Giáo dục dưới mắt mọi người
TT - Lẽ thường, cán bộ quản lý trường học hay giáo viên
khi được điều động lên làm cán bộ sở, phòng giáo dục thì lấy làm hãnh
diện vì được “ăn trên ngồi trước”. Tuy nhiên, hiện đang xảy ra tình
trạng ngược lại. Ít người vui khi được “lên” và nhiều cán bộ, thậm chí
lãnh đạo phòng, sở, có nguyện vọng về trường.
Tại Quảng Nam, trong chưa đầy hai năm gần đây đã có ít
nhất tám cán bộ làm việc tại Sở GD-ĐT, trong đó sáu người giữ chức
trưởng phòng hoặc phó phòng, “tháo chạy” về các trường học. Ở cấp phòng,
nhiều cán bộ cũng không còn “thích thú”, thậm chí một cán bộ cấp phó
còn tha thiết trở lại công việc tại cơ sở nên đã tìm mọi cách để được
cấp trên đồng ý. Có người ngày từ trường chuyển lên phòng, anh cười như
mếu. Cách đây vài tháng khi nhận quyết định về lại trường, anh này tỏ ra
khá mừng và liền tổ chức một bữa liên hoan “được trở lại làm thầy
giáo”.
Nguyên nhân vì đâu mà nhiều cán bộ quản lý giáo dục cấp
tỉnh và huyện xin về lại trường học đến vậy? Qua tìm hiểu, một số người
cho biết họ muốn trở lại với công việc phấn trắng bảng đen của mình “vì
nghề giáo phải gắn với học trò, hơn nữa đi dạy vui hơn”. Có người cho
rằng về trường học sẽ giúp họ gần nhà hơn nên có điều kiện chăm sóc gia
đình, đỡ phải đi lại vất vả. Điều này không sai nhưng với những người
còn ở lại, vẫn còn thiếu lý do quan trọng nhất để dẫn đến mong muốn trở
lại công việc giảng dạy: vấn đề thu nhập. Dù không nói ra nhưng nhiều
người trong cuộc thừa nhận về trường thu nhập của họ cao hơn hẳn.
Công tác tốt, dạy giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm
sẽ... bỗng dưng giảm thu nhập nếu được điều động về làm cán bộ phòng,
sở. Bởi vậy mới có chuyện thật như đùa trong ngành giáo dục hiện nay:
“hội chứng” xin về trường và nhiều giáo viên “sợ” trở thành cán bộ sở,
cán bộ phòng!
X.PHÚ
(5)
Đề xuất
10/10/2011 1:31:15 CH
10/10/2011 1:31:15 CH
Khi
đọc bài của bạn X.Phú tôi thấy thầm khen cho ngành giáo dục tỉnh Quảng
Nam. Tôi xin đề xuất một vài ý kiến cá nhân, nếu không phù hợp xin được
thông cảm. Có lẽ Quảng Nam là tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống
tham nhũng nên các cán bộ " ăn trên ngồi trước" chỉ có tiếng mà không có
miếng. Theo lẽ thường "thà có miếng chứ không cần có tiếng" nên các cán
bộ này chấp nhận hưởng lương giáo chức "có phụ cấp ưu đãi" và có thể
dạy thêm kiếm đồng ra đồng vào.
Còn ở tỉnh tôi, các vị này không dễ gì mà buông chức trưởng, phó phòng giáo dục (dù chỉ là ở huyện) vì khi có chức vụ này, các vị có thể kiếm được không ít các khoản "ngoài lương" nhờ các hợp đồng béo bở như: trang thiết bị cung cấp về cho các trường (Hợp đồng ký sẽ giao sau 30 ngày cho trường nhưng có khi 70 hoặc 80 ngày chưa giao; nếu có giao thì thiếu trước, hụt sau... và Hiệu trưởng mà hỏi thì ...), mặc dù nghị định 43 nói rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhưng nói đến làm thì còn lâu lắm.
Mong Ước
Còn ở tỉnh tôi, các vị này không dễ gì mà buông chức trưởng, phó phòng giáo dục (dù chỉ là ở huyện) vì khi có chức vụ này, các vị có thể kiếm được không ít các khoản "ngoài lương" nhờ các hợp đồng béo bở như: trang thiết bị cung cấp về cho các trường (Hợp đồng ký sẽ giao sau 30 ngày cho trường nhưng có khi 70 hoặc 80 ngày chưa giao; nếu có giao thì thiếu trước, hụt sau... và Hiệu trưởng mà hỏi thì ...), mặc dù nghị định 43 nói rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhưng nói đến làm thì còn lâu lắm.
Mong Ước
"Em còn dạy được mà!"
05/10/2011 10:38:28 SA
05/10/2011 10:38:28 SA
Một
trong những nguyên nhân khác khiến giáo viên có kinh nghiệm ngán ngại
về Sở hoặc Phòng GD là thời gian, khi còn là GV, thí dụ THPT, thì giờ
chính thức phải lên lớp theo qui định là 17 tiết(45phút) /tuần, còn nếu
dạy dư giờ thì được hưởng phụ cấp, nếu là GV có thâm niên thì không dưới
90.000đ/tiết, trong khi về Sở thì phải làm việc theo chế độ 40
giờ/tuần. Mặt khác chưa kể các hội nghị, các lớp tập huấn . . ., nếu tổ
chức ở Hà Nội hoặc các thành phố lớn khác thì thời gian không dưới 5
ngày, khi đó đành bỏ hết việc nhà cho vợ (chồng) lo.
Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Cần sự công bằng
04/10/2011 8:52:02 CH
04/10/2011 8:52:02 CH
Đây
không phải là chuyện mới đối với ngành giáo dục. Giáo viên hoặc cán bộ
quản lý trường học được điều động về công tác ở Phòng, Sở Giáo dục và
Đào tạo sẽ không còn là nhà giáo, dù nhiệm vụ được giao là quản lý ngành
giáo dục.
Họ chỉ là công chức thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu công tác ở Sở GDĐT) và thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện (nếu công tác ở Phòng GDĐT); có nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục, tham mưu cho UBND...
Họ không được hưởng một chế độ nào dành cho nhà giáo nhưng vẫn có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm nhà giáo cũng như bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho nhà giáo.
Gần mười năm qua họ không được hưởng phụ cấp ưu đãi và từ tháng 5 /2011 họ tiếp tục không được phụ cấp thâm niên vì họ không là nhà giáo. Về thu nhập, họ chỉ nhận được tiền lương theo bảng lương, kém các đồng nghiệp cũ (vì bây giờ không phải đồng nghiệp) từ 1,5 đến 3 triệu đồng - một số tiền không nhỏ so với tiền lương công chức, viên chức hiện nay. Chưa kể họ không thể dạy thêm theo quy định để tăng thu nhập như giáo viên.
Do đó, hội chứng xin về trường xãy ra là điều tất yếu khi sự công bằng cho những người cùng tâm huyết, cùng mục đích vươn tới của nghề nghiệp đã chọn bị phá vỡ. Thử tính trong 5 năm, 10 năm thu nhập của họ mất đi bao nhiêu so với thu nhập khi họ là giáo viên. Chưa tính tới thua kém tiền lương hưu sau này.
Võ Như Đăng
Họ chỉ là công chức thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu công tác ở Sở GDĐT) và thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện (nếu công tác ở Phòng GDĐT); có nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục, tham mưu cho UBND...
Họ không được hưởng một chế độ nào dành cho nhà giáo nhưng vẫn có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm nhà giáo cũng như bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho nhà giáo.
Gần mười năm qua họ không được hưởng phụ cấp ưu đãi và từ tháng 5 /2011 họ tiếp tục không được phụ cấp thâm niên vì họ không là nhà giáo. Về thu nhập, họ chỉ nhận được tiền lương theo bảng lương, kém các đồng nghiệp cũ (vì bây giờ không phải đồng nghiệp) từ 1,5 đến 3 triệu đồng - một số tiền không nhỏ so với tiền lương công chức, viên chức hiện nay. Chưa kể họ không thể dạy thêm theo quy định để tăng thu nhập như giáo viên.
Do đó, hội chứng xin về trường xãy ra là điều tất yếu khi sự công bằng cho những người cùng tâm huyết, cùng mục đích vươn tới của nghề nghiệp đã chọn bị phá vỡ. Thử tính trong 5 năm, 10 năm thu nhập của họ mất đi bao nhiêu so với thu nhập khi họ là giáo viên. Chưa tính tới thua kém tiền lương hưu sau này.
Võ Như Đăng
CẦN NHÌN LẠI
04/10/2011 7:37:25 CH
04/10/2011 7:37:25 CH
Đó
là một thực tế buồn. Khi được điều động làm cán bộ quản lý
thì GV đó phải là GV có năng lực thật sự. Nhưng tréo ngoe ở
chỗ lên chức mà thu nhập lại giảm thì người ta xin “xuống” là
phải rồi. Vả lại lên chức công việc nhiều hơn, đi lại nhiều
hơn, trách nhiệm nhiều hơn so với khi còn ở trường.
Cần có sự đầu tư thích hợp về tài chánh thì mới mong có nhiều người giỏi trụ lại ở cương vị quản lý.
ngoc son
Cần có sự đầu tư thích hợp về tài chánh thì mới mong có nhiều người giỏi trụ lại ở cương vị quản lý.
ngoc son
Bài toán lợi ích
04/10/2011 12:08:50 CH
04/10/2011 12:08:50 CH
Cho
dù động cơ của những người đang làm cán bộ quản lý (kể cả lãnh đạo) tự
nguyện xin về trường là gì đi nữa thì đây cũng là một tín hiệu mừng. Lý
do thì rất nhiều nhưng cốt lõi nhất vẫn là "bài toán lợi ích". Nó chứng
tỏ chính sách dùng phụ cấp thu hút của ngành giáo dục đã có kết quả để
giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
Tuy nhiên, còn hai vấn đề nữa cũng liên quan đến tình trạng thiếu giáo viên cần phải giải quyết: Một là sự mất cân đối giữa giáo viên ở vùng đồng bằng, đô thị và giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Cho dù mức phụ cấp khu vực khá cao nhưng vẫn không nhiều giáo viên về với thôn bản hẻo lánh, hải đảo xa xôi hay những trường học "bồng bềnh" giữa Đồng Tháp Mười. Hai là "bài toán lợi ích" không giải quyết được vấn đề chất lượng dạy học. Qua đó đủ thấy một chính sách "lợi ích" không đủ để tạo nên một cuộc cải cách từ chính tư duy của các thầy, cô.
Cần có nhiều chính sách biện pháp kèm theo để ổn định đời sống giáo viên, kép giảm chênh lệch chất lượng sống giữa các vùng miền mới có thể làm cho giáo viên yên tâm dạy học.
Nguyễn Thiện Tâm
Tuy nhiên, còn hai vấn đề nữa cũng liên quan đến tình trạng thiếu giáo viên cần phải giải quyết: Một là sự mất cân đối giữa giáo viên ở vùng đồng bằng, đô thị và giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Cho dù mức phụ cấp khu vực khá cao nhưng vẫn không nhiều giáo viên về với thôn bản hẻo lánh, hải đảo xa xôi hay những trường học "bồng bềnh" giữa Đồng Tháp Mười. Hai là "bài toán lợi ích" không giải quyết được vấn đề chất lượng dạy học. Qua đó đủ thấy một chính sách "lợi ích" không đủ để tạo nên một cuộc cải cách từ chính tư duy của các thầy, cô.
Cần có nhiều chính sách biện pháp kèm theo để ổn định đời sống giáo viên, kép giảm chênh lệch chất lượng sống giữa các vùng miền mới có thể làm cho giáo viên yên tâm dạy học.
Nguyễn Thiện Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét