Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ
- Những bộ óc
tuyệt vời nhất của trường đại học Việt Nam đang bị dùng vào một việc rất nhỏ là
mưu sinh để tồn tại. Đó là lý do TS Nguyễn Thị Từ Huy quyết định từ bỏ công
việc dạy học để chuyển sang làm việc ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục
(Institute for Research on Educational Development), gọi tắt là “Viện
IRED”, một công việc cho phép chị tiếp tục đóng góp cho nền giáo dục
Việt Nam.
VietNamNet có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thị Từ Huy, người lấy bằng tiến sĩ văn chương của ĐH Paris 7 về hình ảnh của người thầy đại học ngày nay.
PV: Vì sao
chị rời bỏ nghề giảng viên để chuyển sang làm nghiên cứu giáo dục?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Làm giảng viên, để có thể sống được, tôi buộc phải đi dạy quá nhiều, không có thời gian cho công việc nghiên cứu. Qua các giờ giảng cho bậc cao học và nghiên cứu sinh mà tôi từng tham dự ở Pháp, phát hiện quan trọng nhất của tôi là: giảng viên không truyền thụ kiến thức, giảng viên làm công việc sản xuất ra kiến thức (nghiên cứu). Bài giảng là các nghiên cứu mới của họ, không lặp lại của người khác, và không lặp lại chính họ. Ở trình độ cử nhân, có những loại bài giảng nhằm tổng hợp kiến thức hoặc diễn giải phân tích các tác, giả tác phẩm kinh điển.
Tuy nhiên, xem xét kỹ ta thấy các diễn giải đó đều ít nhiều mang dấu ấn cá nhân của người giảng dạy. Viện IRED sẽ cho tôi cơ hội gắn bó với công việc nghiên cứu mà tôi yêu thích, và hơn cả yêu thích, nghiên cứu là điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện. Có hiện tượng nào trong đời sống có thể đạt chất lượng cao, đạt hiệu quả mà không cần tới sự nghiện cứu không? Tôi nghĩ muốn phát triển giáo dục cần có những nghiên cứu cẩn thận. PV: Những giảng viên ĐH hiện nay có thể coi là nguồn trí thức rất quan trọng của đất nước, nhưng theo chị, họ có đang được sử dụng đúng với tiềm năng của họ? Phải chăng chúng ta đang không để cho “những bộ óc mạnh nhất, những bộ óc tuyệt vời nhất phải được dùng để giải quyết các vấn đề lớn nhất” (Bill Gate) mà diễn ra tình trạng ngược lại như chị từng phát biểu: “nhiều trí tuệ mạnh đã chỉ được sử dụng để giải quyết những việc rất nhỏ nhặt, đôi khi buộc phải dùng chỉ để giải quyết vấn đề mưu sinh cá nhân mà thôi”?
TS Nguyễn
Thị Từ Huy: Đa số những đồng nghiệp trẻ của tôi,
những sinh viên xuất sắc được giữ lại làm việc ở các trường đại học đều là những
người rất có năng lực. Nhưng năng lượng của họ, chất xám của họ, trí tuệ của họ
phần lớn bị tiêu dùng vào việc làm thế nào để tồn tại, bởi vì đồng lương không
cho phép họ tồn tại, thậm chí chỉ tồn tại ở mức độ tối thiểu.
Những cựu lưu
học sinh nước ngoài như chúng tôi thường chia sẻ với nhau ý nghĩ rằng chúng ta
(các giảng viên ĐH) sẽ không thua kém quá nhiều các đồng nghiệp trên thế giới
như hiện nay, nếu chúng ta có điều kiện làm việc tương tự. Tôi thực sự rất đau
lòng khi nhìn thấy nguồn năng lượng chất xám, nhiệt tình và tâm huyết của “những
bộ óc mạnh” đang bị lãng phí hàng ngày hàng giờ trên đất nước này nơi đang rất
cần đến trí tuệ để phát triển xã hội.
Làm sao có thể nâng cao chất lượng đại học nói riêng và giáo dục nói chung khi mà giáo viên phải sống dưới mức nghèo khổ như hiện nay, khi mà chất lượng giảng dạy và nghiên cứu bị hy sinh một cách không thể tránh khỏi trước nhu cầu “phải sống”? Có lẽ là tôi quá bi quan khi nghĩ như vậy, nhưng làm sao chối bỏ được thực tế. Mọi mong muốn nâng cao chất lượng sẽ chỉ dừng lại ở mức độ mong muốn mà thôi, nếu điều kiện sống tối thiểu của giáo viên không được bảo đảm, và nếu không đảm bảo được điều kiện căn bản của giáo dục: tự do học thuật, tự do giảng dạy và tự do học tập.
PV: Chị từng viết:“Thầy không chỉ truyền dạy cho trò, mà còn đánh giá được các giá trị của trò” nhưng cũng viết “sinh viên có nghĩa vụ phải vượt qua giảng viên, người thuộc về thế hệ trước”, chị giải thích điều này như thế nào?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Quan hệ thầy trò đúng nghĩa không chỉ là quan hệ giữa người cung cấp tri thức và người tiếp nhận tri thức, mà còn là quan hệ giữa người giữ vai trò đào luyện văn hóa và người sẽ bảo tồn và phát triển các giá trị của cả nền văn hóa, ở phạm vi hẹp của một quốc gia và ở phạm vi rộng của nhân loại.
Nhìn như vậy thì thầy là một giá trị và trò cũng là một giá trị. Lúc đó người thầy sẽ xem học trò như là các giá trị mà mình cần góp phần xây dựng và góp phần vào quá trình tự xây dựng các giá trị của trò. Người thầy không thể giúp trò tự xây dựng các giá trị của mình nếu như họ không đánh giá được rằng mỗi học sinh có những giá trị riêng như thế nào, nếu họ không đánh giá được khả năng và thế mạnh của học sinh.
Người thầy cần hiểu rằng việc học sinh có thể giỏi hơn họ ở nhiều phương diện là chuyện bình thường. Và người học trò cần hiểu rằng mình phải cố hết sức để đi xa nhất có thể trong khả năng của mình, và đi xa hơn cả thầy, vì như thế mới tạo nên sự phát triển, không chỉ cho chính mình mà cho cả xã hội.
Tuy nhiên chúng ta không nên tuyệt đối hóa chữ “vượt qua”. Có những đầu óc không bao giờ nhân loại vượt qua được. Người ta thừa nhận rằng cho đến nay nhân loại đã tiến những bước dài trên con đường nhận thức thế giới và nhận thức chính mình, nhưng vẫn chỉ là giải quyết những gì đã được đặt nền móng bởi các đầu óc khổng lồ thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên một trong những nghĩa vụ làm người của mỗi cá nhân là phải vượt qua chính mình; và nghĩa vụ của mỗi thế hệ là phải đi xa hơn thế hệ trước. Điều đó làm nên sự phát triển.
PV: Từng là giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, chị thấy sinh viên ngày nay học tập như thế nào? (Sự chủ động thay vì thụ động, lòng khát khao kiến thức, tự nghiên cứu, tính sáng tạo, khả năng ngoại ngữ…)
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Trước đây, trong các giờ giảng của mình, tôi thường để cho sinh viên tự tìm hiểu tác phẩm (sáng tác và lý luận) ở nhà và thuyết trình phần chuẩn bị của họ ở trên lớp. Do vậy, những gì họ bộc lộ cho tôi thấy là sự chủ động, khả năng tìm kiếm các nguồn tư liệu một cách độc lập, khả năng xử lý tư liệu. Một số sinh viên đã làm tôi ngạc nhiên về những ý tưởng độc sáng của họ khi họ vận dụng một vài kiến thức lý luận để phân tích thực tế sáng tạo.
Tuy nhiên, nguồn tư liệu tiếng Việt của chúng ta, trong lĩnh vực hẹp của tôi là lý luận về văn chương, không có sự đa dạng, và không cập nhật được thời sự của giới nghiên cứu ở lĩnh vực này trên thế giới. Và sinh viên, dù chủ động đến mấy, thì cũng không thể tự sáng tạo ra các phương pháp hay cách thức nghiên cứu riêng của họ, khi mà các bờ vai khổng lồ còn ở đâu đó rất xa xôi. Chúng ta đều biết rằng ta chỉ có thể tư duy trên cơ sở kết quả tư duy của người khác mà thôi.
Còn về năng lực ngoại ngữ thì không thể phủ nhận một thực tế đáng buồn là sinh viên ngành khoa học xã hội nhìn chung yếu kém về ngoại ngữ. Trước tình trạng thiếu trầm trọng các tác phẩm dịch như hiện nay thì ngoại ngữ là một công cụ hết sức quan trọng để tiếp xúc với các nguồn tư liệu, với sự hỗ trợ kỳ diệu của Internet.
PV: Điều sinh viên phải làm là suy nghĩ (chứ không phải học thuộc lòng) về những gì giảng viên nói, SV cần biết cách hoài nghi và phản biện để có thể đi tới xác lập sự tin tưởng trên cơ sở của lý lẽ và lập luận. Tại các lớp chị dạy, có bao nhiêu phần trăm sinh viên làm được điều này?
TS Nguyễn
Thị Từ Huy: Tôi nghĩ rằng hầu hết SV có khả năng
làm điều này, nếu có sự khích lệ đồng bộ của tất cả các giảng viên. Nếu (lại
nếu) chỉ có một số giảng viên khuyến khích hoài nghi, phản biện, trong khi một
bộ phận vẫn giảng dạy, ra đề thi và chấm điểm theo kiểu thầy truyền thụ kiến
thức, trò ghi nhớ đầy đủ, trung thành với quan điểm của giáo viên thể hiện trong
bài giảng, thì dưới áp lực của điểm số, SV sẽ khó có thể xây dựng khả năng hoài
nghi, phản biện, (áp lực của điểm đồng nghĩa với áp lực về cơ hội công việc sau
khi ra trường).
Một số ít sinh
viên rất bản lĩnh và có ý thức đầy đủ về giá trị cá nhân và về khả năng tư duy
của họ, điều khiến họ chấp nhận những điểm số thấp, đổi lại là giữ được sự độc
lập trong nhận thức và trong việc trình bày nhận thức riêng. Tuy nhiên rủi ro là
những sinh viên đó sẽ gặp khó khăn khi tìm việc, và các nhà tuyển dụng sẽ có
nguy cơ bỏ lỡ mất những người có năng lực thực sự nếu việc tuyển dụng chỉ dựa
trên hồ sơ (ở đây chúng ta giả định là đã loại bỏ những “tiêu chí” tuyển dụng
khác như quan hệ cá nhân, phong bì, quyền lực…giả định là nhà tuyển dụng muốn
chọn những người có năng lực).
PV: Giáo dục thế giới đang trở thành một “công nghệ” nhiều hơn là sáng tạo, chị có đồng ý như vậy không?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Theo những kinh nghiệm cá nhân mà tôi có được khi tiếp xúc với các khoa về khoa học xã hội của một số trường đại học ở Paris thì không thấy có gì mang tính công nghệ. Các kỹ thuật như máy chiếu rất ít được sử dụng, trừ khi họ dùng để chiếu các tư liệu ảnh, phim…Dạy học đòi hỏi các phương pháp. Các kỹ năng giảng dạy có thể được công nghệ hóa. Tuy nhiên dạy học là cả một nghệ thuật.
Đó không phải là nghệ thuật thôi miên học trò, mà đó là nghệ thuật thức tỉnh năng lực tư duy, nhận thức, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, đánh thức các khát vọng và bồi đắp cảm xúc, mở rộng nhãn quan… Nghệ thuật ấy đòi hỏi người thầy cũng phải huy động tất cả những năng lực đó ở chính mình.
Công nghệ chỉ là phần phụ trợ, theo tôi. Hơn nữa, chính các sinh viên của tôi nhận thấy rằng công nghệ “chiếu chép” ngày nay, nếu không cẩn thận, còn nguy hiểm hơn hình thức đọc chép cổ truyền. Vì trong quá trình đọc chép, dù sao sinh viên vẫn còn phải để cho não bộ hoạt động, não cần phải ghi nhớ những gì nghe được trước khi chép ra giấy. Còn công nghệ “chiếu chép” có nguy cơ thủ tiêu hoàn toàn các chức năng của não bộ, chỉ còn lại mắt và tay hoạt động mà thôi. Và công nghệ “copy-paste”, được sinh viên vận dụng khi chuẩn bị bài thuyết trình, hoàn tất nốt quá trình thủ tiêu các năng lực tư duy, và tạo điều kiện cho nạn dịch đạo văn phát triển.
PV: Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này.
Hương Giang (thực hiện)
VietNamNet có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thị Từ Huy, người lấy bằng tiến sĩ văn chương của ĐH Paris 7 về hình ảnh của người thầy đại học ngày nay.
TS Nguyễn Thị Từ Huy. |
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Làm giảng viên, để có thể sống được, tôi buộc phải đi dạy quá nhiều, không có thời gian cho công việc nghiên cứu. Qua các giờ giảng cho bậc cao học và nghiên cứu sinh mà tôi từng tham dự ở Pháp, phát hiện quan trọng nhất của tôi là: giảng viên không truyền thụ kiến thức, giảng viên làm công việc sản xuất ra kiến thức (nghiên cứu). Bài giảng là các nghiên cứu mới của họ, không lặp lại của người khác, và không lặp lại chính họ. Ở trình độ cử nhân, có những loại bài giảng nhằm tổng hợp kiến thức hoặc diễn giải phân tích các tác, giả tác phẩm kinh điển.
Tuy nhiên, xem xét kỹ ta thấy các diễn giải đó đều ít nhiều mang dấu ấn cá nhân của người giảng dạy. Viện IRED sẽ cho tôi cơ hội gắn bó với công việc nghiên cứu mà tôi yêu thích, và hơn cả yêu thích, nghiên cứu là điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện. Có hiện tượng nào trong đời sống có thể đạt chất lượng cao, đạt hiệu quả mà không cần tới sự nghiện cứu không? Tôi nghĩ muốn phát triển giáo dục cần có những nghiên cứu cẩn thận. PV: Những giảng viên ĐH hiện nay có thể coi là nguồn trí thức rất quan trọng của đất nước, nhưng theo chị, họ có đang được sử dụng đúng với tiềm năng của họ? Phải chăng chúng ta đang không để cho “những bộ óc mạnh nhất, những bộ óc tuyệt vời nhất phải được dùng để giải quyết các vấn đề lớn nhất” (Bill Gate) mà diễn ra tình trạng ngược lại như chị từng phát biểu: “nhiều trí tuệ mạnh đã chỉ được sử dụng để giải quyết những việc rất nhỏ nhặt, đôi khi buộc phải dùng chỉ để giải quyết vấn đề mưu sinh cá nhân mà thôi”?
"Nếu giảng viên đại học của chúng ta có mức lương đủ sống, điều kiện làm việc tương tự thì khả năng của họ không thua kém giảng viên nước ngoài" (TS Nguyễn Thị Từ Huy) |
Làm sao có thể nâng cao chất lượng đại học nói riêng và giáo dục nói chung khi mà giáo viên phải sống dưới mức nghèo khổ như hiện nay, khi mà chất lượng giảng dạy và nghiên cứu bị hy sinh một cách không thể tránh khỏi trước nhu cầu “phải sống”? Có lẽ là tôi quá bi quan khi nghĩ như vậy, nhưng làm sao chối bỏ được thực tế. Mọi mong muốn nâng cao chất lượng sẽ chỉ dừng lại ở mức độ mong muốn mà thôi, nếu điều kiện sống tối thiểu của giáo viên không được bảo đảm, và nếu không đảm bảo được điều kiện căn bản của giáo dục: tự do học thuật, tự do giảng dạy và tự do học tập.
PV: Chị từng viết:“Thầy không chỉ truyền dạy cho trò, mà còn đánh giá được các giá trị của trò” nhưng cũng viết “sinh viên có nghĩa vụ phải vượt qua giảng viên, người thuộc về thế hệ trước”, chị giải thích điều này như thế nào?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Quan hệ thầy trò đúng nghĩa không chỉ là quan hệ giữa người cung cấp tri thức và người tiếp nhận tri thức, mà còn là quan hệ giữa người giữ vai trò đào luyện văn hóa và người sẽ bảo tồn và phát triển các giá trị của cả nền văn hóa, ở phạm vi hẹp của một quốc gia và ở phạm vi rộng của nhân loại.
Nhìn như vậy thì thầy là một giá trị và trò cũng là một giá trị. Lúc đó người thầy sẽ xem học trò như là các giá trị mà mình cần góp phần xây dựng và góp phần vào quá trình tự xây dựng các giá trị của trò. Người thầy không thể giúp trò tự xây dựng các giá trị của mình nếu như họ không đánh giá được rằng mỗi học sinh có những giá trị riêng như thế nào, nếu họ không đánh giá được khả năng và thế mạnh của học sinh.
Người thầy cần hiểu rằng việc học sinh có thể giỏi hơn họ ở nhiều phương diện là chuyện bình thường. Và người học trò cần hiểu rằng mình phải cố hết sức để đi xa nhất có thể trong khả năng của mình, và đi xa hơn cả thầy, vì như thế mới tạo nên sự phát triển, không chỉ cho chính mình mà cho cả xã hội.
Tuy nhiên chúng ta không nên tuyệt đối hóa chữ “vượt qua”. Có những đầu óc không bao giờ nhân loại vượt qua được. Người ta thừa nhận rằng cho đến nay nhân loại đã tiến những bước dài trên con đường nhận thức thế giới và nhận thức chính mình, nhưng vẫn chỉ là giải quyết những gì đã được đặt nền móng bởi các đầu óc khổng lồ thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên một trong những nghĩa vụ làm người của mỗi cá nhân là phải vượt qua chính mình; và nghĩa vụ của mỗi thế hệ là phải đi xa hơn thế hệ trước. Điều đó làm nên sự phát triển.
|
Ảnh: Lê Anh Dũng |
PV: Từng là giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, chị thấy sinh viên ngày nay học tập như thế nào? (Sự chủ động thay vì thụ động, lòng khát khao kiến thức, tự nghiên cứu, tính sáng tạo, khả năng ngoại ngữ…)
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Trước đây, trong các giờ giảng của mình, tôi thường để cho sinh viên tự tìm hiểu tác phẩm (sáng tác và lý luận) ở nhà và thuyết trình phần chuẩn bị của họ ở trên lớp. Do vậy, những gì họ bộc lộ cho tôi thấy là sự chủ động, khả năng tìm kiếm các nguồn tư liệu một cách độc lập, khả năng xử lý tư liệu. Một số sinh viên đã làm tôi ngạc nhiên về những ý tưởng độc sáng của họ khi họ vận dụng một vài kiến thức lý luận để phân tích thực tế sáng tạo.
Tuy nhiên, nguồn tư liệu tiếng Việt của chúng ta, trong lĩnh vực hẹp của tôi là lý luận về văn chương, không có sự đa dạng, và không cập nhật được thời sự của giới nghiên cứu ở lĩnh vực này trên thế giới. Và sinh viên, dù chủ động đến mấy, thì cũng không thể tự sáng tạo ra các phương pháp hay cách thức nghiên cứu riêng của họ, khi mà các bờ vai khổng lồ còn ở đâu đó rất xa xôi. Chúng ta đều biết rằng ta chỉ có thể tư duy trên cơ sở kết quả tư duy của người khác mà thôi.
Còn về năng lực ngoại ngữ thì không thể phủ nhận một thực tế đáng buồn là sinh viên ngành khoa học xã hội nhìn chung yếu kém về ngoại ngữ. Trước tình trạng thiếu trầm trọng các tác phẩm dịch như hiện nay thì ngoại ngữ là một công cụ hết sức quan trọng để tiếp xúc với các nguồn tư liệu, với sự hỗ trợ kỳ diệu của Internet.
PV: Điều sinh viên phải làm là suy nghĩ (chứ không phải học thuộc lòng) về những gì giảng viên nói, SV cần biết cách hoài nghi và phản biện để có thể đi tới xác lập sự tin tưởng trên cơ sở của lý lẽ và lập luận. Tại các lớp chị dạy, có bao nhiêu phần trăm sinh viên làm được điều này?
"Công nghệ "chiếu chép" có nguy cơ thủ tiêu hoàn toàn các chức năng của não bộ, còn nguy hiểm hơn hình thức đọc chép cổ truyền" (TS Nguyễn Thị Từ Huy) |
PV: Giáo dục thế giới đang trở thành một “công nghệ” nhiều hơn là sáng tạo, chị có đồng ý như vậy không?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Theo những kinh nghiệm cá nhân mà tôi có được khi tiếp xúc với các khoa về khoa học xã hội của một số trường đại học ở Paris thì không thấy có gì mang tính công nghệ. Các kỹ thuật như máy chiếu rất ít được sử dụng, trừ khi họ dùng để chiếu các tư liệu ảnh, phim…Dạy học đòi hỏi các phương pháp. Các kỹ năng giảng dạy có thể được công nghệ hóa. Tuy nhiên dạy học là cả một nghệ thuật.
Đó không phải là nghệ thuật thôi miên học trò, mà đó là nghệ thuật thức tỉnh năng lực tư duy, nhận thức, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, đánh thức các khát vọng và bồi đắp cảm xúc, mở rộng nhãn quan… Nghệ thuật ấy đòi hỏi người thầy cũng phải huy động tất cả những năng lực đó ở chính mình.
Công nghệ chỉ là phần phụ trợ, theo tôi. Hơn nữa, chính các sinh viên của tôi nhận thấy rằng công nghệ “chiếu chép” ngày nay, nếu không cẩn thận, còn nguy hiểm hơn hình thức đọc chép cổ truyền. Vì trong quá trình đọc chép, dù sao sinh viên vẫn còn phải để cho não bộ hoạt động, não cần phải ghi nhớ những gì nghe được trước khi chép ra giấy. Còn công nghệ “chiếu chép” có nguy cơ thủ tiêu hoàn toàn các chức năng của não bộ, chỉ còn lại mắt và tay hoạt động mà thôi. Và công nghệ “copy-paste”, được sinh viên vận dụng khi chuẩn bị bài thuyết trình, hoàn tất nốt quá trình thủ tiêu các năng lực tư duy, và tạo điều kiện cho nạn dịch đạo văn phát triển.
PV: Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này.
TS Nguyễn Thị Từ Huy đã hoàn thành bậc Tiến sĩ ngành Văn học Pháp đương đại, Khoa Văn học - Nghệ thuật và Điện ảnh, Đại học Paris 7 năm 2004-2008. Chị vừa rời bỏ vị trí giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ của ĐHKHXH&NV (TP.HCM). |
Hương Giang (thực hiện)
Nguyen Xuan Thanh, gửi lúc 18/11/2011 11:52:15
"Tiến sỹ là một người theo trường phái cải tiến":
TS Từ Huy là người Âu học nên quan điểm rất cách tân. Các câu trả lời
rất sắc sảo mà cũng rất thực tế. Việt Nam có nhiều TS giỏi như TS Từ
Huy, và 1 lượng lớn chất xám đang chảy máu. Cuộc sống mưu sinh buộc
người ta phải tồn tại và làm thêm nhiều nghề, và sẽ có những người không
bỏ cuộc vì nghề giáo, họ vẫn sẽ theo đuổi giấc mơ của mình, tuy không
đi đến tận cùng của giấc mơ đó: giấc mơ cống hiến!
Khanh, gửi lúc 18/11/2011 11:52:00
"Dạy và học":
Rất hay. Những nhận định của chị Từ Huy. Dạy chính là học. Thày và trò
cùng tiến lên. Tiếc thay phải ở một nơi người ta không cần tài năng.
Người ta thích vâng lời hơn.
Nguyễn Anh Quang , gửi lúc 18/11/2011 10:47:43
"Đánh giá chất lượng giảng viên":
Đa số các GS, TS ở các trường ĐH, một số người ở Viện nghiên cứu của ta
toàn dịch sách của nước ngoài đề dạy lại cho sinh viên. Nhiều người rất
lười nghiên cứu KH. Rất hiếm những người nghiên cứu thành công những
công trình KH mới mẻ có giá trị KH để dạy sinh viên giống như GS Hoàng
Tụy, GS Ngô Bảo Châu.
Tuấn , gửi lúc 18/11/2011 10:47:12
"Đúng sự thật !": Bài viết này đã đang và sẽ đúng sự thật tại Việt Nam.
Trí tuệ chỉ dùng để mưu sinh và tồn tại.
Dương Văn Khoa, gửi lúc 18/11/2011 10:47:18
"Thời bây giờ trái nghề là nhiều.":
Công việc bây giờ rất quan trọng nhưng để kiếm được việc làm mà mình đã
được học trong nhà trường là rất khó mà chấp nhận làm việc trái nghề.
Le thu thuan, gửi lúc 18/11/2011 10:47:41
"Giáo dục":
Có những học sinh học điểm không cao nhưng rất có tiềm năng sáng tạo,
tư duy, khả năng giảng dạy để người khác hiểu tốt nhưng em ấy nói khó để
mà được học tiếp và làm giảng viên vì nhiều yếu tố ví như nghèo (không
có khả năng học tiếp lên, có cạnh tranh với một số bạn trong lớp mặc dù
bạn không giỏi thật sự nhưng bạn ấy giàu "quan hệ rộng". Bởi vậy tôi rất
tiêc đối với các em có khả năng tốt để làm giảng viên vì làm một công
việc trồng người không đơn giản
Ms Củ chuối, gửi lúc 18/11/2011 10:47:36
"Không ổn": Tôi thấy tile bài này nghe không ổn.
Bài viết chưa thực sự đánh mạnh được vào vấn đề cần nói.
Huy Vũ, gửi lúc 18/11/2011 10:47:28
"Xót xa": Vậy là những sinh viên ngành văn sẽ mất đi một giảng viên giỏi và tâm huyết.
Nguyễn Văn Hùng, gửi lúc 18/11/2011 10:47:32
"Giảng viên đại học đang làm gì?":
Câu trả lời lẽ ra phải là NGHIÊN CỨU & GIẢNG DẠY, tuy nhiên thực tế
lại không như vậy! Trước tình trạng bùng nổ các trường đại học, các hệ
đào tạo, các hình thức đào tạo... như hiện nay, trước nhu cầu "phải
sống" như tác giả đã viết, hầu hết giảng viên giờ là THỢ DẠY! Còn nghiên
cứu thì đã trở thành một công việc hành chính, thời vụ, "tăng gia sản
xuất" và (ở nhiều nơi) là ban phát, cơ cấu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét