Não của thiên tài Albert Einstein được trưng bày
46 mảnh não của nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein lần đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Mütter của Philadelphia (Mỹ).
TIN LIÊN QUAN
Khách thăm quan có thể xem 45 mảnh não (ép trong bản kính) theo kích cỡ thực và hình ảnh phóng đại của một mảnh dưới kính hiển vi.
"Ông là một thiên tài vật lý độc nhất vô nhị, và được ngắm nhìn phần cơ thể tạo ra trí thông minh của người đàn ông vĩ đại này quả là cơ hội tuyệt vời", Anna Dhody, người phụ trách bảo tàng Mütter nói với LiveScience. Những mảnh não này đã trải qua một cuộc hành trình kỳ lạ kể từ khi Einstein qua đời vào năm 1955 ở tuổi 76 do chứng phình động mạch bụng.
Nhà nghiên cứu bệnh học Thomas Harvey, người khám nghiệm tử thi Einstein, đã lấy não của Einstein để khám nghiệm, nhưng lại không thể đặt nó về vị trí cũ. Harvey sau đó nói rằng con trai của Einstein đã cho phép ông lấy bộ não của nhà khoa học. Tuy nhiên gia đình Einstein phủ nhận điều đó.
Harvey mất việc trong vụ bê bối này, nhưng vẫn giữ bộ não.
Harvey sau này đã tặng cho William Ehrich, một nhà nghiên cứu bệnh học tại Philadelphia một hộp chứa 46 mảnh não (ép trong bản kính) của Einstein, mỗi mảnh chỉ dày 20-50 micron (để so sánh, đường kính trung bình của một sợi tóc người là khoảng 100 micron).
Khi William Ehrich qua đời năm 1967, vợ ông đã chuyển các mảnh não này đến một bác sĩ địa phương, người này sau đó lại trao chúng cho Lucy Rorke-Adams, nhà bệnh học thần kinh tại Bệnh viện Nhi Philadelphia. Rorke-Adams gần đây đã quyết định tặng chúng cho Bảo tàng Mutter.
Mục đích của lần trưng bày này, theo Dhody, là nhằm giúp khách thăm quan được chiêm ngưỡng bộ não của một thiên tài trông như thế nào, mặc dù đến nay vẫn chưa ai thực sự lý giải được cái gì trong cấu trúc não Einstein khiến ông trở nên vĩ đại đến vậy.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện những đặc điểm khác thường trong não Einstein, bao gồm các tế thần kinh đệm ở một số vùng liên quan đến tư duy phức tạp, nhưng rất khó xác định ảnh hưởng của yếu tố này đến thiên tài của Einstein.
Theo Rorke-Adams, não Einstein trông “trẻ” bất thường, vì nó thiếu lipofuscin – chất liên quan tới quá trình lão hóa. Hình dạng các tế bào máu trong não cũng tốt hơn người bình thường.
Dhody cho biết, bộ não sẽ được trưng bày tại bảo tàng trong tương lai gần, và bảo tàng có thể xem xét cho mượn chúng để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học thần kinh tương lai.
Hải Tâm
TIN LIÊN QUAN
Khách thăm quan có thể xem 45 mảnh não (ép trong bản kính) theo kích cỡ thực và hình ảnh phóng đại của một mảnh dưới kính hiển vi.
Các mảnh não của Albert Einstein được trưng bày tại bảo tàng |
"Ông là một thiên tài vật lý độc nhất vô nhị, và được ngắm nhìn phần cơ thể tạo ra trí thông minh của người đàn ông vĩ đại này quả là cơ hội tuyệt vời", Anna Dhody, người phụ trách bảo tàng Mütter nói với LiveScience. Những mảnh não này đã trải qua một cuộc hành trình kỳ lạ kể từ khi Einstein qua đời vào năm 1955 ở tuổi 76 do chứng phình động mạch bụng.
Nhà nghiên cứu bệnh học Thomas Harvey, người khám nghiệm tử thi Einstein, đã lấy não của Einstein để khám nghiệm, nhưng lại không thể đặt nó về vị trí cũ. Harvey sau đó nói rằng con trai của Einstein đã cho phép ông lấy bộ não của nhà khoa học. Tuy nhiên gia đình Einstein phủ nhận điều đó.
Harvey mất việc trong vụ bê bối này, nhưng vẫn giữ bộ não.
Harvey sau này đã tặng cho William Ehrich, một nhà nghiên cứu bệnh học tại Philadelphia một hộp chứa 46 mảnh não (ép trong bản kính) của Einstein, mỗi mảnh chỉ dày 20-50 micron (để so sánh, đường kính trung bình của một sợi tóc người là khoảng 100 micron).
Khi William Ehrich qua đời năm 1967, vợ ông đã chuyển các mảnh não này đến một bác sĩ địa phương, người này sau đó lại trao chúng cho Lucy Rorke-Adams, nhà bệnh học thần kinh tại Bệnh viện Nhi Philadelphia. Rorke-Adams gần đây đã quyết định tặng chúng cho Bảo tàng Mutter.
Mục đích của lần trưng bày này, theo Dhody, là nhằm giúp khách thăm quan được chiêm ngưỡng bộ não của một thiên tài trông như thế nào, mặc dù đến nay vẫn chưa ai thực sự lý giải được cái gì trong cấu trúc não Einstein khiến ông trở nên vĩ đại đến vậy.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện những đặc điểm khác thường trong não Einstein, bao gồm các tế thần kinh đệm ở một số vùng liên quan đến tư duy phức tạp, nhưng rất khó xác định ảnh hưởng của yếu tố này đến thiên tài của Einstein.
Theo Rorke-Adams, não Einstein trông “trẻ” bất thường, vì nó thiếu lipofuscin – chất liên quan tới quá trình lão hóa. Hình dạng các tế bào máu trong não cũng tốt hơn người bình thường.
Dhody cho biết, bộ não sẽ được trưng bày tại bảo tàng trong tương lai gần, và bảo tàng có thể xem xét cho mượn chúng để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học thần kinh tương lai.
Hải Tâm
.
Tin mới nhất
- Phụ nữ giả vờ 'lên đỉnh' để giữ chồng? (6 giờ trước)
- Cô gái 30 tuổi mang hình hài trẻ sơ sinh (8 giờ trước)
- Nga cũng thu được tín hiệu từ tàu vũ trụ mất tích (13 giờ trước)
- Những phát minh kéo dài tuổi thọ con người (13 giờ trước)
- Tảng thiên thạch trị giá 3,5 triệu đô (15 giờ trước)
Các tin khác
- Ăn gì để “tinh binh” cường tráng? (24/11/2011)
- Bắt được tín hiệu tàu vũ trụ mắc kẹt (24/11/2011)
- Hé lộ cuộc gặp gỡ đĩa bay trong thế chiến II (24/11/2011)
- Nga cho Việt Nam vay 9 tỷ USD làm điện hạt nhân (24/11/2011)
- Tìm giải pháp xanh cho công trình Việt (24/11/2011)
- 600 triệu để mua răng khủng long? (24/11/2011)
- S.Hawking: Con người khó tránh thảm họa 100 năm tới (24/11/2011)
- Siêu vật liệu nhẹ hơn không khí (24/11/2011)
- Xem màu lưỡi, biết sức khoẻ (23/11/2011)
- Ngắm Trái đất quay từ vũ trụ (23/11/2011)
- Việt Nam có thêm loài động vật mới (23/11/2011)
- Siêu hạt neutrino không thể nhanh hơn ánh sáng (23/11/2011)
- Tác dụng của cà phê chỉ là huyền thoại? (23/11/2011)
- ‘Chuyện ấy’ giúp người già hạnh phúc hơn (22/11/2011)
- Nhện đổi quà lấy "tình", giả chết để "yêu" (17/11/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét