Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Hãi hùng cơm giá rẻ - (NLĐ)


Chủ Nhật, 09/10/2011 23:22

Các loại thịt, cá, rau quả đa phần đã bị ươn, bốc mùi, được các chủ quán mua với giá rẻ đem về thêm “hóa chất” vào, biến thành thực phẩm bắt mắt bán cho khách bình dân

Ở làng đại học Thủ Đức - TPHCM, chỉ với 10.000 - 12.000 đồng sẽ mua được một phần cơm 3 món: mặn, xào và canh. Trong điều kiện giá thực phẩm ngoài chợ tăng từng ngày thì tại sao các chủ quán cơm vẫn bán  với giá siêu rẻ? Trong vai người phụ việc, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm hiểu về nguồn gốc và cách chế biến thực phẩm ở những quán ăn này.
Một nở thành hai
Ngày 20-9, chúng tôi đến xin phụ việc cho quán cơm Tr.L. Hướng dẫn cho nhân viên mới, chủ quán lấy một ít bột màu trắng cho vào thau, đổ nước vào đánh tan sau đó bỏ rổ thịt heo vào. Vừa làm, bà vừa giải thích: “Chỉ cần một tí bột này, thịt sẽ cứng và có màu đỏ như thịt tươi, chất này còn giúp khử mùi hôi do thịt để lâu ngày”. Đúng như lời bà chủ nói, khoảng 5 phút sau, chúng tôi chứng kiến những miếng thịt bé xíu đã được nở ra gần gấp đôi.

Những nguyên liệu ôi thiu được chế biến thành thức ăn để bán cho khách. Ảnh: THÀNH ĐỒNG
Tiếp đó, bà chủ quán lấy chiếc chảo vẫn còn dính dầu từ ngày hôm qua, bỏ rau vào xào. Thấy chúng tôi ái ngại, bà chủ trấn an: “Được cái lửa lớn nên vi khuẩn chết hết, không cần rửa làm gì!”. Sau khi chế biến xong món thịt heo, chủ quán chuyển sang món gà. Cũng như trước đó,  đầu bếp cho thêm vào một ít bột nở giúp thịt nở ra, căng phồng lên, sau đó dùng một loại chất bột  màu đỏ rắc lên khiến thịt gà chuyển sang màu tươi và tỏa mùi thơm.
  Rời quán Tr. L, chúng tôi tiếp tục đến xin làm chân chạy bàn tại quán Th.T. nằm cách đó không xa. Ở đây, ngoài những chiêu thức chế biến “truyền thống” như quán Tr.L thì chủ quán luôn bắt các nhân viên phải học thuộc cách “tiết kiệm tối đa”. Khi thức ăn trong ngày bán không hết hoặc khách ăn còn dư, không được bỏ mà phải gom lại để tận dụng chế biến món khác. Ví dụ, thịt luộc dư có thể băm nhuyễn quấn với lá lốt rồi nướng hoặc đem trộn vào thức ăn của ngày hôm sau…
Tuy nhiên, công nghệ nấu cơm ở quán Th.T mới thật đáng sợ. Công việc này những người phụ việc không được thò tay vào mà bà chủ quán trực tiếp đảm nhận. Sau khi nước được đổ vào một chiếc xoong lớn, bà chủ bỏ vào nửa chén chất bột màu trắng rồi lấy gạo đổ vào (chất bột này được người nhà của chủ quán mua từ chợ Bà Chiểu có tác dụng làm gạo nở và xốp cơm – PV). Khoảng 30 phút sau, cơm chín, dù chỉ với hơn 5 kg gạo nhưng cho ra được một nồi cơm to tướng. Bà chủ quán chia ra làm hai nồi, sau đó vào nhà lấy thêm một thau cơm còn thừa lại từ tối qua đã dính bệt vào nhau, đổ vào hai nồi rồi trộn đều, đưa ra bán cho khách.
Rau thối, thịt ươn
Khu vực làng đại học Thủ Đức có gần 50 quán ăn. Rau củ, thịt cá được các chủ quán mua hàng cũ, giá rẻ từ chợ đầu mối Thủ Đức; dầu mỡ, nước tương lấy từ các chợ Bà Chiểu, Kim Biên, không nhãn mác, nguồn gốc…
Những ngày tiếp theo, chúng tôi xin vào làm việc tại một số quán cơm khác ở làng đại học Thủ Đức. Tại quán cơm M.K. nằm đối diện ký túc xá Đại học Quốc gia, khu vực dùng để chế biến thức ăn là một sân gạch lở lói, nằm sát nhà vệ sinh, xung quanh rác vứt bừa bãi... Dưới nền đất, thịt, rau để la liệt. Hành tây vừa mới lấy từ chợ đầu mối Thủ Đức về đa phần bị thối một nửa, bà chủ quán hối chúng tôi nhanh tay dùng dao hớt mấy lớp vỏ khô bên ngoài, cắt bớt phần thối cho vào rổ. Rau cải, rau muống… vàng úa được cắt bỏ phần gốc, chẻ nhỏ bỏ vào chảo mà không hề rửa. Bà chủ quán tay không đeo găng, bốc thịt, rau bỏ vào chảo xào. Trong nháy mắt, gần 4 rổ rau to tướng đã được chế biến thành món rau xào trông rất ngon mắt.
Chứng kiến cảnh chế biến thức ăn ở quán C.X, chúng tôi chỉ chực… ói. Người phụ việc của quán lấy trong thùng ra một bịch cà chua, mướp đắng, thứ nào cũng bị hư hơn nửa. Sau khi cắt bỏ phần thối, người này bỏ vào chảo xào với thịt bò tạp nhạp thừa từ tối qua mà không hề rửa. Trong khi đó, hai nhân viên khác đang vội vàng sơ chế thực phẩm.
Thịt vừa cắt xong được chuyển qua cho người phụ nữ luống tuổi đang hốt rác. Chưa kịp rửa tay, người này nhúng nguyên cả bàn tay vào thau thức ăn để ướp gia vị... Các món chiên như cá, chả cá, đùi gà… cũng được các nhân viên rửa qua loa, sau đó đổ vào chảo dầu đen kịt để chiên lại. Các loại thịt, cá được chế biến ở đây đa phần đã bị ươn, bốc mùi, mua với giá rẻ, được các chủ quán sử dụng những “hóa chất” không rõ nguồn gốc pha trộn vào, biến thành thực phẩm bắt mắt bán cho khách bình dân.
Ớn lạnh nước mắm
Những ngày đi làm nhân viên chạy bàn, chúng tôi chứng kiến cách pha chế nước mắm có một không hai. Bà chủ quán Tr.L cho vào xô một chén nước mắm không nhãn mác, nửa chén bột ngọt và một ít tương ớt. Sau khi đánh đều “hỗn hợp” này, bà chủ lấy hai ca nước lạnh trong bể chứa đổ vào, khuấy thêm vài cái, thế là xong!
Nhợn người nhất có lẽ là công đoạn rửa chén. Trưa 20-9, chúng tôi tận mắt chứng kiến một nhân viên của quán cơm Th.M bỏ vào thau nước nửa chén xà phòng bột, sau đó đổ sang một chiếc thau to tướng đựng cả trăm chén đĩa còn dính đầy thức ăn, giấy lau, khuấy qua loa, vớt ra chuyển vào một thau nước gần đó rồi vớt ra dùng tiếp, đây là thau nước vừa dùng để rửa thịt xong.
Kỳ tới: Công nghệ chế biến lẩu
 
THÀNH ĐỔNG - TỊNH CẦM 
 
  • song ve dau
    09/10/2011 23:44
    Đây là những quán cơm buôn bán theo kiểu bất nhân làm giàu trên sức khỏe của người khác, người dân cũng nên tránh những quán cơm bán giá rẻ như thế này (của rẻ là của ôi). Đề nghị Sở Y tế Tp HCM và ban an toàn vệ sinh thực phẩm nên đi kiển tra thường xuyên và ra tay dẹp dùm những quán cơm bất nhân này cho những người dân nghèo bớt khổ vì khi ăn xong lại phải vào bệnh viện nằm điều trị chứng ngộ độc thực phẩm.
  • Đức Thành
    10/10/2011 00:15
    Kinh khủng quá, đọc xong bài báo này tui ko dám ăn cơm ở ngoài nữa...
  • Lê Nhung
    10/10/2011 00:20
    Kinh khủng quá, bởi vậy có lần tôi ghé quán cơm giá rè bán cho sinh viên trước trường đại học Công nghệ gần đường D2, phường 25, Bình Thạnh, sau khi ăn xong miếng tàu hủ dồn thịt thì mắt tôi hoa lên, muốn ói tại chỗ. Đành bỏ lại tất cả thức ăn còn trên bàn, tính tiền để chạy lẹ về nhà nằm.
  • cuti
    10/10/2011 00:31
    Cũng có khi của mắc cũng là của ôi đó, nhưng nhiều người không biết thôi!
  • 10/10/2011 00:36
    Tôi đã từng là SV học tại làng đại học Thủ Đức. Tôi đã ra trường rồi. Tôi xác nhận những gì bài báo viết đều là sự thật. Tôi may mắn sinh ra tại đây, nên học xong là về nhà ăn cơm nhà. Nhiều lúc thực sự tôi ái ngại cho các bạn mình khi nhìn thấy những cảnh này. Các bạn nữ thì chịu khó góp tiền đi chợ tự nấu, vừa đỡ tiền vừa đỡ...dơ. Còn bạn nam thì trường kỳ cơm hộp. Mới đây, 1 bài báo có viết về những căntin của các trường đại học nước ngoài, nhìn mà thèm và buồn cho SV Việt Nam.
  • Nguyễn Đức Hoàng
    10/10/2011 01:34
    Nếu chúng ta cứ nhắm mắt ăn bừa thì xã hội ta sẽ cứ dậm chân tại chỗ vì ai cũng chấp nhận: Ai sao, tôi vậy! Những nước tân tiến họ rất chú trọng đến vấn đề vệ sinh vì nó dính liền đến sức khỏe, một người bị bệnh là một gánh nặng cho cả gia đình và quốc gia.
  • MD
    10/10/2011 04:54
    Tại canteen trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM, thuộc quận 9, sinh viên còn khổ sở hơn vì không có sự chọn lựa nào khác ngoài một chủ bán cơm duy nhất. Cũng chính vì độc quyền nên thái độ của những người phục vụ nơi đây thật khó chấp nhận. Sinh viên nào mua cả phần cơm thì... yên chuyện, sinh viên nào ăn không nổi thức ăn, chỉ mua cơm không (5000đ/phần) thì lập tức được "khuyến mãi" những ánh mắt khó chịu, những câu nói bóng gió, những câu quát tháo vô cớ... Chứng kiến một bữa ăn trưa của các em tại KTX này, tôi tự hỏi đây là môi trường tốt cho các nhà giáo tương lai chăng (là phải biết cách... chịu đựng, đừng phản ứng)?
  • Nguyễn quang Nhâm
    10/10/2011 05:26
    Rất phục phóng viên báo NLĐ, phải đi sát và đi sâu mới thấy rõ thực trạng đau lòng này. Các vị lãnh đạo cũng nên bí mật vi hành như vậy mới thấu hiểu đời sống của người dân.
  • Trần
    10/10/2011 06:00
    Bây giờ tôi mới hiểu tại sao bệnh viện Ung Bướu ngày càng đông!
  • lê ngọc mạnh
    10/10/2011 06:24
    Ai chẳng biết của rẻ là của ôi, của đầy nồi là của chẳng ngon. nhưng ngậm cay nuốt đắng cho qua ngày đoạn tháng vì trong túi không có tiền các bạn ơi,đời sinh viên nhà nghèo lấy tiền đâu ra mà đòi ăn sang mặc đẹp?  ăn no mặc ấm là tốt rồi, nếu ăn của rẻ ấy thì được nhiều và no cái bụng sau đêm thức khuya học bài, còn đòi ăn ngon thì nó ít hơn nên thức khuya học bài kiến bò râm ran trong cái bụng như ve ran mùa hoa phượng đứng ngồi không yên tiền thì mẹ nói năm nay mất mùa nên con chịu khó tháng 01 triệu không ăn cơm ấy thì ăn gì ở chốn thị thành này đây!
  • Bạn đọc
    10/10/2011 06:59
    Kinh khủng cái gì ? Mấy quán thế này đầy đường ai cũng biết cả chỉ tội giới lao động nghèo phải chịu, chứ đâu như mấy bác văn phòng trắng trơn mà không hề biết thực tế xã hội thế nào,có trách la mấy bác vsat tp quản lý không ra gì thôi.
  • Phạm Đoàn Kha
    10/10/2011 07:00
    T cũng là người mới ra trường, sống 4 năm ở ktx ĐHQG TpHCM, t nhớ trước ktx có tiệm hủ tiếu mà trong nồi súp của tiệm này có chứa 1 bọc gồm hơn 10 con chuột vẫn còn lông, vụ này gây xôn xao 1 thời gian nhưng hiện giờ tiệm này vẫn bán lại bình thường.....Ở làng đại học hiện nay mọi quán ăn đều chế biến 1 cách rất bẩn(ngay trong ktx ĐHQG cũng vậy huống chi ở ngoài), những gì phóng viên thấy chỉ là 1 phần nổi thui của vấn đề thui!
  • Đào tiến Dũng
    10/10/2011 07:07
    Người Việt dùng hàng việt
  • dân nghèo
    10/10/2011 07:09
    Nếu chỉ sống bằng lương (không có bổng) thì cỡ Bộ trưởng cũng không đủ lương để mua thực phẩm tươi sống chứ đừng nói tới SV và dân lao động.
  • Xuân Thời
    10/10/2011 07:39
    Trước đây làm kỹ thuật cho các nhà máy nước đá, tôi không dám uống đá lạnh cho tới nay. Sau đó từ 1998 tôi học ở TT Anh ngữ ĐH Nông Lâm và đi làm thêm cho mấy quán cơm SV và thấy chuyện nầy... bình thường. Riêng tôi thì không bao giờ giám ăn cơm SV nữa. Vệ sinh an toàn thực phẩm họ tồn tại để làm gì? Hệ thống nhà nước phải coi nạn nầy quan trọng hơn giao thông và giáo dục thì may ra thế hệ lành mạnh mới tồn tại.
  • mila
    10/10/2011 07:58
    Tôi thấy thương những sinh viên và những người lao động có thu nhập thấp quá. Mong rằng trong tương lai những quán ăn giết người âm thầm này không còn tồn tại nữa.
  • TÁM TỬNG
    10/10/2011 08:04
    Vấn nạn chuyên vệ sinh an toàn thực phẩm nghe hoài như truyện dài nhiều tập... Báo chí thì la làng để cho người dân biết để tránh ... Nhưng rồi cũng không biết các cơ quan chức năng kiểm tra an toàn thực phẩm ở đâu mà vẫn tồn tại hoài...
  • Thanh Trung
    10/10/2011 08:06
    Có ai thấy cách rửa chén chưa? Họ cho chén vào xà bông chà rất kỹ nhưng đưa chén vào nước tráng sơ là úp lên cho khô chứ không cho sạch xà bông. Điều này thấy rõ nhất ở những điểm bán hủ tiếu, mì... Xà bông mua loại 2000 đồng một lít do các cử nhân hóa sản xuất. Trong xà bông đó chỉ có thành phần chính là NaOH (còn gọi là xút).
  • Minh Khang
    10/10/2011 08:13
    Tốt nhất chúng ta tự đi chợ nấu cơm, đó là phương cách bảo vệ sức khoẻ lâu dài. Tôi đã nhiều lần đi ăn cơm bụi ở vỉa hè, có một điều tôi thắc mắc tại sao cái món thịt cá họ làm mất cái mùi tanh hôi dễ dàng như vậy? Thì ra họ dùng hoá chất.
  • Hoàng
    10/10/2011 08:15
    Không thể tưởng tượng được mặc dù những thứ này đã được báo động từ lâu. Hình như con người bây giờ (các quán ăn) kém hiểu biết,  kinh doanh không có đạo đức? Mình cũng có con học ở Làng ĐH Thủ Đức. Chỗ ở thì có thể quản lý được (vì mình tự thuê cho con) nhưng ăn uống thì chắc nó ăn theo "kiểu này" rồi. Cũng may là chỉ học gần 1 năm là nó đã xin được học bổng ĐH Mỹ và qua học. Đúng là căng tin của ĐH Mỹ so với VN thì quả là khác biệt. Ăn tự chọn với hơn 30 món ăn và vệ sinh thực phẩm thì khỏi phải nói. Không biết đất nước sẽ đi về đâu khi thế hệ thanh niên trí thức, rường cột tương lai, hằng ngày bị đầu độc ăn uống như vậy.
  • hoatruonghuu
    10/10/2011 08:38
    Quận Thủ Đức nên làm kiểu của Bà Rịa- Vũng Tàu : Công bố ngay trên truyền thông đại chúng, kết hợp với địa phương, dán thông báo công khai những quán làm ăn mất vệ sinh. Làm thử đi, có hiệu quả tức thời. Cần hành động như 2 Bộ trưởng đã làm thì lòng dân sẽ ủng hộ chủ tịch quận ngay! (không bị kỷ luật gì đâu mà sợ!)
  • chan
    10/10/2011 08:42
    Thật là kinh khủng! Cám ơn phóng viên và báo Người Lao Động đã làm phóng sự này! CÁC ĐƠN VỊ CÓ TRÁCH NHIỆM HÃY VÀO CUỘC KHẨN TRƯƠNG !
  • Kim
    10/10/2011 08:51
    Thật tội cho những người thu nhập thấp phải ăn chất độc để sống qua ngày. Những người vì lợi riêng mà đầu độc hàng loạt người vô tội như vậy có đáng được sống hay không?
  • tran minh huy
    10/10/2011 08:56
    thấy ghê qua,người việt nam mình sao ở dơ quá, lương tâm và đạo đức để ở đâu, đáng sợ thật..... miếng ăn là miếng tồi tàn... có dơ cách mấy đói rồi cũng phải ráng mà ăn
  • Shel
    10/10/2011 08:58
    Chuyện thường ngày, mặc dù biết nhưng mà không thể không ăn. Ở trong KTX không được nấu ăn. Ngay trong căntin và nhà ăn của KTX cũng vậy thôi.
  • Viet
    10/10/2011 08:59
    Khủng khiếp quá..tại sao cùng người Việt làm như vậy, không lẽ vì lợi nhuận mà bán rẻ lương tâm như vậy.
  • Nguyễn Đình Tào
    10/10/2011 09:07
    Sinh viên là những người được đào tạo có tri thức, có văn hóa gánh vác công việc đất nước cho tương lai mà bị đầu độc hằng ngày như vầy sao? Thật đau lòng. Các em mẫu giáo ở TP lớn bị cắt xén phần ăn để nộp phần trăm cho hiệu trưởng, còn gì là nhân cách người thầy. Bộ trưởng Bộ giáo dục có thấy không? Ở địa phương tôi có một trường đại học, mỗi lần đi ngang qua nhìn các em ăn uống lăn lóc lề đường mất vệ sinh, tôi thấy không an lòng. Tạo chỗ ăn uống đàng hoàng là cách đào tạo nhân cách cho các em sau nầy. Bây giờ cứ để các em tiếp xúc nhếch nhác, sau nầy khi ra đời làm việc sẽ nhếch nhác vậy thôi!
  • Mwong Man
    10/10/2011 09:10
    Kinh hoàng cơm rẻ. Biết  rằng  hầu hết các quán cơm rẻ bán cho người lao động, h/sinh, s/viên đều là như thế cả.  Nhưng ngặt nỗi là ít tiền thì phải chịu ăn vậy thôi. Việc này ai cũng biết từ lâu rồi ma ko làm gì được. Tại sao ta lại ko có tổ chức các quán cơm xã hội bán giá rẻ nhưng đạt vệ sinh để phục vụ những người có thu nhập thấp nhỉ?
  • Mai ngọc
    10/10/2011 09:12
    Kinh khủng quá! Chẳng còn lương tri của con người nữa.
  • dì Hồng cầu Muối
    10/10/2011 09:42
    Chắc chắn sau bài báo này sẽ có đợt thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Lâu lâu có những bài báo khai mào cho dư luận những vấn đề bất cập là điều tốt. Nhưng sau bài báo đó, các nhà chức trách có giải quyết rốt ráo, quyết liệt sự việc không, hay chỉ giải quyết cho có chuyện rồi đâu cũng vào đấy? Tội cho dân mình quá.
  • Phan Quốc Việt
    10/10/2011 09:43
    Tôi cũng là sinh viên ở Thủ Đức, giờ tôi đã ra trường. Tôi thấy các thông tin trên là hoàn toàn chính xác, "tôi đã một thời như thế". Ăn cơm hộp, ở nhà thuê, chất lượng cuộc sống vô cùng thấp.
  • Dương
    10/10/2011 09:55
    Tôi cảm giác đó là văn hóa kinh doanh mà rất rất nhiều người Việt đang áp dụng, vì lợi nhuận họ "hãm hại" lẫn nhau,"hãm hại" cả con cháu chúng ta. Đề nghị phóng viên nên ghi rõ tên quán, địa chỉ để mọi người cùng biết.
  • Huỳnh An Như
    10/10/2011 10:04
    Pháp luật nhà nước Việt Nam không nghiêm, nên mới xảy ra thực trạng đáng buồn này, người lãnh đủ chỉ có sinh viên, người động nghèo, chỉ  các vị ở ban nghành phụ trách liên quan là không biết gì cả, mong sao nhà nước làm mạnh tay. Xâm hại đến sức khỏe con người là làm an nguy đến an ninh quốc gia, hủy hoại dân tộc.
  • ngọc
    10/10/2011 10:10
    Các ban ngành chức năng ở đâu chứ?
  • Bà 8 Tiền Giang
    10/10/2011 10:10
    Tôi từng là sinh viên sống ở đây và cũng từng ăn cơm ở đây. Bây giờ đọc bài báo này kinh quá!
  • Duy Quang
    10/10/2011 10:13
    Nhớ lúc trước học quân sự trên làng ĐH chê cơm căn-tin ở trung tâm quốc phòng, lén đặt cơm bên ngoài ăn, vừa rẻ vừa ngon, rau nhiều mà có 10k/suất. Giờ nghĩ lại ớn quá! Hic

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét