Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Đang trực tuyến: Lời cảnh báo với giáo dục đại học


- Nửa cuối tháng 10 bỗng thành 'cao trào" với giáo dục đại học khi tình cờ các sự kiện xảy ra cùng lúc. Tuyển dụng công chức cho bộ máy công quyền, tỉnh Nam Định chỉ chấp nhận ứng viên có bằng đại học hệ chính quy của trường công lập.  Kết thúc mùa tuyển sinh ĐH năm nay, trước tình cảnh vét cạn thí sinh, không ít trường ngoài công lập đã phải cất lời kêu cứu. Kỳ họp Quốc hội đang diễn ra cũng sẽ cho ý kiến với dự luật Giáo dục đại học - một dự luật đề cập tới nhiều vấn đề bức thiết về nguồn nhân lực của đất nước hiện nay.

NGHE NỘI DUNG TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY

Các khách mời có mặt tại buổi giao lưu. Ảnh: Phạm Hải

Câu chuyện tưởng như rất nhỏ, rất riêng của một địa phương với một đối tượng tuyển dụng đặc thù (công chức) hóa ra lại chạm vào vào nhiều bức xúc của xã hội, khi mà sau hơn 1 tuần đăng tải, các thông tin phản hồi về câu chuyện tuyển dụngđào tạo vẫn dồn dập đổ về VietNamNet, chiếm số lượng kỷ lục trong các vấn đề nổi bật trong tuần.

Một quan chức Bộ Nội vụ, người đã từng ngồi nhiều hội đồng duyệt hồ sơ mở trường nói rằng, không ít hồ sơ mở trường  ngoài công lập chỉ với danh sách giảng viên "khai cho có". Sự phân luồng tuyển dụng của Nam Định "có vẻ không chính trị", chứ thực ra, nhiều đơn vị, kể cả các bộ, ngành trung ương phần nhiều "nói không" với hệ đào tạo tại chức và trường 'không phải của nhà nước" - chỉ khác là không "công khai" mà thôi.

Nhìn ở tầm xa, nhà báo Thẩm Tuyên, Phó Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM phân tích: "Nhà tuyển dụng cũng phải hiểu rằng người tài trong xã hội cạnh tranh có chân dung khác hẳn của thời bao cấp. Vậy tại sao Nam Định lại tự đóng khung mình vào “góc hẹp” của việc chọn người tài: ĐH công lập? Tư duy bằng cấp đã ăn sâu vào các nhà tuyển dụng".

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú, Thư ký tòa soạn Thời báo Kinh tế Sài Gòn chỉ ra sau những thảo luận "tung trời" của độc giả:

"Bàn thì nhiều nhưng không ai đặt câu hỏi, liệu Nam Định trước khi đưa ra quyết định đó đã có điều tra hay nghiên cứu gì chưa. Bản thân việc điều tra hay nghiên cứu chuyện gì cũng cần có thời gian để suy nghĩ nhưng ít nhất cũng phải trả lời cho được các câu hỏi: chất lượng sinh viên dân lập thấp hơn sinh viên công lập như thế nào, định lượng ra sao, bao nhiêu công chức từng là sinh viên dân lập không hoàn thành nhiệm vụ so với sinh viên công lập, việc thi tuyển có thu hút được sinh viên công lập không, tỷ lệ so với sinh viên dân lập là bao nhiêu. Việc nghiên cứu cũng phải trả lời cho được câu hỏi, phân biệt trong tuyển dụng như thế vi phạm luật nào, sẽ bị xử lý ra sao, khả năng bị kiện cao không.

Nếu ai cũng như Nam Định, giải quyết công việc dựa vào cảm tính (tôi đi tôi thấy) thì sẽ còn nhiều vụ như Nam Định diễn ra, và không chỉ giới hạn vào chuyện tuyển dụng".

Soi ở cự ly gần, không ít ý kiến đồng cảm với "phản ứng tự nhiên" của nhiều nhà tuyển dụng, mà Nam Định là một tiêu biểu.

Ngay chính những người trong cuộc, là các giảng viên đại học đã trải lòng thấm thía: "đã có thâm niên 10 năm dạy đại học ở các hệ ở nhiều tỉnh, thành, trung tâm khác nhau, mặc dù thu nhập có tăng lên, cuộc sống có “dễ thở” hơn nhưng tôi cứ luôn “canh cánh” trong lòng, tự hỏi mình: liệu nhân cách nhà giáo của tôi đã bị hệ này làm “xói mòn", dù sau đó, những người học đã "bật" lại": Chính cách dạy tại chức của không ít người thầy, cách tổ chức dạy tại chức của không ít trường học mới làm cho kiến thức của sinh viên bị xói mòn và biến tướng một hệ đào tạo đang cần phát triển mạnh trong xu thế "học tập suốt đời" hiện nay.

Một dẫn chứng trực diện khác, kết thúc 3 đợt đón chờ thí sinh, các trường ĐH ngoài công lập đã phải ngồi với nhau 3 buổi tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng để cất một tiếng nói khẩn thiết: đề nghị Bộ GD-ĐT mở một cửa để các trường có đủ nguồn tuyển trong năm học này.

Trong bối cảnh đó, vào giữa tuần này, Bộ GD-ĐT, đơn vị soạn thảo dự luật Giáo dục đại học đã tổ chức buổi họp báo chuyên đề về dự án.

Bộ GD-ĐT cho biết, mục đích của luật là nhằm thế chế hóa các Nghị quyết ĐH Đảng lần thứ 11 về đổi mới căn bản toàn diện nền GD-ĐT; tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới quản lý Nhà nước về GDĐH và đổi mới quản lý của cơ sở GD, nâng cao chất lượng GDĐH; đẩy mạnh phân cấp quản lý GDĐH và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở GDĐH phù hợp với năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động GĐ và trách nhiệm xã hội.

Dự thảo, đến nay đã có bản thứ 5, trong quá trình hoàn thiện đã "chịu trận" không ít góp ý "nặng đô". Thứ trưởng Bùi Văn Ga, người phụ trách giáo dục ĐH của Bộ GD-ĐT cho biết, không nên đặt kỳ vọng luật có thể giải quyết được tất cả những vấn đề bức xúc.

Nam Định, và trước đó là Đà Nẵng, rồi Hải Dương...sáng suốt hay thiển cận? Hệ đào tạo tại chức đang bị kỳ thị hay chính bản thân nó đang chất chứa nhiều lệch lạc? Các trường ngoài công lập đang bị gánh định kiến hay chính nó đang bộc lộ dần điểm yếu của những người làm kinh doanh nhân danh giáo dục?

Trên tất cả, những ai bị thiệt trong cuộc chơi giáo dục đại học đầy sôi động và nhiều tiềm năng này; khi mà hiện nay, hơn 70% dân số nông thôn Việt Nam đang mơ giấc mơ đại học để đổi đời cuộc sống; còn hàng chục ngàn doanh nghiệp đang thiếu thốn trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao?


Để tạo cầu nối giữa bạn đọc với những người có trách nhiệm, VietNamNet tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến vào lúc 14h chiều ngày Thứ Sáu, 28/10. Khách mời gồm:

1. Ông Ngô Kim Khôi, phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT)

2. GS Trần Xuân Nhĩ, phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập Việt Nam

3. GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Buổi đối thoại do nhà báo Kim Dung chủ trì.

Độc giả quan tâm có thể đặt câu hỏi tới các khách mời tại địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc vào mẫu phản hồi dưới đây.

(Lưu ý: các câu hỏi, ý kiến trao đổi gửi câu hỏi gõ tiếng Việt có dấu để thuận tiện cho chúng tôi). Cảm ơn các bạn.

  • Ban Giáo dục - VietNamNet

Ý kiến bạn đọc

Nguyễn Thị Hồng, gửi lúc 28/10/2011 14:26:36
"Nên bàn": Hiện nay rất nhiều ngành tuyển dụng công chức hay bổ nhiệm chức vụ đòi hỏi phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy, không riêng gì Nam Định hay Đà Nẵng, ở các bộ và cơ quan thuộc chính phủ cũng có, chỉ có điều không công bố ra ma thôi. Đơn cử ra đây là Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quy đinh bổ nhiệm chức vụ phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy(nếu là tại chức thì phải có giải trình cụ thể và được Tổng giám đốc đồng Ý), thiết nghĩ những người có bằng cấp Trung cấp cao đẳng vì lý do hoàn cảnh nên nào đó mà họ chỉ học đến vây, qua thời gian công tác họ lại học tiếp tục nâng cao kiến thức, trong quá trình công tác họ phấn đấu và trau dồi lý luận chính trị, đạo đức phẩm chất tót, có năng lực chuyên môn, họ lại không được bổ nhiệm, như vậy tao ra mô hình chung là phân biệt rõ ràng.
P.T Dũng, gửi lúc 28/10/2011 14:26:46
"Công chức bây giờ quá tệ": Tôi đã từng làm hợp đồng với 1 trường ĐH lớn và có tiếng ở Hà Nội. Tôi tốt nghiệp trung cấp ngành CNTT, nói thật là trong phòng làm việc của tôi có 9 người độ tuổi từ 25 - 50, tất cả đều tốt nghiệp ĐH trong có có 2 người tại chức, 6 người chính quy, còn tôi trung cấp không chính quy nhưng chuyên môn quá tệ, công việc giải quyết ỳ ạch, chỉ có "buôn dưa lê", chờ hết giờ để đi chợ, shoping, spa, đón con ... Cũng đừng quá coi trọng cái bằng cấp. có người vì không có điều kiện học, có người vì điểm đầu vào thấp nên phải tìm đến các cơ sở đào tạo có đầu vào tương ứng.... Tại sao chúng ta không có tiền lệ sa thải công chức khi không làm được việc??? Nên thử việc công chức dưới dạng hợp đồng rồi mới cho thi thì may ra có số lượng công chức đạt yêu cầu nhưng trên thực tế vẫn phải có mức lương tương xứng .....
Thanh, gửi lúc 28/10/2011 14:26:54
"Hãy nhìn thẳng vào thực tế đi.": Tôi cũng đồng ý là chúng ta nên bỏ cách tuyển dụng theo bằng cấp nhưng đấy là lý thuyết bởi thực tế khác xa. Xin các vị hãy nhìn vào thực tế xã hội Việt nam mà phán xét. Tôi biết Nam định không tuyển Sv các trường dân lập vào vị trí cơ quan nhà nước vì họ có cơ sở của họ. Các vị quan hãy cứ thủ điều tra xem hiện nay cán bộ công chức nhà nước thực sự được tuyển dụng như thế nào? thi công chức ư? rất hình thức mà người trúng tuyển có đến 90% thậm chí có cơ quan 100% người được tuyển dụng là con ông cháu cha, trong số đó không ít người có năng lực nhưng phần lớn là không đủ năng lực nhưng vì "quan hệ" mà các vị tuyển dụng dù không muốn cũng phải tuyển !!!. Nếu không có quyết định này liệu ban lãnh đạo Nam định có từ chối được các cuộc điện thoại, những lời gửi gắm...của các quan hay bạn thân hữu khi con cháu họ là SV dân lập ( thực sự mà nói SV dân lập bây giờf có đến 80-90% ...không biết gì). Hãy để cho nhà tuyển dụng có một chút quyền đi.
Đỗ Quốc Dũng, gửi lúc 28/10/2011 14:27:02
"Có nên làm công chức Nhà nước": Có thể nói là từ cách đây nhiều năm khi mới bước chân vào giảng đường đại học cháu đã được nghe nói là muốn làm công chức Nhà nước thì phải có bằng của trường công lập chính quy. Khi đó cháu tự nhận thấy rằng công chức Nhà nước là những người giỏi (vì họ đã thi & tốt nghiệp ở 1 trường đại học hệ chính quy. Và bây giờ sau 4 năm học ở 1 trường đại học dân lập, cháu lại tự hỏi họ có giỏi thật hay không khi mà có một thực tế là những người thực sự giỏi sẽ không làm công chức Nhà nước. Cháu thấy sinh viên sẽ có được nhiều hơn về mọi mặt khi làm ở ngòai (DN tư nhân, DN nước ngoài...) thay vì nộp hồ sơ vào vị trí của 1 công chức Nhà nước
nguyễn phi hùng, gửi lúc 28/10/2011 14:27:24
"Chinh Quy Hàng chất lượng Cao<> Tại Chức, Dân lập hàng Kém chất lượng": Tôi thấy Nam Đinh Làm như vậy là rất đúng, Tôi không phủ nhận những người học tại chức hay dân lập đều dốt cả, nhưng số học giỏi chỉ chiếm rất ít, vì học hề ngoài công lập học thì ít mà đi tiền thì nhiều, Tôi cũng không phủ nhận rằng Hệ chính quy là không có tiêu cực song số đó cũng chiếm tỷ lệ rất ít. Vì thế Đà Năng tiếp đó là Nam Định Tuyển dụng nhân tài cho đất nước là rất đúng.
Mạnh, gửi lúc 28/10/2011 14:28:05
"thế giới đang dùng phát minh của thằng ngu": Bạn nên nhớ cả Bill Gate và Steve Jobe đều không tốt nghiệp đại học mà cả thế giới đang phải dùng hệ điều hành do họ tạo ra đấy. Còn Edison học mới hết lớp 3 mà số bằng phát minh của ông lớn hơn bất cứ nhà khoa học chính quy nào. Bạn bảo thủ cũng như Nam Định ấy do đó nạn chạy theo bằng cấp thành quốc nạn ở VN, số tiến sĩ ở VN cao gấp 30 lần Thái Lan và các nước khác nhưng số bằng phát minh thì...chưa kể VN chẳng có giải Nobel nào cả. Nhiều sinh viên ra trường học toàn kiến thức, giáo trình cổ lỗ sĩ nên thực tế lơ ngơ như bò đội nón, đến 99% phải học lại từ đầu từ thực tế cuộc sống, nhiều người cố cho mình mảnh bằng để vào chỗ "THƠM", nhàn mà lương cao còn công việc thì chỉ viết mấy cái hóa đơn mỗi ngày? Tình trạng thừa bằng cấp thiếu công nhân lành nghề ở VN xảy ra từ lâu rồi chứ không phải bây giờ, hệ lụy của nó là ai cũng đấu đá, chạy chọt vào làm "sếp" nên tình trạng mua quan bán chức xảy ra liên miên.
Thai Tran, gửi lúc 28/10/2011 14:28:21
"Muộn màn, thức tỉnh giáo dục": VN từ hơn 15 năm trở về đây, học thức đã chạy theo băng cấp là chính, còn kiến thức không quan trọng. Điều này là ,thực thể đau lòng của xã hội.
nguyễn, gửi lúc 28/10/2011 14:28:37
"học đại học để làm gì": Xin hỏi ông Ngô Kim Khôi: Các trường đại học ở Việt Nam luôn có nhiều chuyên ngành đào tạo, bộ đã khảo sát rằng những sinh viên được đào tạo ra trường có bao nhiêu % làm đúng chuyên ngành mình đào tạo chưa?
Nguyễn Đức Dũng, gửi lúc 28/10/2011 14:29:15
"Cần xem lại chất lượng Giáo dục phổ thông": Cần phải xem lại chất lượng giáo dục phổ thông trước khi nói đến chất lượng đại học. Bao nhiêu năm nay không có một sự cải cách nào về giáo dục. Học sinh tiểu học thì tha cặp sách nặng hơn trọng lượng cơ thể. Học ngày học đêm, học thêm cả thứ bảy chủ nhật, thi tốt nghiệp phổ thông tỷ lệ đỗ đến gần 100% mà thi đại học lại không đạt điểm sàn? Cần phải xem đây là sự báo động vì kiến thức con người là vận mệnh của đất nước, tại sao học sinh cứ phải học thêm mà chất lượng vẫn kém thế. Bộ GD-ĐT nghĩ gì khi các trường đại học không tuyển đủ thí sinh? Đã đến lúc ông Bộ trưởng nhìn sang các động thái của Bộ Y tế (Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân tại các bệnh viện) để nhìn nhận về việc dạy thêm, học thêm của ngành mình!!!
Hồ Thanh Tuấn, gửi lúc 28/10/2011 14:29:53
"Thiếu những cái bắt tay mang tầm chiến lược dẫn đến những bất cập trước và sau giáo dục CĐ ĐH": Không tuyển ngoài công lập thì nhà nước cho mở tràn lan các trường tư thục làm gì? khi cho mở tràn lan các trường như vậy thì bộ có tính đầu vào và đầu ra không? Khi chất lượng đào tạo của các trường công lập có dấu hiệu đi xuống, các trường ngoài công lập vì đồng tiền, vì sự tồn tại của trường mà chạy đua với nhau để hạ điểm sàn, điểm chuẩn, lôi kéo sinh viên. Trong khi việc sinh viên ra trường lại thiếu việc làm trầm trọng, đa số đi làm công nhân những việc làm không hợp với chuyên môn. Nước ta còn ít các trường ĐH-CĐ liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho các sinh viên khi ra trường, trong khi đó doanh nghiệp công ty lại có được công nhân, kỹ sư chất lượng cao. Lối sống cộng sinh như vậy rất có lợi cho cả hai bên vậy mà chúng ta vẫn thiếu đi những cái bắt tay mang tầm chiến lược.
A Long, gửi lúc 28/10/2011 14:30:27
"Có lộ trình": Cần có lộ trình để xử lý các vấn đề. Tôi đã đọc rât nhiều các bài viết liên quan đến tuyển dụng, đang là một đề tài nóng trong thời gian gần đây. Việc làm cuẩ một số tỉnh không riêng Nam Đinh, Đà Nẵng, Hải Dương mà còn rất nhiều địa phương khác đang âm thầm loại dần tại chức và dân lập ra khỏi cuộc chơi... nguyên nhân do đâu, ý chí chủ quan của người có quyền lực hay sự buông lỏng trong quản lý giáo dục? Việc cán bộ đang công tác, đi học thêm tại chức ngoại việc muốn có thêm cơ hội để phát triển thì còn để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để công tác được tốt hơn, vậy mà giờ đây nó không được công nhân (về một góc độ nào đấy) thì có công bằng hay không? Nếu cả nước đều áp dụng như các tỉnh kia thì còn có cơ hội nào cho sự phấn đấu vươn lên (Đối với người mới có bằng cao đẳng, trung cấp)?
Ngô Trí Đức, gửi lúc 28/10/2011 14:30:40
"Chính danh": "Giá trị của một con người phụ thuộc vào những gì mà người đó đóng góp cho xã hội" vậy tại sao khi giới thiệu về bất kỳ nhân vật nào, chúng ta không tập trung vào những gì họ làm được mà cứ tập trung vao cái chức danh rồi học hàm, học vị để làm gì ạ?
sonhn, gửi lúc 28/10/2011 14:30:55
"Tiêu đề : Lương tâm và Chất lượng": Nội dung: Làm sao đào tạo được những người có đức, có tài. Đó là mục tiêu. Thế nhưng thử nhìn lại xem đã thực sự đáp ứng được chưa? Tôi cũng không đồng tình với việc giải quyết ở Nam Định, nhưng rõ ràng là chất lượng đào tạo ở trường DL có vấn đề (Tất nhiên không phải là 100%). Hơn nữa, người SD lao động cũng có quyền đòi hỏi chứ, có gì sai đâu? Vậy vấn đề ở đâu? Quy hoạch GD? Chất lượng GV? Hay chính lương tâm các nhà QL (và ngay cả giáo viên)? Nếu cứ đào tạo theo kiểu "Làm kinh tế" thì có bàn cãi mãi cũng vậy thôi! Hãy xem "Clip nữ sinh Bắc Giang" trước khi thảo luân !
Lê Thị Quỳnh Nga, gửi lúc 28/10/2011 14:31:11
"Hỏi trực tuyến": Xin hỏi: - Chương trình học các môn của các trường công lập, dân lập và tại chức có giống nhau không? Nếu giống thì tại sao khi tham dự thi tuyển công chức lại có sự phân biệt. - Cùng là loại bằng khá, giỏi nhưng giữa các trường có điểm đầu vào cao và các trường có điểm đầu vào ở mức trung bình thì có gì khác nhau không?
Đỗ Ánh Tuyết, gửi lúc 28/10/2011 14:31:18
"Điều chúng tôi quan tâm": Các nhà lãnh đạo sẽ xử trí ra sao với xu hướng lệch lạc trong quan điểm của xã hội đối với giáo dục đại học và việc tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo ?
tạo có đầu vào tương ứng.... Tại sao chúng ta không có tiền lệ sa thải công chức khi không làm được việc??? Nên thử việc công chức dưới dạng hợp đồng rồi mới cho thi thì may ra có số lượng công chức đạt yêu cầu nhưng trên thực tế vẫn phải có mức lương tương xứng .....
Thanh, gửi lúc 28/10/2011 14:26:54
"Hãy nhìn thẳng vào thực tế đi.": Tôi cũng đồng ý là chúng ta nên bỏ cách tuyển dụng theo bằng cấp nhưng đấy là lý thuyết bởi thực tế khác xa. Xin các vị hãy nhìn vào thực tế xã hội Việt nam mà phán xét. Tôi biết Nam định không tuyển Sv các trường dân lập vào vị trí cơ quan nhà nước vì họ có cơ sở của họ. Các vị quan hãy cứ thủ điều tra xem hiện nay cán bộ công chức nhà nước thực sự được tuyển dụng như thế nào? thi công chức ư? rất hình thức mà người trúng tuyển có đến 90% thậm chí có cơ quan 100% người được tuyển dụng là con ông cháu cha, trong số đó không ít người có năng lực nhưng phần lớn là không đủ năng lực nhưng vì "quan hệ" mà các vị tuyển dụng dù không muốn cũng phải tuyển !!!. Nếu không có quyết định này liệu ban lãnh đạo Nam định có từ chối được các cuộc điện thoại, những lời gửi gắm...của các quan hay bạn thân hữu khi con cháu họ là SV dân lập ( thực sự mà nói SV dân lập bây giờf có đến 80-90% ...không biết gì). Hãy để cho nhà tuyển dụng có một chút quyền đi.
Đỗ Quốc Dũng, gửi lúc 28/10/2011 14:27:02
"Có nên làm công chức Nhà nước": Có thể nói là từ cách đây nhiều năm khi mới bước chân vào giảng đường đại học cháu đã được nghe nói là muốn làm công chức Nhà nước thì phải có bằng của trường công lập chính quy. Khi đó cháu tự nhận thấy rằng công chức Nhà nước là những người giỏi (vì họ đã thi & tốt nghiệp ở 1 trường đại học hệ chính quy. Và bây giờ sau 4 năm học ở 1 trường đại học dân lập, cháu lại tự hỏi họ có giỏi thật hay không khi mà có một thực tế là những người thực sự giỏi sẽ không làm công chức Nhà nước. Cháu thấy sinh viên sẽ có được nhiều hơn về mọi mặt khi làm ở ngòai (DN tư nhân, DN nước ngoài...) thay vì nộp hồ sơ vào vị trí của 1 công chức Nhà nước
nguyễn phi hùng, gửi lúc 28/10/2011 14:27:24
"Chinh Quy Hàng chất lượng Cao<> Tại Chức, Dân lập hàng Kém chất lượng": Tôi thấy Nam Đinh Làm như vậy là rất đúng, Tôi không phủ nhận những người học tại chức hay dân lập đều dốt cả, nhưng số học giỏi chỉ chiếm rất ít, vì học hề ngoài công lập học thì ít mà đi tiền thì nhiều, Tôi cũng không phủ nhận rằng Hệ chính quy là không có tiêu cực song số đó cũng chiếm tỷ lệ rất ít. Vì thế Đà Năng tiếp đó là Nam Định Tuyển dụng nhân tài cho đất nước là rất đúng.
Mạnh, gửi lúc 28/10/2011 14:28:05
"thế giới đang dùng phát minh của thằng ngu": Bạn nên nhớ cả Bill Gate và Steve Jobe đều không tốt nghiệp đại học mà cả thế giới đang phải dùng hệ điều hành do họ tạo ra đấy. Còn Edison học mới hết lớp 3 mà số bằng phát minh của ông lớn hơn bất cứ nhà khoa học chính quy nào. Bạn bảo thủ cũng như Nam Định ấy do đó nạn chạy theo bằng cấp thành quốc nạn ở VN, số tiến sĩ ở VN cao gấp 30 lần Thái Lan và các nước khác nhưng số bằng phát minh thì...chưa kể VN chẳng có giải Nobel nào cả. Nhiều sinh viên ra trường học toàn kiến thức, giáo trình cổ lỗ sĩ nên thực tế lơ ngơ như bò đội nón, đến 99% phải học lại từ đầu từ thực tế cuộc sống, nhiều người cố cho mình mảnh bằng để vào chỗ "THƠM", nhàn mà lương cao còn công việc thì chỉ viết mấy cái hóa đơn mỗi ngày? Tình trạng thừa bằng cấp thiếu công nhân lành nghề ở VN xảy ra từ lâu rồi chứ không phải bây giờ, hệ lụy của nó là ai cũng đấu đá, chạy chọt vào làm "sếp" nên tình trạng mua quan bán chức xảy ra liên miên.
Thai Tran, gửi lúc 28/10/2011 14:28:21
"Muộn màn, thức tỉnh giáo dục": VN từ hơn 15 năm trở về đây, học thức đã chạy theo băng cấp là chính, còn kiến thức không quan trọng. Điều này là ,thực thể đau lòng của xã hội.
nguyễn, gửi lúc 28/10/2011 14:28:37
"học đại học để làm gì": Xin hỏi ông Ngô Kim Khôi: Các trường đại học ở Việt Nam luôn có nhiều chuyên ngành đào tạo, bộ đã khảo sát rằng những sinh viên được đào tạo ra trường có bao nhiêu % làm đúng chuyên ngành mình đào tạo chưa?
Nguyễn Đức Dũng, gửi lúc 28/10/2011 14:29:15
"Cần xem lại chất lượng Giáo dục phổ thông": Cần phải xem lại chất lượng giáo dục phổ thông trước khi nói đến chất lượng đại học. Bao nhiêu năm nay không có một sự cải cách nào về giáo dục. Học sinh tiểu học thì tha cặp sách nặng hơn trọng lượng cơ thể. Học ngày học đêm, học thêm cả thứ bảy chủ nhật, thi tốt nghiệp phổ thông tỷ lệ đỗ đến gần 100% mà thi đại học lại không đạt điểm sàn? Cần phải xem đây là sự báo động vì kiến thức con người là vận mệnh của đất nước, tại sao học sinh cứ phải học thêm mà chất lượng vẫn kém thế. Bộ GD-ĐT nghĩ gì khi các trường đại học không tuyển đủ thí sinh? Đã đến lúc ông Bộ trưởng nhìn sang các động thái của Bộ Y tế (Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân tại các bệnh viện) để nhìn nhận về việc dạy thêm, học thêm của ngành mình!!!
Hồ Thanh Tuấn, gửi lúc 28/10/2011 14:29:53
"Thiếu những cái bắt tay mang tầm chiến lược dẫn đến những bất cập trước và sau giáo dục CĐ ĐH": Không tuyển ngoài công lập thì nhà nước cho mở tràn lan các trường tư thục làm gì? khi cho mở tràn lan các trường như vậy thì bộ có tính đầu vào và đầu ra không? Khi chất lượng đào tạo của các trường công lập có dấu hiệu đi xuống, các trường ngoài công lập vì đồng tiền, vì sự tồn tại của trường mà chạy đua với nhau để hạ điểm sàn, điểm chuẩn, lôi kéo sinh viên. Trong khi việc sinh viên ra trường lại thiếu việc làm trầm trọng, đa số đi làm công nhân những việc làm không hợp với chuyên môn. Nước ta còn ít các trường ĐH-CĐ liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho các sinh viên khi ra trường, trong khi đó doanh nghiệp công ty lại có được công nhân, kỹ sư chất lượng cao. Lối sống cộng sinh như vậy rất có lợi cho cả hai bên vậy mà chúng ta vẫn thiếu đi những cái bắt tay mang tầm chiến lược.
A Long, gửi lúc 28/10/2011 14:30:27
"Có lộ trình": Cần có lộ trình để xử lý các vấn đề. Tôi đã đọc rât nhiều các bài viết liên quan đến tuyển dụng, đang là một đề tài nóng trong thời gian gần đây. Việc làm cuẩ một số tỉnh không riêng Nam Đinh, Đà Nẵng, Hải Dương mà còn rất nhiều địa phương khác đang âm thầm loại dần tại chức và dân lập ra khỏi cuộc chơi... nguyên nhân do đâu, ý chí chủ quan của người có quyền lực hay sự buông lỏng trong quản lý giáo dục? Việc cán bộ đang công tác, đi học thêm tại chức ngoại việc muốn có thêm cơ hội để phát triển thì còn để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để công tác được tốt hơn, vậy mà giờ đây nó không được công nhân (về một góc độ nào đấy) thì có công bằng hay không? Nếu cả nước đều áp dụng như các tỉnh kia thì còn có cơ hội nào cho sự phấn đấu vươn lên (Đối với người mới có bằng cao đẳng, trung cấp)?
Ngô Trí Đức, gửi lúc 28/10/2011 14:30:40
"Chính danh": "Giá trị của một con người phụ thuộc vào những gì mà người đó đóng góp cho xã hội" vậy tại sao khi giới thiệu về bất kỳ nhân vật nào, chúng ta không tập trung vào những gì họ làm được mà cứ tập trung vao cái chức danh rồi học hàm, học vị để làm gì ạ?
sonhn, gửi lúc 28/10/2011 14:30:55
"Tiêu đề : Lương tâm và Chất lượng": Nội dung: Làm sao đào tạo được những người có đức, có tài. Đó là mục tiêu. Thế nhưng thử nhìn lại xem đã thực sự đáp ứng được chưa? Tôi cũng không đồng tình với việc giải quyết ở Nam Định, nhưng rõ ràng là chất lượng đào tạo ở trường DL có vấn đề (Tất nhiên không phải là 100%). Hơn nữa, người SD lao động cũng có quyền đòi hỏi chứ, có gì sai đâu? Vậy vấn đề ở đâu? Quy hoạch GD? Chất lượng GV? Hay chính lương tâm các nhà QL (và ngay cả giáo viên)? Nếu cứ đào tạo theo kiểu "Làm kinh tế" thì có bàn cãi mãi cũng vậy thôi! Hãy xem "Clip nữ sinh Bắc Giang" trước khi thảo luân !
Lê Thị Quỳnh Nga, gửi lúc 28/10/2011 14:31:11
"Hỏi trực tuyến": Xin hỏi: - Chương trình học các môn của các trường công lập, dân lập và tại chức có giống nhau không? Nếu giống thì tại sao khi tham dự thi tuyển công chức lại có sự phân biệt. - Cùng là loại bằng khá, giỏi nhưng giữa các trường có điểm đầu vào cao và các trường có điểm đầu vào ở mức trung bình thì có gì khác nhau không?
Đỗ Ánh Tuyết, gửi lúc 28/10/2011 14:31:18
"Điều chúng tôi quan tâm": Các nhà lãnh đạo sẽ xử trí ra sao với xu hướng lệch lạc trong quan điểm của xã hội đối với giáo dục đại học và việc tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét