Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Thí điểm bỏ 3 chung - (NLĐ)


Thứ Bảy, 29/10/2011 00:06

Năm 2012, Bộ GD-ĐT sẽ thí điểm giao một số trường ĐH tốp đầu tự tổ chức tuyển sinh, thay vì phương án thi 3 chung

Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, những trường công lập nằm trong tốp đầu, có đủ năng lực ra đề thi ĐH sẽ được thí điểm tự tổ chức tuyển sinh. Các trường  này phải cam kết không phát sinh việc dạy thêm, học thêm và gây căng thẳng, phiền hà cho thí sinh.
Dựa trên kết quả tuyển sinh của các trường thí điểm, Bộ GD-ĐT sẽ phân tích những mặt được, không được để lên phương án phù hợp nhất. Tuy nhiên, theo ông Ga, chưa biết sẽ có bao nhiêu trường được thí điểm vì còn phụ thuộc vào việc đăng ký và đề án của các trường. “Mỗi trường có một đề án tuyển sinh riêng, đề án nào khả thi thì bộ sẽ áp dụng” - ông Ga khẳng định.
Ông Bùi Văn Ga cho biết nếu thí điểm thành công, phương án này sẽ dần được mở rộng trên phạm vi tất cả các trường vào năm 2015. Theo tinh thần của dự thảo Luật Giáo dục ĐH, các trường sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố công khai chỉ tiêu đồng thời với các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH.
Không phải đến thời điểm này lãnh đạo các trường mới đưa ra những hạn chế của phương án thi 3 chung, tại các hội nghị về giáo dục ĐH nhiều năm qua, những bất cập của phương án này đã được mổ xẻ. GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cũng cho rằng phương án thi 3 chung dẫn đến tình trạng các trường ĐH lâm vào cảnh rất “dở dang”. Mỗi trường có một đặc trưng, mỗi ngành nghề có một đặc thù nhưng khi “gom” lại để làm chung thì các trường sẽ không thể phát huy được yếu tố đặc biệt của mình, nhất là những trường năng khiếu hoặc có đặc thù về nghề nghiệp.
Tuy nhiên, khi được đề nghị lên phương án thí điểm tự chủ tuyển sinh, không phải trường ĐH nào cũng sẵn sàng. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 28-10, ông Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết Bộ GD-ĐT đã yêu cầu trường đổi mới phương án tuyển sinh. Theo phương án của trường, đề thi tuyển sinh sẽ được ra theo hướng đánh giá năng lực chứ không kiểm tra kiến thức cụ thể để tránh tình trạng học sinh phải ghi nhớ rất nhiều, sinh ra quay cóp. “Theo phương án thi 3 chung, thí sinh trượt trường này còn có thể xét tuyển vào trường kia. Theo phương án mới, nếu trượt ĐH Quốc gia Hà Nội, liệu các trường khác có nhận xét tuyển?” – ông Giang băn khoăn.
Ông Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết trường chưa có phương án tự chủ tuyển sinh vì chưa nhận được chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Theo ông Thịnh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội luôn sẵn sàng cho việc tự tổ chức kỳ thi tuyển sinh song còn băn khoăn việc có nên tiếp tục thi trắc nghiệm? “Thực tế, thi trắc nghiệm không đo hết được tư duy thí sinh nên việc tuyệt đối hóa trắc nghiệm là không được” - ông Thịnh nói.
Yến Anh
[Quay lại]
14 ý kiến
  • Hòa
    29/10/2011 07:29
    Đúng là băn khoăn thật nếu thí sinh thi trượt trường này thì liệu trường khác có xét tuyển? Điều này Bộ GD-ĐT cần cân nhắc.
  • Xuan Nam
    29/10/2011 08:16
    Lại một vòng luẩn quẩn. Có khác gì cách làm của cách đây mấy năm đâu?
  • Lê Quang Đông
    29/10/2011 08:58
    Chất lượng giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Không nên vì lợi ích cục bộ của 400 trường ĐH-CĐ mà phải vì tương lai của 90 triệu dân Việt Nam.
  • Đặng Khanh
    29/10/2011 09:07
    Tham gia tuyển sinh từ năm 2008 tới nay, tôi thấy hình thức 3 chung có cái hay của nó là thí sinh rớt trường này có thể vào được trường khác. Tuy thế, cải tiến nó bằng cách bỏ các khối thi, tổ chức 1 đợt thi và thí sinh nào thi môn gì thì đăng ký và tới trường dự thi môn đó. Như thế, các trường có thể chủ động quy định ngành nào thi những môn gì. Còn về trình độ đề thi thì đề thi hiện nay đã đủ đánh giá thí sinh rồi. Theo kiểu này thì lại xuất hiện chuyện 
    • "chạy" để được tự chủ tuyển sinh, tình trạng chỉ có thể lên trường đó luyện thi thì mới thi được vào trường đó như trước khi 3 chung, rất dễ phát sinh tiêu cực. Tôi đề nghị bỏ thi THPT, công nhận tốt nghiệp nếu thí sinh nào đạt tiêu chuẩn của 3 năm học cấp 3. Như thế tránh được bệnh thành tích.
    • Hoàng Minh
      29/10/2011 10:53
      Theo tôi thì không nên để cho các trường tự tổ chức tuyển sinh . Vì như thế thì chất lượng sẽ đầu vào sẽ rất kém và vàng thau sẽ lẫn lộn. Lúc đó sẽ phát sinh ra tiêu cực như học thêm dạy thêm tràn lan, cấy điểm cho học sinh... Dù có học giỏi đến đâu nhưng không đến trường đại học luyện thi thì sẽ không yên tâm khi thi tuyển vào trường đại học đó, bởi vì những người học thêm tại trường đó dù học rất kém thì bộ đề thi đã được giải trong quá trình học thêm.
       Tôi xin Đề nghị Bộ GD & ĐT đừng nghĩ đến việc bỏ 3 chung khi trong hệ thống các trường Đại học ở VN còn đầy rẫy những tiêu cực như hiện nay. Nếu bỏ 3 chung thì tôi tin chắc rằng trên thị trường lại xuất hiện điểm giả tràn lan mà xem .
    • Zen
      29/10/2011 11:30
      Bỏ 3 chung thì các trung tâm luyện thi của các trường đại học ăn nên làm ra rồi. Bỏ 3 chung thì các trường phải tuyển sinh hết đủ chỉ tiêu, không thể có nguyện vọng 2, 3 gì được nhé ! Vậy mới công bằng.
    • NLĐ
      29/10/2011 12:08
      "Các trường này phải cam kết không phát sinh việc dạy thêm, học thêm và gây căng thẳng, phiền hà cho thí sinh" nghe có vẻ hơi khôi hài.
    • Ba Giai
      29/10/2011 12:58
      Thi tuyển theo phương án 3 chung mà tỉnh Nam Định còn chê SV tốt nghiệp của các trường ngoài công lập, nếu bỏ thi 3 chung SV các trường ngoài công lập chắc còn bị các cơ quan hành chánh sự nghiệp và những DNNN làm khó đến tả tơi mất.
    • Lê Dũng Sỹ
      29/10/2011 14:23
      Vòng xoắn ốc phát triển lại hình thành (hay vòng luẩn quẩn bắt đầu). Khoảng năm 80 thế kỷ trước việc thi đại học mỗi trường 1 đề, Bộ ra đề. Đến cuối những năm 80 thế kỷ trước thì các trường tự ra đề, sau đó Bộ ra bộ đề chung in thành sách để tham khảo làm chuẩn cho các trường. Đến những năm 90 thế kỷ trước thì xoá bỏ việc tự ra đề, thi chung theo đề của Bộ. Rồi giờ lại lặp lại, các trường lại tự ra đề. Cứ kiểu này, giáo dục VN không bao giờ phát triển được.
    • Thuong Nguyen
      29/10/2011 14:44
      Giáo dục đại học Việt Nam cần phát triển theo xu thế quốc tế. Không nên theo một cách tự mình nghĩ ra mà không ai làm. Xu thế các nước trên thế giới đều để các Đại học tự chủ hoàn toàn. Bộ chỉ quản lý chung về mặt chính sách. Mỗi trường sẽ có tiêu chí tuyển sinh riêng. Người ta chỉ quan tâm đến đầu ra chứ không đặt nặng đầu vào. Còn chất lượng và uy tín của trường sẽ do xã hội đánh giá. Bằng đại học được đánh giá khác nhau dựa trên chất lượng, chứ không thể cào bằng, tất cả bằng đại học đều như nhau.
    • dì Hồng cầu Muối
      29/10/2011 15:25
      Ngành giáo dục Việt Nam thật lạ. Cách đây mười năm, bỏ biết bao kinh phí để nghiên cứu và thực hiện ra cái 3 chung, bây giờ lại muốn bỏ. Một cái vòng lẩn quẩn.
    • Nguyễn Viết Thịnh
      29/10/2011 17:01
      Ủng hộ hoàn toàn bỏ 3 chung. Sau hơn 10 năm chúng ta thấy rõ việc này chỉ gây ra thêm gánh nặng cho xã hội, lãng phí kinh tế, cơ sở vật chất, công sức của nhân dân.
    • pdung
      29/10/2011 17:21
      Giáo dục lại rối rắm nữa rồi, chỉ việc thi đại học đã thấy không ổn, đi đường nào rồi cũng quay về đường cũ. Tội là tội cho con em chúng ta, những người phải chịu thử nghiệm. Lẽ ra trường ngoài công lập mọc lên nhiều là điều đáng mừng, nào ngờ ta quản lý không được lại nghĩ tới chuyện sẽ dẹp một số trường không đạt. Rồi đây các sinh viên học trong trường bị xóa sổ sẽ phải ngậm ngùi cho cách làm việc của người lớn. Thiết nghĩ, nếu thực sự không làm được nên mạnh dạn thuê chuyên gia nước ngoài làm giáo dục, chứ kiểu này người lớn làm niềm tin của thế hệ trẻ ngày mất dần, liệu các em có còn phấn đấu học hành nữa không chứ?!
    • Huynh Dinh Luong
      29/10/2011 20:48
      Tỉnh tôi cũng có trường đại học dân lập, nhưng có một điều đặc biệt là bất cứ thí sinh nào đăng ký thi vào trường này thì đều đậu. Không biết Bộ GD-ĐT có biết điều này không?

    Các tin khác


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét