Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Nói nhân dân không cần luật Biểu tình là sai


SGTT.VN - Bài báo Từ “chống chính phủ” đến “xúc phạm nhân dân” trên trang Góc nhìn của báo Sài Gòn Tiếp Thị ra ngày 18.11.2011 và toàn văn bài phát biểu của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (tựa Phát biểu như thế là xúc phạm đến người dân) và đại biểu Hoàng Hữu Phước (tựa Biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình) đã nhận được số lượng phản hồi đột biến của bạn đọc trong hai ngày cuối tuần.
Hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi về toà soạn xoay quanh ba bài viết này, với sự phẫn nộ, đều phản đối ý kiến của đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng “Đa số công dân sẽ không ủng hộ luật Biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến đáng chú ý của bạn đọc:
Ông Phước không đại diện cho ý muốn của người dân:
• Xem bài đăng đàn phát biểu của ông mới hay ông chưa từng đọc qua Hiến pháp, bởi nếu đọc rồi ông phải thấy công dân có năm quyền cơ bản trong đó có quyền tự do lập hội cũng như quyền tự do biểu tình (Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992). Ông cũng chưa từng đọc luật Mặt trận tổ quốc nên còn nhầm lẫn về khái niệm Mặt trận tổ quốc và lập hội (khoản 1, điều 1 luật Mặt trận tổ quốc).
Nguyễn Văn Trãi (trainguyen...@gmail.com)
• Tôi chẳng bao giờ viết nhận xét, nhưng đọc bài phát biểu của đại biểu Phước tôi cảm thấy rất bức xúc, phẫn nộ và buồn bực. Nếu nói là quan điểm cá nhân phân tích lợi hại thì còn thấy chấp nhận được, nhưng phát biểu kiểu này thì đúng là trình độ của đại biểu chưa đủ để đại diện nhân dân.
Anhminhs (Anhminh...@yahoo.com.vn)
• Ông Phước nói: vì dân trí Việt Nam còn thấp nên chưa thích hợp có luật Biểu tình... Câu nói này coi thường nhân dân.
Bùi Minh Nhật (minhnhatbui...@yahoo.com)
• Ông Phước đang đại diện cho quyền lợi và trách nhiệm của ai để tự ứng cử vào Quốc hội? Nếu ông Phước nói ông là đại biểu của dân thì chính ông đã xúc phạm nhân dân đúng như ý kiến của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Vũ Khánh Lan (vukhanh...@yahoo.com.vn)
Cần có luật Biểu tình
• Nói cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người là do Gandhi tổ chức năm 1913 là không chính xác, ít nhất phải là từ ngày 1.5.1886 với cuộc biểu tình của công nhân Chicago. Không phải biểu tình nào cũng chống chính phủ mình hoặc chính phủ nước khác; cũng không phải biểu tình nào cũng bạo lực. Chẳng có từ điển nào định nghĩa “demonstration” là biểu tình chống chính phủ. Luật Biểu tình của ta rất cần để cụ thể hoá quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp, là hành lang pháp lý để dân biết mà “sống theo pháp luật”. Năm 1946 đa số dân ta mù chữ mà quyền này đã được ghi nhận, vậy không thể nói nay dân trí thấp nên chưa cần có luật Biểu tình. Có luật Biểu tình sẽ có lợi cho tất cả các bên liên quan, đâu phải để tiếp tay cho kẻ phá hoại.
Nguyễn Tử Siêm (siem...@yahoo.com)
• Hình như ông Phước chưa hiểu mục đích của biểu tình, biểu tình khác nổi loạn. Người dân có nhu cầu bày tỏ nguyện vọng, mong muốn lợi ích chính đáng mà Nhà nước công nhận. Lắng nghe và thấu hiểu là điều cần thiết đối với nhà lãnh đạo.
Trah (...hah@yahoo.com)
• Ông Phước căn cứ vào đâu để kết luận: “Đa số công dân sẽ không ủng hộ luật Biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn?” Để kiểm tra ý kiến chủ quan của ông Phước chính xác đến đâu rất mong quý báo làm một cuộc điều tra trên mạng.
Linh Nguyen (phusi...@yahoo.com)
Trung Nguyên
Sau khi đọc bài báo về ô Hoàng Hữu Phước trên SGTT và các báo khác, thấy nội dung bài phát biểu chống Luật Biểu Tình của ông ta với những dẫn cứ sơ sài và ấu trĩ, tôi vào Google xem ông Phước là ai, tìm được trang web emotino của ông ta và đọc được vài nội dung trong trang ấy thì thật sự là tôi vô cùng kinh ngạc. Không thể biết những gì ông ấy tự giới thiệu về bản thân và những ý kiến, lập luận của ông ta chính xác bao nhiêu phần trăm, nhưng đại khái: "Vào năm 2005, biết khả năng của tôi trong soạn thảo bằng Tiếng Anh tất cả các hoạch định chính sách, văn bản, nội quy công ty, quy định quy chế công ty, mà cách hành văn khiến ngay cả Tổng Giám Đốc người Anh của Manulife là David Matthews phải nói là ắt kiếp trước tôi hành nghề luật sư ở Luân Đôn" (trong bài Tôi và Lê Công Định) http://www.emotino.com/bai-viet/18839/toi-va-le-cong-dinh hoặc "Để thực hiện kế Liên Hoành, việc đầu tiên phải làm – nhưng khó trở thành hiện thưc – là Saddam Hussein phải cử tôi làm Đặc Sứ Toàn Quyền Extraordinary and Plenipotentiary của Iraq để tôi có uy thế gặp Tổng Thống Mohammad Khatami và Chủ Tịch Kim Jong Il, dùng khả năng hùng biện để bảo đảm đạt được sự đồng thuận của các vị này." (trong bài Tôi và Sadam Hussein), http://www.emotino.com/bai-viet/18823/toi-va-tong-thong-saddam-hussein. Với những lời lẽ như vậy mà trúng cử ĐBQH thì thật tôi không thể hiểu nỗi. Tôi không biết chỉ số thông minh, hay sự học hành của ông ta đến đâu, nhưng sau khi đọc những bài viết của ông ta, tôi không cho rằng ông ấy là một người có trạng thái tâm thần bình thường, ổn định mà có lẽ đó là một người mang bệnh vĩ cuồng, hoang tưởng. Không biết có nên bắt buộc những ứng cử viên ĐBQH phải khám tâm thần trước khi ứng cử không nhỉ. Không thể để những người này giả danh nhân dân phát biểu linh tinh, bừa bãi khiến Quốc Hội Việt Nam trở thành trò cười trong mắt thiên hạ.
Nguyễn Sáng
Biểu tình để Chính quyền kịp thời biết nhân dân muốn gì. Những sai sót của Chính quyền có thể nhờ đó mà sửa chữa kịp thời, tránh dồn nén tích tụ. Mâu thuẫn xã hội sẽ được điều chỉnh tốt nhất, tránh được nguy cơ bùng phát, góp phần quan trọng giúp ổn định xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.
 Ông Hoàng Hữu Phước là ai ? Xin cứ vào blog của ông, sẽ rõ. Trong sâu thẳm, không ít người biết ông Phước muốn ghi điểm chính trị. Nhưng khổ thay, ý kiến phát biểu của ông quá tệ hại, gây phản tác dụng cho ông và "đồng minh".
Dương Văn Minh
Thật buồn khi đọc bài phát biểu của Ông Phước, trình độ đại biểu Quốc Hội như Ông Phước thì Việt Nam còn nghèo hèn dài dài...
Cổ Văn Thành
 Cái gì trong xã hội cũng cần có Luật để quản lý. Có Luật thì mọi người phải làm theo, nếu làm sai Luật anh sẽ bị phạt, xử lý theo Luật. Rất mong ông Phước khi phát biểu cần cẩn trong khi nhân danh mọi người.
Minh Trần
 Thật rối rắm khi đất nước có các Đại biểu như ông Hoàng Hữu Phước. Một vị đại biểu khác thì tự cho các nước có chỉ số IQ cao đều có tàu Cao tốc, Việt Nam cũng vậy. Còn một vị thì hạ chỉ số IQ xuống đến độ không được biểu tình vì dân trí thấp. Nên tổ chức trưng cầu dân ý việc bải miển các vị Đại Biểu nầy.
L M Mẫn
Các bác cứ hùa nhau mà lên án ông Phước thế?Riêng tôi, tôi lại rất thông cảm với Ô Phước.Trong xã hội,có rất nhiều tầng lớp,dân trí theo đó mà cũng có nhiều cung bâc cao thấp khác nhau,các bác có đồng ý không?Do đó,trong Quốc hội ,cũng phải có nhiều tiếng nói,đại diện cho các tầng lớp khác nhau.Tôi cho rằng,Ô Phước đã nói lên tiếng nói đại diện cho tầng lớp" dân trí thấp",mà Ô là đại biểu, Ô hiểu rất rõ,cho nên Ô mới mạnh dạn phát biểu như thế.Còn các bác dân trí "không thấp",thì các bác làm sao hiểu được!Ý kiến khác nhau trong quốc hội là chuyện bình thường.Các bác cử tri thuộc" dân trí thấp" ở TPHCM nên lên tiếng ủng hộ đại biểu của mình đi chứ.
dương đức hùng
Từ năm 1946 Bác Hồ đã có sắc lệnh về biểu tình, các bản hiến pháp tiếp theo đều có quy định về quyền biểu tình của người dân. Đến nay (2011) đã được 65 năm mà ông Phước nói : vì dân trí chưa cao chưa cần luật biểu tình, vậy có vấn đề gì xảy ra? Theo tôi: Hoặc là dân trí của ta thời ấy (Khoảng 80% mù chữ ) cao hơn bây giờ ( Khoảng 90% biết chữ ) Hoặc là Bác Hồ kém ( Danh nhân văn hóa thế giới) còn ô Phước giỏi ( MIB}.
Nguyễn Văn An
Từ trước năm 1975, tôi sống ở miền Bắc, đã quá quen với việc nhà trường, cơ quan yêu cầu đi mít tinh, biểu tình theo kế hoạch của cấp trên. Ví dụ, cuộc tập trung của sinh viên Đại học ở Hà Nội ở đường Thanh Niên (Hồ Tây) để vẫy cờ, chào mừng Tổng bí thư Sescu (Rumani) sáng thăm VN (mặc dù liền đó, ông ta sang TQ, nói xấu VN với TQ và truyền thông quốc tế). Hồi đó, chưa có luật biểu tình, nhưng Hiến pháp đã quy định công dân có quyền tự do biểu tình. Mít tinh là tụ tập, gặp gỡ đông người về một chủ đề nào đó, còn biểu tình là để thể hiện, biểu lộ tình cảm. Biểu tình phản đối vụ thảm sát ở nhà tù Phú Lợi ở miền Nam là mộ trong những "chiến dịch hoành tráng" nhất ở miền Bắc và trên thế giới khi đó.
Ngày 1-5-1975, cả Hà Nội xuống đường, mít tinh, biểu tình mừng chiến tranh kết thúc, miền Nam giải phóng. Nếu nói biểu tình khi chưa có luật biểu tình là phạm pháp thì tôi đã phạm pháp không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng khổ nỗi, phần lớn các cuộc biểu tình không phải do bản thân tôi thấy cần thiết phải biểu tình, mà chủ yếu do tổ chức, cơ quan, cấp trên yêu cầu! Ông Phước đại biểu Quốc hội nói VN không cần luật biểu tình, do dân trí còn thấp, là bịt miệng dân, là phản dân chủ (Bác Hồ chẳng nói "dân chủ là để dân mở miệng nói" đấy sao?). Thật buồn cho đại biểu Quốc hội trí như ông Phước
Hoàng Kỳ Anh
Ông Phước không thể đại diện cho tôi với lời phát biểu như vậy “Đa số công dân sẽ không ủng hộ luật Biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn?”. Tôi muốn được biểu tình một cách hợp pháp, để bày tỏ chính kiến của tôi với mọi vấn đề của đất nước và thế giới, để làm mọi thứ tốt đẹp hơn, chứ không phải (và không cần) nhờ tới những người người cảm tính như ông Phước (mà tôi cho rằng) ông đã lẫn lộn giữa quan điểm cá nhân với quan điểm của tập thể.
Tuyên
Ông đã tiếp xúc với dân chưa mà dám phát biểu như vậy? Những gì ông phát biểu chứng tỏ là ông chỉ ngồi ở văn phòng mà chẳng bao giờ tiếp xúc với người dân, những người ông đại diện để phát biểu tâm tư và nguyện vọng của họ trước quốc hội. Ông nên giành vài giờ để tiếp xúc với người dân trước các cuộc họp để tránh phát biểu linh tinh như vậy nữa
Đất nước tiếp tục tụt hậu nhiều mặt nếu tồn tại những Đại Biểu như ông Phước. Quý vị có thể tìm thấy vô vàn những ý kiến bức xúc phản đối ĐB Phước trên nhiều báo chính thống của nhân dân. Tốt hơn hết những người như ông Phước cần tự xin rut khỏi tư các ĐBQH, bởi những người như ông Phước không thể đưa đất nước này tới tiến bộ. Phát biểu của ông Phước không những xúc phạm tới nhân dân mà còn vi phạm nghiệm trọng HP 1992.
nguyễn mộng hằng
Đại Biểu Phước phát biểu là dân trí đa số còn thấp rõ ràng là coi thường người dân nhưng trong khi hiểu biết của ông còn không phân biệt được đâu là biểu tình đâu là bạo loạn nữa.
congnv
Theo tôi Luật Biểu tình mà ra đời trong điều kiện nền dân chủ nước nhà được nâng cao cùng với đời sống người dân cũng được nâng cao thì sẽ xảy ra tình trạng Chính quyền phải tức khắc tự cải tổ, tự cơ cấu nhân sự theo con đường chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn. Có như vậy, người của chính quyền mới đủ sức để nói chuyện với dân, giải quyết yêu cầu của dân ngay tức thời và cả lâu dài nữa. Bởi vậy, khi Luật Biểu tình có hiệu lực thi hành thì Chính phủ ta đã mạnh rồi, nhân lực của Chính phủ ta đã cao rồi, giỏi rồi và nhất là liêm chính đi đôi với công khai minh bạc nữa. Khi ấy mới đủ để tạo ra một nền ổn định trật tự thứ thiệt và mọi cuộc biểu tình (chắc phải có) đều được giải quyết ổn thỏa, thấu tình đạt lý và nhất là đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Như tôi, nếu làm quan chức chính quyền, mà không hoàn thành nhiệm vụ, đã vậy lại còn tham nhũng, sách nhiễu dân, gây hoản loạn trong dân thì tức khắc, tôi tự nguyện từ chức trước khi bị cách chức, cho nghỉ việc. Vậy ai cách chức, cho nghỉ việc tôi? Người dân chứ ai vô đây nữa. Bác Hồ từng nói: Một Chính quyền không tốt (xấu), ắt sẽ bị nhân dân phế bỏ. Đó là chuyện hết sức bình thường thôi.
ý kiến bạn đọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét