TT - Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học
thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học
sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.
Giờ học thể dục của học sinh lớp 11B1 Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) chiều 17-11. Theo kế hoạch, từ năm học này giáo viên sẽ không chấm điểm môn thể dục - Ảnh: Như Hùng |
Lý giải cho chủ trương này, Bộ GD-ĐT cho rằng thể dục,
mỹ thuật và âm nhạc là các môn học nhằm rèn luyện thể chất, năng lực
thẩm mỹ cho học sinh nên thích hợp với việc đánh giá bằng nhận xét. Cụ
thể, giáo viên căn cứ vào kết quả học tập đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến
thức, kỹ năng của môn học, thái độ tích cực, sự tiến bộ của học sinh để
có các mức nhận xét đạt hay chưa đạt yêu cầu.
Gần hết học kỳ vẫn chờ quy chế
"Đây là sự điều chỉnh vừa nhằm thay đổi quan điểm cực đoan chạy theo điểm số, vừa kết hợp giữa dạy kiến thức và giáo dục đạo đức, lối sống học sinh"
Ông VŨ ĐÌNH CHUẨN(vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT)
|
Chính vì vậy, “từ đầu năm học, sở tạm thời hướng dẫn
các trường đánh giá học sinh bằng nhận xét theo các loại: giỏi, khá,
trung bình, yếu, kém. Hiện chúng tôi vẫn đang chờ quy định chính thức
của Bộ GD-ĐT” - ông Nguyễn Văn Hiếu, trưởng Phòng giáo dục trung học Sở
GD-ĐT TP.HCM, thông tin. Trong khi đó, “Nhà trường phải thông báo điểm
số của học sinh cho phụ huynh biết vào đầu mỗi tháng nên giáo viên
trường tôi cho điểm và ghi bằng bút chì. Sau này khi có quy chế chính
thức thì quy ra nhận xét tương đương” - ông Trần Mậu Minh, hiệu trưởng
Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM, nói.
Tương tự, ông Phạm Hữu Hoan, phó trưởng Phòng giáo dục
trung học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đã triển khai việc này
đến các cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn của các trường. Tuy nhiên, do
quy chế chưa được ban hành chính thức nên vẫn phải chờ”. Trong thời gian
chờ quy chế, nhiều trường ở Hà Nội đã phổ biến cho giáo viên, học sinh
về việc đổi mới đánh giá các môn học trên. Có trường đã bắt đầu áp dụng,
có trường vẫn theo quy định cũ.
Thầy T.D., giáo viên dạy môn thể dục THPT tại Hà Nội,
cho biết: “Tôi đã phổ biến cho học sinh về quy định đánh giá mới đối với
môn thể dục. Tôi chưa biết quy định này có chính thức được áp dụng vào
năm học này không, nhưng từ đầu năm tới giờ tôi không thực hiện các bài
kiểm tra cho điểm. Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc học kỳ I, nếu
quy chế không ban hành, tôi sẽ phải quay lại việc cho học sinh kiểm tra
lấy điểm”.
Ngược lại, tại một số trường THCS các quận Đống Đa,
Thanh Xuân, các giáo viên mỹ thuật, âm nhạc cho biết: “Chúng tôi vẫn
kiểm tra cho điểm bình thường, nhưng chưa lấy điểm vào sổ. Vì chủ trương
như thế nhưng nếu cuối học kỳ chưa áp dụng thì giáo viên vắt chân lên
cổ cũng không “chữa cháy” kịp”.
Mù mờ sinh tiêu cực?
Vừa cho điểm vừa nhận xét
Theo
Bộ GD-ĐT, môn giáo dục công dân cũng nằm trong số các môn học phải áp
dụng hình thức cho điểm để kiểm tra việc hoàn thành các yêu cầu của học
sinh. Tuy nhiên, đây là môn học đặc thù, gắn liền với giáo dục đạo đức,
lối sống, ý thức công dân của học sinh nên sẽ áp dụng hình thức cho điểm
kết hợp nhận xét. Như vậy, ngoài điểm số trong các bài kiểm tra theo
quy định chung, nhận thức thái độ của học sinh với từng chủ đề của môn
giáo dục công dân, hành vi, lối sống của học sinh trong thực tế sẽ là
những yếu tố để giáo viên theo dõi, đánh giá và ghi vào học bạ.
|
Thầy Ngô Nhân Nghĩa, tổ trưởng tổ thể dục Trường THPT
Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM, cho rằng: “Việc đánh giá bằng nhận xét ba môn trên
mới nhìn có thể nói là giảm bớt áp lực cho giáo viên và học sinh, nhưng
trên thực tế nó đã đi ngược với chủ trương giáo dục toàn diện. Bởi nếu
chỉ đánh giá đạt hoặc chưa đạt thì học sinh sẽ lơ là môn thể dục, âm
nhạc, mỹ thuật. Trong khi ở lứa tuổi học sinh, việc rèn luyện thể chất,
định hướng cho học sinh yêu thích và chơi thường xuyên một môn thể thao
nào đó là rất cần thiết”.
Cùng quan điểm, cô Kim Hồng - giáo viên môn âm nhạc ở
Q.1, TP.HCM - phản ảnh: “Đánh giá bằng nhận xét nên học sinh không cần
cố gắng, phấn đấu mà cứ học làng nhàng. Nếu như những năm trước, học lực
môn âm nhạc góp phần quyết định học lực trung bình môn của học sinh thì
bây giờ chỉ cần giáo viên phê “đạt” là các em vẫn được học sinh giỏi”.
Chưa kể, một số giáo viên chủ nhiệm còn lo ngại: “Không
như những môn học khác, học sinh làm bài kiểm tra có giấy trắng mực
đen. Còn môn thể dục, âm nhạc thì thực hành và giáo viên chấm bằng cảm
nhận của mình. Nếu giáo viên không “ưa” một học sinh nào đó, ghi “chưa
đạt” thì cũng không ai có bằng chứng gì để kiện cáo”.
Cô giáo Nguyên Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 10 tại Hà
Nội, băn khoăn: “Khi chuyển sang nhận xét thái độ rèn luyện trong suốt
quá trình học tập, việc đánh giá học sinh lệ thuộc khá nhiều vào chủ
quan của giáo viên. Nếu không có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và giáo
viên không công tâm sẽ thiệt thòi cho các em”.
Cô Kiều Thị Thư, giáo viên môn thể dục Trường THCS
Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, lo lắng: “Nếu chỉ xếp loại đạt hay
không đạt sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc thúc đẩy học sinh học
tập”.
Ông Trần Mậu Minh cho rằng: “Cho điểm hay đánh giá bằng
nhận xét thì ba môn trên vẫn tham gia xếp loại học lực học sinh. Và như
thế vẫn chưa thể gọi là giảm áp lực được”. Vì vậy, ông Minh đề xuất:
“Nếu thật sự cải tiến thì ba môn năng khiếu này chỉ nên đánh giá nhiệm
ý. Tức là nếu học sinh thật sự có năng khiếu thì được cộng thêm điểm khi
đánh giá học lực, còn không thì thôi”.
H.HG. - V.HÀ - Đ.NGỌC
(7)
Tại sao không cho điểm thưởng?
18/11/2011 13:50:25
18/11/2011 13:50:25
Các
môn này đối với phổ thông thì nên cho điểm cộng thêm trong khung: 3
điểm, 2 điểm, 1 điểm... để khuyến khích các em, không nên kết luận quá
sớm về giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... vì chưa biết sau này các em có
như nhận xét của thầy cô hay không? Vì đây được gọi là môn nhiệm ý, chỉ
để khơi gợi sự ham học hỏi, kỹ năng và luyện tập của các em. Bây giờ
chưa phải lúc kết luận về năng khiếu của các em. Học nghề còn cho điểm
cộng thêm trong thi, thì tại sao các môn này không áp dụng như vậy?
Lê Xuân Thống
Lê Xuân Thống
Cho điểm để làm gì?
18/11/2011 13:44:21
18/11/2011 13:44:21
Một
khi không cần điểm số thì đa phần các em sẽ không coi giáo viên bộ môn
ra gì cả. Chỉ khi nào có điểm số ảnh hưởng tới học lực thì các em mới
chịu học mà thôi. Tôi ví dụ: Một học sinh đi thi đấu năng khiếu cho
trường đạt thành tích cao, em đó cảm thấy mình không cần học môn thể dục
nữa và trở nên lơ là trong lớp và không nghe thầy cô. Vậy thầy cô có
thể nào đánh giá em đó kém không?
Hồng Quốc
Hồng Quốc
Đừng để các môn học năng khiếu trở thành nỗi ám ảnh của học sinh, sinh viên
18/11/2011 13:33:34
18/11/2011 13:33:34
Tôi
dám chắc rằng không ít học sinh, sinh viên (HSSV) coi môn thể dục là
một môn học "đáng ghét". Do được xem là một môn học tính điểm như các
môn văn hóa, cho nên được sắp giờ học cũng như các môn toán, lý, hóa...
Tôi còn nhớ, lúc học ở một trường đại học lớn ở TP.HCM, một ngày học
được xép như sau: ca sáng 6g45-12g học văn hóa, ca chiều 12g45 học thể
thao (thường là điền kinh, bóng đá...). Thời gian ăn cơm, nghỉ trưa rất
ngắn không đủ để tiêu hóa, xin hỏi các nhà y học thể dục thể thao, vận
động như thế có lợi hay có hại?
Nói như vậy còn chưa kể thành tích để tính điểm các môn như nhảy cao, nhảy xa, chạy tốc đô... gần như thang điểm của vận đông viên chuyên nghiệp, hậu quả là nhiều ngược bị mất danh hiệu HS, SV giỏi vì bị điểm cản ở các môn học này. Các môn năng khiếu có thành tích phụ thuộc rất nhiều vào thể tạng, thể lực của người tập, mà giáo viên nào cũng đòi hỏi môn học của mình là quan trọng nhất, thậm chí có giáo viên thị phạm sai rồi phán rằng: "các em đừng làm sai như tôi', hết nói!
Theo tôi, ở trường học chỉ cần bắt buộc thể dục giữa giờ là đủ, còn thể thao nên cho lựa chọn theo năng khiếu, như thế mới phát huy hết thế mạnh của từng người và giờ thể dục trở nên thời khắc mong đợi của từng người chứ không phải là bị hành hạ.
Xương Rồng
Nói như vậy còn chưa kể thành tích để tính điểm các môn như nhảy cao, nhảy xa, chạy tốc đô... gần như thang điểm của vận đông viên chuyên nghiệp, hậu quả là nhiều ngược bị mất danh hiệu HS, SV giỏi vì bị điểm cản ở các môn học này. Các môn năng khiếu có thành tích phụ thuộc rất nhiều vào thể tạng, thể lực của người tập, mà giáo viên nào cũng đòi hỏi môn học của mình là quan trọng nhất, thậm chí có giáo viên thị phạm sai rồi phán rằng: "các em đừng làm sai như tôi', hết nói!
Theo tôi, ở trường học chỉ cần bắt buộc thể dục giữa giờ là đủ, còn thể thao nên cho lựa chọn theo năng khiếu, như thế mới phát huy hết thế mạnh của từng người và giờ thể dục trở nên thời khắc mong đợi của từng người chứ không phải là bị hành hạ.
Xương Rồng
Lỗi ở cải cách hành chính
18/11/2011 12:04:32
18/11/2011 12:04:32
Ngoài
chức năng rèn luyện thể chất, năng lực thẩm mỹ cho học sinh thì thể
dục, mỹ thuật và âm nhạc là những môn học đòi hỏi người học phải phần
nào có tố chất, có năng khiếu bẩm sinh nên không phải ai cũng có khả
năng học tốt những môn này. Vì vậy, việc đánh giá thay cho chấm điểm
những môn học này là một chủ trương đúng.
Tuy nhiên, qua việc này, có thể thấy Bộ GD&ĐT chưa cải cách hành chính được là bao nhiêu. Một chủ trương được quyết định nhưng đã qua 4 tháng mà chưa có văn bản hướng dẫn và quy chế thực hiện là quá chậm chạp. Lỗi này có nguyên nhân từ tham mưu cho đến người lãnh đạo. Không thể để tình trạng cứ đưa ra quyết định, chủ trương rồi để đó mà không có lộ trình thực hiện như vậy được.
Nguyễn Thiện Tâm
Tuy nhiên, qua việc này, có thể thấy Bộ GD&ĐT chưa cải cách hành chính được là bao nhiêu. Một chủ trương được quyết định nhưng đã qua 4 tháng mà chưa có văn bản hướng dẫn và quy chế thực hiện là quá chậm chạp. Lỗi này có nguyên nhân từ tham mưu cho đến người lãnh đạo. Không thể để tình trạng cứ đưa ra quyết định, chủ trương rồi để đó mà không có lộ trình thực hiện như vậy được.
Nguyễn Thiện Tâm
Cho điểm vẫn hay hơn!
18/11/2011 11:35:49
18/11/2011 11:35:49
Theo
ý kiến cá nhân tôi thì các môn Thể dục, Nhạc, Mỹ thuật (Họa), nên đánh
giá theo thang các thang điểm vẫn hay hơn. Vì đánh giá theo thang điểm
như thế mới khơi dậy các em tập luyện thể dục thể thao tích cực. Còn nếu
đánh giá bằng nhận xét thì những em tập luyện tích cực sẽ cảm thấy nhàm
chán vì công sức và sự tập luyện tích cực của bản thân đối với những em
không tích cực tập luyện và có kết quả cuối cùng cũng như nhau.
K. Hữu
K. Hữu
Liệu có xoay sở kịp?
18/11/2011 11:25:50
18/11/2011 11:25:50
Lúc
mới thay sách bậc THCS, khoảng năm 2002 - 2003 thì Bộ GD&ĐT đã chỉ
đạo xếp loại 3 môn học là Âm nhạc, Mỹ Thuật và Thể dục theo 3 loại: Khá,
Đạt và Không đạt. HS đạt loại Giỏi thì 2 trong 3 môn này phải là Khá,
môn còn lại là từ Đạt trở lên. Sau đó khoảng 2 năm thì đổi lại các loại
là Giỏi, Khá, TB và chưa đạt. Cách xếp loại HS cũng như thế tức là phải
có 2/3 môn đạt từ Giỏi và môn còn lại là Khá thì mới đạt HS giỏi.
Điều này vô hình trung đã làm môn này quan trọng hẳn vì là môn năng khiếu nên đạt loại Giỏi cũng không dễ dàng gì. Sau đó ít năm không hiểu vì sao chúng tôi được chỉ đạo là chấm điểm. Rồi bây giờ "đùng 1 cái" thì Bộ GD&ĐT lại đổi trở lại như cũ (!). Đây là môn phụ, lại là môn năng khiếu đối nên đánh giá xếp loại cũng khó cho HS, nhiều HS thấy chán nản hay lơ là trong học tập chưa kể các em còn bị "khống chế" xếp loại HS cuối năm. Bây giờ là tuần lễ thứ 15 tại trường tôi nhưng thầy cô phải chờ văn bản chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT rồi không biết GV sẽ trở tay như thế nào.
Chưa kể các phần mềm xem điểm được viết theo quy định chấm điểm rồi thay đổi xếp loại thì làm sao sửa phần mềm cho kịp được. Chúng tôi mong Bộ GD&ĐT sớm có văn bản trả lời để GV yên tâm công tác.
Đàm Thị Xuân Uyên
Điều này vô hình trung đã làm môn này quan trọng hẳn vì là môn năng khiếu nên đạt loại Giỏi cũng không dễ dàng gì. Sau đó ít năm không hiểu vì sao chúng tôi được chỉ đạo là chấm điểm. Rồi bây giờ "đùng 1 cái" thì Bộ GD&ĐT lại đổi trở lại như cũ (!). Đây là môn phụ, lại là môn năng khiếu đối nên đánh giá xếp loại cũng khó cho HS, nhiều HS thấy chán nản hay lơ là trong học tập chưa kể các em còn bị "khống chế" xếp loại HS cuối năm. Bây giờ là tuần lễ thứ 15 tại trường tôi nhưng thầy cô phải chờ văn bản chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT rồi không biết GV sẽ trở tay như thế nào.
Chưa kể các phần mềm xem điểm được viết theo quy định chấm điểm rồi thay đổi xếp loại thì làm sao sửa phần mềm cho kịp được. Chúng tôi mong Bộ GD&ĐT sớm có văn bản trả lời để GV yên tâm công tác.
Đàm Thị Xuân Uyên
Cần danh chính ngôn thuận
18/11/2011 08:48:57
18/11/2011 08:48:57
Nên
gọi môn âm nhạc là môn học hát và môn mĩ thuật là môn học vẽ cho phù
hợp với thực tế. Chứ gọi là môn âm nhạc và môn mĩ thuật thì tôi thấy
chưa hợp lí có cái gì đó khiên cưỡng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét