Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Sẽ thi đại học nhiều môn

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga:

Ông Bùi Văn Ga - Ảnh: T.HÀ
TT - Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, từ nay đến năm 2015 cần thay đổi số môn thi và khối thi ĐH, CĐ. Theo đó, cần thi nhiều môn (hiện nay 3 môn) và dù là ngành nào cũng bắt buộc phải có một môn khoa học xã hội.
Đó là quan điểm đổi mới đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. Ông Ga cho rằng trong lộ trình từng bước đổi mới kỳ thi này, từ nay đến năm 2015 cần thay đổi quy định về số môn thi và khối thi tuyển vào ĐH, CĐ.
Bắt đầu từ kết quả thi môn lịch sử thấp đến không ngờ trong tuyển sinh năm nay. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng:
- Môn lịch sử, cũng như các môn xã hội, sẽ khó có thể tạo ra sự thay đổi một cách đột biến trong cách học tập và kết quả của thí sinh nếu không thay đổi cách thi cử hiện nay. Cách thi hiện nay khiến phần lớn thí sinh coi nhẹ các môn xã hội như ngữ văn, lịch sử khi chọn các khối thi khác. Ngay cả những thí sinh chọn thi khối C vì bất đắc dĩ cũng học đối phó...
* Với quan điểm phải đổi mới cách thi không chỉ vì cải thiện thái độ và phương pháp học tập của thí sinh với môn lịch sử nói riêng và các môn xã hội nói chung, mà còn nhằm có phương thức thi cử hợp lý và hiệu quả hơn, Bộ GD-ĐT sẽ có định hướng đổi mới kỳ thi tuyển sinh năm tới ra sao, thưa ông?
- Quan điểm của tôi là nên thi ĐH bằng nhiều môn chứ không nên quy định cứng nhắc khối thi và môn thi bắt buộc cho từng khối như hiện nay. Định hướng lâu dài là nên đổi mới kỳ thi tuyển sinh ĐH theo hướng tổ chức thi nhiều môn khác nhau trong một đợt thi ba ngày. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký dự thi những môn phù hợp với nguyện vọng xét tuyển của mình. Các trường ĐH công bố trước tổ hợp 3-4 môn thi để xét tuyển chọn vào trường cho từng ngành học.
Các trường được lựa chọn môn thi tuyển phù hợp với ngành nghề đào tạo, nhưng theo tôi, trong đó ngành nào cũng nên bắt buộc phải có một môn khoa học xã hội. Điều đó là cần thiết vì dù học ngành nào, làm việc trong lĩnh vực nào, một con người không thể thiếu kiến thức khoa học xã hội, thiếu khả năng viết hoặc thể hiện suy nghĩ, ý tưởng... Ở bất cứ ngành nào, có chuyên môn vững vàng nhưng vẫn cần thiết phải có kiến thức khoa học xã hội, nắm vững các giá trị nhân văn nhất định mới có thể dễ đi đến thành công. Nhất là trong bối cảnh xã hội tri thức hiện nay, ngày càng đòi hỏi nhân lực trình độ cao phải có sự cân đối giữa kiến thức khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn.
Thay đổi cách thi và yêu cầu tuyển chọn như vậy sẽ đòi hỏi học sinh và nhà trường phổ thông không thể học lệch, thi lệch... Quan điểm của tôi là người học phải học đều, không được coi nhẹ môn nào, nhất là ngữ văn và lịch sử, không thể duy trì cách học, cách thi như hiện nay được. Nếu thay đổi một cách căn cơ, đồng bộ cả trong cách dạy, cách học và cách thi cử thì mới có hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, thí sinh dự thi ngành nào cũng nên bắt buộc phải có một môn khoa học xã hội. Trong ảnh: thí sinh dự thi vào Trường ĐH Mở TP.HCM năm 2011 trao đổi bài sau khi thi - Ảnh: N.HÙNG
* Nếu được nhìn nhận tích cực như vậy, liệu định hướng đổi mới này có được đặt ra và áp dụng từ kỳ thi tuyển sinh năm 2012?
- Đổi mới về thi cử, thay đổi phương thức tuyển sinh liên quan đến quyền lợi của hàng triệu thí sinh. Vì vậy, cần có sự chuẩn bị không chỉ về phía Bộ GD-ĐT hay các trường ĐH, CĐ, mà cả cho thầy cô giáo và học sinh ở bậc THPT. Để có thể áp dụng được phương thức tuyển sinh mới, tôi cho rằng phải có một lộ trình ít nhất ba năm, để các em học sinh ngay từ khi mới bước vào THPT đã có định hướng và sự chuẩn bị thích ứng với phương thức thi cử mới.
Vì vậy, kỳ thi tuyển sinh năm 2012 sẽ là năm mở đầu cho lộ trình đổi mới thi cử. Từ nay đến năm 2015, Bộ GD-ĐT sẽ đổi mới từng bước để tiến tới mục tiêu đổi mới cơ bản thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh ĐH. Mỗi giải pháp kỹ thuật, những thay đổi trong phương thức thi cử dự kiến được áp dụng sẽ được bộ thông báo rộng rãi. Chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của xã hội về vấn đề này.
* Kết quả thấp bất ngờ trong cuộc thi Olympic toán học năm 2011 đang đặt ra vấn đề cần áp dụng trở lại quy định xét tuyển thẳng vào ĐH đối với học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia nhằm khuyến khích và thu hút các em. Dường như thứ trưởng và Bộ GD-ĐT cũng ủng hộ quan điểm này?
- Trước đây chúng ta đã có chính sách xét tuyển thẳng vào ĐH đối với những học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Còn đối với học sinh trong các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế hiện nay vẫn được tuyển thẳng. Nhưng việc tuyển thẳng học sinh đoạt giải quốc gia trước đây cho thấy không phải là một giải pháp tốt nhất có thể áp dụng đại trà để khuyến khích người học giỏi.
Vì vậy, tôi ủng hộ việc xem xét có chính sách xét tuyển thẳng đối với học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng chỉ xét vào những ngành khoa học cơ bản, đào tạo gắn liền với môn các em đã đoạt giải. Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu, lấy ý kiến về việc này. Nếu khả thi và hợp lý, có thể áp dụng chính sách xét tuyển thẳng học sinh đoạt giải quốc gia vào các ngành đào tạo khoa học cơ bản từ năm tới.
Tôi cho rằng nên coi việc xét tuyển thẳng vào ĐH đúng ngành đào tạo khoa học cơ bản phù hợp với môn học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế như một động lực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực, sở trường bản thân, có lợi cho đất nước và nền khoa học. Không nên coi chính sách tuyển thẳng là một phần thưởng...
THANH HÀ thực hiện
Chia sẻ:
http://tuoitre.vn/Images/bookmark/facebook_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/yahoo.jpg http://tuoitre.vn/Images/bookmark/twitter_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/google_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/myspace_48.png
(100)
Nên bỏ thi đại học
28/10/2011 8:10:49 CH
Phải chăng xã hội hiện nay đang sính bằng cấp nên cần phải duy trì tổ chức thi đại học? Theo tôi nên bỏ kỳ thi đại học. Theo đó, tổ chức nghiêm túc kỳ thi THPT, từ đó HS có nhu cầu vào học trường đại học nào phù hợp với hoàn cảnh của mình là được. Tuy nhiên, cần quản lý thật chặt đầu ra ở các trường Đại học và cao đẳng.
Đặng Xuân Dũng
Nên cẩn thận !
26/10/2011 9:55:10 SA
Tôi đồng ý với những ý kiến của các bạn: cù văn thanh, duc viet huynh, nhã chi, hoàng hiệp và L.M.L những khuyết tật trong nền giáo dục của chúng ta từ lâu nay là do ai? Cứ bắt học nhiều nhưng thầy có nhiệt tình truyền đạt không, hay để dạy thêm (không học thêm thì "thiệt thòi". việc này "các vị" đã và đang bất lực)? Thi nhiều môn nghĩa là phải học thêm và luyện thi nhiều môn. Các bạn có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ ra sao (xã hội này đâu phải chỉ riêng người khá giả)!
nguyễn thanh sơn
Tôi đồng ý một nửa
26/10/2011 9:34:53 SA
Thứ trưởng Bùi Văn Ga nêu quan điểm thi đại học nhiều môn, tôi nhất trí quan điểm này. Nhưng xã hội đang bức xúc là học quá tải, thi quá nhiều gây áp lực. Vậy theo tôi nên bỏ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học, mà xét TN, vì ta đang tiến tới phổ cấp THPT. Con đại học là đào tạo nhân tài cần phải thi thật chặt chẽ, chất lượng đầu vào và đầu ra..
Nguyễn Anh Khoa
Góp ý về giáo dục
21/10/2011 3:53:00 CH
Bộ nên đưa ra các quết định sao cho có lợi cho người dân. Ví dụ như các trường quốc tế ở VN người ta chỉ xét học bạ và bằng TNPT, sau đó phỏng vấn một số vấn đề mà họ cần có ở thí sinh. Ta nên học tập ở họ. Việc làm này sẽ tết kiệm hàng trăm tỷ cho nhân dân và nhà nước (nếu bỏ đi một kỳ thi tuyển sinh ĐH). Bài làm của thí sinh ở kỳ thi tốt nghiệp đã phản ánh một phần năng lực học tập, nếu tổ chức thi nghiêm túc tại các trường địa phương sẽ cho kết quả đánh giá khả quan. Đất nước còn nghèo quá các quan nên nghĩ đến lợi ích của nhân dân khi ra quyết định.
Cù Văn Thanh
Tiêu đề
15/10/2011 10:12:27 SA
Tôi đã từng là sinh viên của 1 trường đại học lớn ở Việt Nam (là học trò của thầy Bùi Văn Ga), nhìn tình hình thi cử hiện nay tôi cũng thấy còn nhiều bất cập quá. Đúng là giáo dục của nước ta còn nhiều điểm chưa phù hợp. Ai mà chẳng muốn thay đổi theo hướng tích cực chứ nhưng để làm được điều này cần có sự hợp tác và chia sẻ của toàn xã hội chứ không riêng 1 cơ quan hay ban ngành nào.
Theo tôi, ông thứ trưởng nói không sai nhưng làm như thế cũng chỉ là giải pháp "chữa cháy" thôi. Muốn có chất lượng học tập tốt thì ngoài sự nổ lực của bản thân thì yêu cầu cao của các trường ĐH,CD cũng có phần rất quan trọng. Với số lượng trường nhiều như hiện nay thì có làm thế nào cũng chẳng có ý nghĩa lớn. Mỗi trường mỗi kiểu, trường nào mà chẳng muốn doanh chứ. Vì thế, tôi nghĩ rằng việc trước mắt là phải kiểm soát số lượng trường ĐH, CD, kiểm soát chất lượng của các trường nếu không đãm bảo chất lượng đầu ra thì không cho tuyển sinh.
Điều thứ 2 là cần có định hướng rõ ràng cho sv khi vào trường để cho sv chủ động học tập những gì cần thiết ngoài những kiến thức ở trường. Kiến thức nhà trường chỉ mang tính lý thuyết nhưng sẽ tạo cho sv tính tư duy cao, còn kiến thức thực tế tại các doanh nghiệp sẽ giúp sv khỏi tốn thời gian học lại từ đầu khi ra trường. Cần có sự liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp trên địa bàn để tạo điều kiiện cho sv. Tôi là 1 ví dụ điển hình, ra trường với tấm bằng giỏi nhưng phải mất hơn 1 năm mới có thể tiếp cận tốt với công việc hiện tại, mặc dù những vấn đề này đáng lẻ ra phải có từ trước khi ra trường kìa.(đặc biệt là ngành kỹ thuật).
Tôi mong các bạn trẻ là hãy năng động tìm kiếm, học hỏi từ môi trường các doanh nghiệp xung quanh nơi mình học tập để khi ra trường sẽ có cơ hội việc làm cao hơn, các bạn nên học ngoại ngữ thật giỏi nữa vì không có ngoại ngữ thì chẳng thể nào tìm được cv tốt được.
Chúc các bạn thành công!

duc viet huynh
Quan Điểm sáng suốt , hiện đại
14/10/2011 5:52:29 SA
Quan điểm của thầy giáo Bùi Văn Ga về môn thi bắt buộc vào đại học thật là sáng suốt. Vì một người VN khi tốt nghiệp Đại học mà hiểu biết về dân tộc mình về lịch sử và văn hóa cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ lập văn bản thua người nước ngoài đến học tiếng Việt, thật là chẳng ra gì. Đây là giải pháp khả thi để định hướng tầm nhìn thực tiển của thế hệ trẻ VN. Ta đang thua xa dân tộc Nhật về lĩnh vực dân tộc học nầy.
Sonvanle
Tán thành
12/10/2011 3:44:00 CH
Nên đổi mới cách thi Đại học thì mới đáp ứng được với thời đại mới.
Hoa-Sinh viên
Đồng ý
12/10/2011 3:40:11 CH
Đúng như lời của ông Ga, phải thay đổi, nhiều nước trên thế giới họ cũng đã làm như vậy.
Hoàng
Ông thứ trưởng ơi
12/10/2011 1:56:36 CH
Chuyện thi cử với thí sinh là khổ ải lắm rối. Thật ra, nên bỏ luôn kỳ thi tuyển sinh chứ không nên tăng thêm môn thi. Tôi nghĩ, học đại học là một quyền lợi chính đáng của mọi công dân vì sao phải hạn chế con số tuyển sinh thông qua thi tuyển, đã vậy còn tính thi nhiều môn!
Chúng ta mở rộng đầu vào, tạo điều kiện cho tất cả công dân có nhu cầu và kiểm tra chặt chẽ đầu ra có hai lợi ích: một là không bỏ sót nhân tài (vì tốt nghiệp trung học phổ thông là đủ điều kiện), hai là đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. Những ngành không phù hợp, những sinh viên không hoàn thành chương trình sẽ bị đào thải theo quy luật. Để tránh lãng phí cho xã hội và người học, cần có định hướng nghề nghiệp cho học sinh khi học lên đại học ngay khi vào lớp 10 (công tác hướng nghiệp phải có chất lượng không có tính hình thức như hiện nay).
Ngoài ra, cũng cần xem xét lại phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học cả bậc phổ thông lẫn đào tạo nghề. Chỉ trừ một số ngành nghề do nhu cầu đặc biệt (như an ninh, quốc phòng,..) thiếu người đăng ký học hoặc những ngành nghề có tính chất phục vụ cộng đổng, được ưu đãi đặc biệt mới tổ chức thi tuyển nhưng phải đảm tính công bằng, công khai. Cuối cùng, dù thi tốt nghiệp phổ thông hay tuyển sinh thì đề thi phải có tính ổn định, chất lượng đề thi phải có tính đồng đều không phân biệt môn tự nhiên hay xã hội, trừ những ngành phải thi năng khiếu thì có quy định riêng.
Hiện tại, theo tôi Bộ vẫn nên giữ quyền ra đề để bảo đảm tính khách quan và công bằng cho tất cả thí sinh. Nếu giao cho cơ sở đào tạo ra đề sẽ tái diễn cảnh luyện thi tốn kém, các thí sinh không có điều kiện luyện thi bị thiệt thòi. Vì khi đó, sẽ có rất ít thí sinh không luyện thi trúng tuyển!
Tại ai?
09/10/2011 2:16:43 CH
Chúng ta cứ bắt học sinh thi theo hình thức trắc nghiệm, vậy thì các trường phải dạy các môn thi theo hình thức trắc nghiệm nên dần dần học sinh chỉ cần biết kết quả không cần diễn đạt nên không thể diễn đạt được là chuyện bình thường, hơn nữa công an việc làm ở những ngành liên quan đến các môn xã hội thì lại không mang đến thu nhập tốt cho người học vậy ai sẽ quan tâm! Vậy xin mọi người hãy nghĩ lại xem liệu bắt học sinh phải thi môn xã hội khi thi tuyển sinh đại học thì có phải học sinh sẽ học tốt môn xã hội hay chỉ học để đối phó! còn những học sinh không có năng khiếu môn xã hội thì họ sẽ ra sao? (có thể đây là những nhân tài thuộc các lĩnh vực tự nhiên!) Xin quí vị hãy thận trọng khi quyết định đừng để như hiện nay sau khi cải cách lại mang đến những điều cần giải quyết và phê phán như hiện nay!
Hoàng Hiệp
Đồng ý
04/10/2011 12:14:17 CH
Em ủng hộ, vì theo nhận định của bản thân em cũng là một sinh viên, ngày nay quá nhiều bạn trẻ không quan tâm và coi thường những môn học khoa học xã hội, theo em nếu chỉ lo phát triển kinh tế mà suy đoài về xã hội thì đất nước đó cũng không thể phát triển, muốn phát triển được kinh tế thì xã hội phải ổn định phải là gốc thì mới có thể phát triển đi lên, vì vậy những môn khoa học xã hội vô cùng quan trọng.
sinh viên
Qúa nhiều áp lực, cần xem lại.
26/09/2011 10:44:24 CH
Em hiện đang là học sinh THPT và môn sở trường đều là các môn xã hội, tuy nhiên việc triển khai như thế thật sự chỉ khiến chúng em...dở khóc dở cười. Mà có lẽ mếu nhiều hơn, áp lực thi cử hiện nay đã quá nhiều, nếu làm như thế chẳng khác nào muốn chúng em phải cõng trên lưng thêm nhiều áp lực nữa ? Liệu đổi mới như thế có thật sự hiệu quả? Với em thì thay vì đổi mới về việc thi ĐH như thế, nên đổi mới về cách dạy và học ở trường TH hiện nay có lẽ sẽ tốt hơn ạ.
L.M.L
Suy nghĩ lại
26/09/2011 9:48:30 SA
Các nước không thi đại học vẫn vào đại học à, hoàn toàn sai lầm, ở Mỹ, nền giao dục nhất nhì thế giới vẫn phải thi ACT hoặc SAT mới được ngồi ghế giảng đường, đầu vào khó vậy nhưng đầu ra càng khó hơn. Còn chúng ta thì sao, dân ta mắc bệnh sỹ, nếu không thi đại học chúng nó chỉ chọn các trường danh tiếng học cho oai, chứ đâu cần tốt nghiệp, theo tôi đầu vào phải thi và đầu ra cũng phải thi. Chuyện không thi nên giải quyết khi xã hội giải quyết thu nhập công bằng cho người giỏi.
Nguyễn Anh Hoa
Xin gửi ông Ga
23/09/2011 7:30:55 SA
Hãy bình tâm lại, suy nghĩ, phân tích, cân nhắc cho kỹ, trước khi đưa ra đề xuất, quyết định. Tôi biết mình viết thế là thừa, vì chắc là ông đều biết cái điều tôi viết. Nhưng...làm thế nào có dự án nhiều tiền, tiêu được tiền, tạo bè cánh và cũng có tiền trong đó...có lẽ là mục tiêu của các ông rồi. Vậy là bài ca muôn thủa của người dân, người dân cứ hát. 
Viên Sinh
Nói đường nào cũng đúng!
17/09/2011 10:57:37 CH
Tôi thấy một số ý kiến của các vị giáo sư tiến, sĩ... khỏi cần điểm sàn đầu vào, cho vào thoải mái đầu ra khống chế(áp dụng kinh nghiệm của nước ngoài). Nếu ở Việt Nam mà áp dụng như vậy các xếp khoái lắm vì các xếp sẽ mua luôn bằng cho con cháu các xếp, khỏi cần học, nếu trường nào mà khống chế đầu ra thì 4 năm sau khỏi dạy luôn (do cơ chế khuyến mãi, kinh doanh giáo dục).
Trên thực tế bằng giả, học giả bằng thiệt, không cần học vẫn làm được quan lớn. Một nước lớn như TQ vẫn còn phải thi ĐH. Năm 2012 nghe nói bỏ thi tốt nghiệp theo đề chung, kiểu này làm sao đánh giá mặt bằng chung về giáo dục, ở Việt Nam mình chỉ cần nghe dư luận không cần phân tích đúng hay sai đã nhụt ý chí thay đổi ý kiến nhanh như chớp.
Vừa rồi một số giáo sư đề nghị tất cả các khối phải thi Đại học môn lịch sử. Giáo sư ngành nào cũng quan trọng môn học ngành đó, nên đưa môn sử , địa vào thi đại học để có cơ hội mở lò luyện thi, ngành xã hội lâu nay đói quá không dạy thêm, dạy kèm được. Tôi cũng có ý kiến còn hay hơn, nên đưa môn "Đạo đức giáo dục công dân" và môn "Luật giao thông" vào thi Đại học nó còn sát thực gấp hàng nghìn lần môn lịch sử. Vì vi phạm luật giao thông, vi phạm pháp luật thì sớm bị ngồi tù và sớm về "chầu Diêm vương" . Vì vậy chết thì khỏi cần kiến thức lịch sử.
Theo tôi kiến thức phổ thông thì học tất, còn kiến thức chuyên ngành thì giỏi môn nào thi môn đó và học ngành đó. Đừng nên nói như các vị giáo sư, tiến sĩ nghe gì nói đó lập trường không tốt (bỏ thi tốt nghiệp, bỏ thi đại học...).

Sao Mai
Cần và không cần
16/09/2011 2:20:31 CH
Tôi thấy việc một Sinh viên ra trường nhất thiết phải là người có vốn kiến thức xã hội, kĩ năng nói, nghe, viết tối thiểu là hết sức cần thiết. Còn kíến thức lịch sử à? Đã là người Việt Nam sao lại không có chút hiểu biết gì về lịch sử dân tộc?
Ít nhất là nắm được các giai đoạn phát triển chính, những nét khái quát của mỗi giai đoạn đó chứ? Nhưng việc đưa thêm các môn xã hội vào kì thi đại học.. có lẽ nhận được tin này các giáo viên dạy môn xã hội sẽ phần nào thấy đỡ tủi thân, còn học sinh..chắc chỉ còn nước bó tay.
Ý kiến bạn Phương Linh mong muốn các giáo viên lịch sử để cho học sinh làm việc nhiều hơn. Tốt quá rồi, nếu học sinh ngoài 1-2 tiết chính khoá trên lớp mà chịu trao đổi nhóm, thảo luận thêm về các chuyên đề lịch sử, có thời gian để làm các bài tập giáo viên ra thì chắc không có chuyện toàn 1,2 điểm sử thi đại học đâu.
Cứ thử làm giáo viên dạy sử đi? nếu không dạy đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng SGK, nghĩa là đã vi phạm quy chế chuyên môn. Còn nếu chấp hành nghiêm túc? Thật khô khan và nhàm chán. Tôi đồng ý với ý kiến cần cải cách sách giáo khoa. Tốn kém ư? Nhưng còn hơn là loay hoay mãi mà cái cần vẫn không có được. Đau một lần còn hơn cứ nuôi một cái bào thai mà biết chắc khi sinh ra nó sẽ chỉ là đứa con tật nguyền.

bạn đọc
Thay đổi như thế là sai lầm
08/09/2011 9:56:03 SA
1. Không phải cứ bắt thí sinh thi cả các môn xã hội thì ra đời nó mới có kiến thức xã hội. giáo dục quan trọng là định hướng và khuyến khích học sinh tự học, tự bồi dưỡng vốn kiến thức và vốn sống cho mình. Thi cử không đóng vai trò dài hạn đến thế đâu. 2. Việc thi cử đại học hiện nay đã quá đủ áp lực cho xã hội (chi phí xã hội bỏ ra, mối lo của phụ huynh, của thí sinh,...), bắt con người ta học nữa, thi nữa sẽ chẳng giải quyết được các vấn đề hiện tại mà còn phát sinh nhiều vấn đề mới. 3. Trước Bộ GDĐT dự định bỏ thi đại học và sáp nhập với kỳ thi tốt nghiệp THPT cơ mà? Những tuyên bố thay đổi hệ thống giáo dục khiến người ta chóng mặt, không góp phần xây dựng và cải thiện tình hình giáo dục hiện nay gì cả.
Họ và tên
Ngành giáo dục loay hoay trong ngõ cụt
07/09/2011 10:30:24 SA
Đã bao năm Ngành giáo dục cải cách trước làm xuôi thì bây giờ làm ngược rồi lại xoay xở như cũ. Người dân chúng tôi thấy tốn kém của xã hội và của nhân dân nhiều tiền của. Sách học năm nào cũng thay không dùng lại được. Thế giới công nghệ thông tin đã ở trình độ nào mà giờ đây chương trình tin học cấp 2 vẫn bắt học sinh kiểm tra phần Foxbay. Chương trình đại học thì sao hãy xem lại nội dung chuyên môn có là quá cũ không, Sinh viên ra trường học việc như mới. Ngành giáo dục cần đi học tập chương trình giáo dục ở nước ngoài, các nước phát triển, Học rất thoải mái nhưng sao sinh viên, học sinh nghề người ta lại làm việc tốt, khả năng ứng dụng cao đến như vậy. Nếu việc giáo dục thành quả kém thì điều kiện phát triển công nghiệp, thương nghiệp cũng càng khó khăn. Lãnh đạo ngành giáo dục năm nào cũng đổi mới nhưng dân không thấy thuận chỉ thấy luẩn quẩn.
NGuyễn thùy Dương
Đến trường là một niềm vui
06/09/2011 2:04:05 CH
Cái thời đi học của em, em nhớ lại mà vẫn còn thấy hoảng sợ. Không thể quên những đêm thức trắng học bài thi, những ngày vác cặp ra khỏi nhà từ 6h sáng và về nhà vào lúc 9h đêm. Học trên trường, học thêm, học môn chính, môn phụ, đủ cả, học miệt mài và bây giờ thì em quên sạch chẳng nhớ gì. Bây giờ em đi làm, có điều kiện tiếp xúc với những người bạn nước ngoài thấy họ nói về lịch sử, địa lý Việt Nam vanh vách mà thấy xấu hổ, nghe họ hỏi những điều về nước mình mà phải xin lỗi tôi sẽ trả lời sau.
Lại phải tìm sách mà đọc lại, xem lại, nắm lại mọi thứ từ đầu. Đọc sử nước nhà cũng như đọc truyện thấy hấp dẫn quá, vậy mà không hiểu sao cái thời mình đi học lại ngán ngẩm đến thế. Đúng là dân ta phải biết sử ta và vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ phải tạo cho các bạn trẻ ham muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà một cách tự nguyện chứ không phải theo kiểu bắt ép. Học nhiều, thi nhiều chưa chắc đã nhớ nếu mình không muốn, không quan tâm.
Theo em, các thầy cô dạy môn sử nên để cho học sinh làm việc nhiều hơn. Sử nước nhà viết bằng tiếng việt ai đọc cũng hiểu, sách giáo khoa học sinh nào cũng có, cũng đọc được, vậy thì các thầy cô nên giao cho học sinh những bài tiểu luận nhóm về lịch sử mang tính hệ thống, để mỗi giờ lịch sử, các nhóm làm việc với nhau, thầy cô chỉ đóng vai trò hướng dẫn, trả lời thắc mắc cho học sinh. Như vậy kiến thức sẽ tự ngấm dần một cách khoa học, và đương nhiên bài thi kiểm tra 1 tiết, học kỳ làm trắc nghiệm hay tự luận gì thì các em cũng chẳng phải tốn công học lại nhiều nữa.
Còn vấn đề thi đại học, em nghĩ chúng ta nên làm cho nó nhẹ nhàng hơn. Đừng để chuyện vào đại học trở thành một gánh nặng, một áp lực cho các bạn học sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy đa số các bạn học sinh 12 chọn trường theo khả năng, theo kiểu sức mình thì sẽ đậu trường nào? Trường nào cũng được miễn là đậu đại học, đậu xong vào học đại, rồi ra làm đại. Thực ra chuyện thi khối nào chẳng hề quan trọng, quan trọng là 18 tuổi các bạn thực sự mong muốn mình sẽ đóng góp điều gì cho xã hội, mình thích làm điều gì trong tương lai, mục tiêu sống là gì?
Vì công việc, em đã có khá nhiều cơ hội phỏng vấn các bạn trẻ những câu hỏi như vậy và đa số câu trả lời vô cùng chung chung, em muốn mình có ích cho xã hội, là một công dân tốt, nhưng lại không cụ thể được có ích như thế nào, tốt như thế nào? Và nếu như các bạn cày cuốc chỉ đơn giản để được vào đại học cho bằng bạn bằng bè, cho bố mẹ vui lòng thì sau khi tốt nghiệp, bước vào trường đời, chuyện các bạn sa ngã vì chán chường, vì khó khăn, vì không hiểu mình đi làm vì lý do gì, để làm gì là chuyện rất đỗi đương nhiên.
Vì thế, trước khi quyết định chọn trường hãy tự hỏi mình vì sao phải là trường đại học đó, chuyên ngành đó, mình có thích hợp hay không, nếu chưa thích hợp mình có sẵn sàng rèn luyện, và cuối cùng, có nhất thiết phải là đại học? Các bạn thân mến, hãy vì bản thân mà trả lời thật trung thực nhé!

phương link
Cần xem lại
01/09/2011 9:32:25 CH
Trước hết phải xem nền giáo dục của ta, từ khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm đa phần học sinh, sinh viên đã hỏng một lỗ kiến thức thật sâu, khó mà lắp được, nhiều sinh viên khi nghĩ là không học cũng có thể thi đậu, vì là thi trắc nghiệm mà  vô đánh đại nhiều khi “hên”! Bây giờ lại thêm môn thi đại học sẽ tạo áp lực cho học sinh! Xin bộ giáo dục hãy xem lại, đừng để cho con em minh bị hỏng kiến thức nữa.
Nguyen Minh Hoang
Việc học của HS sẽ nặng nề hơn
29/08/2011 3:42:24 CH
Nếu vậy thì việc học của học sinh sẽ nặng nề hơn. Hiện nay thi ba môn mà học sinh có khả năng đã rất áp lực rồi.
ha
Hãy có một cách nhìn sáng suốt hơn mọi người ơi!
24/08/2011 3:41:07 CH
Mặc dù đã hoàn thành xong kì thi tuyển sinh đại học nhưng em thật sự bức xúc về ý kiến thêm môn lịch sử vào kì thi đại học. Học tập về lĩnh vực khoa học xã hôi nhân văn là một quá trình tích lũy lâu dài trong suốt cuộc đời, không phải chỉ cần qua một kì thi đại học là có thể trở thành "nhà sử học", nắm được lịch sử nước nhà,h uống hồ khi tạo thêm một áp lực quá nặng nề như vậy sẽ càng làm tăng sự chán ghét vào môn sử, học mà không hiểu, học xong rồi quên thì cũng chẳng phải là kết quả tốt.
Phải chăng các nhà chức trách nên có cái nhìn bao quát và kĩ lưỡng hơn về việc thay đổi nhận thức về lịch sử nước nhà ở mỗi học sinh mà việc trước tiên đó là thay đổi phương pháp dạy và học sao cho lôi cuốn sự thích thú tìm tòi của học sinh thay vì cưỡng ép, biến học sinh thời đại mới trở thành những con vẹt không mong muốn...

TKKT
quản lý tốt kỳ thi tốt nghiệp PTTH
21/08/2011 6:26:43 CH
Nội dung Thi tốt nghiệp đã có văn sử hoạc địa tại sao vẫn không hiểu sử Việt Nam, vì chúng không cần học cũng đỗ tốt nghiệp rồi. Vì đỗ tốt nghiệp chỉ cần 30 điểm, hai môn thi đâị học đã có trong thi tốt nghiệp các em đã có khoảng 17 đến 18 điểm còn 12 đến 13 điểm cho 4 môn quá dễ quay cóp linh tinh, các bạn thi khối c đọc hộ là đủ khỏi cần học, vì vậy 1 đến 2 tháng ôn thi tốt nghiệp 4 môn phụ các em ngồi nghủ lấy sức tối học môn thi ĐH, có em trốn đi đánh điện tử.
dung
Đồng tình
17/08/2011 8:12:55 CH
Tôi hoàn toàn tâm đắc với phương án này của Bộ Giáo dục. Bởi muốn trở một kĩ sư giỏi nhất thiết phải có ít vốn kiến thức xã hội, đặc biệt phải viết đúng tiếng Việt cái đã.
bạn đọc
Cần cải cách sách giáo khoa
17/08/2011 5:41:35 CH
Vì sao? Thử đặt ví dụ cho những nhà cải cách giáo dục đọc cuốn sách Lịch sử và thử làm đề đại học xem được mấy điểm? Sách lịch sử hiện nay của ta vừa khô, dài, nhàm chán, thầy dạy cũng phải theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Vượt khỏi chuẩn thì bị đánh giá không đạt yêu cầu. Đố ai dạy được hết 1 bài trong cuốn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 12 hết trong một tiết.
bạn đọc
không nên thi đại học nhiều môn
17/08/2011 11:19:02 SA
Tôi nghĩ việc thi đại học nhiều môn trong thời gian tới là không hợp lý chút nào. Bởi lẽ chúng ta đã quá quen với việc thi 3 môn nay lại thi thêm vài môn nữa thì một là tâm lý chưa sẵn sàng thứ hai là nó quá khó khăn với các em học sinh. Vì vây, kính mong bộ GD&ĐT nên xem xet lại quyết định này.
vũ thị thu hà
Không nên
15/08/2011 9:01:28 SA
Tôi cho rằng sẽ không nên, nếu áp dụng phương án mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nêu ra thì sẽ gây nhiều áp lực lớn cho học sinh vì phải giành một lượng thời gian lớn cho các môn học không chuyên. Mục tiêu của việc thi đỗ ĐH là các em cần phải học giỏi các môn theo các khối, ngành lựa chọn để học tốt hơn khi vào ĐH. Các môn xã hội theo tôi học và biêt ở cấp THPT là đủ. Tuy nhiên, môn ngoại ngữ cần bắt buộc thi như một môn chuyên ngành vì NN sẽ phục vụ cho công tác nghiên cứu tài liệu và công việc sau khi ra trường.
Võ Xuân Vịnh
Tôi cùng không đồng tình
12/08/2011 3:52:29 CH
Tôi cũng không đồng tình với việc bổ sung môn thi vào các kỳ thi đại học. Bởi hiện tại học sinh học trên lớp và muốn thi qua tốt nghiệp PT cũng đã phải học cả các môn khoa học - xã hội. Việc môn lịch sử thi với kết quả thấp cần phải xem xét lại cách thức truyền đạt của giáo viên. Vì có thể nói học Lịch sử rất khó nhớ do đó cần có cách thức truyền đạt kiền thức hợp lý để khắc phục vấn đề này.
Ngòai ra vấn đề quan trọng nữa là việc theo học khối C hiện nay không được học sinh để ý nhiều vì khối C ra trường rất khó kiếm được việc làm như các khối khác. Điều này cũng ảnh hưởng tới kết quả học tập.

Bạn đọc
Ngành Giáo dục cần phải xem xét lại
10/08/2011 4:33:49 CH
Tôi không đồng ý với ý kiến về việc thêm môn thi vào kỳ thi đại học. Bởi như vậy vô hình trung chúng ta lại tạo áp lực cho các em học sinh. Khi kết quả thi đạt không cao chúng ta luôn đổ lỗi cho các em học sinh, nhưng tự hỏi đã bao giờ chúng ta đặ̣t câu hỏi "Những người lớn- những người xây dựng chương trình học cho các em sẽ nghĩ gì khi mỗi năm kết quả thi càng thấp đi...." Sao chúng ta không đặt một dấu hỏi thật lớn cho chính chúng ta về vấn đề này?
Chúng ta cần phải nhìn nhận thực tế là chương trình học như vậy đã phù hợp chưa? Phương pháp dạy học đã thực sự lôi cuốn học sinh chưa? Và yêu cầu về môn học đã sát với nhận thức cũng như trình độ của học sinh chưa? Và một điều nữa là không chỉ đối với môn sử mà với tất cả các môn học chúng ta cần phải xem xét một cách rõ ràng.
Chúng ta cũng cần ngồi lại tổng kết, đánh giá về trình độ học sinh sau bao năm cải cách giáo dục. Có như vậy mới rút ra những gì cần giữ lại và cái gì cần loại bỏ. Đó mới là việc cần làm ngay, chứ không phải cứ thấy học sinh thi điểm thấp là ta lại dùng một "cái roi thật to" để giơ lên như thế này.

bạn đọc
Cần xem xét vấn đề kỹ lưỡng
10/08/2011 1:06:15 CH
Em là học sinh lớp 12 năm nay, và bản thân em không thể đồng tình với cái giải pháp kỳ cục như vầy. Đây không thể gọi là giải pháp, nó chỉ là 1 cách giải quyết nhất thời mà từ từ sẽ tỏ ra phản tác dụng. Nếu các thầy muốn học sinh thực sự có kiến thức cơ bản về các môn xã hội thì phải thay đổi phương pháp dạy và học, mà 1 trong những việc cần làm đầu tiên là xem lại nội dung SGK và thay đổi cách nghĩ của học sinh về việc học môn Sử "từ năm lớp 4".
Em nghĩ là học sinh thì ai cũng muốn học môn mình thích và muốn chọn thi khối phù hợp với sở thích, nếu các thầy cho vào môn Sử (chẳng hạn) thì đơn giản là với cách dạy nhàm chán và chương trình quá nặng thì các em sẽ không thích dẫn đến xem nó chỉ là 1 môn học để đối phó với "kỳ thi ĐH", rồi lại học nhồi nhét mà không hiểu gì về lịch sử.
Nếu vậy có thể vẫn có em đậu đại học đấy, nhưng sau đó mọi thứ sẽ bị đưa vào quên lãng, rồi sau này hỏi lại cũng sẽ chả có kiến thức gì về lịch sử cả. Vì thế không phải rằng các thầy thấy khối C thi điểm 0 nhiều, mà đổ lỗi cho học sinh lười biếng học tập hay ngu dốt, như thế thì oan cho chúng em quá, chúng em đã phải cố gắng nhiều để mà thi chỉ "3" môn đại học thôi mà đã muốn chết lên chết xuống, nay lại thêm môn thi thì ai mà biết được bao nhiêu em sẽ nản chí mà không thèm đi tiếp đại học mặc dù các em thật sự có khả năng về ngành học đó.
Cảm thấy hứng thú là 1 trong những vấn đề quan trọng nhất, nếu không thể hứng thú môn nào thì sẽ không có sự cố gắng, dẫn đến học đối phó hoặc là bỏ luôn không thèm học. Và 1 điều nữa là việc giỏi đều các môn, chúng em đều là con người cả, có đam mê về môn học khác nhau và tư duy theo từng môn khác nhau nên không phải ai cũng giỏi đều hết được, chính vì vậy mới có trường hợp học THPT thì không nổi bật nhưng thi đại học thì thành tích lại cao là vì sở trường được phát huy nên đương nhiên sẽ có thành quả đẹp.
Vì thế, theo em thi đại học như bây giờ đã là quá tốt rồi, không nên nhồi nhét thêm nữa, sẽ chỉ tăng thêm gánh nặng và người chịu khổ vẫn là học sinh.

Độc giả
Không thể được
10/08/2011 11:18:28 SA
Lịch sự mà nói thì đây lại một ý kiến xa rời thực tế. Kiến thức tổng quát đã được dạy trong cấp phổ thông và đã được xác thực bằng kỳ thi tú tài. Khi vào đại học/cao đẳng, học sinh đã phải chọn những môn phù hợp với chuyên ngành mình học sau này rồi. Cần gì phải kiểm tra lại môn khoa học xã hội nữa nếu không học liên quan đến khoa học xã hội.
Điểm thi môn Sử thấp sao không trách hệ thống giảng dạy mà lại trách học sinh. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Có nhiều khi cần phải lùi lại một bước khi gặp khó khăn mới thấy được cách vượt qua, chứ không phải cứ xăm xăm cắm đầu vô như con trâu là sẽ giải quyết được vấn đề đâu.

Hãy tự đặt mình vào vị trí của học sinh
09/08/2011 9:33:08 SA
Hãy thử đặt mình vào vị trí của học sinh! Tuy tôi đã hòan thành kì thi đại học nhưng tôi không đồng ý việc đưa môn sử vào môn thi đại học bắt buộc! Làm như vậy để làm gì? Chẳng phải ai cũng nhận thấy cách học của chúng ta luôn thiên về lí thuyết và yếu kém phần thực hành!
Cứ cho là nếu ta đưa môn sử vào kì thi đại học, ừ thì học sinh có thể thuộc sử làu làu đấy nhưng các em có thực sử yêu sử nước nhà không hay càng "căm ghét" môn sử! Rồi lại cảnh học vẹt, học mà không hiểu gì.
Tại sao cái vấn đề cốt lõi mà bất kì ai cũng nhận thấy, đó là chương trình học quá tải, không phù hợp lại không được sửa đổi, trong khi đó lại muốn con em chúng ta "văn võ song toàn". Các em chỉ là những con người bình thường thôi chứ không phải ai cũng là "siêu nhân" hết đâu!

hoa
Áp đặt hay thay đổi
08/08/2011 1:07:40 CH
Tại sao không cải cách chương trình học mà lại phải thay đổi môn thi đại học? Đặc biệt là với môn sử?
Độc giả
Đừng nên lãng phí cơ hội tốt nhất
08/08/2011 9:50:50 SA
Việc trau dồi kiến thức các môn xã hội là một điều vô cùng cần thiết, quan trọng đối với thanh niên học sinh hiện nay. Chúng ta nên có một cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến cho vấn đề này 1 cách triệt để và hiệu quả. Hãy nhận thức ra những điều học sinh thường mắc phải trong suốt quá trình học tập ở cả 12 năm học. Tôi nhận thấy là học sinh hiện nay hay bỏ bê hoặc căm ghét những môn xã hội lắm. Bởi vì kiến thức của những môn đó quá dài, nhưng nhìn lại thì nó không phải là dài. Chỉ vì học sinh không biết cách học sao có hiệu quả mà thôi. Vì thế cơ hội này là 1 thời điểm tốt nhất để học sinh nhận ra những cái sai trái của chính bản thân mình khi học ở trường phổ thông. Tôi nói điều này là sự thật, ai đọc xong cũng đừng buồn phiền nhé.
DG
3 môn là ho74p lý
07/08/2011 11:25:23 CH
Không nên ép các bạn thi đại học nhiều hơn 3 môn. Nói đến nền Giáo Dục của Việt Nam hiện nay thi rõ ràng là con nhiều bất cập mà không biết đến khi nào mới giải quyết hết được. Theo ý kiến của tôi thi 3 môn cho mỗi khối là hết sức hợp lý. Nó phản ánh và đánh giá được khả năng và thế mạnh của mỗi học sinh. Không có gì là tuyệt đối cả vì thế không nên bắt buộc học sinh thi những gì mà họ không thích và cũng không phải là thế mạnh của họ.
Thực tế tình trạng các môn xã hội, đặc biệt là môn sử thì đa số học sinh không yêu thích và điểm thi rất thấp. Tôi cũng từng là học sinh nên tôi nghĩ là mình phần nào hiểu được các bạn trẻ. Các bạn không thích và có khi không thể cho dù đã cố gắng để học tốt môn sử. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do giáo trình và cách giảng dạy của giáo viên quá nhàm chán. Môn sử đã khó để các bạn tiếp thu cộng thêm giáo trình và cách giảng dạy quá khô khan, không sinh động thì làm sao học sinh học tốt được.
Nếu nghĩ rằng để cải thiện điểm và kiến thức lịch sử bằng cách thêm vào môn thi đại học thì liệu có hiệu quả không? Khi đó các em sẽ phải học thêm một môn cốt để thi chứ không hề yêu thích, học để đối phó. Cái chúng ta cần là niềm yêu thích lịch sử, tự hào dân tộc chứ không phải làm cho các em thêm mệt mỏi và chán nản với lịch sử.
Do đó theo tôi, nên thay đổi cách giảng dạy là chủ yếu, làm sao để tiết học lịch sử sinh động, thoải mái, giúp các em tiếp thu tốt hơn và yêu thích hơn. Điều này cũng phải xem lại cách đào tạo tại các đại học sư phạm, để có thể đào tạo được những giáo viên giỏi về chuyên môn, say mê với nghề thì họ mới cống hiến sự sáng tạo cho sự nghiệp giáo dục và mang lại cho các em những tiết học thực sự bổ ích được.
Nói như thế không phải là các bạn học sinh không có lỗi, các em nên coi lại việc học các môn xã hội của mình. Không được xem thường mà phải cố gắng học và tự tìm cho mình cách học sao cho hiệu quả. Vì thế cần phải có sự hợp tác và cố gắng của cả thầy và trò thì mới thay đổi được chất lượng các môn xã hội. Tôi rất mong các bạn trẻ cố gắng thật nhiều cả về trau dồi kiến thức cũng như đạo đức để có thể đứng vững và góp sức xây dựng đất nước tốt đẹp trước những tệ nạn và ảnh hưởng xấu cho nước ta như hiện nay.

BKA
Hãy tiến hành áp dụng ngay
07/08/2011 8:34:08 CH
Nhận định trên của thứ trưởng đã được tôi đọc qua báo. Theo tôi, thì tôi cần ủng hộ nhận định trên và sẽ tiến hành áp dụng ngay cho kỳ thi tuyển sinh đại học năm sau. Vì nếu tiến hành ngay thì học sinh chúng ta sẽ bỏ đi tình trạng học lệch, học tủ, học đối phó và cũng quên đi tình trạng học sinh thiếu kiến thức một cách trầm trọng về những môn xã hội bấy giờ. Tôi cũng đề nghị Bộ GD-DT hãy áp dụng ngay cho kỳ thi tuyển sinh năm tới, càng sớm càng tốt.....
Ú
Hãy lắng nghe ý kiến của học sinh
07/08/2011 3:13:15 CH
Con cũng là một học sinh phổ thông và năm nay con sẽ lên 12. Với địa vị là một học sinh giỏi, con cảm thấy xấu hổ khi không biết những kiến thức lịch sử, địa lý cơ bản và không viết văn thật tốt. Điều đó được biểu hiện ở điểm số con không được cao. Nhưng xin Bộ Giáo dục đừng nhìn nhận cố gắng của học sinh qua điểm số. Bản thân con rất thích nghe giảng các môn xã hội nhưng tiếp nhận toàn bộ thông tin liên quan đến môn học và thuộc lại là một vấn đề khác, nó cần một quá trình.
Lấy ví dụ trực tiếp là môn Sử: có thể thấy chương trình có nhiều những chi tiết vụn vặt nhưng lại chỉ được truyền tải trong một thời gian ngắn thì làm sao có thể tiếp thu được hết chỉ trong một tiết học. Hơn nữa, nếu muốn nhớ lâu bất cứ thứ gì, ta phải thường xuyên xem tài liệu liên quan, ôn lại với thái độ tập trung và thoải mái nhưng với lịch học dày đặc các môn, con nghĩ điều đó là bất khả thi.
Nếu các chú muốn biết rõ thì cứ xin khảo sát các bạn học ở trường tốt, học tốt xem thử xem thời khóa biểu hàng ngày của các bạn thế nào, nhất là những bạn học lớp 12 như con. Một môn xã hội khác là môn Văn, con thấy điểm số của môn này chưa thực sự nói lên được khả năng của học sinh. Văn là linh hồn người, mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau về một sự vật, sự việc, cớ sao lấy dàn ý mà so từng li từng tí? Theo con, ta nên đi từ ý nghĩa của môn học, từ đó có một cách giảng dạy và giáo trình phù hợp.
Học môn Văn là để biết trân trọng ý nghĩa cuộc sống, biết cách ăn nói lưu loát, xử sự đúng mực nhưng con thấy đa phần hiện nay các bạn trẻ (khi được phỏng vấn, chẳng hạn) đã không thể nào dùng ngôn ngữ để diễn đạt chính xác những gì mình cần nói hoặc các tình trạng suy đồi đạo đức diễn ra nhan nhản hằng ngày mặc dù trong đó, có những bạn học Văn điểm rất cao.
Con cũng có thêm một ý kiến nữa là nên thay đổi cái nhìn, ý thức của cộng đồng về môn Sử vì chỉ có ý thức mới làm con người ta có trách nhiệm với những gì mình làm. Ví dụ như trong học tập, nếu như phần lớn mọi người hiểu được mục đích chính của việc học là để tích lũy kiến thức, từ đó áp dụng vào cuộc sống thì tình trạng học tủ, học vẹt sẽ không còn.
Còn một chuyện mà con muốn nói đó là việc thi đại học. Trong cái thời buổi mà con người ta nhìn nhận nhau bằng vẻ ngoài và của cải bên trong thì việc đậu đại học và kiếm một việc làm tốt trở thành một bước ngoặc lớn của cuộc đời. Học sinh, nhất là lớp 12 như con đây cảm nhận rất rõ về việc đó và đã rất khó khăn trong việc bắt kịp với lịch học dày đặc các môn thi của mình. Thời gian học trên lớp không thể nào đủ để chúng con tiếp thu toàn bộ bài học tới từng ngõ ngách, mặc dù được học với giáo viên rất giỏi (đó là chưa kể số giáo viên kém chất lượng, không có tư cách nghề nghiệp được "thả" ra mỗi năm).
Đồng ý là việc biết những kiến thức cơ bản rất cần thiết cho cuộc sống sau này nhưng nếu muốn như vậy, nền giáo dục chúng ta cần khai thác chiều rộng chứ không phải chiều sâu như hiện nay vì nó quá rắc rối để nhớ...
À, lúc nãy con có đọc thấy một số comment ở trên của các chú, các bác, các cô khác là nên đưa lịch sử Việt Nam (văn học Việt Nam) vào làm một môn thi bắt buộc của mỗi khối thi ĐH và lấy ví dụ ở nước Mỹ người ta chú trọng môn này như thế nào. Theo con biết là ở Mỹ, người ta không phải học nhiều môn như Việt Nam, học sinh được học những môn họ thích và điểm không chấm theo thang 1 2 3 mà là A B C, sau đó những học sinh có điểm xuất sắc và hoạt động ngoại khóa ổn chính là những học sinh tiêu biểu.
Rõ ràng không nên so sánh khập khiễng giữa lịch sử Mỹ và lịch sử Việt Nam, trong khi các bạn bên đó có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi thì tụi con phải chạy hụt hơi. Hơn nữa, châu Mỹ được tìm ra cách đây gần 300 năm, trong khi nước mình đã hơn 4000 năm Văn hiến, các chú có thấy sự khác biệt chứ? Và một điều khác biệt khác là học sinh Mỹ không phải thi Đại học các chú à. Ở xứ người ta, có tài là sẽ được trọng dụng, thậm chí, dù dân đông, người ta vẫn trọng dụng cả người tài của nước khác (có cả Việt Nam đấy các chú à).
Học sinh chúng con sẽ không phản đối nhưng chúng ta phải thay đổi, các chú à...

Võ Ngọc Phương Uyên
Muốn tiến bộ phải thay đổi, phải có HY SINH
07/08/2011 10:26:43 SA
Nền GD Việt Nam nếu nói thẳng là còn lạc hậu, chưa đi theo xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Nếu chúng ta muốn tiến bộ thì phải có THAY ĐỔI và HY SINH. Ví dụ như qui định cấm xe ba gác và các loại xe thô sơ lưu thông, tuy là có ảnh hưởng đến tầng lớp lao động nhưng sự hy sinh đó là cần thiết cho tương lai chung của bộ mặt đất nước. Chúng ta không thể có điều mình muốn mà không hy sinh một cái gì đó. Việc học sinh Việt Nam thiếu (hay không muốn nói là không biết) kiến thức cơ bản về xã hội như thì đã quá rõ (xem các trò chơi truyền hình cũng đủ thấy). Theo tôi, không những Văn hay Sử mà cả Địa cũng cần được xem xét đưa vào thi ĐH. Cứ sau vài năm chúng ta sẽ thấy sự khác biệt, những học sinh không thích ứng kịp sẽ không có cơ hội trước những ai biết thức thời và cố gắng.
Hoàng Long
Không thể
07/08/2011 9:20:16 SA
Nếu những người đồng ý với quan điểm tăng môn thi thì hãy thử đặt mình vào địa vị học sinh xem mình có học được hết những môn đó không rồi hãy bày tỏ ý kiến. Nếu không làm được thì đừng bắt người khác làm, 3 môn đã là phù hợp. Mỗi người có 1 thế mạnh riêng, những học sinh hiện giờ đang học tập trung cho các khối A,B,D bỗng dưng bắt ép học lịch sử, như thế là quá ép buộc phản tác dụng. Tại sao không hỏi ý kiến học sinh như thế nào mà cứ phải tự người lớn bàn bạc với nhau mà không biết học sinh có tiếp thu được nổi hay không.
độc giả
Ủng hộ
07/08/2011 7:10:28 SA
Tôi ủng hộ việc thi đại học ở tất cả các khối A, B, D đều nên đưa một môn thuộc khoa học xã hội như Lịch sử hay Ngữ văn và xem như là môn cơ sở lấy điểm chuẩn để xét trúng tuyển. Ví dụ: học sinh thi khối A được 15 điểm thì môn cơ sở ( Sử hoặc Văn) phải đạt 5 điểm. Và theo tôi môn cơ sở này phải do các trường đại học quy định cho từng khối và báo cáo về Bộ GD - ĐT. Điểm dành cho môn cơ sở cũng do từng trường quy định không nhất thiết phải là 5 điểm, có thể là 4,5 hay 3,5 điểm... Tôi tán thành ý kiến trên. Một người học giỏi thật sự mà khi hỏi về những vấn đề cơ bản Lịch sử nước nhà mà không biết tí gì thật là điều hổ thẹn là người Việt Nam. Một sinh viên ĐH bách khoa, nhận được học bổng du học khi sang nước bạn học được các bạn nước khác cùng học hỏi về một sự kiện hay một nhân vậ lịch sử Việt Nam ma chỉ có cái lắc đầu không biết sẽ như thế nào ?
lincocin
Đừng loay hoay giải quyết vấn đề trên ngọn
07/08/2011 12:44:49 SA
Bộ GD-ĐT thấy kết quả thi môn sử năm nay kém, lo sợ nên bắt học sinh phải thi thêm môn xã hội, chắc chắn là học sinh sẽ học đối phó vì 2 lý do: không thích và cảm thấy vô lý vì đã thi tốt nghiệp rồi, học sinh chỉ muốn có thời gian môt tháng tập trung vào môn cần thiết cho ngành học của mình thật tốt.
Nếu các em ép mình không nổi thì kết quả cũng sẽ có hàng ngàn bài 0 điểm như năm nay thôi, lúc đó Bộ GD lại thay đổi, cứ loay hoay mãi không thoát ra được lối mòn, phương pháp dạy và học cũ kỹ. Có nhiều học sinh nói với tôi rằng tại sao Bộ GD bắt buộc cái mà học sinh ta không thích, nếu có giỏi thì hãy làm cho học sinh thích mà không cần bắt buộc, càng ép buộc học sinh càng ghét thêm.

mai
Đó là một ý kiến hay của thứ trưởng
06/08/2011 10:58:04 CH
Tôi đã được đọc thông tin này trên mạng. Nhưng tôi cảm thấy thi đại học như vậy sẽ giúp kiến thức rất nhiều cho học sinh. Bởi vì: khi ta tiếp xúc với những môn khoa học xã hội thì sẽ bổ sung nhiều điều hay và bổ ích. Sau này lên đại học sẽ cần tuyển nhiều người viết và nói về những môn KHXH. Nếu lãng phí cơ hội này thì học sinh chúng ta sẽ dần dần trôi hết kiến thức và xã hội sẽ giảm sút nhanh.
DDDD
Ủng hộ chủ trương này
06/08/2011 9:44:25 CH
Khi mới ban hành lệnh cấm Đốt pháo có phải 100% người dân ủng hộ ngay? Khi áp dụng qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không người dân nào phản đối? Tôi coi phim ảnh Mỹ, thấy họ rất quan tâm đến môn Lịch sử ở bậc phổ thông... Bộ nói là sẽ nghiên cứu tham khảo so sánh chọn lựa cách làm hợp tình hợp lí, hiệu quả nhất rồi mới áp dụng, chứ đã làm liền ngay đâu. Có thể môn xã hội kèm theo, sẽ chỉ là môn thi điều kiện (5 điểm trở lên thì đạt) và không tính vào tổng điểm để xét cao thấp (giống như cách thi cao học); dạng đề nên theo kiểu trắc nghiệm, nội dung phổ rộng nhưng không quá đánh đố, chủ yếu là kiến thức lịch sử cơ bản mà mỗi công dân việt nam đều phải biết.
Học tự nhiên nhưng rất yêu môn Sử
Giỏi môn nào thi khối đó
06/08/2011 8:16:14 CH
Thi vào đại học gồm 3 môn là đúng theo tinh thần của Bộ GD-ĐT, nhưng bên cạnh đó dù là học ngành nào cũng phải bắt buộc thi thêm môn lịch sử, vì đã là con người Việt Nam cần phải biết lich sử nước nhà, biết truyền thống đấu tranh và tự hào về dân tộc mình chứ... Ở nước Mỹ, bất kỳ ai trước khi trở thành công dân Mỹ bắt buộc phải học lịch sử cơ bản về nước Mỹ để mà thi nhập quốc tịch... Vậy chúng ta là người Việt thì cần phải học Sử Việt!!!
HUỲNH CÔNG CHƯƠNG
Hãy nhìn sự việc nhiều chiều & thực tế
06/08/2011 7:46:21 CH
1. Quan điểm thi nhiều môn trong đó có 1 môn xã hội chỉ giải quyết vấn đề trước mắt là điểm môn Sử thấp mà không nghĩ đến các học sinh đã không có đam mê với các môn xã hội. Làm như vậy chỉ gượng ép học sinh, có thể sẽ làm các em ghét môn xã hội hơn. Tại sao học sinh không mặn mà với các môn xã hội? Bởi vì học các môn tự nhiên học sinh còn biết vận dụng vào đời sống, còn học những môn xã hội, thực tế mà nói các em không biết mình học để làm gì, rồi sau này có tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ hội việc làm của các em không bằng các ngành tự nhiên. Cái chính là chúng ta đã không tạo ra môi trường học tập & làm việc. Đó có phải là lí do giải thích vì sao nước ta lại để chảy máu chất xám? Vì các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Canada,.. người ta đã tạo ra một môi trường tốt để các em sống & làm việc cùng với khả năng & Đam mê của bản thân còn nước ta thì không.
Nhiều năm qua áp lực điểm số đã khiến các em không thể học chuyên sâu khi còn học chương trình phổ thông (loại giỏi không có môn nào dưới 6.5), ngay cả giáo viên tôi tin chắc không mấy ai làm được chuyện đó. Chuyện học cần có sự đam mê, đừng ép học sinh theo suy nghĩ của mình, đó không phải là giải pháp tốt mà đôi khi còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Thử đặt mình vào hoàn cảnh của 1 học sinh rồi xem xét, giả sử: Em muốn học ngành Hóa của trường KHTN, em thi Toán 9, Lí 8, Hóa 9, Văn 5. 1 học sinh khác Toán 9, Lí 8, Hóa 5, Văn 10. Như vậy em thứ 2 sẽ được ưu tiên chọn cỏn em thứ 1 tuy chuyên ngành Hóa, điểm Hóa cao hơn nhưng không được ưu tiên. Như vậy quan điểm trên sẽ hướng học sinh phát triển kiến thức theo chiều rộng mà không sâu. Như vậy nước ta sẽ khó mà có đột phá để phát triển KHKT được, như vậy sẽ khó làm cho dân giàu, nước mạnh. Đừng để những sai lầm hiện tại của chúng ta mà con em đời sau gánh chịu.
2. Tình hình quốc tế hiện nay nguy cơ chiến tranh là không nhỏ. Giả sử tình huống xấu nhất xảy ra, chúng ta sẽ làm gì khi vũ khí đã lỗi thời, vũ khí hiện đại thì không được bao nhiêu? Chúng ta không thể mua vũ khí mãi, chúng ta không đủ tiền của. Đây là lúc chúng ta nên phát triển các ngành khoa học cơ bản để có thể cải tiến công nghệ sản xuất & quân sự. Chúng ta cần có 1 lực lượng lao động chất lượng cao. Để cải tiến KHKT đó không phải là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục mà cần có sự đồng bộ của các bộ ngành. Chúng ta có nên cứ ra 1 tổ chức nhà nước để đào tạo cho thế hệ sau 1 kiến thức toàn diện về khoa học cơ bản, cho thế hệ sau đủ khả năng cải tiến KHKT & tạo môi trường làm việc công nghệ cao cho họ? Nhân tài nước ta không thiếu. Người phát minh ra máy ATM là ông Đỗ Đức Cường người Việt Nam đã phát minh máy ATM tại Mỹ, chúng ta lại phải nhập máy này với giá khoảng 20000 USD/ máy? Tổ chức nhà nước đó phải là tổ chức nhà nước phối hợp các bộ ngành kĩ thuật, khi đó mới có thể tạo ra những sản phẩm mang tầm quốc tế được. Thế hệ chúng ta khó có thể tạo ra đột phá, hăy tạo điều kiện cho thế hệ con em đột phá.

Ban doc
       

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét