Rất nhiều vấn đề bức xúc trong giáo dục đã được người dân phản
ánh với mong muốn người đứng đầu của Bộ GD-ĐT thấy được và giải quyết
hợp lý.
Phần lớn mong mỏi của người dân là những quyết sách của giáo dục phải
đi vào thực tế hơn và không thực hiện theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”.
Bảo đảm quyền được đi học
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam, khẳng định: “Một trong những mong muốn của tôi là làm sao để học vấn, trường học, phổ cập giáo dục đến được với trẻ em nghèo, thiệt thòi, trẻ em ở vùng khó khăn, vùng dân tộc, trẻ em tàn tật, đường phố. Sau 25 năm đổi mới, các vùng khó khăn được cải thiện nhiều nhưng nhiều trẻ em vẫn còn thiệt thòi. Có những tỉnh vẫn còn thiếu tới 50% trường học kiên cố. Ở nhiều tỉnh vùng cao, học sinh vẫn phải ngồi học trong phòng học tạm”. Trước thực tế này, ông thẳng thắn đề nghị: “Cần phải đảm bảo quyền được đi học của mỗi đứa trẻ, dù ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền Tổ quốc”.
Ở góc độ cá nhân, bà Đàm Kim Chi (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) cũng đã nói lên khó khăn và mong muốn của phụ huynh hiện nay. Bà cho biết: “Quy định của Bộ GD-ĐT trong Điều lệ trường mầm non thì các trường đều phải tiếp nhận trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên nhưng trên thực tế những bà mẹ như chúng tôi không biết gửi con ở đâu để đi làm sau 4 tháng nghỉ thai sản. Các trường mầm non công lập hầu hết chỉ nhận trẻ từ 3 tuổi trở lên, thậm chí còn ưu tiên trẻ 5 tuổi để phổ cập. Tôi mong muốn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thực sự lưu tâm đến vấn đề này, đừng chỉ tập trung lo xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế mà coi việc gửi trẻ của người dân là chuyện nhỏ”.
Cấm dạy thêm và lương giáo viên
Dạy thêm - học thêm luôn là vấn đề nóng. Một phụ huynh có con học lớp 1
Trường tiểu học Kim Liên (Hà Nội) ngậm ngùi: “Tôi là một “nạn nhân” của
tình trạng dạy học thêm tràn lan. Tôi thấy quy định cấm dạy thêm ở bậc
tiểu học đã được thực hiện từ nhiều năm nay rồi nhưng giáo viên các
trường vẫn ngang nhiên tổ chức dạy thêm cho con từ lớp 1, tình trạng này
không những không giảm mà ngày càng nhiều hơn, tiêu cực hơn”. Phụ huynh
này mong muốn: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT một khi đã ra quy định thì phải có
biện pháp giám sát các trường thực hiện đúng quy định đó”.
Tuy nhiên, để chấm dứt dạy thêm - học thêm, nhiều ý kiến cho rằng
trước hết cần phải nâng cao đời sống giáo viên. Ông Trần Tấn Tài - Phó
phòng Giáo dục Q.5 (TP.HCM) - nêu dẫn chứng: “Ở một số trường tư thục,
họ trả lương giáo viên rất cao, giáo viên không dạy thêm. Hơn thế, nếu
giáo viên sống được bằng lương, họ sẽ tự chủ động nâng cao nghiệp vụ,
tìm kiếm thông tin cho bài giảng tốt hơn thay vì phải lo tìm nguồn dạy
thêm để trang trải cuộc sống. Có như vậy, mới thúc đẩy được chất lượng
giảng dạy”. Trong khi đó, Ngô Bạch Đằng - một nhân viên văn phòng tại
TP.HCM - cho rằng: “Tăng lương giáo viên lên, điểm chuẩn ngành sư phạm
sẽ lên cao, nhiều học sinh giỏi vào trường sư phạm. Khi trả lương cao
rồi thì chúng ta sẽ có cớ để yêu cầu trình độ giáo viên phải cao, không
đáp ứng được thì không tiếp tục hợp đồng. Lương cao, chất lượng đào tạo
cũng theo đó sẽ được nâng cao”.
Siết chặt thành lập trường ĐH và mở ngành
Giảng viên và những nhà quản lý bậc ĐH-CĐ quan tâm đến chất lượng đào tạo. Trước thực trạng ào ạt mở trường, mở ngành, bà Bùi Thị Nguyệt Ánh - Hiệu trưởng Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Vạn Tường - mong mỏi: “Thời gian qua có quá nhiều trường ĐH được thành lập nhưng không ít trường chưa theo đúng quy chuẩn, giảng viên thì thiếu, trường lớp chật chội... nên chất lượng đầu ra còn yếu. Thêm nữa, việc mở ngành cũng cần quy định chặt chẽ hơn. Trước đây mỗi trường đều có những ngành đặc thù và tập trung đào tạo những ngành đó, nay nhiều trường không có thế mạnh về các ngành kinh tế cũng đào tạo”.
Giáo sư Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) nêu các vấn đề cần giải quyết cấp bách của giáo dục ĐH là việc kiểm định và phân tầng nền giáo dục, chính sách tài chính, giáo dục lợi nhuận và không vì lợi nhuận...
Giảm tải thật sự giáo dục phổ thông
Bà Hoàng Thị Diễm Trang - Hiệu phó Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - thừa nhận chương trình phổ thông hiện nay có quá nhiều môn và nội dung dàn trải nhưng không thú vị, không gắn với thực tế mà nặng về kiến thức học thuật, khiến cả giáo viên và học sinh đều bị áp lực. Vì thế bà đề nghị: “Tôi mong muốn Bộ xem xét, có thể cho học sinh chọn lọc một số môn (cần thiết) để học trong chương trình hoặc hình thành môn ghép (ví dụ như: môn xã hội bao gồm các nội dung về kinh tế, văn hóa, xã hội…) mang tính thực tế cao hơn”. Cùng quan điểm này, giáo sư Phạm Phụ nhận định: “Chương trình học ở phổ thông hiện nay đang quá nặng nề và hàn lâm. Chương trình như vậy chỉ thích hợp cho ĐH nghiên cứu”. Ông Nguyễn Văn Ngai - nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - nêu thực tế: “Hình như cái gì cũng muốn đưa vào, trong khi không thể tăng thời gian học lên được nữa. Bộ GD-ĐT có chủ trương giảm tải nhưng cách giảm tải lại không mang hiệu quả gì”.
Bảo đảm quyền được đi học
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam, khẳng định: “Một trong những mong muốn của tôi là làm sao để học vấn, trường học, phổ cập giáo dục đến được với trẻ em nghèo, thiệt thòi, trẻ em ở vùng khó khăn, vùng dân tộc, trẻ em tàn tật, đường phố. Sau 25 năm đổi mới, các vùng khó khăn được cải thiện nhiều nhưng nhiều trẻ em vẫn còn thiệt thòi. Có những tỉnh vẫn còn thiếu tới 50% trường học kiên cố. Ở nhiều tỉnh vùng cao, học sinh vẫn phải ngồi học trong phòng học tạm”. Trước thực tế này, ông thẳng thắn đề nghị: “Cần phải đảm bảo quyền được đi học của mỗi đứa trẻ, dù ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền Tổ quốc”.
Ở góc độ cá nhân, bà Đàm Kim Chi (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) cũng đã nói lên khó khăn và mong muốn của phụ huynh hiện nay. Bà cho biết: “Quy định của Bộ GD-ĐT trong Điều lệ trường mầm non thì các trường đều phải tiếp nhận trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên nhưng trên thực tế những bà mẹ như chúng tôi không biết gửi con ở đâu để đi làm sau 4 tháng nghỉ thai sản. Các trường mầm non công lập hầu hết chỉ nhận trẻ từ 3 tuổi trở lên, thậm chí còn ưu tiên trẻ 5 tuổi để phổ cập. Tôi mong muốn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thực sự lưu tâm đến vấn đề này, đừng chỉ tập trung lo xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế mà coi việc gửi trẻ của người dân là chuyện nhỏ”.
Cấm dạy thêm và lương giáo viên
Bức xúc kéo dài Trước khi các bộ trưởng “đăng đàn” trả lời chất vấn của đại biểu QH, Ủy ban TVQH khóa 13 đã có báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ 8 và 9 của QH khóa 12. Báo cáo nêu khá chi tiết kết quả giám sát việc giải quyết một số vấn đề, trong đó có lĩnh vực GD-ĐT được đông đảo cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết. Đó là các khoản đóng góp ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh theo quy định của luật Giáo dục tại nhiều trường phổ thông; về thực hiện chế độ miễn, giảm học phí… đối với HS-SV đã được QH quyết định từ 2009 nhưng chậm được thực hiện. Ủy ban TVQH cho biết, tiếp thu kiến nghị cử tri, nhiều năm qua Bộ GD-ĐT đã quan tâm, có nhiều giải pháp ngăn chặn, chấn chỉnh, “nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để tình trạng lạm thu và tình hình nêu trên có chiều hướng ngày càng gia tăng”.
Tuệ Nguyễn
|
Siết chặt thành lập trường ĐH và mở ngành
Giảng viên và những nhà quản lý bậc ĐH-CĐ quan tâm đến chất lượng đào tạo. Trước thực trạng ào ạt mở trường, mở ngành, bà Bùi Thị Nguyệt Ánh - Hiệu trưởng Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Vạn Tường - mong mỏi: “Thời gian qua có quá nhiều trường ĐH được thành lập nhưng không ít trường chưa theo đúng quy chuẩn, giảng viên thì thiếu, trường lớp chật chội... nên chất lượng đầu ra còn yếu. Thêm nữa, việc mở ngành cũng cần quy định chặt chẽ hơn. Trước đây mỗi trường đều có những ngành đặc thù và tập trung đào tạo những ngành đó, nay nhiều trường không có thế mạnh về các ngành kinh tế cũng đào tạo”.
Giáo sư Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) nêu các vấn đề cần giải quyết cấp bách của giáo dục ĐH là việc kiểm định và phân tầng nền giáo dục, chính sách tài chính, giáo dục lợi nhuận và không vì lợi nhuận...
Giảm tải thật sự giáo dục phổ thông
Bà Hoàng Thị Diễm Trang - Hiệu phó Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - thừa nhận chương trình phổ thông hiện nay có quá nhiều môn và nội dung dàn trải nhưng không thú vị, không gắn với thực tế mà nặng về kiến thức học thuật, khiến cả giáo viên và học sinh đều bị áp lực. Vì thế bà đề nghị: “Tôi mong muốn Bộ xem xét, có thể cho học sinh chọn lọc một số môn (cần thiết) để học trong chương trình hoặc hình thành môn ghép (ví dụ như: môn xã hội bao gồm các nội dung về kinh tế, văn hóa, xã hội…) mang tính thực tế cao hơn”. Cùng quan điểm này, giáo sư Phạm Phụ nhận định: “Chương trình học ở phổ thông hiện nay đang quá nặng nề và hàn lâm. Chương trình như vậy chỉ thích hợp cho ĐH nghiên cứu”. Ông Nguyễn Văn Ngai - nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - nêu thực tế: “Hình như cái gì cũng muốn đưa vào, trong khi không thể tăng thời gian học lên được nữa. Bộ GD-ĐT có chủ trương giảm tải nhưng cách giảm tải lại không mang hiệu quả gì”.
Ý kiến
Cần tạo môi trường cạnh tranh trong giáo dục ĐHHiện nay, giáo dục Việt Nam chưa có sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng. Về việc đào tạo tín chỉ hiện nay tại các trường ĐH-CĐ, đúng ra sinh viên sẽ được chọn môn học, chọn giảng viên nhưng ở ta lại không như vậy. Nghĩa là giữa giảng viên với nhau chưa có sự cạnh tranh để thu hút người học. Các trường ĐH hiện nay cũng chưa có sự cạnh tranh thực sự về chất lượng.
Tiến sĩ Lê Quang Đức (giảng viên Khoa Điện - Điện tử viễn thông Trường ĐH GTVT TP.HCM)
Đào tạo chức nghiệp cho giáo viên Cốt lõi của giáo dục phải làm sao đào tạo được đội ngũ giáo viên giỏi, có tâm huyết… Như thế, nội dung chương trình đào tạo phải chuẩn, giáo viên phải có lương tâm. Chẳng hạn như ngoài những kiến thức, những phương pháp sư phạm thì ngay từ khi bước chân vào trường sư phạm, giáo sinh phải được học chức nghiệp nhà giáo để không bao giờ tiêu cực. Còn nếu vi phạm thì bị xử lý thật nghiêm khắc.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hải (nguyên Trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú, TP.HCM)
B.THANH - MỸ QUYÊN (ghi)
|
T.Nguyễn - M.Luân - Đ.Nguyên - M.Quyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét