Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Tôi đọc sách Toán 6 - (Tuổi Trẻ)

Thứ Hai, 17/10/2011, 04:12 (GMT+7)

TT - 1. Công việc phải làm của giáo viên trước khi lên lớp là soạn giáo án. Trong giáo án có mục “liên hệ thực tiễn”. Giáo viên nào liên hệ thực tiễn tốt sẽ có tiết học hấp dẫn, sinh động. Trường hợp ngược lại là điều không tốt cho cả thầy lẫn trò.
Ở trang 9 của cuốn Toán 6 (Nhà xuất bản Giáo Dục VN) có ghi: “Khi viết các số tự nhiên có từ năm chữ số trở lên, người ta thường viết tách riêng từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc, chẳng hạn 15  712  314”.
Sau khi đọc hàng chữ trên, tôi lấy các tờ tiền giấy của Ngân hàng Nhà nước VN ra quan sát. Trên các tờ giấy bạc (loại 10.000, 20.000, 50.000, 100.000, 500.000 đồng), người ta không hề tách riêng từng nhóm ba chữ số từ phải sang trái, nhưng lại đặt một dấu chấm cho dễ đọc.
Trên tivi và trên báo, số tiền mà các nhà hảo tâm tặng cho công tác từ thiện cũng viết với các dấu chấm.
2. Tôi đọc cuốn Đề kiểm tra toán 6 của Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, thấy các con số có nhiều chữ số được viết liên tục giống như người ta viết số điện thoại. Tôi nêu ra ví dụ:
- Trang 25 người ta viết: 19531250, 3486784401, 1073741824.
- Trang 33 người ta viết: 282475249, 28247250.
Với các con số nêu trên, tôi đọc không dễ dàng gì. Còn học sinh lớp 6 đọc ra sao?
3. Trên các sách toán, lý, hóa THCS và THPT có một lỗi rất phổ biến nhưng rất nhỏ nên ít người quan tâm. Tôi lấy ví dụ ở cuốn Đề kiểm tra toán 6.
Ở trang 110, người ta viết: Một điểm A nằm trên đường thẳng xy. Điểm mà người ta nói có tên là A. Đây là một điểm được xác định, vì thế chữ “một” là thừa.
ĐOÀN NGỌC DIỆP
Chia sẻ:
http://tuoitre.vn/Images/bookmark/facebook_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/yahoo.jpg http://tuoitre.vn/Images/bookmark/twitter_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/google_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/myspace_48.png
(7)
Quá hay
17/10/2011 5:02:38 CH
Bài viết của Đoàn Ngọc Diệp quá hay. Đoàn Ngọc Diệp đã chỉ ra nhận thức rõ hơn từ "cải cách" của Giáo dục Việt Nam. Nghĩa của từ này có nghĩa là làm mới lại vấn đề, để vấn đề đó hay hơn, chính xác hơn... nói chung là khoa học hơn.
MT
Cách viết mỗi nơi mỗi khác
17/10/2011 9:08:44 SA
Để viết những số lớn thì quy định quốc tế người ta dùng dấu phẩy để ngăn cách. Dấu chấm là phần thập phân. Nhưng trên thực tế học ở trường phổ thông thì... ngược lại với quy định này: dấu phẩy là phần thập phân còn dấu chấm là phép tính nhân và đôi khi nó dùng để ngăn cách. Nếu ngăn cách thì 3 chữ số tính từ phải sang nhưng hiện nay chữ số xe máy đã có 5 chữ số thì dấu chấm ngăn cách lại là 3 chữ số tính từ trái sang. Nói chung các quy định của ta chưa thống nhất và chưa phù hợp với thế giới. Tôi nghĩ đã đến lúc ta cần có những quy định thống nhất và phù hợp với quy định quốc tế để mọi người nhất là HS không gặp bỡ ngỡ với những quy định của ta và thế giới. Đây là điều mà các nhà khoa học, các nhà giáo cần lưu ý.
Đàm Thị Xuân Uyên
Sai thì sửa! Nhưng sao lại không sửa?
17/10/2011 8:36:42 SA
Tôi hoàn toàn đồng ý với nội dung của tác giả và việc này cũng đã phản ánh từ lâu. Chúng ta cố gắng hết mức để không sai và đi ngược thời đại. Nhưng nếu đã không phù hợp thì phải thay đổi chứ nhỉ? Còn nếu không thay đổi thì cũng có lý do để còn giảng dạy cho học trò và tránh tình trạng bất nhất trong một hệ thống giáo dục.
Bạn đọc
Cách viết số đổi mới!!!
17/10/2011 7:55:45 SA
Đọc bài của bạn Đoàn Ngọc Diệp tôi vừa vui vừa buồn. Vui vì đã có bạn nêu lên vần đề này. Buồn vì cải cách giáo dục cứ làm sao ấy. Không phải chỉ có cấp 2 mới viết số như thế đâu. Con tôi học tiểu học đã viết như thế từ lâu, không hiểu sao cháu vẫn đọc được. Cách viết số liền một mạch tiến bộ ở chỗ nào?
Rồi chuyện học thêm. Đã học 2 buổi rồi mà vẫn cứ phải học thêm. Thống kê cho biết các cháu bị tật về mắt nhiều, bị vấn đề về cột sống nhiều (do cặp nặng quá), thậm chí bị tâm thần (do căng thẳng).
Và giải pháp là gì? Ai biết? Còn nhiều nữa những vấn đề trong giáo dục mà chúng ta chỉ dừng lại ở chỗ đặt ra vấn đề thôi và vấn đề vẫn cứ là vấn đề. Học sinh sinh viên và phụ huynh chẳng thể có giải pháp được.

Lại Đức Dũng
Một cách viết "phản khoa học"?
17/10/2011 7:50:17 SA
Nếu đúng như cách viết mà bạn nói: Cứ 3 số tính từ bên trái sang thì có một khoảng trống thì đây đúng là cách viết "phản khoa học". Việc thêm dấu chấm (.) hay dấu phẩy (,) vào số tự nhiên từ hàng ngàn trở lên là theo đúng chuẩn Quốc tế chứ không phải muốn viết sao thì viết. Đấy gọi là ký tự phân lớp hay còn gọi là ký tự nhóm các số lại (Digit grouping symbol).
Nếu như các nước như Mỹ, Anh dùng dấu phấy (,) để phân lớp thì các nước như Pháp hay Việt Nam thì dùng ký tự chấm (.) để làm ký tự phân lớp. Cứ 3 số tính từ bên trái sang thì gộp thành một lớp (nhóm). Không chỉ riêng các tờ tiền mà tất cả đều phải viết như vậy chứ ai lại thêm dấu cách trắng vào thay vì ký tự chấm (.), phấy (,).
Sách của Nhà xuất bản Giáo dục gì lạ vậy?

Trương Quang Thiên
Cần xem lại quy trình biên sọan sách và xuất bản sách giáo khoa!
17/10/2011 6:42:43 SA
Cảm ơn bạn ĐOÀN NGỌC DIỆP đã quan tâm đến giáo dục Việt Nam. Những cái sai nhỏ sẽ dẫn đến những cái sai lớn hơn. Trong khi các nhà nghiên cứu giáo dục liên tục đề nghị giáo viên và học sinh phải dạy và học theo những cái chuẩn do họ đặt ra, thì chính họ lại liên tục vi phạm những cái đó! Những lỗi trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn là những bằng chứng cụ thể nhất để minh chứng cho điều đó.
Đỗ Diệu Mi
Tôi đọc sách Toán 6
17/10/2011 5:16:31 SA
Rõ ràng chẳng hiểu nổi những nhà viết sách và xuất bản vô ý hay cố tình. Nhưng điều này cho thấy nền GD nước ta khó có thể phát triển trong khi phải học những điều sai cơ bản trầm trọng đến vậy, và phát triển sao nổi với 1 nền giáo dục nay chỉnh thế này mai chỉnh thế nọ.
Thử hỏi vấn đề GD này như thế này thì lỗi thuộc về ai? Học sinh bây giờ nó dốt cũng phải.

bùi tá tri

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét