(Phunutoday)- Người
bệnh vào bệnh viện công thì sợ nhất là dịch vụ kém, thái độ phục vụ
kém. Còn đến bệnh viện tư, sợ nhất là những trường hợp “làm kinh tế”
trên bệnh nhân.
Trong khi cả nước đang thực hiện cuộc
vận động "người Việt dùng hàng Việt" thì có một bộ phận cán bộ dù chỉ
"giẫm phải gai mùng tơi” cũng chạy ra nước ngoài khám chữa bệnh. Nhiều
người cho rằng cán bộ phải gương mẫu thì dân mới theo. Chúng tôi đã có
cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết - Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII
về vấn đề này.
PV:- Thưa ông, mới đây Bộ Y tế đã đưa ra dự thảo tăng viện phí và đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Ông có nhận xét như thế nào về dự thảo này của Bộ Y tế?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Rất tiếc, tôi chưa đọc được dự thảo này của Bộ Y tế vì mấy hôm nay bận họp một hội đồng khoa học bên Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhưng theo tôi, về nguyên tắc, tăng viện phí là cần thiết.
PV:- Trên thực tế, mỗi năm cả nước có khoảng 40 nghìn người ra nước ngoài khám chữa bệnh, với mức chi phí lên đến hàng tỷ USD. Số tiền "khủng" này, Nhà nước không thu được. Theo ông nên có chính sách như thế nào để tận thu được khoản tiền trên?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Tôi thấy trình độ khám chữa bệnh của ngành y nước ta cũng khá cao; có nhiều lĩnh vực theo kịp kỹ thuật khám chữa bệnh hiện đại của thế giới. Hạn chế của ta là trang thiết bị kém. Thứ hai là kinh phí chi trả cho dịch vụ y tế mang tính chất tượng trưng nhiều quá, thiệt cho cả người đi khám chữa bệnh, người làm nghề y, và cả Nhà nước.
Mỗi năm cả nước có đến hàng tỷ đô la chảy ra nước ngoài. Nếu có chính sách đúng về dịch vụ y tế trong nước thì mình sẽ thu hút được tiền ấy. Người bệnh không phải mất thời gian, kinh phí ra nước ngoài, không phải gặp khó khăn về bất đồng ngôn ngữ. Nhiều bệnh nhân phải thuê hẳn phiên dịch, nhưng đôi khi qua phiên dịch, việc chẩn đoán bệnh cũng chưa thật chính xác lắm.
Cần đẩy mạnh và hoàn thiện xã hội hóa y tế. Cần làm thế nào để dịch vụ y tế có chất lượng cao, người có tiền thì được khám chữa bệnh đúng yêu cầu, người nghèo thì được Nhà nước trợ giúp. Thu viện phí cao đối với tất cả mọi người thì người nghèo không có tiền chi trả, mà như thế thì Nhà nước cũng chưa hoàn thành trách nhiệm với dân. Nhưng nếu không thu viện phí cao, cứ thu thấp như hiện nay thì bản thân người có điều kiện kinh tế khá muốn chữa bệnh bằng thuốc tốt, trang bị tốt cũng không được đáp ứng.
Dẫn chứng là hồi còn làm đại biểu QH, tôi có nhận được đơn phản ánh Bệnh viện Hữu Nghị ở Hà Nội - nơi khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp, có quy định bác sĩ chỉ được kê đơn dưới 100 nghìn đồng; kê vượt lên, bác sĩ sẽ bị trừ lương. Quy định này không đúng. Nhưng trong tình hình quỹ bảo hiểm y tế nghèo nàn như hiện nay, bác sĩ mà kê đơn thoáng quá lại thâm hụt quỹ BHYT cũng "gay".
Nếu có điều kiện, theo tôi, nên xây dựng những cơ sở khám chữa bệnh cao cấp và tiếp tục nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh “đại trà”. Bệnh viện “đại trà” được Nhà nước đầu tư để có cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, đội ngũ khám chữa bệnh giỏi, chủ yếu phục vụ người thuộc diện chính sách, người có thu nhập thấp.
PV:- Thưa ông, mới đây Bộ Y tế đã đưa ra dự thảo tăng viện phí và đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Ông có nhận xét như thế nào về dự thảo này của Bộ Y tế?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Rất tiếc, tôi chưa đọc được dự thảo này của Bộ Y tế vì mấy hôm nay bận họp một hội đồng khoa học bên Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhưng theo tôi, về nguyên tắc, tăng viện phí là cần thiết.
PV:- Trên thực tế, mỗi năm cả nước có khoảng 40 nghìn người ra nước ngoài khám chữa bệnh, với mức chi phí lên đến hàng tỷ USD. Số tiền "khủng" này, Nhà nước không thu được. Theo ông nên có chính sách như thế nào để tận thu được khoản tiền trên?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Tôi thấy trình độ khám chữa bệnh của ngành y nước ta cũng khá cao; có nhiều lĩnh vực theo kịp kỹ thuật khám chữa bệnh hiện đại của thế giới. Hạn chế của ta là trang thiết bị kém. Thứ hai là kinh phí chi trả cho dịch vụ y tế mang tính chất tượng trưng nhiều quá, thiệt cho cả người đi khám chữa bệnh, người làm nghề y, và cả Nhà nước.
Mỗi năm cả nước có đến hàng tỷ đô la chảy ra nước ngoài. Nếu có chính sách đúng về dịch vụ y tế trong nước thì mình sẽ thu hút được tiền ấy. Người bệnh không phải mất thời gian, kinh phí ra nước ngoài, không phải gặp khó khăn về bất đồng ngôn ngữ. Nhiều bệnh nhân phải thuê hẳn phiên dịch, nhưng đôi khi qua phiên dịch, việc chẩn đoán bệnh cũng chưa thật chính xác lắm.
Cần đẩy mạnh và hoàn thiện xã hội hóa y tế. Cần làm thế nào để dịch vụ y tế có chất lượng cao, người có tiền thì được khám chữa bệnh đúng yêu cầu, người nghèo thì được Nhà nước trợ giúp. Thu viện phí cao đối với tất cả mọi người thì người nghèo không có tiền chi trả, mà như thế thì Nhà nước cũng chưa hoàn thành trách nhiệm với dân. Nhưng nếu không thu viện phí cao, cứ thu thấp như hiện nay thì bản thân người có điều kiện kinh tế khá muốn chữa bệnh bằng thuốc tốt, trang bị tốt cũng không được đáp ứng.
Dẫn chứng là hồi còn làm đại biểu QH, tôi có nhận được đơn phản ánh Bệnh viện Hữu Nghị ở Hà Nội - nơi khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp, có quy định bác sĩ chỉ được kê đơn dưới 100 nghìn đồng; kê vượt lên, bác sĩ sẽ bị trừ lương. Quy định này không đúng. Nhưng trong tình hình quỹ bảo hiểm y tế nghèo nàn như hiện nay, bác sĩ mà kê đơn thoáng quá lại thâm hụt quỹ BHYT cũng "gay".
GS, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh TP |
Nếu có điều kiện, theo tôi, nên xây dựng những cơ sở khám chữa bệnh cao cấp và tiếp tục nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh “đại trà”. Bệnh viện “đại trà” được Nhà nước đầu tư để có cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, đội ngũ khám chữa bệnh giỏi, chủ yếu phục vụ người thuộc diện chính sách, người có thu nhập thấp.
Còn những người có thu nhập khá trở
lên sẽ khám chữa bệnh ở những bệnh viện cao cấp, thỏa mãn được cả hai
loại đối tượng. Hoặc cũng có thể tăng viện phí đi đôi với nâng cấp dịch
vụ khám chữa bệnh, Nhà nước trợ cấp đủ cho những người thuộc diện chính
sách, trợ cấp theo các định mức khác nhau phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
của người thu nhập thấp theo chi phí thực tế khám chữa bệnh.
Còn bệnh nhân khác, bản thân họ có
tiền và cũng muốn đóng tiền mức ở cao hơn để hưởng dịch vụ chất lượng
cao mà mình lại không chịu thu cao, cũng không chịu nâng cấp dịch vụ
khám chữa bệnh thì chính là làm khổ người ta. Mình làm như thế không
khác gì đuổi người ta ra nước ngoài khám chữa bệnh.
PV:- Đối với dịch vụ khám chữa bệnh hiện nay, ông e ngại nhất là vấn đề gì?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Người bệnh vào bệnh viện công thì sợ nhất là dịch vụ kém, thái độ phục vụ kém. Còn đến bệnh viện tư, sợ nhất là những trường hợp “làm kinh tế” trên bệnh nhân. Ví dụ, gần đây, nhân đưa người nhà đi thử máu ở một bệnh viện tư, tôi cũng thử luôn. Xét nghiệm 11 chỉ tiêu mà mất hơn 600 nghìn đồng. Nhưng 600 nghìn đồng không đáng sợ bằng việc bệnh viện cho kết quả lượng đường trong máu là 9,0. Trong khi đó, tôi đi kiểm tra ở Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương lượng đường thường chỉ là 5,2 hoặc 5,5.
Không tin kết quả trên, tôi gọi điện đến Bệnh viện Medlatec ở Nghĩa Dũng. Họ cử người đến làm xét nghiệm tại nhà, cũng vào buổi sáng như hôm trước thì chỉ số đường huyết giống như kết quả kiểm tra ở Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương. Còn chi phí có 20 nghìn đồng, Theo bảng giá mà bệnh viện này phát cho tôi thì xét nghiệm 11 chỉ tiêu chỉ hết 270 nghìn đồng.
Tôi chưa dám kết luận gì từ sự so sánh trên. Chỉ muốn nói rằng viện phí có thể tăng nhưng mức tăng phải hợp lý. Mở dịch vụ y tế mà chỉ tính lợi nhuận thì đó là một cách đuổi khách đi và tự huỷ hoại mình.
PV:- Trên thực tế, nhóm người giàu sính ngoại thường chạy ra nước ngoài khám chữa bệnh, đây có phải là hệ quả của chính sách cào bằng trong ngành y?
GS: Nguyễn Minh Thuyết: - Thực ra hiện nay, người bệnh ra nước ngoài nhiều vì họ không có đủ niềm tin vào bệnh viện trong nước. Ngoài ra, người ta còn cảm thấy không được đối xử trân trọng khi đi khám bệnh trong nước. Ai cũng biết làm y tế vất vả, người bệnh chen chúc nhau, môi trường ấy dễ gây ra cáu bực. Nhưng nếu nhân viên y tế cư xử thô bạo thì không chấp nhận được. Muốn khuyến khích người dân sử dụng hàng hoá, dịch vụ trong nước thì hàng hoá, dịch vụ trong nước phải tốt. Vào WTO rồi thì mình không thể ép người dân phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình trong khi hàng hoá, dịch vụ của mình không tốt.
PV:- Thưa ông, trên thực tế nhiều cán bộ chỉ “hắt hơi, sổ mũi” cũng chạy ra nước ngoài khám bệnh. Khi mà cả nhóm người giầu có và quan chức không tin vào chất lượng khám chữa bệnh trong nước thì dứt khoát ngành y của chúng ta “có gì đó chưa ổn”, theo ông, đó là cái gì?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Cán bộ trước hết cũng là dân, nên mình cũng phải tôn trọng lựa chọn của họ. Thực ra, không ai muốn chi nhiều tiền. Vấn đề là phải phát triển dịch vụ y tế sao cho tốt hơn, văn minh hơn để giữ chân họ. Nhưng cán bộ thì phải gương mẫu thực hiện cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt. Bệnh gì nước mình không khám chữa được mới ra nước ngoài. Chứ nếu chỉ “hắt hơi, sổ mũi” mà cũng ra nước ngoài, bệnh viện trong nước chỉ có dân thường đến khám chữa bệnh thì người dân sẽ nghĩ thế nào ? Liệu người ta có nghĩ rằng bệnh viện trong nước kém chất lượng vì bao nhiêu "ông to" chạy đi nước ngoài khám chữa bệnh hết cả không ?
PV: - Đó có phải tâm lý "bụt chùa nhà không thiêng”, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Một phần do bụt chùa nhà không thiêng, nhưng cái chính là do người ta lắm tiền.
PV:- Được biết lương cán bộ cao nhất cũng chỉ là 13,5 lần lương cơ bản, khoảng hơn 11 triệu đồng? Vậy tiền đi chữa bệnh nước ngoài ở đâu ra, theo ông ?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Thu nhập của doanh nhân có thể rất cao, tôi không nói. Nhưng công chức mà động một chút là ra nước ngoài khám chữa bệnh thì đúng là khó giải thích. Bản thân tôi, lương khá cao, ngoài ra còn có thu nhập bằng một, hai lần lương từ công việc chuyên môn nữa, nhưng nói dại, lỡ ốm to thì e rằng nằm chữa bệnh trong nước cũng không đủ tiền, chứ nói gì đến chuyện ra nước ngoài.
PV:- Là ĐBQH hai khóa, ông đã đặt vấn đề khám chữa bệnh ở nước ngoài ra Quốc hội thảo luận chưa, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Về chuyện người dân phải ra nước ngoài khám chữa bệnh, tôi nhớ nhiều đại biểu đã nói rồi. Phát biểu ý kiến về y tế, tôi chỉ phản ánh tình trạng dịch vụ yếu kém, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, phiền hà, và đặt vấn đề xã hội hóa y tế như thế nào để thỏa mãn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
PV:- Ông đã đi khám chữa bệnh ở nước ngoài lần nào chưa, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết:- Tôi có ba lần ở nước ngoài thời gian dài thì cả ba lần đều phải đến bác sĩ : lần thứ nhất ở Liên Xô, tôi phải mổ; hai lần sau ở Canada và Pháp, tôi chỉ chữa răng thôi. Dịch vụ khám chữa bệnh ở cả ba nước đều tuyệt vời. Còn về kinh phí thì ở Liên Xô, tôi được miễn phí; ở Canada, tôi chữa xong chỉ cần ký tên, còn lại là việc của bảo hiểm; ở Pháp, tôi trả tiền, lấy hoá đơn rồi đến bảo hiểm thanh toán được đâu 70% – 80%.
Về nước, suốt mấy chục năm, cảm cúm thì tôi xin thuốc ở y tế cơ quan, có bệnh là ra bệnh viện tư khám chữa cho nhanh, hầu như không dùng BHYT bao giờ. Từ khi được khám chữa bệnh ở Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương thì tôi chỉ nhờ các thầy thuốc ở đó.
PV:- Như trên ông đã nói, trình độ bác sĩ ở ta không kém, và giờ ông khẳng định “dịch vụ ở nước ngoài tuyệt vời”, như vậy có thể hiểu nguyên nhân chính khiến dân cũng như quan đều muốn ra nước ngoài chữa bệnh là gì ?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Trình độ y học Việt Nam nói chung không phải là kém, nhưng không đồng đều, kể cả ở tuyến dưới lẫn tuyến trên. Tôi biết có một vị cựu lãnh đạo cấp cao được bác sĩ ta chẩn đoán ung thư. Ông phải truyền hóa chất, người teo tóp cả đi. Gia đình đưa ông đi Trung Quốc chữa, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Sang đến nơi, bệnh viện bên đó cho biết ông không hề bị ung thư. Sau một thời gian điều trị, ông khỏe lại. Về nước, ông lại đi họp bình thường. Vài năm sau, ông đi kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ Việt Nam chẩn đoán ông bị di căn chạy khắp người. Nhưng khi sang Singapore, các bác sĩ bên đó lại nói không có vấn đề gì cả. Đây chính là những vết sẹo do chạy hóa chất và tia xạ để lại.
Từ trường hợp trên, có thể nói còn phải đầu tư rất nhiều để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở nước ta. Có nâng cao trình độ thầy thuốc và chất lượng phục vụ thì người dân mới tin vào “bụt chùa nhà”.
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, có nhiều việc phải làm, như tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn kinh phí để nâng cấp các bệnh viện hiện có và mở thêm các bệnh viện mới (nếu tốc độ được như tốc độ mở trường đại học thì tốt quá); xây dựng hệ thống bác sĩ gia đình; đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho các thầy thuốc v.v…
PV:- Đối với dịch vụ khám chữa bệnh hiện nay, ông e ngại nhất là vấn đề gì?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Người bệnh vào bệnh viện công thì sợ nhất là dịch vụ kém, thái độ phục vụ kém. Còn đến bệnh viện tư, sợ nhất là những trường hợp “làm kinh tế” trên bệnh nhân. Ví dụ, gần đây, nhân đưa người nhà đi thử máu ở một bệnh viện tư, tôi cũng thử luôn. Xét nghiệm 11 chỉ tiêu mà mất hơn 600 nghìn đồng. Nhưng 600 nghìn đồng không đáng sợ bằng việc bệnh viện cho kết quả lượng đường trong máu là 9,0. Trong khi đó, tôi đi kiểm tra ở Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương lượng đường thường chỉ là 5,2 hoặc 5,5.
Không tin kết quả trên, tôi gọi điện đến Bệnh viện Medlatec ở Nghĩa Dũng. Họ cử người đến làm xét nghiệm tại nhà, cũng vào buổi sáng như hôm trước thì chỉ số đường huyết giống như kết quả kiểm tra ở Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương. Còn chi phí có 20 nghìn đồng, Theo bảng giá mà bệnh viện này phát cho tôi thì xét nghiệm 11 chỉ tiêu chỉ hết 270 nghìn đồng.
Tôi chưa dám kết luận gì từ sự so sánh trên. Chỉ muốn nói rằng viện phí có thể tăng nhưng mức tăng phải hợp lý. Mở dịch vụ y tế mà chỉ tính lợi nhuận thì đó là một cách đuổi khách đi và tự huỷ hoại mình.
PV:- Trên thực tế, nhóm người giàu sính ngoại thường chạy ra nước ngoài khám chữa bệnh, đây có phải là hệ quả của chính sách cào bằng trong ngành y?
GS: Nguyễn Minh Thuyết: - Thực ra hiện nay, người bệnh ra nước ngoài nhiều vì họ không có đủ niềm tin vào bệnh viện trong nước. Ngoài ra, người ta còn cảm thấy không được đối xử trân trọng khi đi khám bệnh trong nước. Ai cũng biết làm y tế vất vả, người bệnh chen chúc nhau, môi trường ấy dễ gây ra cáu bực. Nhưng nếu nhân viên y tế cư xử thô bạo thì không chấp nhận được. Muốn khuyến khích người dân sử dụng hàng hoá, dịch vụ trong nước thì hàng hoá, dịch vụ trong nước phải tốt. Vào WTO rồi thì mình không thể ép người dân phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình trong khi hàng hoá, dịch vụ của mình không tốt.
Ngán cảnh này ở bệnh viện trong nước, nên người giầu chỉ muốn ra nước ngoài |
PV:- Thưa ông, trên thực tế nhiều cán bộ chỉ “hắt hơi, sổ mũi” cũng chạy ra nước ngoài khám bệnh. Khi mà cả nhóm người giầu có và quan chức không tin vào chất lượng khám chữa bệnh trong nước thì dứt khoát ngành y của chúng ta “có gì đó chưa ổn”, theo ông, đó là cái gì?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Cán bộ trước hết cũng là dân, nên mình cũng phải tôn trọng lựa chọn của họ. Thực ra, không ai muốn chi nhiều tiền. Vấn đề là phải phát triển dịch vụ y tế sao cho tốt hơn, văn minh hơn để giữ chân họ. Nhưng cán bộ thì phải gương mẫu thực hiện cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt. Bệnh gì nước mình không khám chữa được mới ra nước ngoài. Chứ nếu chỉ “hắt hơi, sổ mũi” mà cũng ra nước ngoài, bệnh viện trong nước chỉ có dân thường đến khám chữa bệnh thì người dân sẽ nghĩ thế nào ? Liệu người ta có nghĩ rằng bệnh viện trong nước kém chất lượng vì bao nhiêu "ông to" chạy đi nước ngoài khám chữa bệnh hết cả không ?
PV: - Đó có phải tâm lý "bụt chùa nhà không thiêng”, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Một phần do bụt chùa nhà không thiêng, nhưng cái chính là do người ta lắm tiền.
PV:- Được biết lương cán bộ cao nhất cũng chỉ là 13,5 lần lương cơ bản, khoảng hơn 11 triệu đồng? Vậy tiền đi chữa bệnh nước ngoài ở đâu ra, theo ông ?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Thu nhập của doanh nhân có thể rất cao, tôi không nói. Nhưng công chức mà động một chút là ra nước ngoài khám chữa bệnh thì đúng là khó giải thích. Bản thân tôi, lương khá cao, ngoài ra còn có thu nhập bằng một, hai lần lương từ công việc chuyên môn nữa, nhưng nói dại, lỡ ốm to thì e rằng nằm chữa bệnh trong nước cũng không đủ tiền, chứ nói gì đến chuyện ra nước ngoài.
PV:- Là ĐBQH hai khóa, ông đã đặt vấn đề khám chữa bệnh ở nước ngoài ra Quốc hội thảo luận chưa, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Về chuyện người dân phải ra nước ngoài khám chữa bệnh, tôi nhớ nhiều đại biểu đã nói rồi. Phát biểu ý kiến về y tế, tôi chỉ phản ánh tình trạng dịch vụ yếu kém, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, phiền hà, và đặt vấn đề xã hội hóa y tế như thế nào để thỏa mãn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
PV:- Ông đã đi khám chữa bệnh ở nước ngoài lần nào chưa, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết:- Tôi có ba lần ở nước ngoài thời gian dài thì cả ba lần đều phải đến bác sĩ : lần thứ nhất ở Liên Xô, tôi phải mổ; hai lần sau ở Canada và Pháp, tôi chỉ chữa răng thôi. Dịch vụ khám chữa bệnh ở cả ba nước đều tuyệt vời. Còn về kinh phí thì ở Liên Xô, tôi được miễn phí; ở Canada, tôi chữa xong chỉ cần ký tên, còn lại là việc của bảo hiểm; ở Pháp, tôi trả tiền, lấy hoá đơn rồi đến bảo hiểm thanh toán được đâu 70% – 80%.
Về nước, suốt mấy chục năm, cảm cúm thì tôi xin thuốc ở y tế cơ quan, có bệnh là ra bệnh viện tư khám chữa cho nhanh, hầu như không dùng BHYT bao giờ. Từ khi được khám chữa bệnh ở Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương thì tôi chỉ nhờ các thầy thuốc ở đó.
PV:- Như trên ông đã nói, trình độ bác sĩ ở ta không kém, và giờ ông khẳng định “dịch vụ ở nước ngoài tuyệt vời”, như vậy có thể hiểu nguyên nhân chính khiến dân cũng như quan đều muốn ra nước ngoài chữa bệnh là gì ?
GS Nguyễn Minh Thuyết: - Trình độ y học Việt Nam nói chung không phải là kém, nhưng không đồng đều, kể cả ở tuyến dưới lẫn tuyến trên. Tôi biết có một vị cựu lãnh đạo cấp cao được bác sĩ ta chẩn đoán ung thư. Ông phải truyền hóa chất, người teo tóp cả đi. Gia đình đưa ông đi Trung Quốc chữa, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Sang đến nơi, bệnh viện bên đó cho biết ông không hề bị ung thư. Sau một thời gian điều trị, ông khỏe lại. Về nước, ông lại đi họp bình thường. Vài năm sau, ông đi kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ Việt Nam chẩn đoán ông bị di căn chạy khắp người. Nhưng khi sang Singapore, các bác sĩ bên đó lại nói không có vấn đề gì cả. Đây chính là những vết sẹo do chạy hóa chất và tia xạ để lại.
Từ trường hợp trên, có thể nói còn phải đầu tư rất nhiều để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở nước ta. Có nâng cao trình độ thầy thuốc và chất lượng phục vụ thì người dân mới tin vào “bụt chùa nhà”.
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, có nhiều việc phải làm, như tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn kinh phí để nâng cấp các bệnh viện hiện có và mở thêm các bệnh viện mới (nếu tốc độ được như tốc độ mở trường đại học thì tốt quá); xây dựng hệ thống bác sĩ gia đình; đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho các thầy thuốc v.v…
Có một việc hết sức quan trọng phải
làm là đổi mới chính sách để cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức
ngành y tế. Cần tính đến việc thay đổi ngạch bậc lương cho bác sĩ, dược
sĩ vì họ phải qua đào tạo tới 6 năm, lâu gấp rưỡi các ngành khác, phải
chịu trách nhiệm rất lớn về sức khoẻ, tính mạng của con người. Cũng cần
tính đến việc trả phụ cấp thâm niên cho cán bộ, viên chức ngành y. Nhưng
giải pháp hữu hiệu nhất là xây dựng cơ chế để thu nhập của thầy thuốc
và nhân viên y tế tương xứng với công sức và hiệu quả lao động của mỗi
người.
Xin cảm ơn ông!
Xin cảm ơn ông!
- Bảo Anh (thực hiện)
;
Ý kiến phản hồi
;
- 28/10/2011 22:07Miền :Tôi thích bác Thuyết, nhưng mà nói nhiều vậy không biết cán bộ ngành y có nghe thấy tiếng nói này không?
- 28/10/2011 15:47nhím:Nghĩ mà chán cho y tế nước mình và chán cả cán bộ nữa
- 28/10/2011 12:14Hường:Bác tôi cũng làm cán bộ xã, nhưng hoàn cảnh thì vô cùng khó khăn, khi biết mình bị ung thư nhà bác ấy phải đi vay từ 1 triệu đồng trở lên để đưa bác tôi đi khám bệnh. bác ấy qua đời khi chưa hết hai khóa chủ tịch. Tính đến bây giờ, gia đình bác ấy vẫn nợ hơn 40 triệu đồng tienf chữa bệnh cho bác. Một vị cán bộ liêm chính nên khi bị bệnh cũng không có nổi lấy một triệu đồng để đi khám bệnh
- 28/10/2011 12:11Nguyễn Văn Bình:giá như thay những trường đại học không có sinh viên cho những bệnh viện quá tải thì hay quá
- 28/10/2011 10:00Hải Anh:Bác Thuyết nói ý cán bộ lắm tiền rất hay. Ông cán bộ xã chỉ bị tiêu chảy cũng chạy lên tận Hà Nội khám. Ông cán bộ tỉnh giẫm phải gai cũng chạy sang Trung Quốc
1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét