tác thực tế, được chính quyền địa phương
xác nhận cũng sẽ được xét biên chế một cách công khai để đảm bảo công
bằng cho tất cả mọi người".
Lê Hà - Khương Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét