Cập nhật
02/11/2011 06:12:00 AM
(GMT+7)
-
Sau khi loạt bài phản ánh hiện trạng học lớp 1 và đào tạo thạc sĩ ở
Việt Nam được đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng vẫn tồn tại nghịch lý như
hiện nay tất cả là do bệnh thành tích.
TIN BÀI KHÁC
Mẹ nữ sinh lột áo bạn trải lòng trong nước mắt
Tản mạn về… 9 đời bộ trưởng Bộ GTVT
Cô Kim 'siêu vòng 3' chính thức ly dị chồng
Ăn thịt lợn chứa tăng trọng gây dậy thì sớm?
“Sếp bà” CDC có hành vi tình dục với cả động vật
Giường 3 người ngủ, vẫn hãm hiếp được bé gái?
Nghệ nhân 'nhí' chơi đàn bầu xôn xao xứ Nghệ
Sau loạt bài học lớp 1 và đào tạo thạc sĩ hiện nay ở Việt Nam do VietNamNet đăng tải, có rất nhiều ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này. Người thì cho rằng, so sánh việc đi học của một trẻ lớp 1 với một thạc sĩ tương lai quả thật khập khiễng, người lại chép miệng và buồn thay cho một nền giáo dục vẫn còn nặng nề về thành tích nên mới dẫn đến tình trạng "loạn' thạc sĩ như hiện nay.
Đẻ xong là có bằng thạc sĩ, tiến sĩ
Sau khi đọc bài "Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại vểnh râu" độc giả Trần Châu Giang đã chia sẻ câu chuyện có thể nói là cười ra nước mắt về thực trạng nhà nhà học thạc sĩ hiện nay: "Chuyện thường ngày mà. Ở cơ quan tôi (Viện nghiên cứu đàng hoàng) mấy chị làm thư viện trong lúc rảnh thì "tranh thủ" sang phòng bên cạnh "làm" cái bằng Thạc sĩ. Đẻ xong vài cháu lại làm thêm cái bằng Tiến sĩ nữa. Còn mấy anh suốt ngày vật lộn điều tra nghiên cứu thực địa thì chả màng bằng cấp gì. Thế rồi một ngày đẹp trời, chị thủ thư làm sếp của anh nghiên cứu viên, thật chua xót".
Cùng quan điểm, độc giả Phạm Văn Hùng buồn rầu cho rằng, nền giáo dục
Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý đáng buồn khi mà có rất nhiều thạc
sĩ ra trường, một câu giao tiếp với người nước ngoài cũng ú ớ. Cứ đà này
thì Việt Nam sắp đứng top đầu những nước có nhiều.. thạc sĩ nhất nhưng
chất lượng có lẽ đội sổ.
Còn bạn hientrang thì cho rằng, việc nhan nhản bằng thạc sĩ như hiện nay phần nhiều là do bệnh thành tích, thạc sĩ nghe có vẻ oai nhưng đầu rỗng tuếch. Thạc sĩ mà đến sử dụng tin học văn phòng còn khù khờ. Nhưng vì bệnh thành tích và ưa chuộng bằng cấp nên các cơ quan nhà nước đều ưu tiên cho người có bằng thạc sỹ vào làm việc và thăng tiến dễ dàng hơn. Trên thực tế hiện nay, phần nhiều bằng thạc sỹ cũng chỉ hơn bằng cử nhân ở cái mác mà thôi.
Tranh luận về việc lớp một học tối mắt, thạc sĩ học giả bằng thật,
độc giả Mr.N kết luận một câu xanh rờn rằng: Giáo dục ở Việt Nam đang
chạy marathon ngược. Các nước phương Tây tiên tiến: nhỏ học vừa đủ (chạy
chậm theo nhịp ), học kỹ năng sống là chủ yếu, tăng dần đến đại học và
sau đại học thì học cật lực, ra đời bon chen cật lực (chạy nước rút).
Việt Nam ta: nhỏ thì học kiệt sức lực (chạy nước rút) cho đến khi qua
được kỳ thi tuyển đại học là bắt đầu lơ tơ mơ, học là phụ, chơi, yêu và
đi làm thêm là chính (chạy thả lỏng), ra đời thì mỗi người mỗi cách, tùy
theo truyền thống gia đình (chạy tự do). Biết vậy nhưng đã vào guồng
thì không thể nào làm khác được.
Hãy trả lại tuổi thơ cho trẻ
Đa phần các bậc phụ huynh đều phản đối việc học quá nặng nề của trẻ vỡ lòng nhưng vì 1001 lý do như sợ tụt hậu, sợ các con bị xếp đội sổ, sợ các con bị cô giáo khiển trách trước lớp… khiến các bậc phụ huynh không thể không cùng con chạy đua với chương trình học.
Độc giả Như Quỳnh thì cho rằng, mới 6 tuổi, bắt đầu đi học, tại sao nhà trường lại đòi hỏi ở các cháu phải biết đếm, biết viết trước. Vì thế phụ huynh mới đua nhau cho con học trước chương trình. Mà tuổi đấy, đi học chỉ chí chóe nhau chứ hiệu quả có cao đâu. “Đừng kỳ vọng vào trẻ i tờ quá nhiều, hãy trả lại tuổi thơ cho trẻ theo đúng nghĩa của nó”.
Cùng cách nghĩ như bao phụ huynh khác, độc giả Minh Anh than phiền rằng chính người lớn đang gieo rắc vào con em mình lối sống bon chen, chạy đua ngay từ tấm bé. Các cháu 3, 4 tuổi phải dùi mài kinh sử theo kiểu chạy đua để đạt được nguyện vọng của cha mẹ, thành tích của nhà trường mà tôi cảm thấy lo cho tuổi thơ của các cháu. Thật buồn thay áp lực từ gia đình và nhà trường đang bóp méo tuổi thơ của bọn trẻ.
Cần có cái nhìn nhiều chiều
Bên cạnh những đồng tình về thực trạng dạy và học lớp một - thạc sĩ hiện nay cũng có nhiều ý kiến cho rằng, không nên đánh đồng tất cả, vẫn có người học thật, thi thật và lấy bằng thật, còn việc trẻ vỡ lòng học hành tối mắt phần nhiều cũng do cha mẹ và nhà trường mắc bệnh thành tích.
Độc giả Nguyễn Hồng Phúc cũng nhận thấy thực trạng các cháu nhỏ học tiểu học quá nặng nề. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng có quyền lựa chọn cho con mình một cách học tối ưu, không vất vả. Bản thân phụ huynh có quyền không cho con mình học thêm hết nơi này nơi khác.
Còn độc giả Đặng thì thừa nhận rằng, mặc dù nền giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn từ nhiều phía. Vẫn biết rằng nhiều cơ quan vẫn “sùng” bằng cấp như: các trường THPT yêu cầu, khuyến khích có 15% giáo viên có trình độ sau đại học; các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng hay đề bạt nhân sự đều coi trọng bằng cấp. Bên cạnh đó một số trường đại học còn được giao chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nên càng nảy sinh nhiều vấn đề. Tuy nhiên cũng không nên đánh đồng tất cả vì đâu đó vấn có những trường đạo tạo thạc sĩ rất nghiêm túc.
Chốt lại vấn đề mà nhiều độc giả tranh luận, độc giả Mạnh Cường thì cho rằng, giáo dục gia đình là cần thiết hơn cả với những trẻ vỡ lòng đã chập chững bước vào đời. Hơn bao giờ hết, tại thời điểm đó, trẻ cần được khuyến khích niềm đam mê, sự tự tin và tinh thần sáng tạo. Cứ không phải điểm cao là giỏi, con xếp thứ hạng ở top đầu bố mẹ là oai với bạn bè, hàng xóm. Tốt nghiệp đại học chỉ là bước đầu của sự nghiệp. Thạc sĩ cũng thế mà thôi, quan trọng ta làm được gì, áp dụng ra sao với tấm bằng đã có.
Trẻ lớp một học hành vất vả, chạy đua với thành tích mà bố mẹ và nhà trường theo đuổi khiến tuổi thơ bị xáo trộn. Thạc sĩ phần nhiều học nhởn nhơ, học giả bằng thật. Chừng nào nền giáo dục của ta không còn nặng nề về thành tích, chừng đó tuổi thơ của các em sẽ được trả lại, cũng chừng đó, tấm bằng thạc sĩ mà nhiều người có được sẽ thực sự có ích.
Mẫn Chi
TIN BÀI KHÁC
Mẹ nữ sinh lột áo bạn trải lòng trong nước mắt
Tản mạn về… 9 đời bộ trưởng Bộ GTVT
Cô Kim 'siêu vòng 3' chính thức ly dị chồng
Ăn thịt lợn chứa tăng trọng gây dậy thì sớm?
“Sếp bà” CDC có hành vi tình dục với cả động vật
Giường 3 người ngủ, vẫn hãm hiếp được bé gái?
Nghệ nhân 'nhí' chơi đàn bầu xôn xao xứ Nghệ
Sau loạt bài học lớp 1 và đào tạo thạc sĩ hiện nay ở Việt Nam do VietNamNet đăng tải, có rất nhiều ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này. Người thì cho rằng, so sánh việc đi học của một trẻ lớp 1 với một thạc sĩ tương lai quả thật khập khiễng, người lại chép miệng và buồn thay cho một nền giáo dục vẫn còn nặng nề về thành tích nên mới dẫn đến tình trạng "loạn' thạc sĩ như hiện nay.
Đẻ xong là có bằng thạc sĩ, tiến sĩ
Sau khi đọc bài "Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại vểnh râu" độc giả Trần Châu Giang đã chia sẻ câu chuyện có thể nói là cười ra nước mắt về thực trạng nhà nhà học thạc sĩ hiện nay: "Chuyện thường ngày mà. Ở cơ quan tôi (Viện nghiên cứu đàng hoàng) mấy chị làm thư viện trong lúc rảnh thì "tranh thủ" sang phòng bên cạnh "làm" cái bằng Thạc sĩ. Đẻ xong vài cháu lại làm thêm cái bằng Tiến sĩ nữa. Còn mấy anh suốt ngày vật lộn điều tra nghiên cứu thực địa thì chả màng bằng cấp gì. Thế rồi một ngày đẹp trời, chị thủ thư làm sếp của anh nghiên cứu viên, thật chua xót".
Cứ đẻ xong lại có một tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Chuyện này có còn lạ ở Việt Nam (Ảnh minh họa. Nguồn: Vietbao ) |
Còn bạn hientrang thì cho rằng, việc nhan nhản bằng thạc sĩ như hiện nay phần nhiều là do bệnh thành tích, thạc sĩ nghe có vẻ oai nhưng đầu rỗng tuếch. Thạc sĩ mà đến sử dụng tin học văn phòng còn khù khờ. Nhưng vì bệnh thành tích và ưa chuộng bằng cấp nên các cơ quan nhà nước đều ưu tiên cho người có bằng thạc sỹ vào làm việc và thăng tiến dễ dàng hơn. Trên thực tế hiện nay, phần nhiều bằng thạc sỹ cũng chỉ hơn bằng cử nhân ở cái mác mà thôi.
Tuổi thơ của các em đang bị bóp méo bởi những kỳ vọng của cha mẹ, thành tích của nhà trường (Ảnh minh họa: Người lao động) |
Hãy trả lại tuổi thơ cho trẻ
Đa phần các bậc phụ huynh đều phản đối việc học quá nặng nề của trẻ vỡ lòng nhưng vì 1001 lý do như sợ tụt hậu, sợ các con bị xếp đội sổ, sợ các con bị cô giáo khiển trách trước lớp… khiến các bậc phụ huynh không thể không cùng con chạy đua với chương trình học.
Độc giả Như Quỳnh thì cho rằng, mới 6 tuổi, bắt đầu đi học, tại sao nhà trường lại đòi hỏi ở các cháu phải biết đếm, biết viết trước. Vì thế phụ huynh mới đua nhau cho con học trước chương trình. Mà tuổi đấy, đi học chỉ chí chóe nhau chứ hiệu quả có cao đâu. “Đừng kỳ vọng vào trẻ i tờ quá nhiều, hãy trả lại tuổi thơ cho trẻ theo đúng nghĩa của nó”.
Cùng cách nghĩ như bao phụ huynh khác, độc giả Minh Anh than phiền rằng chính người lớn đang gieo rắc vào con em mình lối sống bon chen, chạy đua ngay từ tấm bé. Các cháu 3, 4 tuổi phải dùi mài kinh sử theo kiểu chạy đua để đạt được nguyện vọng của cha mẹ, thành tích của nhà trường mà tôi cảm thấy lo cho tuổi thơ của các cháu. Thật buồn thay áp lực từ gia đình và nhà trường đang bóp méo tuổi thơ của bọn trẻ.
Cần có cái nhìn nhiều chiều
Bên cạnh những đồng tình về thực trạng dạy và học lớp một - thạc sĩ hiện nay cũng có nhiều ý kiến cho rằng, không nên đánh đồng tất cả, vẫn có người học thật, thi thật và lấy bằng thật, còn việc trẻ vỡ lòng học hành tối mắt phần nhiều cũng do cha mẹ và nhà trường mắc bệnh thành tích.
Độc giả Nguyễn Hồng Phúc cũng nhận thấy thực trạng các cháu nhỏ học tiểu học quá nặng nề. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng có quyền lựa chọn cho con mình một cách học tối ưu, không vất vả. Bản thân phụ huynh có quyền không cho con mình học thêm hết nơi này nơi khác.
Còn độc giả Đặng thì thừa nhận rằng, mặc dù nền giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn từ nhiều phía. Vẫn biết rằng nhiều cơ quan vẫn “sùng” bằng cấp như: các trường THPT yêu cầu, khuyến khích có 15% giáo viên có trình độ sau đại học; các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng hay đề bạt nhân sự đều coi trọng bằng cấp. Bên cạnh đó một số trường đại học còn được giao chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nên càng nảy sinh nhiều vấn đề. Tuy nhiên cũng không nên đánh đồng tất cả vì đâu đó vấn có những trường đạo tạo thạc sĩ rất nghiêm túc.
Chốt lại vấn đề mà nhiều độc giả tranh luận, độc giả Mạnh Cường thì cho rằng, giáo dục gia đình là cần thiết hơn cả với những trẻ vỡ lòng đã chập chững bước vào đời. Hơn bao giờ hết, tại thời điểm đó, trẻ cần được khuyến khích niềm đam mê, sự tự tin và tinh thần sáng tạo. Cứ không phải điểm cao là giỏi, con xếp thứ hạng ở top đầu bố mẹ là oai với bạn bè, hàng xóm. Tốt nghiệp đại học chỉ là bước đầu của sự nghiệp. Thạc sĩ cũng thế mà thôi, quan trọng ta làm được gì, áp dụng ra sao với tấm bằng đã có.
Trẻ lớp một học hành vất vả, chạy đua với thành tích mà bố mẹ và nhà trường theo đuổi khiến tuổi thơ bị xáo trộn. Thạc sĩ phần nhiều học nhởn nhơ, học giả bằng thật. Chừng nào nền giáo dục của ta không còn nặng nề về thành tích, chừng đó tuổi thơ của các em sẽ được trả lại, cũng chừng đó, tấm bằng thạc sĩ mà nhiều người có được sẽ thực sự có ích.
Mẫn Chi
Lối nào cho trẻ lớp 1 không mang cặp tới trường?
Học sinh tiểu học chạy đua với chương
trình và gồng mình thi với học. Còn học viên sau đại học thì đang học
theo kiểu “dật dờ”, chiếu lệ.
Tiếng Anh cao học: Kiểu gì rồi cũng sẽ qua!
Tiếng Anh đầu vào đã phải nghĩ “trăm phương ngàn kế” để đi thi, vài
năm gần đây lại thêm chuẩn tiếng Anh “đầu ra” khiến các học viên cao học
lại như kiến bò chảo nóng. Tuy nhiên, mọi việc lại không phức tạp và
căng thẳng đến vậy.
Những thạc sĩ có "mũ" nhưng đầu rỗng
Việc học và thi ở bậc cao học ở một số trường hiện nay
khá nhàn nhã, theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.
Mẹ thạc sĩ xót xa cảnh con lớp 1
Đây là tâm sự của một bà mẹ ở quận
Đống Đa, Hà Nội, hiện đang là học viên cao học đồng thời có con trai vừa bước
chân vào lớp 1 cách đây chưa đầy 2 tháng.
Nghịch lý ở Việt Nam hay ở Mỹ?
Ở Mỹ, nếu cuối năm trẻ học lớp một tuyên bố thích đi học, đó chính là thành công của giáo viên trong cả năm.
Thi vào lớp 1 khó hơn thi cao học?
Để vào học lớp 1, nhiều trẻ mẫu giáo phải oằn
mình luyện viết trong các lò luyện, trong khi không ít sinh viên mới tốt nghiệp
ĐH, công chức chỉ cần ung dung nộp tiền, học ôn là chắc chắn đỗ cao học.
Trẻ vỡ lòng tối mắt, thạc sĩ lại “vểnh râu”
Một nghịch lý lạ lùng: Học vỡ lòng phải học ngày học đêm mới mong theo kịp
chương trình, trong khi học thạc sĩ, tiến sĩ lại phởn phơ “học mà chơi, chơi mà
học”.
|
Ý kiến bạn đọc
Lục Thanh, gửi lúc 02/11/2011 16:03:55
"Tùy theo trường đào tạo.":
Tôi cũng đang học cao học, các ý kiến đều nhận xét rất sát thực tế.
Theo tôi, tùy theo trường đào tạo. Các bạn thử thi đầu vào và học tại
trường ĐH Cần thơ sẽ thấy chất lượng như thế nào. Rất đúng chuẩn. Không
nên đánh đồng tất cả.
TRỊNH MINH GIÁM, gửi lúc 02/11/2011 14:29:58
"BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU":
Vấn đề giáo dục ở Việt Nam thì rất nhiều người biết và thấy có rất
nhiều nghịch lý. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải giải quyết
nó như thế nào, bắt đầu giải quyết từ đâu và những ai có đủ khả năng để
giải quyết được vấn đề này,...Đó là những câu hỏi mà chúng ta chưa có
câu trả lời!!!
VIỆC HÔM NAY ĐỪNG ĐỂ NGÀY MAI, HÃY LÀM NHIỀU HƠN NÓI
tuty, gửi lúc 02/11/2011 14:29:21
"thất vọng với một mô hình đào tạo trên đại học":
Mình cũng đồng ý với bài báo trên. Bạn có biết không, mang danh là một
thạc sĩ của một trường danh tiếng của cả nước, đặc biệt lại là trường
đào tạo về giáo dục, nhưng tôi thấy thất vọng vô cùng. Trước khi thi nào
là tích cực ôn tập, nhưng kết cục chỉ cần học lớp ôn của nhà trường tổ
chức. Học xong thì xin giới hạn để thi, nếu có vấn đề gì thì nhờ phòng
đào tạo trợ giúp. Thế là đỗ. Trong quá trình học cũng đâu cần phải học
nhiều, đóng quỹ lớp, học xong môn nào lại xin giới hạn... và đặc biệt
mấy anh chị quản lý của phòng đào tạo cũng vô cùng tạo điều kiện để cho
chúng tớ xem sách vở thả ga. kết quả thi cao vô cùng. đến khi làm luận
văn, rất nhanh, tóm mấy quấn luận văn cũ chép... chép và chép. Bởi vì
sao. các thầy cô có đọc đâu. ngày bảo vệ các thầy cô chỉ đọc tóm tắt của
mình là đủ. điểm bảo vệ vô tư mà trên 9. Cao học cao tiền. Mình thất
vọng với cách làm này quá. . một bằng của quốc gia trang trọng là thế mà
kiến thức chẳng được bao nhiêu.
Bùi Mạnh Hùng, gửi lúc 02/11/2011 14:28:12
"Tham gia bài viết":
Hiện nay bệnh thành tích là quá cực đoan chạy theo một cách khủng khiếp
Từ những đứa trẻ chứ chưa nói gì đến người lớn
làm hỏng hết trí tuệ.
Trẻ em bây giờ không có thời gian để vui chơi để giải trí
Chương trình giành cho trẻ quá nhiều mà chẳng đâu vào đâu học toàn cái
mà đáng lẽ ra không nên đưa vào trường học là quá tải kiến thức của các
cháu và học thêm dạy thêm chàn lan quá kinh khủng không biết mấy ông ở
trên bộ còn trò gì nữa không đây không còn việc gì để làm hay sao vậy
nữa?
nguyễn như, gửi lúc 02/11/2011 14:27:43
"Bệnh khó chữa":
Nhà nước ưu tiên người có trình độ cao nhưng thực tế đây là bằng cấp
thôi chứ học thạc sỹ để che lấp đi bằng trước cũng xảy ra khá phổ biến,
nhất là những người đang làm trong nhà nước. Con ông cháu cha học không
được thì đi theo chắp vá, nhưng sau đó đi học thạc sỹ thì chữ tại chức
biến mất tiêu, lại bỗng dưng có bằng thạc sỹ cao hơn người khác. Thật là
không hiểu được sao nhiều trường đại học mọc lên như nấm. Tôi nhớ thời
tôi học cách đây 10 năm vài chục trường đại học nhưng giờ đây con số này
khoảng 400 rồi.. Chán quá
Vinh, gửi lúc 02/11/2011 14:26:55
"Biết rồi, khổ lắm, nói mãi":
Thực trạng trên đã kéo dài nhiều năm qua, quan chức BGD có biết không?
có biết. Nhưng họ vẫn không làm gì để thay đổi điều đó. Câu hỏi đặt ra
cũng chính là câu trả lời, toàn bộ ngành GD đang chìm trong thói trì trệ
họ không thể và không muốn bất cứ sự thay đổi nào. Bởi thay đổi sẽ
khiến họ thêm việc trong khi duy trì thì lại nhàn thân. Tất cả từ BT đến
các GV đều muốn mọi việc như cũ, bởi như thế họ có thể làm theo cách
cũ, giảng các bài cũ, và lĩnh lương đều, còn nếu lương thấp họ lại xoay
viêc dậy thêm. Sau ba mươi năm cải cách GD kết quả của chúng ta vẫn là
một số không tròn trĩnh nếu không nói là có mặt thụt lùi. Đã đến lúc
ngành GD cần có một BT mạnh mẽ quyết liệt hơn trong điều hành chứ không
phải là những bóng hình mờ mờ nhân ảnh. Có như thế thì nền GD nước nhà
mới có tương lai.
Freeman, gửi lúc 02/11/2011 14:26:08
"giáo dục là từ ban đầu khi khởi tâm niệm bất thiện":
Nếu không thay đổi nền của giáo dục thì nó như đang ở sát bên bờ vực
thẳm. Giáo dục phải chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận,
phòng cháy chứ không chờ chữa cháy. những người đi đầu vẽ đường như thế
nào thì kết quả sẽ như thế đó,cách giáo dục còn tệ hơn mấy ngàn năm
trước thì hỏi làm sao không có cảnh như hôm nay. Thế mà vẫn hiển nhiên
trước một "đại giặc" đang làm cho dân tộc ta suy nhược, vô dụng.
Dung Thuy Hoang, gửi lúc 02/11/2011 14:25:11
"Vì sao thạc sỹ vẫn cho tại chức và từ xa thi vào ":
Chủ trương đào tạo trình độ sau đại học để nâng cao trình độ là đúng,
tuy nhiên hiên nay khâu đầu vào để học sau đại học là tôi thấy chưa ổn.
Bởi đi học thạc sỹ tuyển sinh đến các đối tượng là đại học tại chức,
chuyên tu và tư xa như thế làm sao đảm bảo được chất lượng.
Tôi nhớ năm 1998, khi đó tôi thi vào trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, số
lượng đăng ký thi rất là đông, khi vào phòng thi thì tôi biết được tôi
phải làm bài thật tốt ở mức một mình tôi phải chọi 43 học sinh khác để
được chọn vào trường, có nghĩa rằng tỷ lệ được vào trường là 1/43. Như
vậy sau khi tôi được đậu thì 42 bạn học sinh kia chắc hẳn rằng yếu hơn
tôi và sẽ đi học tại chức, từ xa để kiếm cái bằng đại học. Và như vậy,
sau 6 năm, bạn ấy và tôi ngang nhau thi vào thạc sỹ để sau 03 năm trình
độ tôi và 42 bạn ấy như nhau đều là thạc sỹ.
Và thử hỏi như vậy thì có hợp lý không ?
dương, gửi lúc 02/11/2011 11:18:08
"đừng đánh đồng tất cả":
đọc bài này tôi thấy co những ý kiến thật sát thực tế hiện nay trong
vấn đề đào tạo thạc sĩ. Đầu tiên là trường đào tạo chính quy, phải nói
rằng ở những ngôi trường này việc đào tạo thạc sĩ rất nghiêm túc à tôi
cũng thấy tự hào vì mình được đào tạo nơi đây (đại học KHXHNV TP. HCM),
đầu tiên bạn hảy thi vào xem nào, thi đầu vào như thế nào thì bạn sẽ
biết được kết quả đào tạo ra sao, các giảng viên hướng dẫn rất nhiệt
tình và không một chút than vãn, họ làm vì học viên, vì khoa học....nói
chung tôi cảm thấy tự hào khi họcở đây; thay vì tụ hào như tôi, thì mọt
số người bạn của tôi học ở các trường liên kết, họ đã tự nhận rằng "học ở
đây chủ yếu là tiền", giảng viên cũng vậy, họ chỉ chú trọng làm sao để
có tiền bằng cách này cách kia trong quá trình giảng dạy(không phải tất
cả giảng viên), chất lượng thì không bằng đại học, hết thời gian học =
học viên có bằng tiến sĩ (đại học tây nguyên, đại học sài gòn, ...là
tiêu biểu)
đừng đánh đồng tất cả các trường!!!hảy kiểm tra và đánh giá nhé!
Tuấn, gửi lúc 02/11/2011 11:18:11
"Buồn ": Tất cả là bệnh thành tích và tình trạng hối lộ thôi. buồn.............quá
thế anh, gửi lúc 02/11/2011 11:18:20
"Không yên tâm khi không cho con học thêm":
Vẫn biết các cháu vất vả học tập nhiều hơn những người học thạc sỹ
nhưng sao vẫn không thể yên tâm để con ở nhà khi phần đa các bạn trong
lớp đều đi học thêm. Tôi cố "liều mạng" để con tự học ở nhà xem sao rốt
cuộc cháu vẫn theo kịp bạn vẫn đứng trong tốp 5 bạn giỏi trong lớp. Thế
nhưng vẫn thấp thỏm không yên đâu, có thể năm cuối của cấp 2, cấp 3 tôi
vẫn phải cho cháu học thêm vì nhà nhà cho con học thêm kia mà, nhìn mà
nóng hết cả ruột. Tôi không biết phải làm sao cho đúng.
nguyenmucar, gửi lúc 02/11/2011 11:18:24
"Đẻ xong là có bằng thạc sĩ":
Lỗi này do ai và vì sao ai cũng biết chẳng hiểu những vị làm quản lí họ
quản lí cái gì và hàng ngày họ nghiên cứu cái gì?
Nếu muốn nước ta văn minh và hiện đại thì những nghịch lí đang xẩy ra
trên đất nước Việt nam cần phải được xóa bỏ ngay lập tức, nhất là trong
lĩnh vực giáo dục!
Minh Thu, gửi lúc 02/11/2011 11:18:41
"Học lớp một vất vả hơn học thạch sĩ nhiều":
Đúng vậy, đẻ xong là có bằng Thạc Sỹ. Ở cơ quan tôi cũng vậy, là một
viện nghiên cứu nên cũng giống như nội dung trong bài viết này đã đề cập
đến. Những người rảnh rỗi thời gian, có tiền là trở thành thạc sỹ hết.
Sau khi đọc bài viết này tôi mới nghiệm ra rằng đúng là trong thời gian
những bạn ở chỗ tôi trở thành Thạc Sỹ đồng hành với mang bầu thật. Cả
tạp vụ cũng sau vài năm tại chức cũng có bằng Đại học rồi từ từ vào các
chỗ ngồi có tiếng, còn các kỹ sư thực thụ thì cứ hì hục làm việc, hì hì ,
ai bảo không biết cách.
ngô xuân lập, gửi lúc 02/11/2011 11:18:53
"Kiến nghị":
Trước đây tôi cũng có viết bài gửi báo đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo là: Tất cả các khâu đánh giá trình độ ,chất
lượng giáo viên và học sinh đều phải được xây dựng tiêu chí đánh giá
bằng thanh điểm và quy định đối tượng đánh giá và được đánh giá cụ
thể.Nghiêm khắc loại bỏ giáo viên đương chức dạy thêm . Làm được như
vậy tình hình sẽ tốt lên.
ha noi, gửi lúc 02/11/2011 10:44:24
"cái bằng không có tội":
Việc cơ quan nhà nước tuyển người và đề bạt người có bằng cấp đâu có
sai. Nó chỉ là không đầy đủ thôi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Chất
lượng của cái bằng kém là do ngành giáo dục quá kém thôi. Phải cải thiện
và xử lý từ đấy mới đúng. Làm lãnh đạo không phải là chuyên môn giỏi mà
là người có tầm nhìn, biết dùng người. chứ cho mấy bác suốt ngày chỉ
biết có chuyên môn vào làm lãnh đạo thì năm bữa nửa tháng cơ quan cũng
xập
đinh văn hùng, gửi lúc 02/11/2011 11:19:08
"Không nên nhìn thạc sỹ một cách phiến diện":
Tôi đang theo học thạc sỹ đây này. Tôi thấy các vị nhìn thạc sỹ dưới
con mắt phiến diện quá. Các vị cứ thử thi đầu vào của kinh tế quốc dân
xem liệu có đáp ứng được không. Tôi thì đã trải nghiệm và thấy kỳ thi
đầu vào và cách đào tạo thạc sỹ của KTQD rất khắt khe và chuẩn mực. Hiện
nay nhiều người chỉ nghe mà chưa làm nên có biết gì đâu mà phát ngôn
bừa bãi!
Hoàng Văn Thạch, gửi lúc 02/11/2011 10:43:32
"Đổi mới tư duy":
Tất cả các bài viết trên đều rất hay, phản ánh đúng thực trạng giáo dục
nước nhà. Tuy nhiên, nguyên nhân chính và gốc rễ là giáo dục đang tìm
cách kiếm tiền bằng mọi giá (mầm non thì từ cha mẹ các cháu; thạc sĩ,
tiến sĩ thì từ thu nhập của họ để rồi sau đó họ phải tìm cách thu hội
vốn). Để thay đổ, phải đổi mới tư duy từ chính các vị lãnh đạo cao nhất
ngành giáo dục, bệnh thành tích, bệnh sính bằng cấp, bệnh xin cho, giáo
dục cũng là làm ăn cũng từ đó mà ra.
Trinh Quang Tri, gửi lúc 02/11/2011 11:19:10
"Tâm đắc": Tôi thấy tác giả bài viết rất hay và sâu sắc - nhưng làm sao bây giờ?
Nguyễn Như Minh, gửi lúc 02/11/2011 11:19:24
"Đừng vơ đũa cả nắm":
Các bạn đừng có nhận xét theo kiểu vơ đũa cả nắm.Đúng là có cái hiểu
học Thạc sĩ như các bạn đã nói.Nhưng học như thế mà cho đỗ là do ai.Có
người đi học chỉ lo "ấy" tiền cho người dạy, người hướng dẫn, rồi diểm
cao, thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi...mới thấy đau cho những người học
thật mà thiếu tiền.Cái đó do ai !!.Đau nhất là thế hệ sau bị các thạc sĩ
này đứng lớp.Bài giảng soạn trên máy, chiếu cho SV chép, rủi cúp điện
thì không làm sao có chữ để nói.Đau.Đau lắm.Một số Trường ngoài công lập
hiện nay cứ thấy th.S là nhận, nhận cho có dủ số, đủ bằng cấp,chứ đâu
có biết rằng các Th.S kia là đồ dởm.Có lẽ khi nhậ người có bằng thạc sĩ,
nên xem cái bằng phổ thông của họ tốt nghiệp ở Trường nào...
Thái Hòa, gửi lúc 02/11/2011 09:18:51
"Tiền- Bằng":
Tôi thấy hiện nay ở một số trường ĐBSCL đang liên kết với một số trường
khu vực miền trung và phía bắc để đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ quả thật
là rất đáng lo ngại. Thực sự tôi nói không sai, việc liên kết đào tạo
thạc sĩ và tiến sĩ ở đây lấy bằng còn dễ hơn cả người ta ra chợ mua mớ
rau sạch. Đã đến lúc Bộ phải thanh toán cái nạn đào tạo kiểu "vét càng
nhiều tiền càng tốt" ở những cơ sở này để làm lành mạnh môi trường giáo
dục
nguyễn huyền, gửi lúc 02/11/2011 09:18:28
"phản hồi":
Mặc dù tôi học ở 1 trường Kỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam nhưng Tôi thật
sự thấy buồn vì sự chuộng bằng cấp trong xã hội, nhất là ở cơ quan nhà
nước dẫn đến người người rủ nhau đi học bằng thạc sỹ, tiến sỹ. Đáng báo
động là tình trạng học theo đường VÒNG (cao đẳng, liên thông đại học
rồi cố lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ). Tại sao lại có tình trạng người người
rủ nhau đi học thạc sỹ, tiến sỹ như thế? câu hỏi này tôi xin nhường các
bạn tả lời nhưng tôi kiến nghị là chúng ta nên bỏ thi thạc sỹ, quy định
đầu vào tiến sỹ rất nhẹ nhàng nhưng chúng ta làm chặt đầu ra, trong quá
trình học thật nghiêm túc để như thế hạn chế VẤN NẠN bằng cấp và khuyến
khích ai muốn nghiên cứu thì có động lực học tiếp.
Phạm Gia Khải, gửi lúc 02/11/2011 09:17:47
"Bệnh thành tích trong giáo dục":
Giáo dục từ tuổi mẫu giáo cho tới hết phổ thông phải bao gồm cả kỹ năng
sống, cách ứng xử trong gia đình, xã hội, cách ăn nói (học ăn học nói
học gói học mở) trong các tình huống khác nhau. Phải cho thanh thiếu
niên biết thương yêu cha mẹ, kính trên nhường dưới, và biết tôn trọng
công lý, lẽ phải, điều rất thiếu hiện nay! Nên hướng cho thanh thiếu
niên học lên tùy theo khả năng của từng em, dựa vào học bạ từ cấp 2, vì
không thể ai cũng vào Đại học, ai cũng có khả năng như ai được. Chọn cán
bộ nên có test thực hành và lý thuyết, Phó Giáo sư, Giáo sư, bắt buộc
phải đọc, hiểu được một ngoại ngữ,
không cần nhiều Tiến sĩ, nhiều PGS, GS, như hiện nay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét