Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

"Hội chứng" sợ làm chủ nhiệm trong GV cấp THCS hiện nay

Cập nhật lúc 08/10/2011, 21:58 (GMT+7)

(GD&TĐ) - Trong những năm gần đây, giáo viên cấp THCS lại có “Hội chứng” sợ bị phân công làm công tác “Chủ nhiệm” lớp, bởi “công việc” của một (GVCN) lớp chiếm thời gian lớn hơn gấp nhiều lần so với số tiết quy định của ngành giáo dục.
Theo quy định của ngành giáo dục thì một lớp chủ nhiệm ở cấp THCS  giáo viên được hưởng 4,5 tiết trên tuần. Nhưng trong thực tế ở các trường THCS hiện nay việc một giáo viên chủ nhiệm làm quá nhiều việc. Chịu quá nhiều áp lực nên các giáo viên thường hay ngán ngại nhận làm công tác chủ nhiệm lớp.
Ngoài việc sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần vào ngày thứ 7, thì GVCN còn tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) mỗi tuần 2 tiết. Hai tiết HĐNGLL giáo viên chủ nhiệm phải soạn 2 giáo án, viết kịch bản của 2 tiết hoạt động, tập dợt, để buổi hoạt động thu hút. Một số GVCN còn viết tiểu phẩm rồi tập dợt cho các em…Chỉ tính tới đây thôi thì thời gian đã hơn số tiết quy đinh của ngành rồi.
Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm còn phải đến nhà tìm hiểu hoàn cảnh học sinh lớp mình, hoặc vận động các em khi có học sinh bỏ học.
Ảnh học của trường văn nghệ trong dịp khai giảng năm học (2011 – 2012) THCS Thường Phước 2 (Hồng Ngự - Đồng Tháp)
Tiết mục văn nghệ trong dịp khai giảng năm học (2011 – 2012) trường THCS Thường Phước 2 (Hồng Ngự - Đồng Tháp)
Ngoài ra GVCN còn lập kế hoạch chủ nhiệm, hoàn thành sổ chủ nhiệm của bộ giáo dục quy định, sổ chủ nhiệm cá nhân, sổ biên bản sinh hoạt chủ nhiệm…  Chịu tránh nhiệm thu các khoản thu của nhà trường quy định đối với học sinh: Thu tiền học phí, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, Quỹ của hội cha mẹ học sinh…mất rất nhiều thời gian và nếu thu không đạt phần trăm theo quy định thì không được xét thi đua.
Chưa kể việc giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn học sinh lao động, cùng với học sinh chăm sóc cây xanh của nhà trường hang ngày.
GVCN còn phải làm công tác phong trào của lớp mình. Mỗi khi nhà trường hay ngành có các phong trào như: Hoa điểm mười, làm lồng đèn, thi thơ và truyện ngắn, Viết thư quốc tế UBU, Thị học sinh giỏi, …. Thì nhà trường đều phân công trực tiếp xuống GVCN trong việc đăng kí, lập danh sách, cho đến việc phát động cho các cuộc thi này….
Một số trường còn quy định giáo viên chủ nhiệm phải thay phiên trực văn phòng để xử lí học sinh, giải quyết công việc tiếp dân của nhà trường và phải tổng hợp phong trào thi đua của học sinh trong tuần.
Như vậy nhìn lại khối lượng công việc của nhà trường giao cho một giáo viên chủ nhiệm lớp không khác gì “trăm dâu đổ đầu tằm”.
Vì khối lượng công việc như thế cho nên hàng năm cứ bắt đầu vào năm học mới thì giáo viên lại nghe ngóng xem mình có “bị” phân công làm công tác chủ nhiệm hay không? Và đôi khi tiêu cực lại xuất phát chỉ vì không muốn làm công tác chủ nhiệm lớp.
Rất mong các nhà quản lí giáo dục sớm có những chính sách điều chỉnh, làm giảm đi công việc của giáo viên chủ nhiệm đồng thời phải cho họ hưởng số tiết ngang bằng với công việc của một giáo viên chủ nhiệm.
 Thái Công Trường Giang
,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét