Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Vì sao tại chức vẫn thăng tiến đều?


-  “Dốt thì phải tìm mưu”, “không có quan hệ thì chỉ “ngồi một chỗ”… là những cụm từ nóng mà bạn đọc dùng để vẽ chân dung tại chức trong các cơ quan hiện nay. Đối với nhiều cơ quan, người tốt nghiệp tại chức như đang trở thành một cái nạn nên bạn đọc không tiếc lời chỉ trích trong những phản hồi gửi về tòa soạn VietNamNet. Thật sự hiếm hoi mới có một phản hồi tích cực về hệ này.


Một lớp học tại chức. Nguồn: Blog Yume
Họ tên: Nguyen Tuan Nam
Tiêu đề: Xin thua “tại chức”

Ở cơ quan tôi mấy bác "tại chức" khi nói về chuyên môn thì I-T lắm; tin học thì:"đặc cắn mai" chỉ biết ký. Ấy vậy mà mẹo mực thì... khỏi nói. Cánh chính quy tự tin về chuyên môn nhưng đề bạt, không thắng nổi mấy bác tại chức... Vì sao vậy ? Xin thưa " dốt thì phải tìm mưu ..."
Họ tên: Bình Dương
Tiêu đề: Ngay cả thạc sỹ tại chức cũng quá kém

Tôi nghĩ không chỉ đại học tại chức, dân lập chất lượng kém, mà ngay cả đào tạo thạc sỹ tại chức hiện nay chất lượng cũng qua kém. Tôi đã trực tiếp 2 lần dự bảo vệ luận văn thạc sỹ, thấy các hội đồng một số trường danh tiếng hẳn noi nhưng làm việc như đùa. Theo mọi người nói, mỗi thành viên hội đồng đã có một phong bao khá dày rồi, nên luận văn và bảo vệ chẳng có chất lượng gì nhưng "không đỗ mới là chuyện lạ". Ở Bắc Giang có những quan chức có hệ thống bằng từ cấp 3 trở lên đến thạc sỹ đều là tại chức, thế mà vẫn cứ lên vù vù, nhưng không phải do quá giỏi chuyên môn mà là giỏi "quan hệ". Thời buổi này giỏi mà không quan hệ tốt thì cũng "ngồi một chỗ" thôi".
Họ tên: Hà Giang
Tiêu đề: Chính quy ư! Hãy đợi đấy 


Đầu năm 2009 tỉnh Hà Giang cho thống kê những người tốt nghiệp ĐH hệ chính quy từ cấp phó trưởng phòng cấp huyện trở lên, có huyện chỉ lác đác 1 đến 3 người có bằng chính quy ( trong đó tính cả các cơ quan ngành dọc) nhưng cũng tạo được sự tôn trọng và hy vọng có luồng gió mới, nhưng rốt cuộc... Trong Đại hội các huyện Đảng bộ năm 2010, có huyện trong danh sách ứng cử viên bầu vào BCH chỉ có 1 đến 2 người tốt nghiệp hệ chính quy nhưng lại không trúng vào BCH. Không buồn vì chuyện không được bầu vào BCH, mà buồn vì: Chính quy ư! Hãy đợi đấy.
Họ tên: Phạm Anh
Tiêu đề: Chuyên tu, tại chức ở trường tôi còn làm tiến sỹ và hoàn thành nhanh là đằng khác

Tôi là một giáo viên dạy tại một trường đại học chính quy ở Hà Nội nhận thấy việc đào tạo chuyên tu có thể coi là một hình thức hợp thức hóa bằng cấp. Nhiều chuyên tu tại chức học chương trình đào tạo đại học còn không xong nhưng khi được bằng họ quay lại làm cao học và tiến sỹ ngay. Việc này đôi khi nhà trường còn ủng hộ vì như vậy mới có sinh viên cao học và nghiên cứu sinh cho nhà trường.
Một số vị chuyên tu, tại chức làm luận án TS định dạng một file văn bản trên word, làm một slide còn lúng túng không làm được thì thử hỏi làm tiến sỹ với những vấn đề lớn hơn mang tính chuyên gia hơn thì làm sao họ làm nổi.
Làm TS của chuyên tu và tại chức chỉ chờ thầy cho chép và thầy hướng dẫn cũng muốn họ xong để lấy thành tích và còn làm PGS. Thật buồn cho cả nền giáo dục VN khi đẻ ra các TS này. Mà không hiểu sao các vị tại chức này làm rất nhanh trong khi đó hỏi một công thức trong luận án, thậm chí họ còn không biết làm gì, ở đâu ra.
Họ tên: cach cach
Tiêu đề: Tại chức không phải là dốt
Cơ quan tôi rất nhiều người học tại chức những họ rất giỏi. Không phải họ dốt, họ không thi đậu hệ chính quy mà vì bố mẹ nghèo họ không có tiền đi học ĐH nên họ đi làm kiếm sống đã rồi tranh thủ đi học ban đêm.

Họ tên: Nguyễn Hưng
Tiêu đề: Tại chức không cần học  

Phải nói rằng chất lượng đào tạo trong các trường dân lập, đào tạo tại chức trong các trường công lập vô cùng thấp, thế mới có câu: "Bằng thật, kiến thức giả" dành tặng riêng cho những người được đào tạo theo loại hình này. Mấy người ở cơ quan tôi đi học tại chức xong họ kể rằng: không cần phải học, mỗi lần thi cử chỉ cần phong bao cho thầy, mời thầy nhậu nhẹt là qua hết. Kết quả tốt nghiêp khá hay giỏi tùy thuộc độ dày của phong bao hay tần suất mời thầy đi nhà hàng. Cán bộ được đào tạo tại chức làm trong các cơ quan nhà nước thường vụng chuyên môn, nhưng lại khéo "quan hệ" thế cho nên họ vẫn thăng tiến đều đều.
Họ tên: Chương Nguyễn
Tiêu đề: Chỉ là cái ganh của công lập
Tôi hỏi bạn Vân Phong hiện nay đã là cử nhân chưa?Nếu rồi thì bạn là Thạc sỹ chưa? Nếu chưa thì nên im lặng. Mọi thứ như bạn nói quá dễ đúng không? Hơn 80 triệu dân có bao nhiêu thạc sỹ??? Sao toàn bộ cử nhân không thi thạc như bạn nói vậy? Tôi nghe giọng bạn thì dám cá bạn chưa hề học lớp thạc sỹ bao giờ. Tôi cũng tốt nghiệp ĐH Luật chính quy nhưng tôi vẫn không mạnh miệng miệt thị người học tại chức như bạn. Sao không ghé qua ĐH Luật thi thử hệ tại chức xem bạn vào được không? Mà vào được thì theo nổi không? Cái gì trải nghiệm rồi thì nói, đừng quen lối sống bầy đàn mà hùa theo khi chưa biết quái gì. Thế người ta gọi là ngốc bạn a.
Họ tên: Vo danh
Tiêu đề: Học tại chức đã thay đổi

Tôi cũng là một người học tại chức nhưng nói thật ngày xưa chúng tôi học tại chức là lấy kiến thức thực sự học liên tục 2-3 tháng rồi nghỉ một tháng rồi lại đi học chứ không đi học thứ 7 &Chủ nhật như bây giờ. Chúng tôi học nghiêm túc, thi cũng nghiêm túc không có chuyện như bây giờ trước khi thi ban cán sự lớp( lớp trưởng, lớp phó học tập) lấy tiền quỹ lớp rồi xin thầy cô khi thi thì thầy cô nương tay cho qua cả lớp, không nhất thiết phải là 9 hay 10 điểm, chỉ cần qua, không phải thi lại là được. Như vậy thi làm sao lượng kiến thức vào cho đủ. Nên chất lượng khi ra làm việc chẳng biết cái gì cũng đúng, đơn giản như cơ quan tôi cũng có nhiều người học tại chức nhưng họ làm việc rất tốt chuyên môn vững vàng, làm việc sáng tạo và đã gặt hái được những thành công nhất định, được anh em cùng cơ quan nể trọng. Tôi hy vọng đừng hắt hủi tại chức. Nếu có hãy phân biệt rõ tại chức ở thời điểm hiện tại chứ đừng nói tại chức của 10-15 năm về trước.
Họ tên: hường
Tiêu đề: Tôi đi học thuê cho tại chức

Tôi đang là sinh viên năm thứ 4 và tôi cũng nói thật thực trạng của hệ đào tạo tại chức, liên thông, của trường tôi: rất rất ít sinh viên các hệ này lên lớp, 1 buổi học thuê, 50k, học 2 ngày - 4 buổi - chúng tôi có được 200k.
Họ tên: satan
Tiêu đề: Công lập và dân lập

Thi đỗ tại chức rồi thì ăn không ngồi rồi, cả ngày ỷ lại chả làm được bao nhiêu việc. Tôi là sinh viên trường dân lập đấy. Tôi được đến thực tập tại 1 cơ quan nhà nước đấy. Đi làm muộn, về thì sớm, cả ngày chả được bao nhiêu việc, tới khi cấp trên cần thì loạn cả lên, bấy giờ mới chịu làm, chủ nhật cũng đi làm.
Nói thật thì xã hội cần những người có thực lực, bon chen như bên ngòai tư nhân ý. Các ông làm nhà nước chỉ tòan ngồi đó mà ăn sẵn của người khác thôi. Có chăng được mấy vị tâm huyết với dân? Học thức ngắn thì đừng có đòi trèo cao làm gì. Của thiên rồi trả địa thôi. Cứ ngồi đấy mà đòi hưởng thụ. Rồi lớp trẻ sau này, khi đã có nhận thức, sẽ cho các vị về vườn. Vậy nên cứ lo kết bè kết cánh cho chắc chắn vào
Họ tên: Nguyễn Duy Chính
Tiêu đề: Nói người hãy nghĩ đến mình

Nên làm công khai việc này:" Tổng kiểm đếm trình độ văn hóa, bằng cấp của các quan chức Việt Nam nói chung và quan chức Nam Định nói riêng".
Họ tên: Phạm Thanh
Tiêu đề: Tại chức chỉ để kiếm bằng

Phải nói đại đa số là số người học chính quy vẫn tốt hơn nhiều. Tôi đã tững chứng kiến nhiều những ai đi học hệ tại chức thì đăng ký đi học để kiếm cái bằng để đối phó thôi chứ kiến thức học làm gì có thời gian học, phải đi kiếm tiền chứ. Phần đa các vị sống lâu rồi cậy quen biết nhờ cậy xin cấp trên hoặc đi đút tiền mua quan chức. Cũng như việc học đó, nhờ bạn đi học hộ, khi kiểm tra hay thi thì bố trí ngồi gần bạn khá để chép bài. Hơn thế nữa mang tiền đến nhà thầy, cô mua điểm.


SV trước giờ học ở lớp tại chức. ảnh: Văn Chung
 Họ tên: Nguyễn Đình Điển
Tiêu đề: Nên nhìn nhận khách quan

Tôi có thể hiểu được chất lượng các hệ dân lập và tại chức kém hơn chính quy nhiều, nhưng nếu làm như Nam Định thì không nên, tôi phản đối, mọi người không nên phân biệt như vậy( kể cả ngày như chuyện chỉ tuyển bằng khá chính quy). Tôi thấy hệ tại chức tuy nhiều người học vớ vẩn nhưng cũng có rất nhiều người học rất tốt chuyên môn vững, thậm chí chính quy còn theo dài mới kịp. Vậy nếu không cho những người này cơ hội thì có phải quá lãng phí và bất công không. Cái vấn đề chính ở đây chính là cơ chế tuyển dụng, nếu như tỉnh Nam Định làm chặt chẽ minh bạch thì sẽ chọn được người tài, ai có năng lực thực sự thì sẽ biết, còn nếu vẫn còn kiểu con ông cháu cha thì có chính quy học dốt cũng vẫn vào công chức còn chính quy học giỏi vẫn bị loại.
Họ tên: Truong Thanh Danh
Tiêu đề: Tôi cũng là người học tại chức

Nói đến đề tài này, tôi là người trong cuộc chỉ còn biết la trời mà thôi! Trước đây, nghe thông tin này ở Đà Nẵn, lúc đầu tôi rất thất vọng, thậm chí lên án cách cư xử này với người học hệ tại chức. Nhưng sau khi nghe trả lời phỏng vấn của một cán bộ có thẩm quyền, đại khái: chủ trương này có thể bỏ lọt một số ít nhân tài, nhưng quan trọng hơn rất nhiều là tránh được việc tuyển dụng phần lớn những người không đủ tài! Suy nghĩ lại, câu nói này thật chí tình!
Xin lỗi các anh/chị từng tốt nghiệp hệ tại chức (nói chung hệ ngoài chính quy). Bản thân tôi là một người học tại chức từ những năm 1980. Tôi rất tự hào về những kiến thức mình có được và rất tự hào về kết quả làm việc gần 30 năm của mình. Nhưng, tôi xin phép khẳng định rằng: "dân tại chức" (kể cả hệ dân lập) có đến 99% là dốt về chuyên môn! Nhận định này sẽ rất "sốc" nếu các bạn chưa từng có cơ hội cảm nhận làm việc chung với thành phần này như thế nào! Dốt không thể tưởng tượng!!!
Họ tên: PC Nam Định
Tiêu đề: Không chấp nhận được chuyên môn tại chức
Tôi làm ngành điện lực tại Nam Định. Tại cơ quan tôi có những người tốt nghiệp kỹ sư điện tại chức bằng giỏi hẳn hoi nhưng chuyên môn thì không thể chấp nhận được.
Mang cái danh kỹ sư mà mấy người này chẳng biết gì cả: soạn thảo một văn bản không biết làm, exel đối với họ là ngoại ngữ, autocad không hiểu là gì, máy tính chỉ để đánh line, pikachu, kim cương ( trình họ cũng chỉ chơi những trò đơn giản vậy thôi).Còn chuyên ngành điện thì bằng giỏi nhưng chuyên môn thì lại nghịch đảo với cái bằng.
Nhưng họ giỏi uống rượu, giỏi uốn lưỡi và gọi dạ bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà. Thế là họ làm lãnh đạo đè đầu cưỡi cổ công nhân, là tìm cách móc tiền nhà nước để che đậy những điểm yếu về chuyên môn và tước đi những cô hội của những người có tài và có năng lực. Thật sự thất vọng với cơ chế này. Hi vọng sau cơn mưa trời phải nắng to chứ sáng thì trong cơn mưa trời vẫn sáng mà.
Họ tên: Võ Hồng Mai
Tiêu đề: Đừng nói leo như thế!

Tôi nghĩ các phản hồi trên đây đa số là những người chưa đị làm thì phải? Với kinh nghiệm 12 năm làm việc ở 3 nơi khác nhau tôi nhận thấy thế này nhé: có người tốt nghiệp ĐH chính quy ở trường danh tiếng hẳn hoi mà đọc hoài công văn nghiệp vụ mãi không hiểu, làm việc thì không đâu vào dâu, còn người tốt nghiệp ĐH tại chức thì làm việc rất hiệu quả. Vậy thì bằng ĐH nào là chất lượng hay vấn đề ở chổ là lúc học với lúc làm là 2 chuyện khác nhau?
Họ tên: nguyen van
Tiêu đề: Cần nhận thức lại hệ tại chức

Chúng ta càn nhìn nhận hệ tại chức một cách chính xác hơn. Ý nghĩa lớn nhất đi học tại chức là củng cố, trang bị thêm kiến thức. Bác từng nói: học, học nữa, học mãi. Việc học không bao giời thừa cả. Người có điều kiện họ có thể đi học, chúng ta cần phải khuyến khích họ đi học. Thà đi học tại chức, học đại học dân lập còn hơn là không đi học. Như tên gọi của nó, hệ học này rất tốt cho những người đang làm việc mà muốn củng cố kiến thức để làm việc tốt hơn.

Họ tên: Nguyễn Hồng Vinh
Tiêu đề: Hãy vào một lớp học tại chức

Chuyện bằng chính quy hay dân lập, câu chuyện dài tập. Ai cung biết " dốt như chuyên tu, ngu như tại chức". Nếu vào một lớp tại chức để học 1 buổi sẽ thấy chất lượng như thế nào? Không thể diển tả được. Còn ai chưa vào lớp học đó thì đừng nên bình luận. Chất lượng trời ơi: từ sinh viên đến giảng viên.
"Thực sự nên làm vậy": Thực tế không phải tất cả chuyên tu, tại chức và ngoài công lập ở nước ta đều dở. Có người cũng rất giỏi . Nhưng ở bệnh viện tôi đang làm, đa số lãnh đạo đều là chuyên tu, khoa nào có ông chuyên tu đứng đầu thì rất ì ạch, chuyên môn gần như không phát triển, ai có kiến thức cao hơn liền bị đì. Để giữ ghế, họ tham gia những lớp sau đại học mà thi như lấy lệ. 1 năm chỉ đi học 1 tuần. Vậy mà họ cứ sống khoẻ( có lẽ họ giỏi cái khác) .
Họ tên: Mai Thị Loan
Tiêu đề: Đầu ngắn

Nếu thật sự đội ngũ tại chức tẩy chay thì tốt! Theo tôi thì lực lượng tại chức cũng không ít người làm được việc. Nên chọn lọc trong số đó chứ không tảy chay toàn bộ. Hiện nay ở nơi khác tôi không biết cơ quan tôi thường người học tại chức là người có tiền, con ông cháu cha nên thường giữ vị trí trong các đơn vị (Chiếm khoảng 75%). Nhiều lúc làm việc với các sếp IQ thấp cái đầu nhìn xa chỉ được 1 gang tay có khi không đến nên làm việc chán và chán!

Họ tên: Lê Ngọc Minh
Tiêu đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:
Ông Thân Nhân Trung đã nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Tài bẩm sinh có nhưng rất hiếm. Tài là cả một quá trình học tập, tu dưỡng mới có được. Trong đó cần có một môi trường học tập, tu dưỡng trung thực "học thật, tư duy thât". Tôi đã tiếp xúc nhiều với các khoá học chuyên tu, tại chức, từ xa nhưng lại trong cơ chế thị trường cho nên thực chất học ... !!! Tôi đã được nghe một giáo viên trẻ của một trường đại học danh tiếng của ta nói: Đóng tiền nhiều thì điểm cao, bằng giỏi; đóng tiền ít thì điểm thấp bằng không phải là khá..." Hậu quả phải trả giá trong từng công vụ mà người dân lao động là người gánh chịu. Loại cán bộ đó khi đi học mất tiền thì khi đi làm anh ta chỉ tìm mọi cách để đòi lại số tiền minh đã mất mà thôi. Nhưng thực là khó khi quanh tôi, nhìn phải, nhìn trái, nhìn lên, nhìn xuống thì người học "giả" hiện nay quả đông đảo. Mà họ còn thành đạt cơ!!
Họ tên: Hoàng Tường
Tiêu đề: Thấy mà sợ chuyên tu, tại chức làm bác sĩ
Khi có bệnh phải vào viện khám và chữa bệnh, tôi sợ nhất gặp bác sỹ học tại chức chuyên tu. Ở nơi tôi sinh sống , số bác sỹ học chính quy có mấy người, còn lại toàn con em trong nghành học sơ cấp rồi học trung cấp giờ vào viện thấy đeo bản hiệu bác sỹ thấy mà sợ. Tôi mong rằng trước hết phải bỏ ngay hệ đào đào tại chức chuyên tu đối với ngành Y.
Nguyễn Hường (tổng hợp)


Bill Gate, Steve Jobs không đạt chuẩn Nam Định, Hải Dương
Có xong tấm bằng ĐH tại chức tôi mới cảm thấy nhục nhã, bất công vì bị phân biệt đối xử. Nhưng sự quan liêu của các vị lãnh đạo là động lực để tôi vươn lên.
 
Ủng hộ loại bỏ hệ tại chức
Bản thân tôi là giảng viên một đại học lớn ở Hà Nội. Trường tôi tổ chức rất nhiều lớp tại chức...Sinh viên trượt lúc thi chẳng qua do phạm vi phủ chữ trên giấy thi ít quá hoặc không viết tiểu luận.
 
Chuyện ghi ở Nam Định sau ngày 'nổ súng'
Trước giờ gặp với lãnh đạo tỉnh, một cán bộ làm ở UBND tỉnh tiếp chúng tôi ở phòng khách chia sẻ việc không liên quan đến mình nhưng bức xúc.
 
Dân lập: Kiêu hãnh và định kiến
Trải qua 23 năm chinh chiến để xây dựng mô hình Thăng Long là ĐH dân lập cam kết phi lợi nhuận, những chia sẻ của GS Sính gợi lên một điều: Từ khi xuất hiện đến nay, “dân lập” trở thành nhạy cảm, bị đóng đinh vào định kiến.
 
Chuyện Nam Định: Tuyển người hay tuyển bằng?
Nam Định nối tiếp Đà Nẵng giáng một “đòn đau” vào các nhà quản lý giáo dục khi chỉ tuyển chọn công chức có bằng ĐH công lập.
 
Tại sao Nam Định 'nổ súng' vào dân lập, tại chức?
Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định thẳng thắn, ngày trước mình cũng học tại chức và nguyên chủ tịch tỉnh cũng vậy nên ông biết chất lượng của hệ đào tạo này như thế nào.
 

Vì sao tại chức vẫn thăng tiến đều?

“Dốt thì phải tìm mưu”, “không có quan hệ thì chỉ “ngồi một chỗ”… là những cụm từ nóng mà bạn đọc dùng để vẽ chân dung tại chức trong các cơ quan hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét