24/09/2011 07:10:51
- Tôi rất thích cô sử dụng từ “đạo đức” cho bộ sách của cô, chứ không phải là “giáo dục công dân”.
LTS: Sau những
thông tin đăng tải trên Bee.net.vn về cuốn sách đạo đức gây xôn xao,
chúng tôi nhận được bài viết của một học sinh vừa tốt nghiệp cấp 3.
Bee.net.vn xin giới thiệu những ý kiến rất đáng để chúng ta phải suy
ngẫm của em.
Mấy ngày hôm nay, dư luận xôn xao về vụ việc sách đạo đức mà theo họ có phần “ngô nghê” dành cho học sinh cấp 3 của trường THPT Đồng Hòa, Kiến An, Hải Phòng. Tôi cũng đã đọc nhiều bài báo về vụ việc này. Là một học sinh vừa mới tốt nghiệp cấp 3, tôi xin được đóng góp vài lời:
Bộ sách đạo đức do cô Đỗ Thị Lai biên soạn được coi là “ngô nghê”, nhưng tôi tự hỏi rằng, những bài học cơ bản đó có phải những thứ mà ai cũng biết không?
Mấy ngày hôm nay, dư luận xôn xao về vụ việc sách đạo đức mà theo họ có phần “ngô nghê” dành cho học sinh cấp 3 của trường THPT Đồng Hòa, Kiến An, Hải Phòng. Tôi cũng đã đọc nhiều bài báo về vụ việc này. Là một học sinh vừa mới tốt nghiệp cấp 3, tôi xin được đóng góp vài lời:
Bộ sách đạo đức do cô Đỗ Thị Lai biên soạn được coi là “ngô nghê”, nhưng tôi tự hỏi rằng, những bài học cơ bản đó có phải những thứ mà ai cũng biết không?
Nữ sinh đánh nhau rồi tung clip lên Internet không còn là chuyện mới. |
Khi tôi học cấp 3, môn Giáo dục công dân
là môn học bị chúng tôi xem nhẹ. Lớp 10, chúng tôi được học về một số
khái niệm cơ bản trong Triết học Marx – Lennin:v ật chất là gì, ý thức
là gì... Lên lớp 11 và 12 thì học các bài học về Lao động, về Liên hiệp
quốc… Những bài học ấy không phải là dở, những kiến thức đó không phải
là không có ích. Các cô giáo cũng cố gắng bằng mọi cách để đưa bài
giảng đến gần học sinh, để học sinh phân tích các tình huống của ngoài
xã hội. Nhưng các bài giảng đến rồi đi. Các quy tắc hành xử của nhiều
học sinh dường như vẫn không thay đổi sau khi học môn này.
Ngoài đường vẫn thấy có học sinh đánh nhau, đâm chém
nhau. Rồi cũng thấy đầy thanh niên đi lạng lách đánh võng vi phạm luật
giao thông. Chuyện ăn cắp tài sản cá nhân người khác thì gần như xảy ra
ở bất cứ trường học nào. Và đáng tiếc, độ tuổi vi phạm pháp luật (chứ
không còn là kỉ luật) càng ngày càng trẻ hóa. Liệu có ai nghĩ rằng, đó
là một hồi chuông báo động cho định nghĩa “đạo đức” ở Việt Nam hiện
nay?
Tôi không dám nói rằng cô hiệu trưởng trên làm đúng hay sai. Nhưng cá nhân tôi rất thích cô sử dụng từ “đạo đức” cho bộ sách của cô, chứ không phải là “giáo dục công dân”.
Tôi không dám nói rằng cô hiệu trưởng trên làm đúng hay sai. Nhưng cá nhân tôi rất thích cô sử dụng từ “đạo đức” cho bộ sách của cô, chứ không phải là “giáo dục công dân”.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tôi thấy, nhiều thế hệ hôm nay có tư duy đặt nặng những môn khoa học, đặt nặng việc thi cử và đặt nặng chữ “đại học”. Cứ mỗi năm lại thêm vài trường đại học mới mở, các trường đại học sẵn có thì chỉ tiêu tuyển ngày càng nhiều. Giờ đi đâu cũng thấy là sinh viên đại học hết(?!). Nhưng trong số họ, có bao nhiêu phần trăm xứng đáng cả tài cả đức để là một sinh viên đại học, sau này sẽ là trụ cột của đất nước?
Bác Hồ đã từng nói rồi: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Tôi băn khoăn, chỉ học "giáo dục công dân" như hiện nay, chúng ta sẽ có bao nhiêu người có ích? Bao nhiêu người biết chăm sóc bản thân từ biết cách yêu gia đình, biết cách ứng xử có văn hóa, biết cách ăn mặc nghiêm chỉnh khi đi ra đường…? Mà sau tất cả những điều đó mới đến biết cách yêu đất nước và xây dựng đất nước.
Đáng buồn thay khi không ít gia đình Việt Nam khá giả bây giờ phải gửi con vào các lớp học kĩ năng sống, các lớp học ở các Thiền viện để con mình biết cách ứng xử, biết cách suy nghĩ hơn.
“Tiên học lễ, hậu học văn” – câu cửa miệng của ngành giáo dục mà ai cũng biết. Nhưng có mấy ai hiểu?
Mấy năm gần đây, dư luận bàng hoàng với những tội ác dã man với lứa tuổi phạm tội ngày càng trẻ. Ngày nào 2 năm trước là hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa – sinh viên đại học. Rồi đến năm nay, là Lê Văn Luyện – hung thủ giết chết 3 mạng người, chặt đứt tay một đứa bé 8 tuổi. Lê Văn Luyện còn chưa đầy 18 tuổi...
Linh Linh (SV ĐH Ngoại thương Hà Nội)
* Phạm Nhàn - Xin chép lại các lời phản hồi đến thời điểm này :
-
Điều đáng buồn nhất là trong khi một số người tìm cách lợi dụng dư luận để kiếm tiền, nhiều người a-dua phê phán sách Đạo Đức ngô nghê thì Đạo Đức lại không được truyền dạy và đạo đức trong xã hội thì ngày càng tụt dốc. Giữa việc chê sách dậy Đạo đức ngô nghê và việc không dậy Đạo đức nhưng lại than thờ vì đạo dức xã hội băng hoại thì cách nghĩ, cách làm nào ngô nghê hơn? Hay nói đúng ra là ngu xuẩn hơn? Cần phải có hàng trăm phương tiện để truyền đạt được một cách nhìn (ý nhà phật) thì cũng cần hàng trăm loại tài liệu và cách làm để dậy Đạo đức. Tài liệu của cô Lai chỉ là một trong các phương tiện đó; nhưng chắc chắn rằng nó tốt hơn việc không dậy. PS: nếu viết "đời thường" như thế mà học sinh còn chưa hiểu, chưa học được thì không biết viết cho bóng bẩy cao siêu để làm gì??
-
Tôi đồng ý với ý kiến của Swallow (Cầu Giấy - Hà Nội ). Không thể chấp nhận cách nói cùa Linh Linh: "Bộ sách đạo đức do cô Đỗ Thị Lai biên soạn được coi là “ngô nghê”, nhưng tôi tự hỏi rằng, những bài học cơ bản đó có phải những thứ mà ai cũng biết không?". Không thể "tôi tự hỏi" rồi tôi tự phán một cách võ đoán là "những bài học cơ bản đó có phải những thứ mà ai cũng biết không?". Linh Linh lại còn nói :“Tiên học lễ, hậu học văn” – câu cửa miệng của ngành giáo dục mà ai cũng biết. Nhưng có mấy ai hiểu?". Nói như vậy là trịch thượng. Từ "ai" mà Linh ám chỉ nó rộng lắm, có cả ông bà, cha mẹ của mình, có cả những bậc trưởng thượng đang ngày đêm ưu tư đối với nền giáo dục của nước nhà (trong đó có cái "đạo đức" mà chúng ta đang bàn)...Nói như vậy hoá ra chỉ có cô hiệu trưởng Trường THPT Đồng Hòa, Kiến An, Hải Phòng là "hiểu" cái "câu cửa miệng mà ai cũng biết" kia sao ? Bây giờ thì chính tôi mới "tự hỏi" : cái "đạo đức" mà Linh đã được bồi dưỡng ngoài môn "Giáo dục công dân là môn học bị chúng tôi xem nhẹ" ấy có còn nguyên nghĩa của nó nữa hay không, và có gì đảm bảo rằng những học sinh "được" học cái gọi là "bộ sách đạo đức" đó sẽ có những hành xử khác với những thanh thiếu niên mà Linh đã đề cập ở trên? Linh đã tự mâu thuẫn và đã tự tin quá trớn khi nói : "Đáng buồn thay khi không ít gia đình Việt Nam khá giả bây giờ phải gửi con vào các lớp học kĩ năng sống, các lớp học ở các Thiền viện để con mình biết cách ứng xử, biết cách suy nghĩ hơn." (Việc gửi con vào những nơi đó là tốt chứ, nếu vậy sao lại "đáng buồn" ??!). Đúng như Swallow nói, "Linh cũng chưa hiểu ý của một số bài báo viết về cô giáo Đinh Thị Lai". Dư luận xã hội rất bức xúc vì "cô lại là giáo viên dạy Văn cấp 3, thậm chí là Hiệu trưởng" nhưng "cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ và tư duy hành văn đã không ổn" (chưa nói đằng sau việc làm của cô là động cơ nào. Linh nên biết : thông thường thì chúng ta chỉ phán xét hay đánh giá qua "chỗ dựa" là mục đích còn động cơ thúc đẩy cái mục đích ấy là gì thì lờ đi...!) Linh có biết là thế hệ học sinh Miền Nam (trước giải phóng, 1975) chúng tôi đã được học về "Gia huấn ca" (được cho là của Nguyễn Trãi ?) nhưng đâu vì thế mà bảo rằng thế hệ học sinh Miền Nam thời ấy là hoàn thiện, là không hư hỏng. Linh nên biết , từng bài trong "Gia huấn ca" rất chuẩn mực về nội dung lẫn hình thức, chứ không phải là những sao chép vụn vặt, khập khiểng, sai sót và thiếu chính xác, thậm chí phản giáo dục (khi đề cập về "tình yêu") như trong tài liệu mà Linh gọi là "đạo đức". Chuyện vì sao "gia huấn ca" sau ngày giải phóng không được đưa vào dạy trong chương trình là chuyện lớn, ngoài tầm của chúng ta, nhưng cái cần phải khẳng định là : mọi cái khi đưa vào nhà trường là phải chuẩn mực, khoa học... và hơn thế nữa, phải được thẩm định và đúng luật !
-
Anh đọc bài viết của em Swallow thấy em có suy nghĩ rất nông cạn và áp đặt. Đầu tiên hãy nói cho anh biết em hiểu gì về các bài báo và liệu suy nghĩ của em đã đúng chưa hay chỉ là nhìn từ 1 phía và nếu em đã lớn, anh tin em có thể hiểu mỗi người đều nhìn theo 1 cách của họ. Điều thứ 2, đừng đem cá nhân người khác để phán xét mục đích, rất là dở. Nếu cô Lai không dạy văn và không là hiệu trưởng thì cách dạy của cô như trên là hiệu quả? Và em đứng trên quan điểm nào để nói về cách dạy không hiệu quả, anh đợi câu trả lời của em. Anh đồng ý ý kiến của em Linh, có thể cách hành văn là 1 vấn đế, nhưng nó không phải là vấn đế, vấn đề chính là nội dung bài học được truyền tải. Và ở đây rất thực tế. Giáo dục đạo đức cần phải được lặp đi lặp lại. Chúng ta hay có suy nghĩ coi thường những thứ tầm thường, và tất nhiên chết vì những thứ tầm thường. Mặc dù anh không tán thành cách học thuộc lòng nhưng anh nghĩ đây cũng là một cách hiệu quả, chẳng phải chúng ta từng phải học thuộc lòng bài thơ, bản cửu chương ư ! Điều cuối cùng mình muốn mô hình này nhân rộng ra. Các nhà giáo khác hãy góp ý kiến để bổ sung góp ý kiến thay vì chỉ chăm chăm nhắm vào những mặt chưa tốt không quan trọng để vội ra kết luận.
-
minh thích bài của Linh. Mình cũng là học sinh cũ của trường, học sinh trường mình nghịch lắm.Ngày trước học có nhiều khi cô giáo phải trực tiếp chỉnh lời ăn tiếng nói của bọn mình cơ.Hồi đó làm bài thu hoạch đạo đức cô giáo còn kể nhiều dẫn chứng trong thực tế cho bọn mình nghe, từ những chủ đề trong tập bài rôi bọn mình suy nghĩ và viết. nay ra trường thấy nhiều điều cô dạy rất đúng.Người ta cứ chỉ trích cô Lai chứ mình thấy cô ấy rất tâm huyết xây dựng trường chứ có gì đâu.mình thấy hình như họ đang cố đình làm viẹc gì bôi xấu cô ấy vậy.
-
Không nên cười cái nhỏ nhặt trong cái lớn lao. Em Linh này suy nghĩ đúng đấy, còn những nhà báo kia đúng là viết vớ vẩn. Chúng ta hãy nghĩ tác dụng của tài liệu đạo đức của cô Lai có lợi, hay cách diễn đạt của cô Lai có vấn đề là lớn hơn. Cổ vũ sống đẹp, mà đi phê bình người có hành động thúc đẩy sống đẹp, Thật đúng là chả còn gì để nói?
-
Vậy chị Swallow định làm thế nào??? Cô hiệu trưởng đã làm được một việc tốt là đưa môn Đạo Đức thành một môn học, có sách viết dễ hiểu, dù rằng đôi chỗ còn chưa chính xác. Nhưng người dạy chắc chắn sẽ giải thích, sẽ giúp các em tiếp cận kiến thức đạo đức đó. Hãy làm đi trước khi chê bai người khác!
-
Thứ nhất không thể mang đạo đức ra so sánh với tội ác,tội phạm ...Ngay cả những nhà "tội phạm học" rồi "Tâm lí học" nhiều khi cũng chịu không lí giải được.Ở đời kẻ gây án mà luôn là đầu gấu,hoặc có tiền án tiền sự ...thì dễ điều tra quá.Đạo đức hay GDCD thì cũng là SGK cả .mà đã là GK thì phải chuẩn.Nhân đây tôi xin dẫn ra một ví dụ của phim Mỹ:1 cậu bé da đỏ,phải tập trung học trường chính của chính phủ:học sinh xem ảnh động vật giao phối thì tất cả đều nói:con ngựa nó làm vân vân và vân vân,riêng cậu bé Da đỏ lại nói :nó phủ nhau...Thế là cậu bị kỉ luật nặng.Nói thế để biết,SGK cho dù là Đạo đức cho tiểu học khác,trung học khác....Tuyệt đối không thô tục và ngô nghê?
-
Cơ bản là Linh đã viết: "Tôi không dám nói rằng cô hiệu trưởng trên làm đúng hay sai. Nhưng cá nhân tôi rất thích cô sử dụng từ “đạo đức” cho bộ sách của cô, chứ không phải là “giáo dục công dân”. Tức là môn GDCD hiện đang giảng dạy trong các nhà trường chưa có tác dụng nhiều đến việc giáo dục đao đức cho học sinh (ngay những chuyên nhỏ, thường ngày). Mình thấy đó là một cách nhìn hợp lý của Linh và chúng ta cần suy nghĩ. Còn văn của Linh, hình thức và chất lượng bài giảng của cô Lai lại là chuyên khác mà chưa nói ở đây.
-
Chị đọc bài viết của Linh thấy Linh diễn đạt còn ngô nghê quá. Hơn nữa Linh cũng chưa hiểu ý của một số bài báo viết về cô giáo Đinh Thị Lai. Không nói đến kiến thức chuyên môn trong bài viết của cô Lai, chỉ nói riêng đến cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ và tư duy hành văn đã không ổn, hơn nữa cô lại là giáo viên dạy Văn cấp 3, thậm chí là Hiệu trưởng. Nếu ý của cô là chỉ giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường thì chị đảm bảo với Linh là cách viết và cách dạy của cô không bao giờ đạt hiệu quả! Linh tin thế không?
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét