Cập nhật
02/11/2011 06:08:00 AM
(GMT+7)
- Hà Nam
ưu tiên tuyển thẳng thạc sĩ, tiến sĩ và những SV tốt nghiệp giỏi của trường công. Nhiều giáo viên đeo đuổi
giấc mơ "biên chế" bằng cách chấp nhận làm hợp đồng lâu năm ngậm ngùi
chuyển hướng nghề nghiệp.
5 năm vào nghề với tấm bằng khá của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, từ năm học này, cô N (Duy Tiên, Hà Nam) lại khăn gói theo chồng lên Hà Nội để... bán hàng thuê. Cô giáo N không thể ở lại với nghề vì năm nay không trúng tuyển biên chế của Sở GD-ĐT Hà Nam, mà trường thì đã đủ giáo viên.
Cô giáo T. về dạy hợp đồng cho ngành giáo dục Hà Nam được 9 năm. Qua mỗi năm, hy vọng được vào biên chế của cô giáo T lại tăng lên.
Cô không ngừng hy vọng và không ngừng phấn đấu. Không chỉ hợp đồng với trường, cô T còn được hợp đồng với sở. Thế nhưng, đến năm nay, cô ở nhà, không đi dạy vì trượt công chức. Cùng lúc, sở không còn nhu cầu ký hợp đồng do đã đủ giáo viên.
9 năm đứng trên bục giảng rồi bỗng dưng thất nghiệp về nhà, hụt hẫng, nhớ học sinh... Nước mắt hoen mi, cô nghèn nghẹn nói, cứ 2 năm, Hà Nam lại tuyển biên chế giáo viên một lần. Nhưng năm nay lâu hơn - phải đợi đến 3 năm do năm 2010 toàn tỉnh tổ chức đại hội Rồi những nỗ lực, hy vọng được đứng trên bục giảng sụp đổ. Ngày thông báo kết quả trúng tuyển công chức không được xướng tên.
"Đến giờ, em vẫn không khỏi ngỡ ngàng vì sao mình không đỗ công chức", cô T.tiếc nuối.
Giọng bức xúc, cô T. kể, từ năm 2011, Hà Nam có chính sách ưu tiên tuyển thằng những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và bằng giỏi, bằng xuất sắc từ các trường công lập.
Với bằng trung bình nên dạy đến 9, 10 năm thì cũng chỉ được cộng điểm khuyến khích là 30 trong thang điểm 100. Dù không đồng tình với cách xét tuyển như hiện nay của ngành giáo dục Hà Nam nhưng sự thật vẫn là nỗi ám ảnh. Những giáo viên lăn lộn gần chục năm với nghề như cô vì chỉ được bằng trung bình khá, hoặc khá thì vẫn không đỗ, trong khi sinh viên mới ra trường, chỉ bằng đỏ là được tuyển thẳng.
Trong khi đó, không phải đầu vào của những sinh viên này lúc nào cũng cao. Bởi có những ĐH sư phạm vùng, điểm chuẩn đầu vào rất thấp nhưng ra trường vẫn bằng đỏ. Sự không hợp lý này khiến cô không còn thiết tha với nghề, cô T. nói.
Do đó, ngày 31/8 hết hợp đồng với Sở GD-ĐT Hà Nam, cô T. đã ở nhà dù chưa biết sẽ làm gì.
"Học sinh cũ của mình tốt nghiệp ĐH, nay đã vào biên chế rồi. Là cô giáo của chúng, thi không được nên tôi chọn...bỏ nghề" – cô T. sụt sùi.
Đồng nghiệp của cô T cũng “đau” không kém. Cả 3 cô giáo H, L và M đều có thời gian đứng trên bục giảng 5 - 6 năm, nhưng chỉ vì trượt biên chế nên đành phải đi làm công nhân.
Trái ngang vẫn chưa buông tha khi khi các cô đi xin việc không được khai vào hồ sơ tốt nghiệp ĐH mà chỉ được ghi tốt nghiệp THPT vì liên quan đến vấn đề lương. Một cô chia sẻ, để có thu nhập nên đành chắp bút khai như vậy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ tính riêng môn Văn ở một huyện của Hà Nam đã có không ít giáo viên rơi vào tình cảnh này. Cụ thể như tại trường THPT Nguyễn Hữu Tiến ((Duy Tiên, Hà Nam) có 5 giáo viên, Trường Bổ túc của huyện Duy Tiên cũng có 4 giáo viên. THPT Duy Tiên A có 1 giáo viên...
Ông Nguyễn Văn Khoát, GĐ Sở GD-ĐT Hà Nam cho biết, năm nay, Hà Nam tuyển giáo viên theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh. Đó là "trải thảm đỏ" đối với những người giỏi".
Theo đó, quyết định số 19 của tỉnh quy định ưu tiên tuyển thẳng thạc sĩ, tiến sĩ và những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi, bằng xuất sắc của các trường công lập. Khi xét đến bằng cấp thì ưu tiên bằng của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
"Do đó, có hiện tượng mới ra trường thì đỗ còn ra trường một số năm có thể sẽ không đỗ", ông Khoát giải thích.
Những giáo viên đã đi dạy hợp đồng được sở GD-ĐT khuyến khích mỗi năm công tác được tính 6 điểm, nhưng tổng số điểm được tính không quá 30 (số điểm này bằng với số điểm ưu tiên của con thương binh, liệt sĩ...). Khuyến khích này không có trong quy định của Bộ GD-ĐT mà là do chính sách của địa phương, quan tâm đến đội ngũ giáo viên đã đi dạy hợp đồng.
Còn những giáo viên dạy hợp đồng nhưng chưa được tuyển sẽ được bố trí dạy hợp đồng.
Người đứng đầu ngành sư phạm của tỉnh giải thích, các trường ĐH hiện nay đào tạo rất nhiều, nhiều ngành đào tạo ra sinh viên không có việc làm, không phải riêng giáo dục. Tỉnh sẽ tìm cách tháo gỡ nhưng "ngay lúc này" thì chưa thể bởi số lớp, số học sinh ngày càng giảm; nếu giảm 1 lớp thì thừa 2 giáo viên. Hiện nay, hệ THCS của Hà Nam đang thừa giáo viên. Năm nay, sở không tuyển một giáo viên THCS nào và tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài năm tới.
Theo lời ông Khoát thì những giáo viên hợp đồng của Hà Nam vẫn còn cơ hội đến với nghề, nhưng không nhiều.
5 năm vào nghề với tấm bằng khá của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, từ năm học này, cô N (Duy Tiên, Hà Nam) lại khăn gói theo chồng lên Hà Nội để... bán hàng thuê. Cô giáo N không thể ở lại với nghề vì năm nay không trúng tuyển biên chế của Sở GD-ĐT Hà Nam, mà trường thì đã đủ giáo viên.
Cô giáo T. về dạy hợp đồng cho ngành giáo dục Hà Nam được 9 năm. Qua mỗi năm, hy vọng được vào biên chế của cô giáo T lại tăng lên.
Cô không ngừng hy vọng và không ngừng phấn đấu. Không chỉ hợp đồng với trường, cô T còn được hợp đồng với sở. Thế nhưng, đến năm nay, cô ở nhà, không đi dạy vì trượt công chức. Cùng lúc, sở không còn nhu cầu ký hợp đồng do đã đủ giáo viên.
9 năm đứng trên bục giảng rồi bỗng dưng thất nghiệp về nhà, hụt hẫng, nhớ học sinh... Nước mắt hoen mi, cô nghèn nghẹn nói, cứ 2 năm, Hà Nam lại tuyển biên chế giáo viên một lần. Nhưng năm nay lâu hơn - phải đợi đến 3 năm do năm 2010 toàn tỉnh tổ chức đại hội Rồi những nỗ lực, hy vọng được đứng trên bục giảng sụp đổ. Ngày thông báo kết quả trúng tuyển công chức không được xướng tên.
"Đến giờ, em vẫn không khỏi ngỡ ngàng vì sao mình không đỗ công chức", cô T.tiếc nuối.
Giọng bức xúc, cô T. kể, từ năm 2011, Hà Nam có chính sách ưu tiên tuyển thằng những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và bằng giỏi, bằng xuất sắc từ các trường công lập.
Với bằng trung bình nên dạy đến 9, 10 năm thì cũng chỉ được cộng điểm khuyến khích là 30 trong thang điểm 100. Dù không đồng tình với cách xét tuyển như hiện nay của ngành giáo dục Hà Nam nhưng sự thật vẫn là nỗi ám ảnh. Những giáo viên lăn lộn gần chục năm với nghề như cô vì chỉ được bằng trung bình khá, hoặc khá thì vẫn không đỗ, trong khi sinh viên mới ra trường, chỉ bằng đỏ là được tuyển thẳng.
Trong khi đó, không phải đầu vào của những sinh viên này lúc nào cũng cao. Bởi có những ĐH sư phạm vùng, điểm chuẩn đầu vào rất thấp nhưng ra trường vẫn bằng đỏ. Sự không hợp lý này khiến cô không còn thiết tha với nghề, cô T. nói.
Do đó, ngày 31/8 hết hợp đồng với Sở GD-ĐT Hà Nam, cô T. đã ở nhà dù chưa biết sẽ làm gì.
"Học sinh cũ của mình tốt nghiệp ĐH, nay đã vào biên chế rồi. Là cô giáo của chúng, thi không được nên tôi chọn...bỏ nghề" – cô T. sụt sùi.
Đồng nghiệp của cô T cũng “đau” không kém. Cả 3 cô giáo H, L và M đều có thời gian đứng trên bục giảng 5 - 6 năm, nhưng chỉ vì trượt biên chế nên đành phải đi làm công nhân.
Trái ngang vẫn chưa buông tha khi khi các cô đi xin việc không được khai vào hồ sơ tốt nghiệp ĐH mà chỉ được ghi tốt nghiệp THPT vì liên quan đến vấn đề lương. Một cô chia sẻ, để có thu nhập nên đành chắp bút khai như vậy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ tính riêng môn Văn ở một huyện của Hà Nam đã có không ít giáo viên rơi vào tình cảnh này. Cụ thể như tại trường THPT Nguyễn Hữu Tiến ((Duy Tiên, Hà Nam) có 5 giáo viên, Trường Bổ túc của huyện Duy Tiên cũng có 4 giáo viên. THPT Duy Tiên A có 1 giáo viên...
Ông Nguyễn Văn Khoát, GĐ Sở GD-ĐT Hà Nam cho biết, năm nay, Hà Nam tuyển giáo viên theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh. Đó là "trải thảm đỏ" đối với những người giỏi". |
Ông Nguyễn Văn Khoát, GĐ Sở GD-ĐT Hà Nam cho biết, năm nay, Hà Nam tuyển giáo viên theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh. Đó là "trải thảm đỏ" đối với những người giỏi".
Theo đó, quyết định số 19 của tỉnh quy định ưu tiên tuyển thẳng thạc sĩ, tiến sĩ và những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi, bằng xuất sắc của các trường công lập. Khi xét đến bằng cấp thì ưu tiên bằng của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
"Do đó, có hiện tượng mới ra trường thì đỗ còn ra trường một số năm có thể sẽ không đỗ", ông Khoát giải thích.
Những giáo viên đã đi dạy hợp đồng được sở GD-ĐT khuyến khích mỗi năm công tác được tính 6 điểm, nhưng tổng số điểm được tính không quá 30 (số điểm này bằng với số điểm ưu tiên của con thương binh, liệt sĩ...). Khuyến khích này không có trong quy định của Bộ GD-ĐT mà là do chính sách của địa phương, quan tâm đến đội ngũ giáo viên đã đi dạy hợp đồng.
Còn những giáo viên dạy hợp đồng nhưng chưa được tuyển sẽ được bố trí dạy hợp đồng.
Người đứng đầu ngành sư phạm của tỉnh giải thích, các trường ĐH hiện nay đào tạo rất nhiều, nhiều ngành đào tạo ra sinh viên không có việc làm, không phải riêng giáo dục. Tỉnh sẽ tìm cách tháo gỡ nhưng "ngay lúc này" thì chưa thể bởi số lớp, số học sinh ngày càng giảm; nếu giảm 1 lớp thì thừa 2 giáo viên. Hiện nay, hệ THCS của Hà Nam đang thừa giáo viên. Năm nay, sở không tuyển một giáo viên THCS nào và tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài năm tới.
Theo lời ông Khoát thì những giáo viên hợp đồng của Hà Nam vẫn còn cơ hội đến với nghề, nhưng không nhiều.
- Vĩnh Thịnh - Nguyễn Hiền
Tại sao Nam Định 'nổ súng' vào dân lập, tại chức?
Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định thẳng
thắn, ngày trước mình cũng học tại chức và nguyên chủ tịch tỉnh cũng vậy
nên ông biết chất lượng của hệ đào tạo này như thế nào.
Thưa các bác giáo dục: em xin chừa!
Sau vài tuần cho con đi học lớp 1,
nhà chị Vy bỗng tán loạn lên vì "thành tích" học tập của cậu nhỏ: viết
kém, đọc kém. Cô bạn đồng nghiệp bèn ra tối hậu
thư: phải cho đi học thêm ngay, thế này nước vẫn còn kịp tát.
|
long, gửi lúc 02/11/2011 15:17:00
"Không công bằng!":
Anh trai tôi bằng trung bình khá của trường Sư phạm I Hà Nội. Khi thi
tuyển công chức được ưu tiên so với bằng khá của các trường Sư phạm
khác. Vì đầu vào của trường sư phạm I rất cao. Đi dậy gần 10 năm, thi
mấy lần công chức mà không được biên chế thì thật không công bằng. Xin
chia buồn với chị!
Lan Huong, gửi lúc 02/11/2011 15:17:11
"Thật đau lòng":
Đến khi nào thực tế đau lòng này mới chấm dứt. Chẳng riêng gì ngành
giáo dục, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ở hầu khắp các ngành
lĩnh vực đều vậy. Bao nhiêu năm thử thách lòng nhiệt huyết, yêu nghề rồi
mà lại phải từ bỏ, họ còn đâu niềm tin nghề nghiệp, xã hội còn đâu lòng
tin với công cuộc kiến thiết đất nước.
Ngành giáo dục cũng cần có vị Tư lệnh mạnh tay như Bộ trưởng GTVT, có
tâm và quyết liệt đấu tranh vì sự phát triển chung và vì nhân dân.
Năm Miền Tây, gửi lúc 02/11/2011 15:17:20
"Tiêu chis nào để xác định đó là GV giỏi?":
Theo các bác, thế nào là GV gỏi để được tuyển? GV có bằng thạc sĩ hay
Gv có bằng TNĐH loại giỏi? Tại sao chúng ta không tổ chức thi tay nghề
để đánh giá cho công tâm. Trường tôi dạy có 8 thạc sĩ, trong đó có hơn
2/3 thạc sĩ có tay nghề không đúng với bằng cấp.
Lê Văn Bằng, gửi lúc 02/11/2011 15:17:32
"Không thể hiểu nổi?":
Nếu mà học nhiều thì được tuyển thẳng còn làm nhiều thì rớt quá nghịch
lý. các nhà lãnh đạo có nghĩ rằng những người không có điều kiện mới
phải ra trường đi xin việc làm để trang trải cuộc sống, còn những người
có tiền có điều kiện họ đi học thế là được tuyển thẳng còn những người
đang dạy đang tâm huyết với nghề thì lại thất nghiệp rồi đây họ sẽ làm
gì ra sao.
chung, gửi lúc 02/11/2011 15:17:37
"y kien": kho than nhung nguoi say hop dong ma yeu nghe.
Phạm Thị khánh, gửi lúc 02/11/2011 15:18:02
"Tiêu cực trong giáo dục quá nghiêm trọng":
Thật ngược đời, ở nước ngoài các trường danh tiếng thì sẽ được xã hội
trọng dụng khi đi xin việc. Khi xét tuyển, đầu tiên phải chọn top những
trường có uy tín, chỉ cần nhắc đến tên là thấy nể trọng vì chất lượng
đào tạo.
Lấy ví dụ, những năm 2000, điểm đầu vào trường đại học SP Hà Nội thấp
nhất là 21 điểm cho 3 môn, các trường ở tỉnh lẻ, đặc biệt miền núi, có
10 điểm 3 môn, nhưng khi ra trường học ở ĐHSPHN cả khoa chỉ có 1 hoặc 2
bạn bằng giỏi, còn lại khá, TBK và cả trung bình nữa, nhưng khi ra thực
tế giảng dạy, các giáo viên ở trường ĐHSPHN bao giừo cũng có kỹ năng sư
phạm tốt hơn hẳn, phương pháp cũng tốt hơn, nhưng quả thật nếu nhìn vào
xếp loại bằng thì thua xa các trường dân lập và các trường Đhọc ở các
tỉnh.
nguyễn văn sơn , gửi lúc 02/11/2011 15:18:11
"trải thảm thu thập người tài":
tôi vô cùng cảm phục sự mạnh bạo của các đồng chí, phải chọn tuyển tất
cả các lĩnh vực đổi mới toàn diện và đồng bộ. mọi người phải đồng tâm
hiệp lực thì chắc chắn sẽ thành công. trước hết phải là ngành giáo dục
sau đó là các công chúc nhà nước ta phải nhìn xa trông rộng để cải cách
triệt để không thể lơ là với công nghệ vũ bão này bánh xe lịch sử không
chờ chúng ta đâu... kính chúc các đồng chí thành công..
Nhớ Rừng, gửi lúc 02/11/2011 15:18:28
"Gửi bác GĐ Sở GD&ĐT Hà Nam ":
Xin bác và các nhà chức trách Hà Nam đọc lại bài báo "Lạm phát sinh
viên khá giỏi" được đăng trên báo Dantri.com.vn ngày 29/9/2011. Tôi cũng
đã từng tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp cao học ở một trường mà khi
tốt nghiệp đại học chỉ có khoảng 10 người đạt loại giỏi trên khoảng 500
sinh viên. Vậy mà Trường ĐHKH XH&NV đạt 98.6% khá, giỏi, xuất sắc??
(Theo số liệu bài báo trên đăng). Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội có
bao nhiêu phần trăm đạt khá, giỏi?. Với cách suy nghĩ và tuyển chọn như
vậy Sở GD&ĐT Hà Nam các học sinh bây giờ không dại gì cố học để thi
vào các trường như Đại học Sư phạm Hà Nội?. Trong lòng chắc ai cũng hiểu
Sinh viên trường nào ra dạy học nói chung sẽ tốt hơn. Và một cô giáo đã
đi dạy 10 năm hỏi rằng với kiến thức bằng khá học ở ĐHSP Hà nội và 10
năm kinh nghiệm sẽ "kém" hơn một sinh viên Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn mới ra trường đạt loại giỏi trên tới mức nào??, và còn đạo đức
với con người nữa? 10 năm cống hiến của người ta sẽ đi đâu?.
Trần Ngọc Thạnh, gửi lúc 02/11/2011 15:18:59
"Tuyển kiểu này, thảm đỏ chưa chác đã tiếp nhận được người giỏi!":
Theo ý kiến của cô T. thì bằng đỏ hiện nay ở các trương tốp dưới nói
chung và trường ĐH vùng thì đỏ rất ư là nhiều, thật sự đó mà thực tế đầu
vào thì như thế nào tùy quý vị biết! còn đối với 1 GV đã TN ĐHSP Hà
nội trung bình khá, có kinh nghiệm bằng 9 năm, nên xem xét kết quả giảng
dạy theo cách xét thi đua cũng đủ thấy rồi chứ gì? còn hoc sinh của cô
ra bằng đỏ thì đậu CC, Ô hay thật đấy, các cô chọn con đường khác là các
cô quá đúng rồi. Nhưng mà quý vị cố gắng lo cái việc xét CC đi để
01/01/2012 rồi ra VC hợp đồng, các nhà tuyển dụng tranh thủ xét công
chức đến 31/12/2011 để sử dụng Luật Viên chức nhé.
Mai Anh, gửi lúc 02/11/2011 15:19:24
"y kien":
Toi hoan toan ung ho Ha Nam nhu the nganh giao duc moi trong sach va xa
hoi se co duoc rat nhieu nguoi tai gioi. Thuc ra toi qua hieu nhung co
giao day hop dong nay thuc chat ho chi tot nghiep cao dang roi hoc tiep
len dai hoc ma cung chi lang nhang loai kha va trung binh kha thoi nhung
ho tham vong muong duoc vao bien che vi luong nganh giao duc so voi mat
bang hien tai la rat cao va on dinh lai co thoi gian muon co the day
them kiem them duoc boi tien vi the bang moi gia ho co chay de duoc hop
dong roi xem thoi the de thi hoac chay cong chuc lanh tinh Ha Nam da noi
khong voi trung binh ba kha tai chuc va cao dang de trong sach giao
vien de hoc sinh duoc hoc tap tot hon xa hoi cong bang va co nhieu nhan
tai cho dat nuoc
Lê Văn, gửi lúc 02/11/2011 15:20:12
"Quê chẳng dung nghề thì hãy bỏ đi":
Hà Nam ơi! Đất chật người đông, khó kiếm việc làm! Cô giáo đã dạy tới 9
năm bỗng dưng mất dạy. Nếu còn yêu nghề hãy rời bỏ mảnh đất này và vào
một tỉnh nào đó ở Miền Nam xin việc. Trong này thoáng hơn rất nhiều.Vào
TP Hồ Chí Minh hay Đà Lạt đều có thể xin được việc . Đâu cũng đất nhà
giời...
dai gia, gửi lúc 02/11/2011 15:19:56
"kính gửi các lãnh đạo của Hà Nam":
Các đồng chí lãnh đạo đã sai lầm lớn rồi!!!
Tôi là một giảng viên đại học tôi xin thưa với các nhà lãnh đạo tỉnh
bây giờ để có một bằng giỏi kể cả xuất sắc ở đại học vô cùng đơn giản
bây giời bằng giỏi đại học chỉ bằng bằng Khá hoặc TB khá của ngày sưa
thôi, dễ lắm, có môn (không nhiều) chẳng cần học chỉ cần phong bì là OK
thứ 2 các bác đã chứng kiến kỳ thi tuyển sinh Thạc Sĩ chưa? tôi thấy có
bài "Một kỳ thi kỳ lạ" các bác cứ đọc bài đó đi thi thạc sĩ nó cũng
không khác gì, vao học thạc sĩ thì cứ nộp lệ phí thi 200 nghìn/ môn là
xong hết
Tin mới nhất
- ĐHQG TP.HCM xây dựng chuẩn đầu ra (0 giờ trước)
- Lên tuổi 80, Chuyên Lam Sơn mở hội trường (0 giờ trước)
- Mỹ: VIP công nghệ chọn trường bảng, phấn cho con (2 giờ trước)
- Trường tư 'gõ cửa' Bộ Chính trị (01/11/2011)
- 'Mong giáo dục có Bộ trưởng Thăng' (01/11/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét