Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Ngẫm chuyện một tháng vẫn trục trặc "giảm" gì?

03/10/2011 08:06:16


- Sau một tháng thực hiên chủ trương giảm tải hình như đã có những điều  trục trặc...
TIN LIÊN QUAN

Năm học mới được bắt đầu bằng cú “Giảm tải”.

Mặc dầu được tung ra một cách muộn màng và vội vã nhưng giảm tải vẫn được xã hội nói chung nhất là các thầy cô, học trò và cha mẹ học trò đón nhận với biết bao vui mừng và hy vọng.

Ai đã từng phải đổ mồ hôi để tải một cái gì đó quá nặng thì tất sẽ hiểu được sự sung sướng khi cái tải đó được giảm nhẹ đi chút ít .

Học sinh Trường tiểu học Dương Minh Châu (TP.HCM) trong ngày tựu trường năm học 2011-2012.
Học sinh Trường tiểu học Dương Minh Châu (TP.HCM) trong ngày tựu trường năm học 2011-2012. Ảnh Tuổi trẻ TP.HCM
Tôi nhớ lại hồi bao cấp có nhiều lần phải chở vợ về quê bằng xe đạp. Cái xe đạp đã quá cũ. Trừ cái chuông ra, mọi bộ phận của nó đều kêu lạo xạo khi nó chạy trên đường làng. Bà vợ ngày càng mập ra, cho nên anh chàng xe thồ (tức là tôi) khá vất vả. Lúc bấy giờ chỉ mong vợ “nhẹ như lông hồng” thủa mới cưới thì …trên cả tuyệt vời.
Bởi vậy, khi mà trẻ em chúng ta phải khổ sở vì học chương trình quá tải, hàn lâm, không thiết thực, học ngày học đêm, học thêm học nếm, thi cử nặng nề… thì “giảm tải” là một quyết định được lòng dân và phù hợp với thức tế.
Ông Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói: “Chúng tôi hy vọng rằng việc giảm tải lần này sẽ khắc phục được sự nhàm chán cho học sinh do phải học các kiến thức trùng lặp, và giảm bớt được việc dạy thêm và học thêm, sẽ giúp giáo viên và học sinh có thêm thời gian để dạy và học tốt hơn các yêu cầu kiến thức phổ thông cần thiết hoặc rèn luyện kĩ năng sống…”.
Ông có nói rõ ràng rằng: “Mục tiêu cuối cùng khi thực hiện giảm tải là để nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách nâng cao việc rèn luyện nhân cách cho học sinh” (theo báo Người Đại biểu Nhân dân). 
Nếu được như thế thì cũng …trên cả tuyệt vời.
Tuy nhiên sau một tháng thực hiên chủ trương giảm tải hình như đã có những điều điều trục trặc: có nhiều ý kiến không đồng tình, thậm chí phản biện một cách gay gắt …
Người ta nhận xét rằng văn bản hướng dẫn cắt bỏ làm quá vội vàng, sơ sài ; việc cắt giảm là vụn vặt, nhỏ lẻ, không hợp lí, chỗ đáng cắt thì không cắt, chỗ cần giữ thì lại cắt đi; hình như các người làm chương trình và các chủ biên SGK không trực tiếp là việc cắt giảm mà chỉ có các chyên viên ở Bộ GD&ĐT làm mà thôi cho nên thiếu tính khoa học và tính hệ thống…

Chỉ cần đọc các tiêu đề của các bài báo chúng ta cũng cảm nhận được một điều gì đó không bình thường và không thể thể bỏ qua:
Một tháng giảm tải: Giáo viên nặng tải (báo Pháp luật).

Giảm tải vội vàng (báo Dân trí).

Giảm tải chương trình và sách giáo khoa: dục tất bất đạt ( báo Pháp luật THHCM).

Học sinh “oằn lưng” vì giảm tải (báo Khoa học và Đời sống).

Lùng nhùng giảm tải (báo Đất Việt).

Cần cách giảm tải phù hợp (báo Người Lao động).

Giảm tải chưong trình PT: còn rụt rè và vụn vặt (báo Người đưa tin).
Giảm tải GDPT: điệp khúc vội vàng và cập rập (VOV online)

Giảm tải kiểu mì ăn liền (Tin mới)

Giảm tải : có cũng như không (Đất Việt)

Giảm tải : Hãy lắng nghe người trong cuộc (SGGP online)

Giảm tải SGK: Nhiều bất hợp lí gây thất vọng (Edu. Tin tức)

Giảm tải cập rập, giáo viên rối ren (Pháp luật THHCM)

…………..

Tôi không biết có chuyên gia nào ở Bộ GD&ĐT được cử ra để đọc các bài báo như vậy hay không?

Nếu không thì thật đáng lo ngại và đáng buồn biết bao!!!.
Văn Như Cương

1 nhận xét: