TT - Hiện nay, giáo viên các cấp học, nhất là tiểu học và THCS, đang chịu một áp lực ghê gớm từ công việc.
Có vô số việc phải làm theo quy định, song cũng có vô
số việc không tên khác mà các cấp quản lý giáo dục đưa xuống, đẩy gánh
nặng lên đôi vai người thầy. Với định mức số tiết phải dạy một tuần của
Bộ GD-ĐT như THPT 17 tiết, THCS 19 tiết, tiểu học 23 tiết, bốn buổi họp
một tháng và làm một loại hồ sơ sổ sách cần thiết phục vụ cho giảng dạy
khác thì đúng là giáo viên còn nhiều thời gian để đầu tư, nghiên cứu,
đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, lo cho bài giảng.
Thế nhưng những quy định của bộ cũng chỉ là “phần
cứng”, nơi này, nơi kia, sở, phòng, nhà trường đang “vẽ” ra quá nhiều
việc để giáo viên không còn rảnh tay lo cho giáo án và đời sống sinh
hoạt hằng ngày. Công việc đầu tiên phải nói tới là các cuộc hội họp
triền miên. Đủ thứ các loại cuộc họp đang là nỗi ám ảnh của thầy cô. Họp
hội đồng sư phạm, chuyên môn trường, chuyên môn tổ khối, bộ môn, họp
giáo viên chủ nhiệm, họp phụ huynh, họp công đoàn, đoàn thể... Họp nhiều
quá nhưng một tháng chỉ có bốn buổi thứ bảy nên có khi lấy cả giờ học
của học sinh, họp “tăng ca” trưa hay tối.
Thời gian dành cho họp hành đã vậy, thầy cô còn lo làm
một đống hồ sơ. Những loại hồ sơ bộ quy định thì không sao bởi đó đã là
quy chế chuyên môn, đáng nói là đang tồn tại quá nhiều tên hồ sơ do sở,
phòng, nhà trường tự chế và “ấn” xuống: sổ chủ nhiệm sở in có quá nhiều
chi tiết rườm rà, sổ liên lạc sở phát hành có cả vài chục trang in đủ
thông tin như học sinh thích ăn món gì, thích uống nước gì..., sổ tích
chứng cứ môn học, sổ chuyên đề, sổ học tập, sổ mượn đồ dùng dạy học...
Quá nhiều loại sổ do các cấp quản lý giáo dục “sáng tạo” ngoài yêu cầu
của bộ, giáo viên làm cho có chứ chất lượng cần phải bàn lại. Ngán ngẩm
nhưng ai cũng phải cố làm, nếu không sẽ bị cắt thi đua!
Là giáo viên không ai không khổ vì các phong trào. Thôi
thì đủ các phong trào của giáo viên, học sinh mà thầy cô đều phải tham
gia. Hết hội thi này đến hội thi khác, hết lễ kỷ niệm nọ đến lễ kỷ niệm
kia. Đau khổ nhất là các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhiều khi
chỉ là cấp trường, cấp cụm cũng phải chuẩn bị, tìm kiếm trang phục, tập
dượt...
Thầy cô đang phải lo nhiều việc khác như điều tra phổ
cập giáo dục, thu tiền mua sắm dụng cụ đầu năm, phí bảo hiểm tai nạn, y
tế, quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp... Mỗi thứ là một loại
hồ sơ sổ sách thu chi chẳng hề ăn nhập hay đúng với chuyên môn của giáo
viên.
Bởi vậy, nói chất lượng giáo dục yếu kém do đội ngũ nhà
giáo hay cơ chế là không sai. Nhưng việc các cấp lãnh đạo giáo dục chưa
đổi mới công tác quản lý cũng tác động không nhỏ.
HƯNG HÀ
Nói hoài chán lắm
11/11/2011 2:53:49 CH
11/11/2011 2:53:49 CH
Nói
hoài nói mãi chán, mà có thay đổi gì đâu. Chỗ tôi công tác ngoài các
việc các anh chị nêu. Thứ 7 thì đi họp, chuyên đề dự giờ. Ban đêm thì
trực đêm (bỏ cha mẹ, vợ con, nhà cửa ở nhà), ai không bỏ được thì dắt
cha mẹ vợ con đi trực giữ đồ trường học lòng thì nơm nớp lo sợ cho nhà
mình bỏ không. Không trực thì bỏ tiền mướn trực. Tự vệ cơ quan đi trực
có tiền. Tự vệ trường học thì bỏ tiền ra mướn trực cho trường. Bộ nói
giáo viên dạy tuần 20 tiết, 23 tiết. Về địa phương thì kè thêm tuần làm
việc 40 giờ cắt bớt giờ của giáo viên. Nói tóm lại người ta bỏ nghề là
phải. Bán vé số cực có cực mà khỏe hơn.
lê hắc
lê hắc
buồn...!
11/11/2011 2:53:37 CH
11/11/2011 2:53:37 CH
Âu
đó cũng là bệnh thành tích cả thôi. Sở nào, phòng nào, cũng muốn đánh
bóng tên tuổi của mình. Ai cũng muốn muốn sản phẩm của mình là mô hình
để làm mẫu cho các sở các phòng khác làm theo. Chỉ khổ cho giáo viên
thôi.
trần tiến tùng
trần tiến tùng
Hai mươi bốn ngàn.... và câu hỏi gửi bộ trưởng
11/11/2011 2:48:48 CH
11/11/2011 2:48:48 CH
Từ
rất nhiều năm nay, trong xu thế chung của đổi mới giáo dục, giáo viên
phải bỏ ra rất nhiều tiền từ... lương để nào là mua máy tính, máy in và
các phương tiện khác để phục vụ cho soạn giáo án, in ấn các thứ tư liệu
khác để phục vụ cho giảng dạy. Nếu tính trung bình, mỗi giáo viên mỗi
năm phải bỏ ra không dưới vài ba triệu đồng để trang trải trong khi đó,
không biết từ bao giờ nhà nước chỉ chi có hai mươi bốn ngàn đồng tiền
văn phòng phẩm cho mỗi học kì thì làm sao đủ được. Đối với giáo viên có
dạy thêm thì chẳng là bao nhưng với số còn lại thì cũng vất vả. Câu hỏi
này xin gửi ngài bộ trưởng nhờ tính giúp!
TRẦN VĂN TIÊN
TRẦN VĂN TIÊN
Sổ điểm cấp THCS, PT...
11/11/2011 2:45:31 CH
11/11/2011 2:45:31 CH
Sổ
điểm TC, CĐ chỉ cần ghi danh sách một lần, còn sổ điểm THCS và THPT
phải ghi danh sách từng trang: điểm danh (9 tháng 9 trang), khoảng 6,7
trang điểm số HK I, HKII, CN... Tại sao không bắt chước TC, CĐ... làm
bìa cứng để ghi danh sách HS dùng cho các trang? Đúng là GV PT quá hiền
và dễ biểu. Chừng đó đủ hiểu trình độ quản lý, in ấn biểu mẫu.
LX Thống
LX Thống
Thua đi
11/11/2011 2:33:58 CH
11/11/2011 2:33:58 CH
Chuyện
này nói nhiều rồi nhưng chẳng có ai ngó xuống, nên khổ cho GV mình.
Đành chịu, không hoàn thành thì bị cắt thi đua (thua đi).
letam
letam
Tệ họp hành, tệ sổ sách, giấy tờ và tệ quan liêu đang "hành hạ" giáo viên
11/11/2011 1:42:06 CH
11/11/2011 1:42:06 CH
Bất
hợp lý lớn nhất trong các nhà trường phổ thông ở cả ba cấp hiện nay là
các giáo viên phải làm chủ nhiệm lớp. Cho dù mỗi lớp đều có ban cán sự
lớp là các học sinh nhưng giáo viên chủ nhiệm vẫn là người chịu trách
nhiệm cuối cùng và trách nhiệm đó không hề nhỏ.
Nhiều nước trên thế giới đã tách công việc quản lý dạy học và công việc dạy học ở các bậc học phổ thông. Theo đó, việc quản lý các lớp học do các giáo viên chủ nhiệm chuyên trách thực hiện mà họ thường gọi là "giám thị".
Việc kiêm thêm trách nhiệm chủ nhiệm lớp ở ta đã làm cho các giáo viên bị phân tán sức lao động và tư duy của mình. Điều này cần phải được điều chỉnh theo hướng xây dựng một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chuyên nghiệp thay cho việc sử dụng giáo viên giảng dạy kiêm chủ nhiệm lớp. Cơ sở nhân lực của giải pháp này hoàn toàn có thể đáp ứng được vì ta đã có Đại học giáo dục đào tạo cán bộ quản lý giáo dục (khác với Đại học Sư phạm đào tạo giáo viên).
Một giáo viên chủ nhiệm chuyên trách có thể làm chủ nhiệm vài ba lớp học thay vì giáo viên giảng dạy phải kiêm chủ nhiệm như hiện nay. Tiếp theo là việc họp. Lãnh đạo mà triệu tập họp triền miên là lãnh đạo quản lý kém. Chỉ những trường hợp cần thiết mới nên họp, không nên bạ việc gì cũng triệu tập họp vì mỗi thầy cô giáo và cán bộ quản lý đều có chức trách được quy định, cứ theo quy chế mà làm.
Khi họp phải có nội dung trọng tâm trọng điểm. Họp hành mà nội dung không rõ thì họp là vô ích và lãng phí công sức, thời gian. Thứ ba là sổ sách, giấy tờ. Thời buổi máy vi tính tràn ngập rồi mà vẫn phải dùng sổ ghi chép một cách phổ biến thì cũng lạ cho ngành giáo dục. Cần sửa đổi những quy định vè sổ sách đã quá lạc hậu, không còn phù hợp, thậm chí là bất cập trong quản lý. Cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại đẻ quản lý dạy và học, giải phóng giáo viên khỏi những đống giấy tờ để họ chuyên tâm giảng dạy.
Ngành giáo dục là một trong những ngành được đầu tư rất lớn mà không làm được điều này thì cũng lạ. Thứ tư là hội giảng. Hội giảng đúng là môi trường để giáo viên nâng cao năng lực sư phạm. Nhưng cần phải tổ chức có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực. Thay vì việc tổ chức hội giảng tràn lan để lấy thành tích như hiện nay, cần tăng cường kiểm tra chất lượng giảng dạy ngay tại các lớp học, lấy kết quả học tập của học sinh một cách trung thực để đánh giá chất lượng giáo viên. Nhiều giáo viên đoạt giải trong các hội giảng các cấp mà chất lượng học sinh không nâng lên được thì phải xem lại chất lượng của chính các hội giảng.
Cuối cùng là tệ quan liêu, có mặt ở tất cả các tệ nêu trên. Vì quan liêu, không chịu xuống cơ sở kiểm tra thực tế nên mới phải họp nhiều. Vì quan liêu nên mới cần nhiều sổ sách giấy tờ đến thế. Vì quan liêu nên mới chậm đỏi mới công nghệ quản lý dạy học. Và cuối cùng, vì quan liêu nên dù biết rằng giảng dạy và quản lý dạy học là hai công việc rất khác nhau nhưng vẫn bắt giáo viên giảng dạy phải "đóng" cả hai vai.
Vấn đề giảm gánh nặng cho giáo viên phổ thông, không phải là không có giải pháp và cũng không phải là việc khó làm. Cái chính là Bộ Giáo dục đào tạo có dám và muốn đổi mới, dám và muốn thực hiện hay không.
Nguyễn Thiện Tâm
Nhiều nước trên thế giới đã tách công việc quản lý dạy học và công việc dạy học ở các bậc học phổ thông. Theo đó, việc quản lý các lớp học do các giáo viên chủ nhiệm chuyên trách thực hiện mà họ thường gọi là "giám thị".
Việc kiêm thêm trách nhiệm chủ nhiệm lớp ở ta đã làm cho các giáo viên bị phân tán sức lao động và tư duy của mình. Điều này cần phải được điều chỉnh theo hướng xây dựng một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chuyên nghiệp thay cho việc sử dụng giáo viên giảng dạy kiêm chủ nhiệm lớp. Cơ sở nhân lực của giải pháp này hoàn toàn có thể đáp ứng được vì ta đã có Đại học giáo dục đào tạo cán bộ quản lý giáo dục (khác với Đại học Sư phạm đào tạo giáo viên).
Một giáo viên chủ nhiệm chuyên trách có thể làm chủ nhiệm vài ba lớp học thay vì giáo viên giảng dạy phải kiêm chủ nhiệm như hiện nay. Tiếp theo là việc họp. Lãnh đạo mà triệu tập họp triền miên là lãnh đạo quản lý kém. Chỉ những trường hợp cần thiết mới nên họp, không nên bạ việc gì cũng triệu tập họp vì mỗi thầy cô giáo và cán bộ quản lý đều có chức trách được quy định, cứ theo quy chế mà làm.
Khi họp phải có nội dung trọng tâm trọng điểm. Họp hành mà nội dung không rõ thì họp là vô ích và lãng phí công sức, thời gian. Thứ ba là sổ sách, giấy tờ. Thời buổi máy vi tính tràn ngập rồi mà vẫn phải dùng sổ ghi chép một cách phổ biến thì cũng lạ cho ngành giáo dục. Cần sửa đổi những quy định vè sổ sách đã quá lạc hậu, không còn phù hợp, thậm chí là bất cập trong quản lý. Cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại đẻ quản lý dạy và học, giải phóng giáo viên khỏi những đống giấy tờ để họ chuyên tâm giảng dạy.
Ngành giáo dục là một trong những ngành được đầu tư rất lớn mà không làm được điều này thì cũng lạ. Thứ tư là hội giảng. Hội giảng đúng là môi trường để giáo viên nâng cao năng lực sư phạm. Nhưng cần phải tổ chức có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực. Thay vì việc tổ chức hội giảng tràn lan để lấy thành tích như hiện nay, cần tăng cường kiểm tra chất lượng giảng dạy ngay tại các lớp học, lấy kết quả học tập của học sinh một cách trung thực để đánh giá chất lượng giáo viên. Nhiều giáo viên đoạt giải trong các hội giảng các cấp mà chất lượng học sinh không nâng lên được thì phải xem lại chất lượng của chính các hội giảng.
Cuối cùng là tệ quan liêu, có mặt ở tất cả các tệ nêu trên. Vì quan liêu, không chịu xuống cơ sở kiểm tra thực tế nên mới phải họp nhiều. Vì quan liêu nên mới cần nhiều sổ sách giấy tờ đến thế. Vì quan liêu nên mới chậm đỏi mới công nghệ quản lý dạy học. Và cuối cùng, vì quan liêu nên dù biết rằng giảng dạy và quản lý dạy học là hai công việc rất khác nhau nhưng vẫn bắt giáo viên giảng dạy phải "đóng" cả hai vai.
Vấn đề giảm gánh nặng cho giáo viên phổ thông, không phải là không có giải pháp và cũng không phải là việc khó làm. Cái chính là Bộ Giáo dục đào tạo có dám và muốn đổi mới, dám và muốn thực hiện hay không.
Nguyễn Thiện Tâm
Nặng gánh công việc
11/11/2011 12:46:06 CH
11/11/2011 12:46:06 CH
Giáo
viên các cấp đang mong chờ sự đổi mới cách nghĩ, cách làm từ những nhà
quản lý giáo dục. Chính những công việc không đáng có ấy đã giết chết sự
sáng tạo, tâm huyết của nhà giáo. Xin hãy đổi mới mạnh mẽ công tác quản
lý. Giáo viên được kêu gọi đổi mới phương pháp dạy học rồi, còn cán bộ
quản lý không lẽ cứ ngồi nhìn?
Thanh Hồng
Thanh Hồng
Nhất trí quan điểm
11/11/2011 11:51:58 SA
11/11/2011 11:51:58 SA
Tôi
nhất trí bài viết của Hưng Hà. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên rất
phàn nàn quá nhiều việc cho giáo viên, nhiều công việc không liên quan
đến giáo dục. Còn trong giáo dục thì đủ thứ việc được giao như hội
giảng, thi đổi mới phương pháp, hồ sơ sổ sách, đồ dùng dạy học, sáng
kiến kinh nghiệm. .. và còn rất nhiều việc khác nũa. Có nhiều việc không
có ích lợi gì cho giáo dục, vậy tại sao không giảm bớt số công việc mà
tập trung nhiều cho phương pháp dạy học có ích lợi hơn
Minh Tâm
Minh Tâm
Cứ như hiện tại các thầy, cô bỏ nghề giáo mất
11/11/2011 11:13:04 SA
11/11/2011 11:13:04 SA
Cứ
như vậy làm sao chất lượng giáo dục không thấp sao được. Lúc nào cũng
hô khẩu hiệu đổi mới và thay đổi phương pháp dạy và học, thử hỏi nếu
không thay đổi thì đến bao giờ nữa đây? Đúng là hành là chính, thời gian
đâu mà chuyên tâm vào giảng dạy nữa chứ?
Trần Mạnh
Trần Mạnh
Cứ như hiện tại các thầy, cô bỏ nghề giáo mất
11/11/2011 11:13:04 SA
11/11/2011 11:13:04 SA
Cứ
như vậy làm sao chất lượng giáo dục không thấp sao được. Lúc nào cũng
hô khẩu hiệu đổi mới và thay đổi phương pháp dạy và học, thử hỏi nếu
không thay đổi thì đến bao giờ nữa đây? Đúng là hành là chính, thời gian
đâu mà chuyên tâm vào giảng dạy nữa chứ?
Trần Mạnh
Trần Mạnh
Tội cho giáo viên tiểu học quá !
11/11/2011 10:00:53 SA
11/11/2011 10:00:53 SA
Theo
thông tư 28 của Bộ giáo dục thì từ 6/12/2009 trở đi, giáo viên dạy cấp
THCS và THPT không được tính tiền chấm bài vượt trội. Các thầy cô dạy
cấp THCS và THPT mới bị cắt đây thôi đã than thở như vậy rồi còn giáo
viên Tiểu học chúng tôi hồi nào tới giờ có được đồng bạc chấm bài nào
đâu? Than làm sao và biết kêu ai bây giờ!
Thực chất có dạy tiểu học mới cảm thông cho giáo viên tiểu học (GVTH). Chúng tôi là những người nuôi dưỡng cái gốc nhưng lại không được chú trọng nhiều mà cứ đổ trên vai chúng tôi những nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Cái gốc tiểu học có vững, có chắc thì cái thân, cái ngọn các cấp học trên mới tốt. Nhưng trong thời gian qua, GVTH chúng tôi đã quá mệt mỏi với những chỉ tiêu về chất lượng không thật rồi.
Bộ giáo dục phát động hai không, chúng tôi chưa kịp mừng thì lại đối mặt với những khó khăn chồng chất mới. Muốn dạy một lớp tiểu học thật sự đạt chất lượng khoảng 90-95% thì GVTH phải làm việc gấp đôi công sức của minhg mới mong đạt được. Từ khâu soạn giáo án (khoảng 18-22 tiết/tuần), rồi bao nhiêu là loại hồ sơ như : sổ theo dõi học sinh, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc gia đình, phiếu điểm tháng, sổ tích lũychuyên môn… Đến việc chấm bài hàng ngày (ít nhất có 3 môn trong ngày phải chấm trên tổng số học sinh của lớp – khoảng 120 bài nếu sĩ số 40học sinh/lớp như : Tập đọc, toán, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn…).
Ngoài ra, còn phải chấm cả khối vở bài tập “khổng lồ” khác như: Toán, Tiếng Việt, vở tập viết ô ly, vở tập chép bài tập đọc, vở làm toán ô ly… Nhiều lúc chúng tôi không tưởng tượng nỗi tại sao chúng tôi lại làm được như thế, chấm bài được nhiều như thế? Thậm chí các môn còn lại có một số nơi không cho chấm xác xuất mà phải chấm hết. Chúng tôi chấm ở lớp, chúng tôi đem về nhà và lăn quay ra mà chấm, chấm đến nỗi không còn nhiều thời gian để làm sổ sách, không còn thời gian để nghỉ ngơi, thời gian dành cho gia đình.
Nhưng có một điều nghịch lý là chúng tôi không được nhận một chút tiền bồi dưỡng nào, trong khi cấp THCS và THPT lại có? Một điều đổi mới trong năm học 2009-2010 mà GVTH phải tiếp nhận đó là soạn lại toàn bộ kế hoạch bài dạy theo mục tiêu mới mà cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học đưa ra. Không biết các vị cốt cán tiếp nhận từ tập huấn như thế nào nhưng khi báo cáo lại có những mục tiêu chúng tôi không thể nào chấp nhận được.
Chẳng hạn: Ở hoạt động 1 học sinh làm bài tập 1, mục tiêu trước kia là: Học sinh làm được phép tính cộng có hai chữ số trong phạm vi 100. Còn mục tiêu bây giờ là: Học sinh làm được bài tập 1, rất chung chung? Chúng ta đang thực hiện chủ trương học thật thi thật để có kết quả thật từ Bộ giáo dục. Do vậy để đảm bảo chất lượng, đầu năm các trường nên tổ chức kiểm tra chất lượng và lấy tỷ lệ đó cho giáo viên đăng ký. Cuối học kỳ và cuối năm nếu giáo viên đạt và vượt chỉ tiêu đăng ký thì thưởng cho giáo viên dạy, ưu tiên xét thi đua… Còn không đạt thì cắt thi đua, không nâng lương hoặc quá yếu mà duy trì trong nhiều năm thì có thể chuyển đổi giáo viên làm công tác khác.
Cứ làm chặt như thế thì không giáo viên nào dám lơ là mà ngược lại, họ rất có trách nhiệm với công việc giảng dạy của mình. Nhưng muốn làm được điều này thì phải giảm nhẹ khâu hồ sơ, sổ sách, giảng dạy là chính miễn sao đạt chất lượng thì thôi. Nói như vậy không có nghĩa là buông xuôi, cũng cần kiểm tra nhưng không nên lấy đó để đánh giá giáo viên.
Một điều đặc biệt là phải xem xét lại việc chấm bài của GVTH. Bộ giáo dục cần có quy định cụ thể: số bài chấm của một môn/tháng, số bài chấm của một giáo viên/tháng… và phải tính tiền quy mô chấm bài cho GVTH, để họ có thêm một chút đỉnh thu nhập từ công sức chính đáng của mình. Mặt khác, việc này cũng giúp cho việc giảng dạy của GVTH đạt chất lượng hơn.
Huỳnh Mộc Quế Anh
Thực chất có dạy tiểu học mới cảm thông cho giáo viên tiểu học (GVTH). Chúng tôi là những người nuôi dưỡng cái gốc nhưng lại không được chú trọng nhiều mà cứ đổ trên vai chúng tôi những nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Cái gốc tiểu học có vững, có chắc thì cái thân, cái ngọn các cấp học trên mới tốt. Nhưng trong thời gian qua, GVTH chúng tôi đã quá mệt mỏi với những chỉ tiêu về chất lượng không thật rồi.
Bộ giáo dục phát động hai không, chúng tôi chưa kịp mừng thì lại đối mặt với những khó khăn chồng chất mới. Muốn dạy một lớp tiểu học thật sự đạt chất lượng khoảng 90-95% thì GVTH phải làm việc gấp đôi công sức của minhg mới mong đạt được. Từ khâu soạn giáo án (khoảng 18-22 tiết/tuần), rồi bao nhiêu là loại hồ sơ như : sổ theo dõi học sinh, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc gia đình, phiếu điểm tháng, sổ tích lũychuyên môn… Đến việc chấm bài hàng ngày (ít nhất có 3 môn trong ngày phải chấm trên tổng số học sinh của lớp – khoảng 120 bài nếu sĩ số 40học sinh/lớp như : Tập đọc, toán, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn…).
Ngoài ra, còn phải chấm cả khối vở bài tập “khổng lồ” khác như: Toán, Tiếng Việt, vở tập viết ô ly, vở tập chép bài tập đọc, vở làm toán ô ly… Nhiều lúc chúng tôi không tưởng tượng nỗi tại sao chúng tôi lại làm được như thế, chấm bài được nhiều như thế? Thậm chí các môn còn lại có một số nơi không cho chấm xác xuất mà phải chấm hết. Chúng tôi chấm ở lớp, chúng tôi đem về nhà và lăn quay ra mà chấm, chấm đến nỗi không còn nhiều thời gian để làm sổ sách, không còn thời gian để nghỉ ngơi, thời gian dành cho gia đình.
Nhưng có một điều nghịch lý là chúng tôi không được nhận một chút tiền bồi dưỡng nào, trong khi cấp THCS và THPT lại có? Một điều đổi mới trong năm học 2009-2010 mà GVTH phải tiếp nhận đó là soạn lại toàn bộ kế hoạch bài dạy theo mục tiêu mới mà cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học đưa ra. Không biết các vị cốt cán tiếp nhận từ tập huấn như thế nào nhưng khi báo cáo lại có những mục tiêu chúng tôi không thể nào chấp nhận được.
Chẳng hạn: Ở hoạt động 1 học sinh làm bài tập 1, mục tiêu trước kia là: Học sinh làm được phép tính cộng có hai chữ số trong phạm vi 100. Còn mục tiêu bây giờ là: Học sinh làm được bài tập 1, rất chung chung? Chúng ta đang thực hiện chủ trương học thật thi thật để có kết quả thật từ Bộ giáo dục. Do vậy để đảm bảo chất lượng, đầu năm các trường nên tổ chức kiểm tra chất lượng và lấy tỷ lệ đó cho giáo viên đăng ký. Cuối học kỳ và cuối năm nếu giáo viên đạt và vượt chỉ tiêu đăng ký thì thưởng cho giáo viên dạy, ưu tiên xét thi đua… Còn không đạt thì cắt thi đua, không nâng lương hoặc quá yếu mà duy trì trong nhiều năm thì có thể chuyển đổi giáo viên làm công tác khác.
Cứ làm chặt như thế thì không giáo viên nào dám lơ là mà ngược lại, họ rất có trách nhiệm với công việc giảng dạy của mình. Nhưng muốn làm được điều này thì phải giảm nhẹ khâu hồ sơ, sổ sách, giảng dạy là chính miễn sao đạt chất lượng thì thôi. Nói như vậy không có nghĩa là buông xuôi, cũng cần kiểm tra nhưng không nên lấy đó để đánh giá giáo viên.
Một điều đặc biệt là phải xem xét lại việc chấm bài của GVTH. Bộ giáo dục cần có quy định cụ thể: số bài chấm của một môn/tháng, số bài chấm của một giáo viên/tháng… và phải tính tiền quy mô chấm bài cho GVTH, để họ có thêm một chút đỉnh thu nhập từ công sức chính đáng của mình. Mặt khác, việc này cũng giúp cho việc giảng dạy của GVTH đạt chất lượng hơn.
Huỳnh Mộc Quế Anh
"Bá nghệ bá tri"
11/11/2011 9:19:31 SA
11/11/2011 9:19:31 SA
Bạn
Hưng Hà nói đúng lắm, tuy nhiên vẫn chưa đủ. Ở trường tôi giáo viên Anh
Văn thì dạy kĩ thuật (vì mới dạy có 21 tiết Tiếng Anh/tuần). Giáo viên
thể dục rèn chữ viết cho học sinh. Ngoài ra mỗi giáo viên còn là một
cảnh sát giao thông (sau 5 tiết dạy còn phải điều tiết giao thông cho
học sinh qua đường).
Cứ đến mùa điều tra phổ cập, thì giáo viên trở thành nhân viên tiếp thị (Tới từng hộ dân điều tra mà không có thẻ điều tra viên, cũng không có đại diện khu phố đi cùng nên nhiều hộ dân thấy giáo viên cứ tưởng là dân tiếp thị đi quảng cáo sản phẩm đóng cổng không dám mời vào).
Trần Phương
Cứ đến mùa điều tra phổ cập, thì giáo viên trở thành nhân viên tiếp thị (Tới từng hộ dân điều tra mà không có thẻ điều tra viên, cũng không có đại diện khu phố đi cùng nên nhiều hộ dân thấy giáo viên cứ tưởng là dân tiếp thị đi quảng cáo sản phẩm đóng cổng không dám mời vào).
Trần Phương
Thương lắm nghề giáo!
11/11/2011 9:13:07 SA
11/11/2011 9:13:07 SA
Nói
rằng "thương" nhưng cuối cùng tôi vẫn phải bỏ nghề vì để chăm lo cho
gia đình. Nghĩ đến thời gian đi dạy, tôi thấy mình bận thật sự. Không
mệt vì học trò, không mệt vì giảng dạy, mà mệt vì hồ sơ sổ sách quá
nhiều. Đang dạy... họp! Đang dạy... dự giờ! Viết biên bản cho nhà trường
xong vẫn phải viết lại vào sổ họp của mình, làm văn bản gởi lên chuyên
môn kế hoạch tháng tuần... xong vẫn phải viết vào sổ kế hoạch cá nhân,
sổ chủ nhiệm thì có 1 HS đó mà phải viết họ tên vào 5 trang ở 5 mục theo
dõi khác nhau, và còn hàng trăm việc không tên khác.
Nguyễn Lê
Nguyễn Lê
Giáo viên siêu nhân
11/11/2011 8:36:06 SA
11/11/2011 8:36:06 SA
Ngành
giáo dục hiện nay không cần chất lượng đâu các bạn ơi, mà chỉ cần số
lượng thôi đấy. Vợ tôi là 1 giáo viên THCS mà khi về nhà nghe toàn là
than với thở: 1. trường học thân thiện; 2. tiêu chí thi đua; 3. hồ sơ sổ
sách gì gì đó phải làm liên tục; 4. giảm tải; 5. họp hội liên tục...
bấy nhiêu phiền phức cũng đủ để thấy GV chính là như công dân số 1 của
xã hội này đấy.
bạn đọc
bạn đọc
Nhất trí
11/11/2011 8:27:14 SA
11/11/2011 8:27:14 SA
Nhất
trí quan điểm trên. Bây giờ họ làm gì họ cũng tính đến thu được bao
nhiêu tiền từ các loại sổ chứ họ làm gì nghĩ đến hiệu quả là có tác dụng
gì? Hiện nay với đồng lương bọt bèo tôi cũng tính đi làm thêm cho đỡ
căng thẳng.
bạn đọc
bạn đọc
Nhân viên cùng khổ
11/11/2011 8:26:25 SA
11/11/2011 8:26:25 SA
Bài
viết rất hay, cảm ơn tác giả đã nói lên những nổi khổ của giáo viên,
nhân viên cũng giống như vậy. Không biết Bộ, Sở, Phòng có đọc được hay
không nữa?
ĐOÀN VĂN CƯỜNG
ĐOÀN VĂN CƯỜNG
"Vẽ" việc cho giáo viên
11/11/2011 8:17:35 SA
11/11/2011 8:17:35 SA
Rõ
đúng là thế, vẽ việc linh tinh nhiều đến mức GV không còn thời gian
dành cho mình. Đã vậy công việc ngành yêu cầu vừa gấp gáp, thực hiện cho
có... hình thức. GV vừa đi dạy, vừa là người đòi nợ. Thử hỏi giáo dục
như thế làm sao mà không sa sút!
ly
ly
Cũng vì họp nhiều mà khiến cho giáo viên không chuyên tâm
11/11/2011 8:15:28 SA
11/11/2011 8:15:28 SA
Tôi
nhất trí với bình luận trên đây! Con trai tôi học một trường ngoại
thành Hà Nội: Trung học cơ sở Ba Trại - Huyện Ba Vì! Liên tục phải chịu
áp lực cùng các thầy cô. Khi thì phải học bù vì giáo viên nghỉ dạy đi
họp. Khi thì phải học bù vì nhà trường bận họp khác.
Chưa kể đến cô giáo chủ nhiệm ít quan tâm. Học sinh thiếu thông tin và kiến thức phải học thầy cô khác thì cô giáo lại không đồng ý. Còn có trường hợp thầy giáo dạy môn Toán, không giải được bài toán theo yêu cầu. Học sinh không đồng tình nhưng lại dọa học sinh. Có chuyện: Vì giờ học khá mà cô chủ nhiệm dọa sẽ phải đi dọn vệ sinh! Cũng vì họp nhiều mà khiến cho giáo viên không chuyên tâm!
Trần Tuấn Anh
Chưa kể đến cô giáo chủ nhiệm ít quan tâm. Học sinh thiếu thông tin và kiến thức phải học thầy cô khác thì cô giáo lại không đồng ý. Còn có trường hợp thầy giáo dạy môn Toán, không giải được bài toán theo yêu cầu. Học sinh không đồng tình nhưng lại dọa học sinh. Có chuyện: Vì giờ học khá mà cô chủ nhiệm dọa sẽ phải đi dọn vệ sinh! Cũng vì họp nhiều mà khiến cho giáo viên không chuyên tâm!
Trần Tuấn Anh
Vẽ việc cho giáo viên
11/11/2011 8:04:26 SA
11/11/2011 8:04:26 SA
Tôi
hoàn toàn nhất trí với bài viết của bạn Hưng Hà, đôi lúc đi làm tôi
cũng hay đùa với đồng nghiệp: chắc nhà nước sợ mình rảnh nên thường
xuyên vẽ việc cho giáo viên làm để khỏi chơi không đó mà.
nguyễn thị xuân viên
nguyễn thị xuân viên
Thực trạng hiện nay
11/11/2011 8:03:01 SA
11/11/2011 8:03:01 SA
Với
đầy đủ các loại sổ sách và báo cáo cộng với thời gian họp thì giáo án
của giáo viên lại là một nỗi khốn khổ không thể nói nên lời. Đã là giáo
viên thì soạn giáo án và dạy theo giáo án của mình là đều thiêng liêng
và cao cả cũng là tâm huyết của một giáo viên gắn bó với nghiệp.
Nhưng giáo án hiện nay thì giáo viên không thể đảm đương nổi khi mà giáo án trong 3 năm lại thay đổi 3 kiểu khác nhau.
DTH
Nhưng giáo án hiện nay thì giáo viên không thể đảm đương nổi khi mà giáo án trong 3 năm lại thay đổi 3 kiểu khác nhau.
DTH
"Vẽ" việc cho giáo viên
11/11/2011 7:58:17 SA
11/11/2011 7:58:17 SA
Tôi
thống nhất với bài viết của tác giả Hưng Hà. Là giáo viên, thật sự tôi
không còn thời gian nghỉ ngơi huống chi là nghiên cứu bài giảng. Qua một
năm học, tôi thấy mình làm việc chưa đạt hiệu quả nhưng vẫn đạt danh
hiệu thi đua. Tất cả chỉ là hình thức thôi. Phải "sống chung với lũ"
thôi.
Nguyễn A
Nguyễn A
Làm thêm hồ sơ để có sáng tạo
11/11/2011 7:43:50 SA
11/11/2011 7:43:50 SA
Các
cán bộ phòng cũng như hiệu trưởng sáng tạo ra nhiều hồ sơ để chứng tỏ
mình là người chỉ đạo đó mà, chứng tỏ mình có trình độ cao hơn GV, là
người nhìn xa hơn GV, là người luôn đi trước GV đó mà. Nhưng không biết
các hồ sơ họ đưa ra thêm đó có tác dụng gì cho HS hay cho giảng dạy của
GV, mà theo tôi gây thêm áp lực cho GV, làm mất thời gian đầu tư vào
chuyên môn thì có. Hay là họ đưa thêm các loại hồ sơ đó ngoài hồ sơ GV
mà Bộ GD quy định là để chứng tỏ ta đây sáng tạo... chứ BGD quy định hồ
sơ GV là chưa đủ?
nguyen
nguyen
Rồi giáo dục sẽ ra sao?
11/11/2011 7:42:19 SA
11/11/2011 7:42:19 SA
Bài
viết tên nói thật không sai! Vợ tôi là 1 giáo viên bậc THCS tôi thấy
hầu như lúc nào cũng bận rộn. Có nhiều đêm muốn cùng vợ cùng trao đổi
thêm cho kế hoạch của ngày tháng tới cũng chẳng mấy có thời gian được
bao nhiêu! Tôi cũng không hiểu thật sự nhiều việc nhưng có tập trung vào
trọng tâm là nâng cao chất lượng giảng dạy hay không hay làm nhiều việc
mà "số lượng thì có nhưng chất lượng là không".
Thiết nghĩ bộ giáo dục cũng xem xét lại cho hợp tình hợp lý với thực tế hiện nay. Chúng ta đang cần chất lượng giảng dạy mà muốn vậy cần nâng cao trình độ kiến thức thực tiển của người giảng day. Nếu công việc làm như hiện nay tôi thấy giáo viên không còn thời gian đâu lo cho gia đình, thời gian đâu đầu tư vào lĩnh vực kiến thức giảng dạy vì nhiều lý do mà phòng ban giao xuống phải hoàn thành. Bình quân mỗi giáo viên phải hoàn thành 19 tiết day trong 1 tuần.
Với 19 tiết dạy này nếu thật sự đầu tư đúng mức thì phải mất khá nhiều thời gian. Với cái đà này nếu không cải cách thì trong thời gian tới tôi khẳng định chẳng mấy ai vào sư phạm. Vì lý do lương ít mà việc nhiều chi bằng đi làm thuê mà tối về ngủ thẳng giấc. Chào đoàn kết.
Nguyễn Ngọc Hưng
Thiết nghĩ bộ giáo dục cũng xem xét lại cho hợp tình hợp lý với thực tế hiện nay. Chúng ta đang cần chất lượng giảng dạy mà muốn vậy cần nâng cao trình độ kiến thức thực tiển của người giảng day. Nếu công việc làm như hiện nay tôi thấy giáo viên không còn thời gian đâu lo cho gia đình, thời gian đâu đầu tư vào lĩnh vực kiến thức giảng dạy vì nhiều lý do mà phòng ban giao xuống phải hoàn thành. Bình quân mỗi giáo viên phải hoàn thành 19 tiết day trong 1 tuần.
Với 19 tiết dạy này nếu thật sự đầu tư đúng mức thì phải mất khá nhiều thời gian. Với cái đà này nếu không cải cách thì trong thời gian tới tôi khẳng định chẳng mấy ai vào sư phạm. Vì lý do lương ít mà việc nhiều chi bằng đi làm thuê mà tối về ngủ thẳng giấc. Chào đoàn kết.
Nguyễn Ngọc Hưng
Giáo viên
11/11/2011 7:41:47 SA
11/11/2011 7:41:47 SA
Xin
được cảm ơn bài viết của Hưng Hoà. Nhưng: "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"
chưa thấy cải cách gì, ở cấp trên thì nói chứ không làm, hết độ tin
tưởng. Hơi chán nghề khi tháng 11 về và mưa tầm tã...
binhyenna77
binhyenna77
Đồng quan điểm
11/11/2011 7:27:55 SA
11/11/2011 7:27:55 SA
Bài
báo trên viết rất sát thực tế. Tôi cũng là nhà giáo mới về hưu, đọc bài
báo nghĩ lại quãng thời gian mình công tác với những quy định của bộ
ngành sao mà ngao ngán vậy? chợt suy nghĩ mình sao lại chịu đựng giỏi
như vậy? vì có quá nhiều áp lực.
Nhất là vợ tôi ở cấp tiểu học thì trời ơi không thể nào chịu nổi, nếu phải dạy như thế thì nhất quyết tôi bỏ nghề mất. Nhiều quy định cứng, rồi mềm, rồi bao nhiêu khoản phải làm của giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm phải thu các khoản của học sinh... nhiều nhiều vô kể, vậy thì làm sao mà chuẩn bị giáo án nữa chứ? Nói thật nhé: giáo án bây giờ phải tải trên mạng xuống rồi chỉnh sửa lại cho hợp rồi bỏ tiền giấy ra mà in ấn chứ cứ ngồi mà viết thì ốm mất.
Như vậy là đối phó rồi! Mặc kệ, vì bộ ngành làm quá, dân phải gian mà. Chưa kể là ở tiểu học thay đổi cách soạn chóng cả mặt, năm ngoái soạn theo chiều dọc, năm nay lại soạn theo chiều ngang.. Nhiều việc như thế chất lượng sao được. Trên đây tôi chỉ nói lên vài thực trạng để đồng tình với bài báo trên mà thôi. Giá như có một chuyên đề riêng bàn về vấn đề này tôi tin nhiều người ủng hộ với việc làm sao giảm tải cho giáo viên mà vẫn kích thích được việc dạy và học sao cho hiệu quả nhất.
Minh Đức
Nhất là vợ tôi ở cấp tiểu học thì trời ơi không thể nào chịu nổi, nếu phải dạy như thế thì nhất quyết tôi bỏ nghề mất. Nhiều quy định cứng, rồi mềm, rồi bao nhiêu khoản phải làm của giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm phải thu các khoản của học sinh... nhiều nhiều vô kể, vậy thì làm sao mà chuẩn bị giáo án nữa chứ? Nói thật nhé: giáo án bây giờ phải tải trên mạng xuống rồi chỉnh sửa lại cho hợp rồi bỏ tiền giấy ra mà in ấn chứ cứ ngồi mà viết thì ốm mất.
Như vậy là đối phó rồi! Mặc kệ, vì bộ ngành làm quá, dân phải gian mà. Chưa kể là ở tiểu học thay đổi cách soạn chóng cả mặt, năm ngoái soạn theo chiều dọc, năm nay lại soạn theo chiều ngang.. Nhiều việc như thế chất lượng sao được. Trên đây tôi chỉ nói lên vài thực trạng để đồng tình với bài báo trên mà thôi. Giá như có một chuyên đề riêng bàn về vấn đề này tôi tin nhiều người ủng hộ với việc làm sao giảm tải cho giáo viên mà vẫn kích thích được việc dạy và học sao cho hiệu quả nhất.
Minh Đức
Nhọc nhằn cho giáo viên
11/11/2011 7:26:38 SA
11/11/2011 7:26:38 SA
Đã
có nhiều quy định cho giáo viên tiểu học. Cần làm gọn nhẹ để có thời
gian dành cho công việc giảng dạy. Đã có những việc không nhất thiết
người giáo viên phải làm.
T V T
T V T
Gánh nặng của giáo viên
11/11/2011 7:16:54 SA
11/11/2011 7:16:54 SA
Bạn
nói rất đúng, tôi là giáo viên tôi hiểu rất rõ những điều đó. Nhưng do
bệnh thành tích nên các cấp lãnh đạo họ cố tình không hiểu thôi!
nguyễn Giang
Trăm thứ phiền phức
11/11/2011 6:40:33 SA
11/11/2011 6:40:33 SA
Bài
viết của Hưng Hà rất chính xác. Là một phó hiệu trưởng trên 15 năm công
tác tôi cảm nhận đúng điều đó. Cách đây 4 năm hiệu trưởng trường tôi
cũng đã đặt ra rất nhiều việc cho giáo viên phải làm: Giáo viên phải
viết nhật ký mỗi tiết dạy để BGH kiểm tra. Kiểm định chất lượng ngoài
quy định mỗi lớp mỗi môn 1 tuần 1 lần. Mỗi tuần giao ban thêm 1 tiết vào
sáng thứ hai 1 tiết vào cuối ngày thứ bảy không kể họp hội đồng vào
chiên thứ 5 hàng tuần. Tuy nhiên hồ sơ nhiều như thế nhưng xếp loại chỉ
căn cứ trình bày số lượng và không thể kiểm tra được chất lượng.
Phan Viêt Hà
Phan Viêt Hà
Quản lý thiếu chuyên nghiệp
11/11/2011 5:43:41 SA
11/11/2011 5:43:41 SA
Không
phải chỉ có ngành giáo dục mà các ngành đều thế, các ngành, cấp quản lý
(kế hoạch, tài chính, tổ chức, lao động, chuyên ngành, cơ quan cấp
phát, địa phương...) mỗi lĩnh vực lấy mỗi kiểu số liệu, thời điểm khác
nhau không có sự nhất quán trong cách thức quản lý, bảng biểu thiếu khoa
học, trùng lặp nhiều thông tin...
Quá nhiều số liệu lại nhiều loại báo cáo (tuần, tháng, quí, năm...) như vậy thì chắc cơ quan quản lý cũng "bị nhiễu" là chắc... Đây cũng là tồn tại mà cải cách hành chính chưa nhìn ra để làm, rất cần một liên ngành để sớm thay đổi chỉ làm báo cáo không đọc, không phân tích tìm giải pháp thì còn đâu thời gian nghiên cứu, cải tiến chuyên môn,sản xuất và không thể phát triển được.
hh.link
Quá nhiều số liệu lại nhiều loại báo cáo (tuần, tháng, quí, năm...) như vậy thì chắc cơ quan quản lý cũng "bị nhiễu" là chắc... Đây cũng là tồn tại mà cải cách hành chính chưa nhìn ra để làm, rất cần một liên ngành để sớm thay đổi chỉ làm báo cáo không đọc, không phân tích tìm giải pháp thì còn đâu thời gian nghiên cứu, cải tiến chuyên môn,sản xuất và không thể phát triển được.
hh.link
TÔI MONG VÀ RẤT MONG CÓ NHIỀU HƯNG HÀ QUAN TÂM VIẾT BÀI HƠN THẾ NỮA
11/11/2011 5:34:40 SA
11/11/2011 5:34:40 SA
Lời
đầu tiên, tôi gửi đến Hưng Hà lời cảm ơn sâu sắc vì đã quan tâm đến
việc này mà giáo viên chúng tôi hiện nay không dám "kêu" ai. Tôi mong có
nhiều quý báo và các phóng viên quan tâm đến nội dung này như một món
quà vô giá tặng chung tôi nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Vì thời
gian phải làm việc khác nên chưa nói được nhiều. Song tôi mong quý báo
và Hưng Hà quan tâm và quan tâm hơn nữa về lĩnh vực này, với mong muốn
không phải vì giáo viên ngại việc, mà là chất lượng học sinh của chúng
ta đã đáng báo động rồi. Chân thành cẩm ơn Hưng Hà một lần nữa.
adimin
adimin
Hồ sơ GV
11/11/2011 5:05:02 SA
11/11/2011 5:05:02 SA
Các
Giáo viên nói vui với nhau là mỗi giáo viên cần có sồ ghi chép tên các
loại sổ, vì quá nhiều các loại hồ sơ phải làm, có những loại hồ sơ không
có ích gì cho công tác giảng dạy, làm ký duyệt rồi bỏ đó suốt năm không
ai xem tới, ấy vậy mà thiếu là không xong, cắt thi đua là chuyện
thường, nỗi ám ảnh là bị cho xuống làm nhân viên không cho dạy vì vi
phạm quy chế chuyên môn. Luật vua thua lệ làng nên phải chịu thôi.
huynhly
huynhly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét