Giảng viên trẻ trong các trường đại học: Khó tuyển và khó giữ chân
Thứ Bảy, 12.11.2011 | 09:12 (GMT + 7)
Theo
đánh giá sơ bộ của cơ quan chức năng, đội ngũ GV trẻ còn một số hạn
chế. Tuy nhiên, đội ngũ này đang dần dần trở thành lực lượng “nòng
cốt”, đáng tin cậy ở không ít trường, nhất là các trường ĐH ngoài công
lập.
Làm khoa học, giảng viên trẻ thu nhập "bèo"
Giảng viên trẻ: Khó tuyển và khó giữ chân
Cách nào để giữ chân giảng viên trẻ
Giảng viên trẻ: Khó tuyển và khó giữ chân
Cách nào để giữ chân giảng viên trẻ
Tre già…
Từ cuối năm 2006, GS Đỗ Trần Cát - Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) khi đó đã đưa ra một cảnh báo giật mình: Năm 2010, tất cả GS đều sẽ về hưu! Thống kê của HĐCDGSNN tính đến tháng 11.2006 cho thấy, 80% GS ở VN có độ tuổi trung bình trên 60. Đối với đội ngũ PGS, độ tuổi được “trẻ hoá” hơn khi 70% có độ tuổi dưới 60. Đội ngũ GS của VN phải đối mặt với hai nỗi lo ngại lớn. Thứ nhất là tỉ lệ GS, PGS nhiều tuổi quá lớn. Thứ hai là GS, PGS đang làm việc chỉ đạt non nửa so với tổng số người được công nhận. Chỉ trong vòng 1 - 2 năm tới và nhiều lắm là 5 năm, đội ngũ GS sẽ về hưu hết. Số GS có độ tuổi trẻ hơn chủ yếu là những người mới được công nhận từ năm 2000 đến nay.
Việc bổ sung số lượng GS là việc rất nan giải khi số sinh viên phát triển quá nhanh và số lượng trường ĐH cũng mở ra quá nhiều. Sau một thời gian gián đoạn, việc công nhận các chức danh khoa học này đã trở thành thường niên từ năm 2003 với nhiều thay đổi theo xu hướng: Chuyển ý nghĩa “học hàm” sang “chức danh” và gắn với hoạt động của nhà giáo ở cơ sở ĐH. Bắt đầu từ năm 2011, một số tiêu chuẩn GS, PGS được nâng lên cao thêm một bước.
Theo thống kê của HĐCDGSNN, từ đợt công nhận đầu tiên năm 1980 đến năm 2010, số GS, PGS được công nhận ở nước ta đang tăng từng năm. Với 578 GS, PGS mới được phong tặng năm 2010, hiện cả nước đã có gần 9.000 GS và PGS, trong đó có 1.407 GS. Mới đây, HĐCDGSNN vừa có quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn danh hiệu chức danh GS năm 2011 cho 34 nhà giáo, PGS cho 374 nhà giáo.
Tuy nhiên, đúng như dự báo, một vài năm gần đây rất nhiều trường rơi vào tình trạng thiếu GV đầu ngành khi các GS, PGS đến tuổi nghỉ hưu. Đội ngũ GV trẻ dần dần trở thành lực lượng nòng cốt ở không ít trường, nhất là các trường ngoài công lập.
…đã có măng mọc
Khi đề cập về nguồn nhân lực đội ngũ GV trẻ, lãnh đạo Trường ĐH Duy Tân đã công khai: Từ năm 1996 đến trước 2000, nhà trường chỉ tuyển dụng những GV tốt nghiệp khá giỏi từ ĐH và cao học, trẻ dưới 30 tuổi để thực hiện mục tiêu tạo nguồn lực chuyên môn giỏi trong 10 - 20 năm sau. Tuy nhiên, đội ngũ GV trẻ này đã gặp không ít khó khăn do những hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo... Để khắc phục những hạn chế này, bên cạnh những chương trình “thạc sĩ hóa” và tin học hóa tại trường, với những GV trẻ, trước khi được đứng lớp giảng dạy một môn học nào đó đều được bồi dưỡng và huấn luyện chuyên sâu.
Với ĐHDL quốc tế Hồng Bàng - thầy Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng cũng khẳng định: Tôi tin vào đội ngũ GV trẻ tại trường. Vị hiệu trưởng này lý giải: Điều này đã được phần nào minh chứng bằng thực tế khi có khá nhiều GV trẻ được đào tạo, trưởng thành từ trường ĐHDL Hồng Bàng đã được một số trường bạn, cơ sở đào tạo khác mời gọi. Và khi đi làm ở các nơi khác đều được tin tưởng, trọng dụng, nắm giữ những vị trí quản lý hoặc cấp trưởng phòng trở lên. Thực tế này khiến tôi tự hào nhưng cũng có phần nào “cay đắng” vì đào tạo ra nhưng không đủ “lực” để níu kéo họ ở lại.
Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Hiệu trưởng, TS Đỗ Quế Lượng - Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận xét: GV trẻ hăng hái, nhiệt tình, nhiều người biết sử dụng thành thạo CNTT, biết tiếng Anh, cập nhật kiến thức, có điều kiện để phát triển tài năng. Tuy vậy, GV trẻ có nhược điểm là kinh nghiệm chưa nhiều, kiến thức thực tế hạn hẹp. Có người chỉ 2 - 3 năm trước còn là sinh viên, ngay sau đó đã trở thành GV, do đó họ cần có thêm “thời gian” để chín chắn hơn, họ cần được các GV lâu năm giàu kinh nghiệm kèm cặp. Trường cũng tạo điều kiện cho tất cả GV, nhất là số GV trẻ, có nhu cầu đi học cao học, nghiên cứu sinh tại các trường ĐH trong nước và nước ngoài. Nếu được đồng ý cho đi học, sau khi tốt nghiệp được trường tiếp nhận lại.
Một cách chừng mực hơn, thầy Huỳnh Thanh Hùng - PGS, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cũng khẳng định: GV trẻ tại trường được thường xuyên tuyển dụng và tiếp tục thực hiện đào tạo trong và ngoài nước để đạt trình độ chuẩn tối thiểu là thạc sĩ. Với trình độ này, GV trẻ cũng phải từng bước kinh qua các khâu trợ giảng rồi mới chính thức đứng lớp. Với quy trình đào tạo và tuyển dụng như hiện nay, tôi cho rằng có thể tin vào chất lượng của GV trẻ tại trường.
Từ cuối năm 2006, GS Đỗ Trần Cát - Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) khi đó đã đưa ra một cảnh báo giật mình: Năm 2010, tất cả GS đều sẽ về hưu! Thống kê của HĐCDGSNN tính đến tháng 11.2006 cho thấy, 80% GS ở VN có độ tuổi trung bình trên 60. Đối với đội ngũ PGS, độ tuổi được “trẻ hoá” hơn khi 70% có độ tuổi dưới 60. Đội ngũ GS của VN phải đối mặt với hai nỗi lo ngại lớn. Thứ nhất là tỉ lệ GS, PGS nhiều tuổi quá lớn. Thứ hai là GS, PGS đang làm việc chỉ đạt non nửa so với tổng số người được công nhận. Chỉ trong vòng 1 - 2 năm tới và nhiều lắm là 5 năm, đội ngũ GS sẽ về hưu hết. Số GS có độ tuổi trẻ hơn chủ yếu là những người mới được công nhận từ năm 2000 đến nay.
Việc bổ sung số lượng GS là việc rất nan giải khi số sinh viên phát triển quá nhanh và số lượng trường ĐH cũng mở ra quá nhiều. Sau một thời gian gián đoạn, việc công nhận các chức danh khoa học này đã trở thành thường niên từ năm 2003 với nhiều thay đổi theo xu hướng: Chuyển ý nghĩa “học hàm” sang “chức danh” và gắn với hoạt động của nhà giáo ở cơ sở ĐH. Bắt đầu từ năm 2011, một số tiêu chuẩn GS, PGS được nâng lên cao thêm một bước.
Theo thống kê của HĐCDGSNN, từ đợt công nhận đầu tiên năm 1980 đến năm 2010, số GS, PGS được công nhận ở nước ta đang tăng từng năm. Với 578 GS, PGS mới được phong tặng năm 2010, hiện cả nước đã có gần 9.000 GS và PGS, trong đó có 1.407 GS. Mới đây, HĐCDGSNN vừa có quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn danh hiệu chức danh GS năm 2011 cho 34 nhà giáo, PGS cho 374 nhà giáo.
Tuy nhiên, đúng như dự báo, một vài năm gần đây rất nhiều trường rơi vào tình trạng thiếu GV đầu ngành khi các GS, PGS đến tuổi nghỉ hưu. Đội ngũ GV trẻ dần dần trở thành lực lượng nòng cốt ở không ít trường, nhất là các trường ngoài công lập.
…đã có măng mọc
Khi đề cập về nguồn nhân lực đội ngũ GV trẻ, lãnh đạo Trường ĐH Duy Tân đã công khai: Từ năm 1996 đến trước 2000, nhà trường chỉ tuyển dụng những GV tốt nghiệp khá giỏi từ ĐH và cao học, trẻ dưới 30 tuổi để thực hiện mục tiêu tạo nguồn lực chuyên môn giỏi trong 10 - 20 năm sau. Tuy nhiên, đội ngũ GV trẻ này đã gặp không ít khó khăn do những hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo... Để khắc phục những hạn chế này, bên cạnh những chương trình “thạc sĩ hóa” và tin học hóa tại trường, với những GV trẻ, trước khi được đứng lớp giảng dạy một môn học nào đó đều được bồi dưỡng và huấn luyện chuyên sâu.
Với ĐHDL quốc tế Hồng Bàng - thầy Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng cũng khẳng định: Tôi tin vào đội ngũ GV trẻ tại trường. Vị hiệu trưởng này lý giải: Điều này đã được phần nào minh chứng bằng thực tế khi có khá nhiều GV trẻ được đào tạo, trưởng thành từ trường ĐHDL Hồng Bàng đã được một số trường bạn, cơ sở đào tạo khác mời gọi. Và khi đi làm ở các nơi khác đều được tin tưởng, trọng dụng, nắm giữ những vị trí quản lý hoặc cấp trưởng phòng trở lên. Thực tế này khiến tôi tự hào nhưng cũng có phần nào “cay đắng” vì đào tạo ra nhưng không đủ “lực” để níu kéo họ ở lại.
Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Hiệu trưởng, TS Đỗ Quế Lượng - Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận xét: GV trẻ hăng hái, nhiệt tình, nhiều người biết sử dụng thành thạo CNTT, biết tiếng Anh, cập nhật kiến thức, có điều kiện để phát triển tài năng. Tuy vậy, GV trẻ có nhược điểm là kinh nghiệm chưa nhiều, kiến thức thực tế hạn hẹp. Có người chỉ 2 - 3 năm trước còn là sinh viên, ngay sau đó đã trở thành GV, do đó họ cần có thêm “thời gian” để chín chắn hơn, họ cần được các GV lâu năm giàu kinh nghiệm kèm cặp. Trường cũng tạo điều kiện cho tất cả GV, nhất là số GV trẻ, có nhu cầu đi học cao học, nghiên cứu sinh tại các trường ĐH trong nước và nước ngoài. Nếu được đồng ý cho đi học, sau khi tốt nghiệp được trường tiếp nhận lại.
Một cách chừng mực hơn, thầy Huỳnh Thanh Hùng - PGS, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cũng khẳng định: GV trẻ tại trường được thường xuyên tuyển dụng và tiếp tục thực hiện đào tạo trong và ngoài nước để đạt trình độ chuẩn tối thiểu là thạc sĩ. Với trình độ này, GV trẻ cũng phải từng bước kinh qua các khâu trợ giảng rồi mới chính thức đứng lớp. Với quy trình đào tạo và tuyển dụng như hiện nay, tôi cho rằng có thể tin vào chất lượng của GV trẻ tại trường.
Theo thống kê của Bộ GDĐT về thực trạng đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng năm học 2009 - 2010, cả nước có 227 trường cao đẳng, trong đó trình độ giảng viên là tiến sĩ là 227; trong số 149 trường đại học có 6.448 tiến sĩ là giảng viên. Đến ngày 30.4.2011, đã có 286 trường ĐH, học viện, cao đẳng lập danh sách và cử 24.396 giảng viên đi đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước đến năm 2020. |
THỂ UYÊN - NGÂN ANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét