Chuyện dạy tiếng nước ngoài trong nhà trường phổ
thông hoàn toàn không đơn giản là chuyện giải quyết tình trạng bị coi là
"dưới chuẩn" của giáo viên.
Mọi sự đều tốt. Đường lối tốt. Cách tiếp cận tốt. Sách tốt. Phương tiện dạy học tốt. Người học háo hức say sưa, rất tốt... Chỉ còn một điều chưa tốt: Giáo viên dưới chuẩn. Tất cả xúm vào chê giáo viên. Ông đường lối chê. Ông tiếp cận chê. Ông soạn sách chê. Ông phương tiện dạy học chê. Cha mẹ học sinh chê. Báo chí ùa vào ăn theo nữa thì chạy đâu cho thoát!
Đường lối "giao tiếp"
Có hai kiểu nhà giáo dạo này bị chê rát mặt: Giáo viên tiếng Anh và giáo viên Lịch sử. Mở ngoặc: Giáo viên Văn một thời bị chê nhiều, nay đã lờn thuốc, các cấp các ban các ngành các nhà... chán không muốn chê ngạch dạy Văn nữa. Vả chăng cũng biết rằng có chê cũng chẳng có phương thuốc chữa. Bây giờ người ta tập trung giễu học trò thôi - "những bài văn bất hủ" của học trò trên một trang mạng lớn đã ra đến kỳ 53 (đến hôm nay, không còn việc gì hơn để làm, đã sang kỳ thứ 54 rồi).
Trong mớ bòng bòng ấy, xin phép nói về chuyện dạy tiếng Anh trước.
1.Cái đường lối có tên gọi là giao tiếp được sinh ra từ đâu?
Ấy là hồi đầu năm 1944. Những tính toán của người Mỹ cho biết năm 1945 sẽ là năm quyết định Thế chiến thứ II. Chí ít là Mỹ đã có kế hoạch ném bom nguyên tử để kết thúc vụ việc, nên họ phải nhìn xa hơn để chuẩn bị tiếp quản cả cái thế giới rộng lớn này.
Khi đi tiếp quản vùng đất mới, hiển nhiên là cần người biết tiếng. Về phương diện này, năng lực ngoại ngữ, tầm nhìn xa của Mỹ thể hiện ở việc đầu năm 1944 họ cấp tốc đào tạo gần nửa triệu sĩ quan đủ sức "giao tiếp" lưu loát bằng tiếng nước ngoài. Rành rành là khoa học gắn bó với chính trị! Họ muốn được tiếp quản nhiều vùng của thế giới nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đường lối gọi bằng "giao tiếp" ra đời. Nó cho phép diễn đạt sai cấu trúc cũng được, miễn là đôi bên giao tiếp hiểu được nhau. Nó nhấn mạnh vào ngôn ngữ nói thay vì quá chú trọng vào ngôn ngữ viết như cái đường lối học ngoại ngữ có trước đó. Nó nhấn mạnh vào ý nghĩa thực dụng: Một nhà ngôn ngữ học Mỹ (hình như là Edward Sapir) nói "đi vào vùng Trung Phi nói hơn 500 thổ ngữ, bạn không thể bỏ ra quá một tuần chỉ ngồi học tiếng..."
Vào những năm 1950, làn sóng di dân "tìm thiên đường trần gian" từ các nước tư bản (nghèo) sang các nước tư bản (giàu), từ các nước XHCN sang các nước chưa tiến lên được XHCN ... đã thúc đẩy tiến trình học ngoại ngữ theo đường lối "giao tiếp", vì "người di dân không thể chờ lâu hơn ba tháng để có được một việc làm".
Khó có thể nghĩ rằng cái đường lối giao tiếp này là sai. Chứng cớ việc nó không sai nằm ở chỗ nó được tiếp nhận khắp chốn cùng nơi. Nhưng ta thử nêu ra câu hỏi khác: Vì sao một "đường lối" tuyệt vời đến thế, được thực hiện ròng rã bao nhiêu tháng năm, vậy mà lại không thực hiện được sứ mệnh khoa học, chi vì có quá nhiều giáo viên "dưới chuẩn"?
Về vấn đề dạy tiếng nước ngoài theo cách "giao tiếp", ta có thể nghe được những lời giải thích đại thể như thế này: ... "giao tiếp không phải là phương pháp, cũng chẳng phải "đường lối". Nó là cách tiếp cận trong việc giảng dạy ngoại ngữ."
Gọi là "cách tiếp cận", bởi người ta xem giao tiếp vừa là mục tiêu vừa là biện pháp để đạt đến mục tiêu này. Còn không xem nó là phương pháp bởi có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau của các phương pháp trước đó, miễn sao đạt tới mục tiêu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
Giao tiếp là cái đích mà việc dạy và học phải hướng đến, còn thực tế làm được tới đâu lại là chuyện khác. Hiện việc dạy và học tiếng Anh ở nhà trường không theo cách tiếp cận đó, chủ yếu sử dụng phương pháp nghe - nói, có nơi vẫn còn dùng phương pháp ngữ pháp - dịch, với mục tiêu học để lấy điểm, học để thi, để lấy bằng là chính.
Nghe những lời giải thích lủng củng trên đây đăng trên một tờ báo lớn, nếu quả tình công việc đào tạo giáo viên diễn ra theo đường lối / phương pháp / cách tiếp cận ấy, nếu đúng như vậy mà giáo viên không bị rơi vào nạn "dưới chuẩn" thì mới lạ!
Thất bại, đổ lỗi giáo viên "dưới chuẩn"
Thực chất là, hiện nay trong việc dạy ngoại ngữ cho trẻ em ở trường phổ thông, có hai đường lối (phương pháp, cách tiếp cận) chống chọi nhau.
Một đường lối (được coi là cũ, lạc hậu) chủ trương đem lại cho người học sự am tường ngôn ngữ (nước ngoài) trên cơ sở đó mà sử dụng ngoại ngữ ấy tùy theo nhu cầu của mình.
Đường lối này, mà chúng tôi muốn gọi tên là đường lối cấu trúc, đã bị bỏ quên không còn được dùng nữa, vì một lẽ đơn giản là số lượng người thuộc lớp giáo viên đủ sức ở trình độ "cấu trúc" này càng ngày càng giảm. Đội ngũ giáo viên bổ sung lại chính là lực lượng được đào tạo để chủ động đi theo đường lối thứ hai dưới đây.
Một đường lối (được coi là mới, tiên tiến) đem lại cho người học năng lực giao tiếp bằng chính ngôn ngữ đang học, chứ không chỉ hiểu biết về ngoại ngữ ấy.
Đường lối thứ hai, mà chúng tôi muốn gọi tên là đường lối thực dụng, thì hoàn toàn lúng túng trong việc lấy giao tiếp vừa là mục tiêu vừa là biện pháp học ngoại ngữ. Nói nôm na là thế này: Ngay từ bài học đầu tiên đã phải "tiếp cận" theo lối "giao tiếp", sao cho lớp học luôn luôn có không khí của nơi hội tụ những phần tử nói năng "bản địa".
Nguyện vọng này đã không thể đạt được. Nói cho dễ hiểu, đường lối đó thất bại. Cả một đường lối thất bại, nhưng người ta lại đổ lỗi tại giáo viên "dưới chuẩn".
Nhìn bề ngoài thì đúng thế: Giáo viên đánh vật với những người học rất ít có động cơ giao tiếp, khộng đủ khả năng ngôn ngữ dùng vào việc "lấy giao tiếp nuôi giao tiếp", lại không phải khi nào cũng có cơ hội giao tiếp.
Nguyên nhân thất bại chỉ duy nhất như sau thôi: Đem một đường lối dạy học có thể rất đúng dùng cho đối tượng người lớn tuổi (sĩ quan tiếp quản, người di dân kiếm việc, nhà nghiên cứu đi vào miền đất lạ...) đem áp dụng cho trẻ em - lấy một cách học cấp tập vài ba tháng áp dụng cho những em nhỏ được quyền học một ngôn ngữ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ trong cả chục năm ròng.
Thay đổi như thế nào?
Trước hết, cần xác định lại, trẻ em 6 tuổi đến trường phổ thông học đủ thứ, trong đó có tiếng nước ngoài, việc học đó để làm gì?
Trả lời: Mục đích học tiếng nước ngoài ở trường phổ thông là để học lấy một cách thức và một công cụ hòa nhập vào với một nền văn hóa xa lạ. Nhu cầu hòa nhập này trước đây chỉ có ở một tỷ lệ dân cư không nhiều. Ngày nay, nhu cầu hội nhập văn hóa đó đã khác, nó đi theo hàng hóa để len lỏi vào từng xóm nhỏ, nó đi theo trình độ sản xuất của đất nước và nó giúp mở mang dân trí cho nhu cầu hiện đại hóa đất nước.
Khi xác định mục đích như thế, sẽ thấy ngay rằng các lớp học intensive (cấp tập) là hoàn toàn không thích hợp với người học nhỏ tuổi. Thâm nhập, hòa nhập đàng hoàng với một nền văn hóa khác là điều hoàn toàn không giống như chuyện rủ nhau... vượt biên kiếm sống.
Vậy nên, đường lối học ngoại ngữ phải thay đổi, và nó cần thay đổi như thế nào? Rành rành là đường lối ấy (phương pháp ấy, cách tiếp cận ấy) nên là sự kết hợp chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng. Chức năng (giao tiếp) chỉ có thể thực hiện được một cách giản dị, tự nhiên, không vội vã, nhờ hết sức am tường cái tiếng nước ngoài các em đang học. Phát âm sai thì giao tiếp với ai? Vốn từ không đủ thì giao tiếp ra sao? Cú pháp vụng dại thì giao tiếp cách nào cho khỏi ông nói gà bà nói vịt? Và không quan tâm đến nét tính cách dân tộc riêng của "người ta", thì giao tiếp ra sao?
Hoàn toàn có thể dựa vào đội ngũ giáo viên (dạy tiếng Anh) như đang có trong tay để tổ chức lại việc học ngoại ngữ.
Trước hết, chương trình học ngoại ngữ từ lớp 1 đến lớp 12 nên được chia làm hai khúc:
Khúc phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 10) tạo cho người học một năng lực am tường và sử dụng ngoại ngữ để có thể bước vào đời sinh sống.
Chương trình và tài liệu tiếng Anh của khúc này lại chia thành ba khúc nhỏ.
Một khúc tiếng Anh cơ bản gồm: Học phát âm kết hợp với sở hữu vốn từ căn bản; từ pháp cơ bản; cú pháp cơ bản; các trò chơi giao tiếp.
Một khúc tiếng Anh nâng cao gồm: Văn bản tiếng Anh và nền văn hóa Anh; các trò chơi giao tiếp.
Một khúc tiếng Anh hoàn thiện gồm: Các dạng hoạt động bằng tiếng Anh trong xã hội hiện đại.
Khúc tiếp theo thứ nhất cho bậc phổ thông hướng nghiệp (2 năm) cần một trình độ tiếng Anh hành dụng để học nghề.
Đừng lẫn "hành dụng" và "thực dụng". Nội dung tiếng Anh trong hai năm này sẽ là: Cách đọc-hiểu văn bản tiếng Anh kỹ thuật; tâm lý học trong cách giao tiếp tiếng Anh (giả định cần thiết cho học nghề); cách viết báo cáo công việc bằng tiếng Anh.
Khúc tiếp theo thứ hai cho bậc phổ thông chuyên khoa cơ bản (2 năm) cần một trình độ tiếng Anh nâng cao đúng với bậc học có nhiệm vụ tập nghiên cứu để chuẩn bị vào học ở bậc đại học là bậc tập độc lập nghiên cứu.
Đến bậc này, trình độ giao tiếp tiếng Anh sẽ không chỉ dừng lại ở những "tiếp xúc" đơn giản giữa hai con người của hai nền văn hóa, đó còn là sự "giao tiếp" trong nội tâm của người học. Nói ngắn như vậy nhưng cũng đủ để thấy việc học tiếng Anh không thể chỉ là "cách tiếp cận" theo lối giao tiếp vô cùng co giãn, mà là cả một tầng bậc yêu cầu khác nhau trong quán hệ cấu trúc - chức năng.
Và như vậy, có lẽ chuyện dạy tiếng nước ngoài trong nhà trường phổ thông hoàn toàn không đơn giản là chuyện giải quyết tình trạng bị coi là "dưới chuẩn" của giáo viên.
Mọi sự đều tốt. Đường lối tốt. Cách tiếp cận tốt. Sách tốt. Phương tiện dạy học tốt. Người học háo hức say sưa, rất tốt... Chỉ còn một điều chưa tốt: Giáo viên dưới chuẩn. Tất cả xúm vào chê giáo viên. Ông đường lối chê. Ông tiếp cận chê. Ông soạn sách chê. Ông phương tiện dạy học chê. Cha mẹ học sinh chê. Báo chí ùa vào ăn theo nữa thì chạy đâu cho thoát!
Đường lối "giao tiếp"
Có hai kiểu nhà giáo dạo này bị chê rát mặt: Giáo viên tiếng Anh và giáo viên Lịch sử. Mở ngoặc: Giáo viên Văn một thời bị chê nhiều, nay đã lờn thuốc, các cấp các ban các ngành các nhà... chán không muốn chê ngạch dạy Văn nữa. Vả chăng cũng biết rằng có chê cũng chẳng có phương thuốc chữa. Bây giờ người ta tập trung giễu học trò thôi - "những bài văn bất hủ" của học trò trên một trang mạng lớn đã ra đến kỳ 53 (đến hôm nay, không còn việc gì hơn để làm, đã sang kỳ thứ 54 rồi).
Trong mớ bòng bòng ấy, xin phép nói về chuyện dạy tiếng Anh trước.
1.Cái đường lối có tên gọi là giao tiếp được sinh ra từ đâu?
Ấy là hồi đầu năm 1944. Những tính toán của người Mỹ cho biết năm 1945 sẽ là năm quyết định Thế chiến thứ II. Chí ít là Mỹ đã có kế hoạch ném bom nguyên tử để kết thúc vụ việc, nên họ phải nhìn xa hơn để chuẩn bị tiếp quản cả cái thế giới rộng lớn này.
Khi đi tiếp quản vùng đất mới, hiển nhiên là cần người biết tiếng. Về phương diện này, năng lực ngoại ngữ, tầm nhìn xa của Mỹ thể hiện ở việc đầu năm 1944 họ cấp tốc đào tạo gần nửa triệu sĩ quan đủ sức "giao tiếp" lưu loát bằng tiếng nước ngoài. Rành rành là khoa học gắn bó với chính trị! Họ muốn được tiếp quản nhiều vùng của thế giới nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đường lối gọi bằng "giao tiếp" ra đời. Nó cho phép diễn đạt sai cấu trúc cũng được, miễn là đôi bên giao tiếp hiểu được nhau. Nó nhấn mạnh vào ngôn ngữ nói thay vì quá chú trọng vào ngôn ngữ viết như cái đường lối học ngoại ngữ có trước đó. Nó nhấn mạnh vào ý nghĩa thực dụng: Một nhà ngôn ngữ học Mỹ (hình như là Edward Sapir) nói "đi vào vùng Trung Phi nói hơn 500 thổ ngữ, bạn không thể bỏ ra quá một tuần chỉ ngồi học tiếng..."
Vào những năm 1950, làn sóng di dân "tìm thiên đường trần gian" từ các nước tư bản (nghèo) sang các nước tư bản (giàu), từ các nước XHCN sang các nước chưa tiến lên được XHCN ... đã thúc đẩy tiến trình học ngoại ngữ theo đường lối "giao tiếp", vì "người di dân không thể chờ lâu hơn ba tháng để có được một việc làm".
Khó có thể nghĩ rằng cái đường lối giao tiếp này là sai. Chứng cớ việc nó không sai nằm ở chỗ nó được tiếp nhận khắp chốn cùng nơi. Nhưng ta thử nêu ra câu hỏi khác: Vì sao một "đường lối" tuyệt vời đến thế, được thực hiện ròng rã bao nhiêu tháng năm, vậy mà lại không thực hiện được sứ mệnh khoa học, chi vì có quá nhiều giáo viên "dưới chuẩn"?
Về vấn đề dạy tiếng nước ngoài theo cách "giao tiếp", ta có thể nghe được những lời giải thích đại thể như thế này: ... "giao tiếp không phải là phương pháp, cũng chẳng phải "đường lối". Nó là cách tiếp cận trong việc giảng dạy ngoại ngữ."
Gọi là "cách tiếp cận", bởi người ta xem giao tiếp vừa là mục tiêu vừa là biện pháp để đạt đến mục tiêu này. Còn không xem nó là phương pháp bởi có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau của các phương pháp trước đó, miễn sao đạt tới mục tiêu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
Giao tiếp là cái đích mà việc dạy và học phải hướng đến, còn thực tế làm được tới đâu lại là chuyện khác. Hiện việc dạy và học tiếng Anh ở nhà trường không theo cách tiếp cận đó, chủ yếu sử dụng phương pháp nghe - nói, có nơi vẫn còn dùng phương pháp ngữ pháp - dịch, với mục tiêu học để lấy điểm, học để thi, để lấy bằng là chính.
Nghe những lời giải thích lủng củng trên đây đăng trên một tờ báo lớn, nếu quả tình công việc đào tạo giáo viên diễn ra theo đường lối / phương pháp / cách tiếp cận ấy, nếu đúng như vậy mà giáo viên không bị rơi vào nạn "dưới chuẩn" thì mới lạ!
|
Một giờ học tiếng Anh tại trường tiểu học. Ảnh: SGGP
|
Thực chất là, hiện nay trong việc dạy ngoại ngữ cho trẻ em ở trường phổ thông, có hai đường lối (phương pháp, cách tiếp cận) chống chọi nhau.
Một đường lối (được coi là cũ, lạc hậu) chủ trương đem lại cho người học sự am tường ngôn ngữ (nước ngoài) trên cơ sở đó mà sử dụng ngoại ngữ ấy tùy theo nhu cầu của mình.
Đường lối này, mà chúng tôi muốn gọi tên là đường lối cấu trúc, đã bị bỏ quên không còn được dùng nữa, vì một lẽ đơn giản là số lượng người thuộc lớp giáo viên đủ sức ở trình độ "cấu trúc" này càng ngày càng giảm. Đội ngũ giáo viên bổ sung lại chính là lực lượng được đào tạo để chủ động đi theo đường lối thứ hai dưới đây.
Một đường lối (được coi là mới, tiên tiến) đem lại cho người học năng lực giao tiếp bằng chính ngôn ngữ đang học, chứ không chỉ hiểu biết về ngoại ngữ ấy.
Đường lối thứ hai, mà chúng tôi muốn gọi tên là đường lối thực dụng, thì hoàn toàn lúng túng trong việc lấy giao tiếp vừa là mục tiêu vừa là biện pháp học ngoại ngữ. Nói nôm na là thế này: Ngay từ bài học đầu tiên đã phải "tiếp cận" theo lối "giao tiếp", sao cho lớp học luôn luôn có không khí của nơi hội tụ những phần tử nói năng "bản địa".
Nguyện vọng này đã không thể đạt được. Nói cho dễ hiểu, đường lối đó thất bại. Cả một đường lối thất bại, nhưng người ta lại đổ lỗi tại giáo viên "dưới chuẩn".
Nhìn bề ngoài thì đúng thế: Giáo viên đánh vật với những người học rất ít có động cơ giao tiếp, khộng đủ khả năng ngôn ngữ dùng vào việc "lấy giao tiếp nuôi giao tiếp", lại không phải khi nào cũng có cơ hội giao tiếp.
Nguyên nhân thất bại chỉ duy nhất như sau thôi: Đem một đường lối dạy học có thể rất đúng dùng cho đối tượng người lớn tuổi (sĩ quan tiếp quản, người di dân kiếm việc, nhà nghiên cứu đi vào miền đất lạ...) đem áp dụng cho trẻ em - lấy một cách học cấp tập vài ba tháng áp dụng cho những em nhỏ được quyền học một ngôn ngữ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ trong cả chục năm ròng.
Thay đổi như thế nào?
Trước hết, cần xác định lại, trẻ em 6 tuổi đến trường phổ thông học đủ thứ, trong đó có tiếng nước ngoài, việc học đó để làm gì?
Trả lời: Mục đích học tiếng nước ngoài ở trường phổ thông là để học lấy một cách thức và một công cụ hòa nhập vào với một nền văn hóa xa lạ. Nhu cầu hòa nhập này trước đây chỉ có ở một tỷ lệ dân cư không nhiều. Ngày nay, nhu cầu hội nhập văn hóa đó đã khác, nó đi theo hàng hóa để len lỏi vào từng xóm nhỏ, nó đi theo trình độ sản xuất của đất nước và nó giúp mở mang dân trí cho nhu cầu hiện đại hóa đất nước.
Khi xác định mục đích như thế, sẽ thấy ngay rằng các lớp học intensive (cấp tập) là hoàn toàn không thích hợp với người học nhỏ tuổi. Thâm nhập, hòa nhập đàng hoàng với một nền văn hóa khác là điều hoàn toàn không giống như chuyện rủ nhau... vượt biên kiếm sống.
Vậy nên, đường lối học ngoại ngữ phải thay đổi, và nó cần thay đổi như thế nào? Rành rành là đường lối ấy (phương pháp ấy, cách tiếp cận ấy) nên là sự kết hợp chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng. Chức năng (giao tiếp) chỉ có thể thực hiện được một cách giản dị, tự nhiên, không vội vã, nhờ hết sức am tường cái tiếng nước ngoài các em đang học. Phát âm sai thì giao tiếp với ai? Vốn từ không đủ thì giao tiếp ra sao? Cú pháp vụng dại thì giao tiếp cách nào cho khỏi ông nói gà bà nói vịt? Và không quan tâm đến nét tính cách dân tộc riêng của "người ta", thì giao tiếp ra sao?
Mục đích học tiếng nước
ngoài ở trường phổ thông là để học lấy một cách thức và một công cụ hòa
nhập vào với một nền văn hóa xa lạ. Nhu cầu hòa nhập này trước đây chỉ
có ở một tỷ lệ dân cư không nhiều. Ngày nay, nhu cầu hội nhập văn hóa đó
đã khác, nó đi theo hàng hóa để len lỏi vào từng xóm nhỏ, nó đi theo
trình độ sản xuất của đất nước và nó giúp mở mang dân trí cho nhu cầu
hiện đại hóa đất nước. |
Trước hết, chương trình học ngoại ngữ từ lớp 1 đến lớp 12 nên được chia làm hai khúc:
Khúc phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 10) tạo cho người học một năng lực am tường và sử dụng ngoại ngữ để có thể bước vào đời sinh sống.
Chương trình và tài liệu tiếng Anh của khúc này lại chia thành ba khúc nhỏ.
Một khúc tiếng Anh cơ bản gồm: Học phát âm kết hợp với sở hữu vốn từ căn bản; từ pháp cơ bản; cú pháp cơ bản; các trò chơi giao tiếp.
Một khúc tiếng Anh nâng cao gồm: Văn bản tiếng Anh và nền văn hóa Anh; các trò chơi giao tiếp.
Một khúc tiếng Anh hoàn thiện gồm: Các dạng hoạt động bằng tiếng Anh trong xã hội hiện đại.
Khúc tiếp theo thứ nhất cho bậc phổ thông hướng nghiệp (2 năm) cần một trình độ tiếng Anh hành dụng để học nghề.
Đừng lẫn "hành dụng" và "thực dụng". Nội dung tiếng Anh trong hai năm này sẽ là: Cách đọc-hiểu văn bản tiếng Anh kỹ thuật; tâm lý học trong cách giao tiếp tiếng Anh (giả định cần thiết cho học nghề); cách viết báo cáo công việc bằng tiếng Anh.
Khúc tiếp theo thứ hai cho bậc phổ thông chuyên khoa cơ bản (2 năm) cần một trình độ tiếng Anh nâng cao đúng với bậc học có nhiệm vụ tập nghiên cứu để chuẩn bị vào học ở bậc đại học là bậc tập độc lập nghiên cứu.
Đến bậc này, trình độ giao tiếp tiếng Anh sẽ không chỉ dừng lại ở những "tiếp xúc" đơn giản giữa hai con người của hai nền văn hóa, đó còn là sự "giao tiếp" trong nội tâm của người học. Nói ngắn như vậy nhưng cũng đủ để thấy việc học tiếng Anh không thể chỉ là "cách tiếp cận" theo lối giao tiếp vô cùng co giãn, mà là cả một tầng bậc yêu cầu khác nhau trong quán hệ cấu trúc - chức năng.
Và như vậy, có lẽ chuyện dạy tiếng nước ngoài trong nhà trường phổ thông hoàn toàn không đơn giản là chuyện giải quyết tình trạng bị coi là "dưới chuẩn" của giáo viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét