Biết mà... không biết?
Sự kiện thứ nhất: Đó là cuộc khẩu chiến về Luật Biểu tình tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII. Chỉ cần ngó cái tít bài viết trên ViêtNamNet, ngày 17/11/ 2011 người đọc giật nảy mình: "Tranh luận nảy lửa về Luật Biểu tình". Đúng là nảy lửa thật.
Nhân vật trung tâm của cuộc tranh luận ở đây là ông Hoàng Hữu Phước (đại biểu TP HCM), người đề nghị loại bỏ Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ QH khóa XIII; và ông Dương Trung Quốc (đại biểu tỉnh Đồng Nai), người ủng hộ có Luật Biểu tình.
Cả hai, cùng viện dẫn chuyện tự cổ chí kim, từ tây sang đông, từ quá khứ sang hiện tại để hoặc phủ nhận, hoặc chứng minh cần có Luật Biểu tình.
Nghị trường không chỉ nóng lên bởi hai phía tranh luận, mà ngay lập tức nó phả nhiệt lượng lên hàng loạt các báo cùng ngày hoặc tiếp đó: Hà Nội Mới (Luật biểu tình, những đòi hỏi từ thực tiễn), Tuổi Trẻ (Chưa cần Luật Biểu tình vì dân trí thấp?) Nhà báo và Công luận (Ai cần Luật Biểu tình?), Bee.net (Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời)...
Công bằng mà nói, ông Dương Trung Quốc nhắc nhở ông Hoàng Hữu Phước, khi ám chỉ: Tôi không tán thành các đại biểu QH cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn QH chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, là chưa chính xác.
Bởi đã phát biểu tại nghị trường, đương nhiên đại biểu QH nào cũng phải nói tiếng nói của người dân- những cử tri đã chọn lựa và gửi gắm nơi mình.
Thế nhưng điều bất ngờ, sau ý kiến của đại biểu QH Hoàng Hữu Phước, dư luận xã hội trên các báo, trên các trang mạng lại phê phán, phản biện và thậm chí phản đối dữ dội ý kiến của ông này.
Đại diện cho tiếng nói nhân dân, mà lại bị số đông nhân dân phản ứng, bất bình và không đồng tình. Đó là hiện tượng lạ. Vì sao?
Đọc kỹ những kiến nghị của ông, người viết bài giật mình.
Khi khẳng định: Ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình...Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không...? ông Hoàng Hữu Phước thực chất đã sử dụng cách lập luận khá thâm, khoét sâu vào tâm lý vốn luôn nhạy cảm, cảnh giác của người lãnh đạo. Điều đó chỉ tạo thêm hố sâu ngăn cách nghi ngờ và định kiến giữa Nhà nước với nhân dân.
Người viết không bàn việc nên có hay không có Luật Biểu tình, bởi đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, rất khó khăn. Và hành trình của nó chắc chắn cần rất nhiều sự bàn thảo, tranh luận của các tầng lớp nhân dân, của Nhà nước, các ngành chức năng, của chính các đại biểu QH.
Nhưng cần thấy một điều, đất nước đang hướng tới đời sống sinh hoạt dân chủ văn minh, hội nhập thế giới hiện đại, có rất nhiều vấn đề dân sinh xã hội cần phải có luật pháp với những quy định và chế tài cụ thể điều chỉnh mọi hành vi, lối sống, kể cả quyền con người được bầy tỏ thái độ của mình một cách chính đáng.
Không phải ngẫu nhiên, có một câu nói đáng suy nghĩ: Càng có nhiều luật, con người càng tự do. Bởi không có luật, thì điều dễ nhận thấy, bất cứ vấn đề gì nảy sinh trong xã hội, cũng có thể gây hỗn loạn, nhiễu loạn.
Đó là một thực tế hiển nhiên và nhãn tiền. Trong khi xã hội chúng ta, như ông Hoàng Hữu Phước nhận xét, dân trí chưa cao. Dân trí chưa cao, càng cần có nhiều luật để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi con người. Chứ không phải không quản lý được thì cấm, một cách quản lý hành chính quen thuộc lâu nay thể hiện sự bất lực.
Mặt khác, bản thân luật pháp khi ra đời, cũng khiến Nhà nước phải "tự hoàn thiện" mình, nâng mình lên, cả trình độ lẫn phương pháp lãnh đạo, giải quyết các tình huống thực tiễn, quản lý xã hội ngang tầm thời đại đó đòi hỏi.
Là một người dày dạn chính trường, nhạy cảm trước những biến động của xã hội- từ văn minh lúa nước, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải trả nhiều "học phí" trên hành trình phát triển- không phải ngẫu nhiên TT Nguyễn Tấn Dũng đề xuất Bộ Công an soạn thảo Luật Biểu tình.
Thế nên dù quan niệm khác, ông Hoàng Hữu Phước không thể phủ nhận một văn bản luật- cần có định lượng, định tính, có điều tra xã hội một cách khoa học- bằng những nhận xét đầy cảm tính, kiểu: Một số người dân ở TPHCM chửi rủa, thóa mạ những người biểu tình "chống đường lưỡi bò", vì bị họ làm tắc đường...Đó là cách tư duy hình thức, chủ quan, không phản ánh bản chất vấn đề.
Mặt khác, văn hóa nghị trường không cho phép một đại biểu của nhân dân dùng những ngôn từ đao to búa lớn diễu cợt người dân: Nói rồi nói mãi như thể nó (biểu tình) là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Và: Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh.
Dùng cụm từ ô danh, ông Hoàng Hữu Phước đã dung ngay quyền phát ngôn làm tổn thương và phủ nhận quyền hiến định của nhân dân đã được Điều 25, Chương III, Hiến pháp 1959 quy định.
Đương nhiên, với quan điểm khác hẳn, ông Dương Trung Quốc hết sức bất bình: Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân.
Chợt nhớ câu trả lời của ông Nguyễn Minh Hồng (đại biểu Nghệ An), với báo Đất Việt, người đề xuất Luật Nhà văn: Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra". Một câu trả lời rất phiêu diêu, hệt ông chỉ là "liên lạc viên" chứ không phải là đại biểu nhân dân
Thế nên các đại biểu QH khi phát biểu giữa nghị trường, cứ tự tin là biết mà vẫn là... không biết!
Duy có một cụm từ ông Hoàng Hữu Phước nói khá chuẩn: Dân trí ta chưa cao! Dân trí chưa cao, nên "quan trí" cũng... chưa cao, làm cho các cử tri, nhân dân thất vọng.
Những dấu ấn cũ và dấu ấn mới!
Sự kiện thứ hai: Nổi bật không kém là phiên trả lời chất vấn sáng 23/11/2011 của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng. Nói cách khác, đó cũng là kỳ thi vấn đáp đầu tiên của ông, sau ba tháng 10 ngày làm thành viên của Chính phủ.
Ông Đinh La Thăng vốn được coi là một "hiện tượng" nổi bật, bởi những phát ngôn ấn tượng và hành động thể hiện sự quyết liệt.
Dù vậy, những bất ổn của giao thông Việt Nam nói chung, tai nạn giao
thông và ách tắc giao thông đô thị nói riêng lâu nay còn... nổi hơn. Đến
nỗi bây giờ cũng được gọi là quốc nạn, khiến khởi đầu "kỳ thi vấn đáp"
là dồn dập những câu chất vấn thuộc chủ đề này.
Có lẽ tâm lý quá căng thẳng, Tư lệnh Giao thông giống như một cậu học sinh trả lời vòng vo, đã khiến đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nửa đùa, nửa chê: "Cứ trả lời vòng vo thế, ai cũng làm bộ trưởng được"?
Còn khi trả lời báo chí sau chất vấn, ông Đinh La Thăng có ý nhắc nhở lại đại biểu QH rằng: "Bộ trưởng là do QH phê chuẩn chứ không phải ai cũng làm được Bộ trưởng. Chúng ta đang nói đến văn hóa giao thông thì cũng cần có văn hóa về chất vấn".
Văn hóa nghị trường vẫn tiếp tục được nhắc đến, tại kỳ họp QH lần này.
Nhưng nhìn vào thực tiễn, chỉ riêng góc độ giải quyết ách tắc giao thông đô thị, tai nạn giao thông, chưa nói đến toàn bộ lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường biển... ai cũng thấy rõ ràng Bộ trưởng Đinh La Thăng phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy.
Nó tích tụ đủ thứ: Từ tư duy chiến lược về giao thông, tới quy hoạch đô thị manh mún, thiếu cái nhìn tổng thể. Từ tư duy tùy tiện, tiểu nông trong thực thi pháp luật tới thái độ nhờn phép nước của cả người thi hành công vụ, đến người dân. Chưa nói đến nạn tham nhũng, tham ô, thất thoát trong đầu tư các công trình hạ tầng, các dự án lớn nhỏ.
Nó trở thành một dấu ấn đau xót trên cơ thể xã hội chúng ta, rất đáng buồn.
Mỗi chúng ta, từ các cựu Bộ trưởng Giao thông, Bộ Xây dựng, các quan chức quản lý Thủ đô Hà Nội, TP. HCM đến mỗi người dân thường hiện nay, đều có phần trách nhiệm?
Để cho diện mạo đô thị xấu xí và văn hóa giao thông thấp kém đến mức, một ký giả người Đức, đăng trên trang mạng Welt online Đức, bài báo "Giao thông Hà Nội - một sự điên rồ hoàn toàn bình thường". Và họ so sánh với nước Lào, đất nước Vạn tượng, để gọi Việt Nam là đất nước...vạn còi. Có sự xấu hổ nào hơn?
Có lẽ vì thế, mà hỗ trợ trách nhiệm với Bộ trưởng Đinh La Thăng, còn có các trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Xây dựng và Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư. Trong phần kết luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, tất cả vấn đề của giao thông hiện nay, có cái gốc là quản lý Nhà nước yếu kém ở tất cả lĩnh vực liên quan đến giao thông, dẫn đến luật pháp không nghiêm và người dân nhờn luật.
Đó cũng là một dấu ấn quản lý đáng buồn khác.
Tháo gỡ quốc nạn giao thông, chắc chắn cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, từ Nhà nước, đến các ngành và nhất là chính quyền quản lý các đô thị. Nhưng xin Bộ trưởng Đinh La Thăng đừng quên, trong hệ thống đó, vai trò nòng cốt vẫn là ngành giao thông, do ông làm Tư lệnh.
Ngay cả tỷ lệ giảm 5-10% tai nạn giao thông của năm 2012, cũng là một câu hỏi thách đố. Mong manh giữa thành công và thất bại.
Cho dù được Chủ tịch QH đánh giá kết quả "thi vấn đáp" của Bộ trưởng Đinh La Thăng là rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề, không tránh né. Nhưng nhân dân sẽ vẫn chấm điểm ông Đinh La Thăng ở thực tiễn.
Có lẽ bất kỳ một Bộ trưởng nào, dù nói ra hay không nói ra, đều muốn để lại được dấu ấn tốt trong chính lĩnh vực và nhiệm kỳ mình lãnh đạo.
Dấu ấn của giao thông, dấu ấn của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, quá bất cập, lúng túng và nặng nề.
Con người là nguồn lực phát triển xã hội, nhưng con người cũng là vật cản, vì những lợi ích.
Dấu ấn của Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ là gì đây? Để khỏi bị nửa đùa, nửa chê, không phải ở nghị trường mà ở nhân gian: Không thành công cũng thành...Thăng?
Sự kiện thứ nhất: Đó là cuộc khẩu chiến về Luật Biểu tình tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII. Chỉ cần ngó cái tít bài viết trên ViêtNamNet, ngày 17/11/ 2011 người đọc giật nảy mình: "Tranh luận nảy lửa về Luật Biểu tình". Đúng là nảy lửa thật.
Nhân vật trung tâm của cuộc tranh luận ở đây là ông Hoàng Hữu Phước (đại biểu TP HCM), người đề nghị loại bỏ Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ QH khóa XIII; và ông Dương Trung Quốc (đại biểu tỉnh Đồng Nai), người ủng hộ có Luật Biểu tình.
Cả hai, cùng viện dẫn chuyện tự cổ chí kim, từ tây sang đông, từ quá khứ sang hiện tại để hoặc phủ nhận, hoặc chứng minh cần có Luật Biểu tình.
Nghị trường không chỉ nóng lên bởi hai phía tranh luận, mà ngay lập tức nó phả nhiệt lượng lên hàng loạt các báo cùng ngày hoặc tiếp đó: Hà Nội Mới (Luật biểu tình, những đòi hỏi từ thực tiễn), Tuổi Trẻ (Chưa cần Luật Biểu tình vì dân trí thấp?) Nhà báo và Công luận (Ai cần Luật Biểu tình?), Bee.net (Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời)...
Công bằng mà nói, ông Dương Trung Quốc nhắc nhở ông Hoàng Hữu Phước, khi ám chỉ: Tôi không tán thành các đại biểu QH cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn QH chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, là chưa chính xác.
Bởi đã phát biểu tại nghị trường, đương nhiên đại biểu QH nào cũng phải nói tiếng nói của người dân- những cử tri đã chọn lựa và gửi gắm nơi mình.
Thế nhưng điều bất ngờ, sau ý kiến của đại biểu QH Hoàng Hữu Phước, dư luận xã hội trên các báo, trên các trang mạng lại phê phán, phản biện và thậm chí phản đối dữ dội ý kiến của ông này.
ĐB Hoàng Hữu Phước. Ảnh: Bình Minh |
Đọc kỹ những kiến nghị của ông, người viết bài giật mình.
Khi khẳng định: Ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình...Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không...? ông Hoàng Hữu Phước thực chất đã sử dụng cách lập luận khá thâm, khoét sâu vào tâm lý vốn luôn nhạy cảm, cảnh giác của người lãnh đạo. Điều đó chỉ tạo thêm hố sâu ngăn cách nghi ngờ và định kiến giữa Nhà nước với nhân dân.
Người viết không bàn việc nên có hay không có Luật Biểu tình, bởi đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, rất khó khăn. Và hành trình của nó chắc chắn cần rất nhiều sự bàn thảo, tranh luận của các tầng lớp nhân dân, của Nhà nước, các ngành chức năng, của chính các đại biểu QH.
Nhưng cần thấy một điều, đất nước đang hướng tới đời sống sinh hoạt dân chủ văn minh, hội nhập thế giới hiện đại, có rất nhiều vấn đề dân sinh xã hội cần phải có luật pháp với những quy định và chế tài cụ thể điều chỉnh mọi hành vi, lối sống, kể cả quyền con người được bầy tỏ thái độ của mình một cách chính đáng.
Không phải ngẫu nhiên, có một câu nói đáng suy nghĩ: Càng có nhiều luật, con người càng tự do. Bởi không có luật, thì điều dễ nhận thấy, bất cứ vấn đề gì nảy sinh trong xã hội, cũng có thể gây hỗn loạn, nhiễu loạn.
Đó là một thực tế hiển nhiên và nhãn tiền. Trong khi xã hội chúng ta, như ông Hoàng Hữu Phước nhận xét, dân trí chưa cao. Dân trí chưa cao, càng cần có nhiều luật để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi con người. Chứ không phải không quản lý được thì cấm, một cách quản lý hành chính quen thuộc lâu nay thể hiện sự bất lực.
Mặt khác, bản thân luật pháp khi ra đời, cũng khiến Nhà nước phải "tự hoàn thiện" mình, nâng mình lên, cả trình độ lẫn phương pháp lãnh đạo, giải quyết các tình huống thực tiễn, quản lý xã hội ngang tầm thời đại đó đòi hỏi.
Là một người dày dạn chính trường, nhạy cảm trước những biến động của xã hội- từ văn minh lúa nước, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải trả nhiều "học phí" trên hành trình phát triển- không phải ngẫu nhiên TT Nguyễn Tấn Dũng đề xuất Bộ Công an soạn thảo Luật Biểu tình.
Thế nên dù quan niệm khác, ông Hoàng Hữu Phước không thể phủ nhận một văn bản luật- cần có định lượng, định tính, có điều tra xã hội một cách khoa học- bằng những nhận xét đầy cảm tính, kiểu: Một số người dân ở TPHCM chửi rủa, thóa mạ những người biểu tình "chống đường lưỡi bò", vì bị họ làm tắc đường...Đó là cách tư duy hình thức, chủ quan, không phản ánh bản chất vấn đề.
Mặt khác, văn hóa nghị trường không cho phép một đại biểu của nhân dân dùng những ngôn từ đao to búa lớn diễu cợt người dân: Nói rồi nói mãi như thể nó (biểu tình) là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Và: Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh.
Dùng cụm từ ô danh, ông Hoàng Hữu Phước đã dung ngay quyền phát ngôn làm tổn thương và phủ nhận quyền hiến định của nhân dân đã được Điều 25, Chương III, Hiến pháp 1959 quy định.
Đương nhiên, với quan điểm khác hẳn, ông Dương Trung Quốc hết sức bất bình: Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân.
Chợt nhớ câu trả lời của ông Nguyễn Minh Hồng (đại biểu Nghệ An), với báo Đất Việt, người đề xuất Luật Nhà văn: Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra". Một câu trả lời rất phiêu diêu, hệt ông chỉ là "liên lạc viên" chứ không phải là đại biểu nhân dân
Thế nên các đại biểu QH khi phát biểu giữa nghị trường, cứ tự tin là biết mà vẫn là... không biết!
Duy có một cụm từ ông Hoàng Hữu Phước nói khá chuẩn: Dân trí ta chưa cao! Dân trí chưa cao, nên "quan trí" cũng... chưa cao, làm cho các cử tri, nhân dân thất vọng.
Những dấu ấn cũ và dấu ấn mới!
Sự kiện thứ hai: Nổi bật không kém là phiên trả lời chất vấn sáng 23/11/2011 của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng. Nói cách khác, đó cũng là kỳ thi vấn đáp đầu tiên của ông, sau ba tháng 10 ngày làm thành viên của Chính phủ.
Ông Đinh La Thăng vốn được coi là một "hiện tượng" nổi bật, bởi những phát ngôn ấn tượng và hành động thể hiện sự quyết liệt.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng |
Có lẽ tâm lý quá căng thẳng, Tư lệnh Giao thông giống như một cậu học sinh trả lời vòng vo, đã khiến đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nửa đùa, nửa chê: "Cứ trả lời vòng vo thế, ai cũng làm bộ trưởng được"?
Còn khi trả lời báo chí sau chất vấn, ông Đinh La Thăng có ý nhắc nhở lại đại biểu QH rằng: "Bộ trưởng là do QH phê chuẩn chứ không phải ai cũng làm được Bộ trưởng. Chúng ta đang nói đến văn hóa giao thông thì cũng cần có văn hóa về chất vấn".
Văn hóa nghị trường vẫn tiếp tục được nhắc đến, tại kỳ họp QH lần này.
Nhưng nhìn vào thực tiễn, chỉ riêng góc độ giải quyết ách tắc giao thông đô thị, tai nạn giao thông, chưa nói đến toàn bộ lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường biển... ai cũng thấy rõ ràng Bộ trưởng Đinh La Thăng phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy.
Nó tích tụ đủ thứ: Từ tư duy chiến lược về giao thông, tới quy hoạch đô thị manh mún, thiếu cái nhìn tổng thể. Từ tư duy tùy tiện, tiểu nông trong thực thi pháp luật tới thái độ nhờn phép nước của cả người thi hành công vụ, đến người dân. Chưa nói đến nạn tham nhũng, tham ô, thất thoát trong đầu tư các công trình hạ tầng, các dự án lớn nhỏ.
Nó trở thành một dấu ấn đau xót trên cơ thể xã hội chúng ta, rất đáng buồn.
Mỗi chúng ta, từ các cựu Bộ trưởng Giao thông, Bộ Xây dựng, các quan chức quản lý Thủ đô Hà Nội, TP. HCM đến mỗi người dân thường hiện nay, đều có phần trách nhiệm?
Để cho diện mạo đô thị xấu xí và văn hóa giao thông thấp kém đến mức, một ký giả người Đức, đăng trên trang mạng Welt online Đức, bài báo "Giao thông Hà Nội - một sự điên rồ hoàn toàn bình thường". Và họ so sánh với nước Lào, đất nước Vạn tượng, để gọi Việt Nam là đất nước...vạn còi. Có sự xấu hổ nào hơn?
Có lẽ vì thế, mà hỗ trợ trách nhiệm với Bộ trưởng Đinh La Thăng, còn có các trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Xây dựng và Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư. Trong phần kết luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, tất cả vấn đề của giao thông hiện nay, có cái gốc là quản lý Nhà nước yếu kém ở tất cả lĩnh vực liên quan đến giao thông, dẫn đến luật pháp không nghiêm và người dân nhờn luật.
Đó cũng là một dấu ấn quản lý đáng buồn khác.
Tháo gỡ quốc nạn giao thông, chắc chắn cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, từ Nhà nước, đến các ngành và nhất là chính quyền quản lý các đô thị. Nhưng xin Bộ trưởng Đinh La Thăng đừng quên, trong hệ thống đó, vai trò nòng cốt vẫn là ngành giao thông, do ông làm Tư lệnh.
Ngay cả tỷ lệ giảm 5-10% tai nạn giao thông của năm 2012, cũng là một câu hỏi thách đố. Mong manh giữa thành công và thất bại.
Cho dù được Chủ tịch QH đánh giá kết quả "thi vấn đáp" của Bộ trưởng Đinh La Thăng là rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề, không tránh né. Nhưng nhân dân sẽ vẫn chấm điểm ông Đinh La Thăng ở thực tiễn.
Có lẽ bất kỳ một Bộ trưởng nào, dù nói ra hay không nói ra, đều muốn để lại được dấu ấn tốt trong chính lĩnh vực và nhiệm kỳ mình lãnh đạo.
Dấu ấn của giao thông, dấu ấn của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, quá bất cập, lúng túng và nặng nề.
Con người là nguồn lực phát triển xã hội, nhưng con người cũng là vật cản, vì những lợi ích.
Dấu ấn của Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ là gì đây? Để khỏi bị nửa đùa, nửa chê, không phải ở nghị trường mà ở nhân gian: Không thành công cũng thành...Thăng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét