Nhà nước đang bỏ ra hàng tỉ đồng để phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở (THCS). Thực tế, chuyện phổ cập này chỉ trên bằng cấp,
còn người được phổ cập thì kiến thức vẫn rỗng. Ngay cả người làm quản lý
giáo dục cũng phải than phiền về chuyện này.
Những người không muốn học cũng bị “ép” học nên mới có chuyện, giáo viên đến tận nhà vận động phổ cập nhưng lại bị người học la rầy. Bên cạnh những học sinh dày công học tập mới có được tấm bằng THCS, còn có những học sinh không học, thậm chí không cần làm bài thi vẫn có bằng phổ cập.
Một giám đốc Sở GD-ĐT cho biết nguyên nhân là do giao chỉ tiêu phổ cập. Nếu địa phương nào không hoàn thành phổ cập thì bị ảnh hưởng đến thi đua nên cả ngành giáo dục, chính quyền địa phương phải “nài lưng” ra để lo cho được chỉ tiêu phổ cập. Có những người được phổ cập nhưng không một ngày đến lớp, khi thi thì vắng mặt nên giáo viên phải giải sẵn bài thi đem đến tận nhà cho chép, miễn sao chữ viết là của người được phổ cập để đối phó với thanh tra, kiểm tra, còn chất lượng, kiến thức thì mặc kệ.
Có những người có bằng phổ cập THCS nhưng không thể làm nổi bài toán lớp 3, chữ viết thì nguệch ngoạc, đọc một đoạn văn ngắn mất cả giờ nhưng sai lên sai xuống. Vậy mà vẫn có bằng tốt nghiệp THCS hẳn hoi.
Nhiều học sinh tiểu học và THCS không thích học, chỉ cần đến trường, thậm chí còn thách đố thầy cô đuổi học. Nhưng khổ nỗi, nhà trường lại sợ, không dám đụng vì nếu đuổi học, mai này cũng phải đến nhà vận động phổ cập.
Vậy phổ cập để làm gì? Chỉ để cấp bằng là xong. Nếu vậy thì chỉ cần in bằng ra rồi phát cho những người trong đối tượng diện phổ cập, ít tốn kém hơn. Phổ cập là cần thiết nhưng chỉ cần thiết cho những người ham học hỏi, vì hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường và họ thật sự muốn vươn lên bằng con đường học vấn. Còn những người không chịu học, ép họ học để cấp bằng phổ cập THCS là không cần thiết. Vì vậy, chuyện phổ cập không nên đặt ra chỉ tiêu, mà nên khuyến khích.
Những người không muốn học cũng bị “ép” học nên mới có chuyện, giáo viên đến tận nhà vận động phổ cập nhưng lại bị người học la rầy. Bên cạnh những học sinh dày công học tập mới có được tấm bằng THCS, còn có những học sinh không học, thậm chí không cần làm bài thi vẫn có bằng phổ cập.
Một giám đốc Sở GD-ĐT cho biết nguyên nhân là do giao chỉ tiêu phổ cập. Nếu địa phương nào không hoàn thành phổ cập thì bị ảnh hưởng đến thi đua nên cả ngành giáo dục, chính quyền địa phương phải “nài lưng” ra để lo cho được chỉ tiêu phổ cập. Có những người được phổ cập nhưng không một ngày đến lớp, khi thi thì vắng mặt nên giáo viên phải giải sẵn bài thi đem đến tận nhà cho chép, miễn sao chữ viết là của người được phổ cập để đối phó với thanh tra, kiểm tra, còn chất lượng, kiến thức thì mặc kệ.
Có những người có bằng phổ cập THCS nhưng không thể làm nổi bài toán lớp 3, chữ viết thì nguệch ngoạc, đọc một đoạn văn ngắn mất cả giờ nhưng sai lên sai xuống. Vậy mà vẫn có bằng tốt nghiệp THCS hẳn hoi.
Nhiều học sinh tiểu học và THCS không thích học, chỉ cần đến trường, thậm chí còn thách đố thầy cô đuổi học. Nhưng khổ nỗi, nhà trường lại sợ, không dám đụng vì nếu đuổi học, mai này cũng phải đến nhà vận động phổ cập.
Vậy phổ cập để làm gì? Chỉ để cấp bằng là xong. Nếu vậy thì chỉ cần in bằng ra rồi phát cho những người trong đối tượng diện phổ cập, ít tốn kém hơn. Phổ cập là cần thiết nhưng chỉ cần thiết cho những người ham học hỏi, vì hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường và họ thật sự muốn vươn lên bằng con đường học vấn. Còn những người không chịu học, ép họ học để cấp bằng phổ cập THCS là không cần thiết. Vì vậy, chuyện phổ cập không nên đặt ra chỉ tiêu, mà nên khuyến khích.
Đức Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét