11/10/2011 22:36
PNO - Đầu năm học, lãnh đạo Bộ GD-ĐT tuyên bố sẽ giảm tải
chương trình ở các bậc học. Nhiều giáo viên (GV) băn khoăn, vì sao Bộ
chỉ “cho” họ chưa đầy nửa tháng để đưa ra ý kiến? Một việc lớn như vậy,
nhưng thời gian trưng cầu quá ngắn nên các địa phương, các GV khó có thể
cân nhắc kỹ lưỡng.
Còn nhớ lần lấy ý kiến cho chương trình bộ sách mới trước đây,
Bộ cũng gấp gáp vội vàng như vậy. Chính cách làm này đã khiến nhiều GV
cho rằng, đề xuất của các GV cũng chỉ mang tính hình thức.
Trên cơ sở giảm tải của Bộ, các Sở GD-ĐT đang tổ chức sắp xếp lại nội dung chương trình cho phù hợp với thực tế địa phương mình. Nhìn tổng thể, khách quan, nội dung giảm tải của Bộ đã giảm tải được một lượng kiến thức, bài học khó, quá dài, trùng lặp với các lớp, cấp dưới…, tăng cường thêm thời gian cho những nội dung, bài học khác. Tuy nhiên, xem xét ở phạm vi hẹp, ở một số bộ môn, nhiều đơn vị, nhiều thầy cô giáo đang giảng dạy trực tiếp chương trình lại chưa thật sự hài lòng. Ngoài ra, một vấn đề cực kỳ quan trọng là, ngoài chất lượng chương trình, nội dung sách giáo khoa, hoạt động dạy và học ở nhà trường phổ thông có đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, năng lực, nghiệp vụ sư phạm của thầy, cô giáo cùng với khả năng chủ động, tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ thầy cô giáo chậm đổi mới phương pháp dạy học nên chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình, nội dung sách giáo khoa mới, giảng dạy ôm đồm, nhồi nhét, áp đặt một chiều, giờ học trở nên nặng nề, mệt mỏi, quá tải đối với học sinh. Bên cạnh đó, tình trạng dạy- học thêm tràn lan cũng là nguyên nhân khiến học sinh bị quá tải.
Tóm lại, nội dung giảm tải chỉ thật sự có ý nghĩa khi có sự cộng lực, phối hợp, trách nhiệm cao giữa Bộ GD-ĐT và đội ngũ thầy cô giáo - những người thực hiện, triển khai việc giảm tải chương trình. Nếu có giảm tải nhiều lần, thay đổi sách giáo khoa… mà công tác dạy học của thầy cô giáo vẫn trì trệ, lạc hậu, cứng nhắc và yếu kém… thì mọi việc cũng trở nên vô nghĩa, bài toán về chất lượng, hiệu quả ở bậc phổ thông vẫn chưa có lời giải phù hợp.
Trên cơ sở giảm tải của Bộ, các Sở GD-ĐT đang tổ chức sắp xếp lại nội dung chương trình cho phù hợp với thực tế địa phương mình. Nhìn tổng thể, khách quan, nội dung giảm tải của Bộ đã giảm tải được một lượng kiến thức, bài học khó, quá dài, trùng lặp với các lớp, cấp dưới…, tăng cường thêm thời gian cho những nội dung, bài học khác. Tuy nhiên, xem xét ở phạm vi hẹp, ở một số bộ môn, nhiều đơn vị, nhiều thầy cô giáo đang giảng dạy trực tiếp chương trình lại chưa thật sự hài lòng. Ngoài ra, một vấn đề cực kỳ quan trọng là, ngoài chất lượng chương trình, nội dung sách giáo khoa, hoạt động dạy và học ở nhà trường phổ thông có đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, năng lực, nghiệp vụ sư phạm của thầy, cô giáo cùng với khả năng chủ động, tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ thầy cô giáo chậm đổi mới phương pháp dạy học nên chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình, nội dung sách giáo khoa mới, giảng dạy ôm đồm, nhồi nhét, áp đặt một chiều, giờ học trở nên nặng nề, mệt mỏi, quá tải đối với học sinh. Bên cạnh đó, tình trạng dạy- học thêm tràn lan cũng là nguyên nhân khiến học sinh bị quá tải.
Tóm lại, nội dung giảm tải chỉ thật sự có ý nghĩa khi có sự cộng lực, phối hợp, trách nhiệm cao giữa Bộ GD-ĐT và đội ngũ thầy cô giáo - những người thực hiện, triển khai việc giảm tải chương trình. Nếu có giảm tải nhiều lần, thay đổi sách giáo khoa… mà công tác dạy học của thầy cô giáo vẫn trì trệ, lạc hậu, cứng nhắc và yếu kém… thì mọi việc cũng trở nên vô nghĩa, bài toán về chất lượng, hiệu quả ở bậc phổ thông vẫn chưa có lời giải phù hợp.
Huỳnh Thiên Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét