SGTT.VN - Tại phiên họp Quốc hội ngày 17.11, đại biểu
quốc hội Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) và đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng
Nai) đã tranh luận nảy lửa rằng có nên đưa luật biểu tình vào chương
trình làm luật của Quốc hội khoá XIII.
Bài viết của ông Hoàng ưữu Phước trên blog của ông về việc mình bị "chụp mũ". Ảnh chụp lại từ blog này.
|
Tại nghị trường hôm đó, ông Phước cho rằng “đa số công
dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình”. Bức xúc vì đại biểu “nhân danh nhân
dân” khi nói điều này, đại biểu Dương Trung Quốc đã gọi phát biểu như
thế là “xúc phạm nhân dân”.
Giờ giải lao, ông Phước nói thêm với báo giới: “hãy chờ
đến lúc dân trí cao hơn mới nên có luật biểu tình” và tiếp tục vấp phải
sự phản ứng gay gắt từ luật sư Trương Trọng Nghĩa, một trong những
người đầu tiên đề xuất có luật biểu tình. Ông Nghĩa cho rằng, lấy lý do
dân trí còn thấp để nói chưa cần luật biểu tình là “hạ thấp dân trí Việt
Nam”.
Ngày 20.11, blog cá nhân http://hhphuoc.blog.com (được
chủ blog giới thiệu là “Blog Giao Lưu Của Đại Biểu Quốc Hội Khoá XIII
Hoàng Hữu Phước Với Cử Tri Toàn Quốc”) xuất hiện bài viết nhan đề: “Chụp
mũ – về những phát biểu gần đây liên quan đến luật biểu tình”. Xác nhận
với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, đại biểu Hoàng Hữu Phước nói đúng là
ông viết và viết ra để giãi bày thêm vì “bất ngờ có những phản ứng mạnh
đến thế từ một số đại biểu do hiểu lầm ý ông”.
“Phản pháo” với đại biểu Nghĩa, ông Phước viết: “Khi
nghe phát biểu của ông Nghĩa có dùng từ “dân trí thấp” tôi có ngay cái
cảm nhận của một hành vi uốn cong ngôn ngữ nơi ông”. Với đại biểu Quốc,
ông viết tiếp: “Cái mũ của ông Quốc cũng vô cùng lợi hại khi nói tôi
tuyên bố đại diện nhân dân, dù trong nội dung phát biểu chính thức của
tôi chẳng có nơi nào ghi như thế, ngoài việc tôi tin rằng nếu được hỏi ý
kiến ắt đa số người dân sẽ không ủng hộ luật này”. Đối với cả hai ông
Nghĩa và Quốc, ông Phước kết luận rằng “Chưa tôn trọng nguyên văn của
người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói (riêng
đối với ông Quốc, còn có dòng “chụp mũ người nói” tiếp sau đoạn này –
PV), e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm”.
“Phản
ứng trên trang cá nhân như thế thì quy định mình chưa có cụ thể. Nhưng
tốt nhất là theo thông lệ, ở đây là với tư cách chính khách, có tổ chức
thì mình phải bằng con đường tổ chức để kiến nghị lên đó mà trao đổi”.
TS Đinh Xuân Thảo, viện trưởng viện Nghiên cứu
lập pháp (thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội) |
Đại biểu Dương Trung Quốc tỏ ra khá bình tĩnh trước
thông tin này khi nói với Sài Gòn Tiếp Thị: “Đó là việc của anh ấy và
tôi không bình luận gì”. Tuy vậy, ông Quốc cũng nói thêm: nghị trường là
nơi thể hiện quan điểm, thuyết phục lẫn nhau để đi đến thống nhất. Quốc
hội cho phép tranh luận, sao không tranh luận tiếp ở đó, tôi sẵn sàng
tranh luận tiếp.
TS Đinh Xuân Thảo, viện trưởng viện Nghiên cứu lập pháp
(thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội) cũng bày tỏ, tranh luận là thoải mái,
là bình thường trên diễn đàn Quốc hội. Còn việc tiếp tục “tranh luận”
trên web cá nhân hay đâu đó của đại biểu Phước thì pháp luật cũng không
cấm. Song, theo ông Thảo, về phương diện văn hoá nghị trường, văn hoá
ứng xử của một chính khách như giữa đại biểu với đại biểu thì cần có
“quy tắc” của nó chứ không nên đăng đàn cá nhân như vậy. “Phản ứng trên
trang cá nhân như thế thì quy định mình chưa có cụ thể. Nhưng tốt nhất
là theo thông lệ, ở đây là với tư cách chính khách, có tổ chức thì mình
phải bằng con đường tổ chức để kiến nghị lên đó mà trao đổi”, ông Thảo
nói.
Có nhiều năm quan sát nghị trường, ông Thảo kể rằng,
tại Quốc hội khoá XII, có đôi lần đại biểu xung đột khi phát biểu, sau
đó bên ngoài cũng có xì xào nọ kia, nhưng không có chuyện đăng đàn cá
nhân để “nói lại”. Bàn thêm về “văn hoá nghị trường”, theo ông Thảo,
hoạt động đại biểu cũng là một nghề, dù anh không phải là đại biểu
chuyên trách thì cũng phải dần theo hướng chuyên nghiệp, tức đã là nghề
thì phải có đào tạo. “Mình chưa có đào tạo trước, chỉ khi mới thành đại
biểu thì có đặt vấn đề bồi dưỡng, nhưng không phải ai cũng tham dự đầy
đủ. Có đại biểu phải mất nửa nhiệm kỳ mới dần làm quen được, cho nên
từng đại biểu cũng phải tìm hiểu, bồi dưỡng thêm”, ông Thảo nói.
“Qua câu chuyện này, vấn đề cần đặt ra là trong quy chế
phải bổ sung quy định để khi có vấn đề tranh cãi, thậm chí xúc phạm lẫn
nhau thì có cơ sở mà giải quyết”, chuyên gia về lập pháp này bày tỏ.
Chí Hiếu
Đại biểu Hoàng Hữu Phước:
Không đủ thời gian tranh cãi tại nghị trường
Tại sao ông không tiếp tục tranh luận
trên diễn đàn Quốc hội hay kiến nghị lên Quốc hội về những điều chưa
thống nhất mà lại nói trên blog cá nhân?
Mỗi người có quyền nói ý họ trong khuôn khổ
Quốc hội cho phép, Quốc hội cho phép thời gian đó nên mình không có
tranh cãi bằng cách nhấn nút thêm. Mình nghĩ đó là phép lịch sự trên
Quốc hội trong đối xử với nhau, nghĩa là không có sự căng thẳng giữa
những cá nhân với nhau mà chỉ là trình bày quan điểm xong rồi thôi.
Nhưng những gì ông viết trên web cá nhân của ông có vẻ hơi nặng lời, ví dụ như ông nói có đại biểu “chụp mũ” ông?
Không. Tôi không nói các đại biểu. Tôi chỉ
nói ý như vậy (diễn đạt dân trí thấp hay đại diện cho nhân dân) là trái ý
tôi. Tôi chưa bao giờ nói ra “dân trí thấp” hay “nhân danh nhân dân”.
Sau cuộc tranh luận đó ông có trao đổi lại với các đại biểu, như đại biểu Nghĩa vì các ông cùng một đoàn?
Anh Nghĩa là thầy tôi, dạy bộ môn quốc tế
khi tôi học thạc sĩ nên trong đoàn anh ấy là thầy mình. Nói thế để thấy
đoàn TP.HCM không có “chỉ đạo” là anh phải nói gì mà anh có thể phát
biểu mọi cái từ lợi ích của người dân.
Tôi với anh Nghĩa cũng không hiểu nhầm mà
phóng viên tạo ra hiểu nhầm, như thế này: “phóng viên nói thưa đại biểu
Nghĩa, đại biểu Phước nói “dân trí thấp”… chứ tôi không nói”, đó là do
câu chữ của phóng viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét