Ông Nguyễn Quốc Việt:
12/11/2011
07:08:19
- Sự vô cảm đang tăng lên và lây lan trong cộng đồng ngày một rộng. Tâm
sự của ông Nguyễn Quốc Việt (nguyên cán bộ ngoại giao) cho thấy những
trăn trở của một người làm từ thiện thực sự.
Cái vô giá chính là tình cảm
Nhiều người nói ông làm từ thiện rất chuyên nghiệp?
Thời gian tôi công tác tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Lào, phụ trách mảng công tác Việt kiều nên cũng có một số kinh nghiệm làm những việc đó. Có những đợt bão lụt, vận động được một số tiền, thỉnh thoảng về công tác ở Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, tôi lại mang về làm nhà cho các gia đình liệt sĩ, gia đình nghèo khó cô đơn. Nhiều người bảo 15 - 20 triệu đồng sao làm được nhà, nhưng tôi đã làm rồi. Mình đưa về, địa phương sẽ cho thêm vài triệu, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc... hỗ trợ ít nhiều, rồi từ đó họ hàng, xóm giềng có cho vay thêm cũng dễ. Đó là cái ngòi đầu tiên, có nó mới động đến cái lòng trắc ẩn của người ta.
Đúng, quan trọng nhất là có người đầu tiên xới lên những việc như vậy.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình giúp được thì giúp. Ở quê hay nơi tôi đóng quân trước đây, ai ốm đau, bệnh tật, về Hà Nội "alô", nếu có điều kiện là tôi cố gắng giúp đỡ. Có người con bị não úng thủy về đây cấp cứu, tôi coi như người nhà, đưa đi bệnh viện, vào thăm luôn. Hồi đó tôi còn làm ở Ban Việt kiều, Bộ Ngoại giao, còn liên hệ xin được ống dẫn nước từ não ra, 1 triệu rưỡi, 2 triệu đồng/cái. Sau dù cháu bé đã mất vì bệnh quá nặng, họ vẫn qua lại thăm hỏi, coi mình như người trong gia đình.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Cái vô giá chính là tình cảm
Nhiều người nói ông làm từ thiện rất chuyên nghiệp?
Thời gian tôi công tác tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Lào, phụ trách mảng công tác Việt kiều nên cũng có một số kinh nghiệm làm những việc đó. Có những đợt bão lụt, vận động được một số tiền, thỉnh thoảng về công tác ở Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, tôi lại mang về làm nhà cho các gia đình liệt sĩ, gia đình nghèo khó cô đơn. Nhiều người bảo 15 - 20 triệu đồng sao làm được nhà, nhưng tôi đã làm rồi. Mình đưa về, địa phương sẽ cho thêm vài triệu, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc... hỗ trợ ít nhiều, rồi từ đó họ hàng, xóm giềng có cho vay thêm cũng dễ. Đó là cái ngòi đầu tiên, có nó mới động đến cái lòng trắc ẩn của người ta.
Đúng, quan trọng nhất là có người đầu tiên xới lên những việc như vậy.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình giúp được thì giúp. Ở quê hay nơi tôi đóng quân trước đây, ai ốm đau, bệnh tật, về Hà Nội "alô", nếu có điều kiện là tôi cố gắng giúp đỡ. Có người con bị não úng thủy về đây cấp cứu, tôi coi như người nhà, đưa đi bệnh viện, vào thăm luôn. Hồi đó tôi còn làm ở Ban Việt kiều, Bộ Ngoại giao, còn liên hệ xin được ống dẫn nước từ não ra, 1 triệu rưỡi, 2 triệu đồng/cái. Sau dù cháu bé đã mất vì bệnh quá nặng, họ vẫn qua lại thăm hỏi, coi mình như người trong gia đình.
Nói thật là nếu đi làm từ thiện, cho mấy triệu bạc có khi còn dễ hơn là đưa người ta về nhà. Gia đình ông có phản đối không?
Vợ tôi có lúc cũng phàn nàn vì mình đi ghê quá, nhưng nói chung là thông cảm. Chỉ những lúc thấy mình nhiệt tình quá thì bảo, ông làm gì mà quá ruột thịt như vậy. Nhưng mình không thể bỏ được. Cảm thấy người ta quý mến mình không vụ lợi thì giúp. Cái vô giá chính là tình cảm. Được sống trong tình cảm chân thật sung sướng lắm.
Việc thiện như của để dành
Mỗi người làm từ thiện vì mục đích nào đó, mục đích của ông là gì?
Tôi không có suy nghĩ gì lớn lao, chỉ vì trong lòng mình luôn day dứt vì một cái gì đó. Cái được lớn nhất là trong lòng mình thấy thư thái. Hy vọng những việc thiện mình đã làm như là của để dành ấy. Con cháu mình sau này nếu có bất hạnh gì thì thể nào cũng có người cứu giúp. Đời có nhân quả đấy!
Điều gì khiến ông luôn day dứt như thế?
Ở bên Lào 3 năm, tôi đã giúp xây dựng 1 trường mẫu giáo (5 phòng học) ở tỉnh Bolikhamxay. Tôi đi xin tài trợ nhiều nơi, may mắn lại tìm được Quỹ Bảo trợ Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) hỗ trợ vô tư tận tình. Các trường dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều trong khu vực lãnh sự (tỉnh Bolikhămxay, Savannakhet, Khăm Muộn) do tôi phụ trách đều được quan tâm về cơ sở vật chất, các đồ dùng học tập, tài chính, kể cả trường tư của cô giáo Mận, người đã bỏ tài sản gia đình để mở một trường mầm non dạy tiếng Việt. |
Bản thân ông đã gặp trường hợp nào được giúp chưa?
Được giúp nhiều, chứ mình tôi làm sao nổi. Cách đây vài tháng, tôi lên Hiệp Hoà, đến đoạn gần đền Sóc vì tránh xe ô tô nên xe máy tôi bị mất lái, lao vào đống đất ven đường. Tôi chỉ thấy rầm rầm, rồi tối sầm mặt mũi.
Lúc mở mắt ra được thì thấy trời lác đác mưa, cả bầu trời tối sầm, tôi không dậy được, ngó lên thấy mọi người đi qua, mà không có ai đỗ lại cứu giúp. Nói thực lúc đó cũng thoáng có ý nghĩ tủi thân, mình làm bao nhiêu việc thiện thế mà chẳng có ai giúp mình. Một lát sau có cô bé đi xe máy qua thấy tôi liền quay xe lại, nhặt túi đồ cho tôi rồi đỡ tôi đứng dậy. Cháu giúp tôi dựng xe, hỏi xem có bị thương tích gì không. Hai chú cháu dắt xe lên chỗ sửa, sau đó cháu vội vàng đi vì cơn mưa giông. Tiếc là tôi lại quên không hỏi tên cháu. Như vậy là vẫn còn những người tốt!
Đi vận động tài trợ cũng mệt mỏi lắm
Ngày nay nhiều người vô cảm lắm. Thấy tai nạn mà cứ thản nhiên đi qua.
Có lần trên đường Thái Hà, Hà Nội tôi thấy cảnh một cô gái gặp tai nạn nằm trong vũng máu, trong cơn mưa gió, người qua lại ầm ầm mà chả có ai đỗ lại giúp. Khi tôi đến, có lẽ cô ấy đã nằm đấy một lúc rồi, máu đã chảy đầy cả mũ áo mưa. Tôi chặn thêm một người nữa, hai người bế cô gái vào trong hè đường. Gọi công an, 2 tiếng sau không ai đến. Chặn xe cũng không ai đồng ý chở cả. Sau có ông bộ đội đang chở vợ đi qua liền đỗ lại, ra chặn ngay xe taxi. Ông ấy rất nóng tính nên lái xe phải chở. Trong đời thỉnh thoảng cũng có gặp người tốt, nhưng quá ít.
Nghe thật buồn?
Những người đồng cảm với mình không phải không có. Nhưng cách ứng xử này, cách giáo dục của xã hội làm cho người ta thành ra thờ ơ, lãnh đạm và vô cảm. Cái vô cảm cũng có căn cứ cả đấy. Có người cảm nhận được nhưng họ thấy cứ dính vào là lôi theo bao nhiêu phiền phức. Thậm chí bị vạ. Nhiều khi đi vận động xin tài trợ, người ta còn mặc cả xem được bao nhiêu phần trăm hoặc chờ động thái mình lại quả... Mệt mỏi lắm!
Để làm được việc của mình ông cũng phải chấp nhận điều đó?
Tôi có cách làm của tôi. Ví dụ như mới đây học viên Tiểu đoàn 28 - khóa 1, trường Sỹ quan Thông tin chúng tôi vừa xây tặng thôn Mã Quần (Hiệp Hòa, Bắc Giang) 1 lớp mẫu giáo. Năm 1970, lớp học viên chúng tôi về đây sơ tán trong các nhà dân, được bà con cưu mang đùm bọc, chở che, tình cảm gắn bó không thể nào quên... Năm 2010, chúng tôi đã tổ chức gặp mặt sau 40 năm tại nơi đây, rất cảm động. Anh em đều nhất trí làm một cái gì đó để kỷ niệm địa phương. Địa phương cũng có đặt vấn đề xin máy tính, ti vi, trang bị cho hội trường xã... Tôi đã góp ý với anh em, tốt nhất là xây tặng thôn một lớp mẫu giáo là thiết thực nhất.
Xây trường thì vất vả lắm.
Vất vả lắm, anh em góp tiền rồi tự mua vật liệu, nhờ con cháu tự thiết kế, cứ vài hôm lại phải thay nhau lên giám sát công trình. Tiền chưa đủ chúng tôi lại chia nhau đi quyên góp thêm. Rồi liên hệ vận động Phòng giáo dục quận Hai Bà Trưng xin bàn ghế và các bộ đồ chơi dụng cụ dạy học đã thanh lý, chở cả thảy 5 xe lên. Nhìn các cháu được chuyển từ phòng học xiêu vẹo, cột, tường đã nứt, sắp đổ sang phòng học mới, vui lắm chứ. Tự cảm thấy mình già rồi vẫn có ích.
Xin cảm ơn và chúc ông sức khoẻ để làm được nhiều việc hơn nữa.
Nhật Minh (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét