Không thể để tình trạng khám dịch vụ trong y
tế công. Có sẵn cơ sở vật chất của Nhà nước đầu tư, các BV công đua nhau
mở các khoa khám, chữa bệnh dịch vụ, mổ dịch vụ, giường dịch vụ…
- Hai xu thế ngược dòng thời đại
- Một nền y tế đang trốc gốc: Cái hay “cá biệt” che cái dở “phổ biến”!
- Một nền y tế đang trốc gốc: Thiếu bác sĩ, yếu chuyên môn
- Một nền y tế đang trốc gốc - Kỳ 1: Tủi thân bác sĩ miệt vườn
Đồng cảm với vấn đề mà Pháp Luật TP.HCM
đặt ra, nhân chuyến công tác tại TP, TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng (thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam), đã có cuộc trò chuyện với phóng viên về vấn đề phân
tuyến hệ thống y tế hiện nay.
Theo
TS Tuấn, chúng ta có phân tuyến nhưng lại phân tuyến kỹ thuật, tức quy
định tuyến dưới được phép làm gì, không làm gì. Việc phân tuyến theo
kiểu này đã làm hạn chế khả năng tiếp cận của tuyến dưới, định hình
trong suy nghĩ người dân là trạm y tế hay bệnh viện (BV) huyện chỉ làm
được đến chừng đó còn những vấn đề phức tạp phải lên tuyến trên.
Phân tuyến kỹ thuật đã lỗi thời
.
Thưa ông, từng có một thời gian dài chúng ta thực hiện phân tuyến theo
hệ thống, Nhà nước nắm toàn bộ, không có hoạt động y tế tư nhân, kèm
theo đó là phân tuyến kỹ thuật, nhân sự và trách nhiệm...
+
Đúng vậy. Khi đó hệ thống y tế cơ sở làm tốt các chức năng cơ bản về cả
dự phòng lẫn điều trị ban đầu. Cao hơn một chút về kỹ thuật là tuyến
huyện, tiếp đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương phụ trách các vấn đề về
kỹ thuật cao và là nơi giải quyết các vấn đề khó từ dưới đi lên. Và việc
phân tuyến theo kiểu này đã rất thành công trong thời bao cấp.
Tuy
nhiên, nền y tế hiện nay đã thay đổi, hệ thống y tế đa thành phần, có
Nhà nước, tư nhân, xã hội hóa, trong đó dịch vụ y tế tư nhân phát triển
rất mạnh. Hơn nữa, hạ tầng cơ sở tốt hơn rất nhiều, vấn đề tiếp cận từ
tuyến xã lên tuyến huyện, từ huyện ra tỉnh, thậm chí từ xã ra trung ương
đến các cơ sở y tế tốt đã khác hẳn.
Đặc biệt, hệ
thống thông tin đã hoàn toàn khác. Những thành tựu mới nhất về y tế của
thế giới, rất nhanh chóng đã có mặt ở Việt Nam, thậm chí nhiều BV còn
tiếp cận ngay những kỹ thuật tiên tiến này.
6 giờ 46 phút sáng tại BV Chợ Rẫy. Ảnh: DUY TÍNH
. Nghĩa là việc phân tuyến kỹ thuật đã không còn hiệu quả?
+ Cái chết của phân tuyến kỹ thuật là gắn nó với đầu tư kinh phí.
Phân
tuyến kỹ thuật là phân ra mức cho anh được phép làm cũng như đầu tư
kinh phí cho anh, trong khi đó lại cho gắn với dịch vụ - cung cấp theo
nhu cầu bệnh nhân và được phép thu tiền. Lúc này, nền y tế công phải
cạnh tranh với y tế tư, giữa các BV công cũng cạnh tranh với nhau để thu
hút được nhiều bệnh nhân.
Cho nên không có gì lạ
khi chỗ nào tận thu được thì tận thu. Chỗ nào có khả năng huy động được
vốn để đầu tư trang thiết bị, tạo ra sự hấp dẫn thì cố gắng. Do đó, BV
huyện cũng có siêu âm màu, CT, MRI… vô hình trung đẩy tuyến dưới cũng
chăm chăm đi làm điều trị, đẩy y tế dự phòng vào trạng thái nghỉ, khi
nào có dịch bệnh mới làm.
Một khi khủng hoảng y tế
dự phòng thì xác suất mắc bệnh sẽ tăng lên, mức độ nặng cũng tăng lên
và càng làm tăng gánh nặng cho tuyến trên. Tuyến trên lại tăng dịch vụ,
tăng đầu tư, tăng thu nhập.
Phân tuyến theo nhu cầu
. Theo ông là phải bỏ phân tuyến kỹ thuật?
+ Phải bỏ. Và muốn bỏ được phải định vị lại y tế tư và công.
Y
tế tư là gì? Nếu họ vận hành đáp ứng nhu cầu của xã hội và đúng theo
luật thì xã hội sẽ trả tiền. Họ cứ có lãi là làm. Với quan niệm như vậy,
họ sẽ không khó khăn để đầu tư vào BV các trang thiết bị, máy móc mới,
công nghệ cao đến đâu họ chạy theo tới đó. Nhà nước chỉ có việc đánh giá
chất lượng, có hoạt động đúng luật hay không, còn giá cả là theo thỏa
thuận giữa người mua và người bán. Nếu họ đắt quá thì thị trường sẽ tẩy
chay. Đầu tư Nhà nước không đi vào khía cạnh này.
Y tế công là gì? Nhà nước tham gia để đảm bảo nền y tế chăm sóc cơ bản cho người dân, tôi nhấn mạnh là dân nghèo chứ không phải toàn dân.
Đặc biệt những nơi khó khăn, xa xôi mà y tế tư không đáp ứng đến. Mảng
thứ hai đầu tư ít mà lãi nhiều cho cộng đồng là mảng dự phòng. Tinh túy
của y tế công là phải đầu tư cho dự phòng và đầu tư cho chăm sóc cơ bản.
. Nghĩa là phải tổ chức lại và phân tuyến theo nhu cầu của người dân?
+
Đúng vậy. Phân tuyến theo mức độ yêu cầu để đáp ứng. Hệ thống y tế
phường, xã chủ yếu làm dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị
những trường hợp đơn giản. Các BV huyện phải cơ cấu lại, nơi nào đông
dân cư, mô hình bệnh tật nhiều thì tập trung để đầu tư, nơi nào thừa thì
phải cắt bỏ. Lĩnh vực nào y tế tư nhân không làm thì Nhà nước tập trung
vào. Do đó không cần xây một loạt BV. Chúng ta phân tuyến kỹ thuật
nhưng trong một quận có nhiều BV, trạm y tế tập trung vào, gây thừa mà
ngân sách phải dàn trải ra. Trong khi đó, những vùng sâu, vùng xa người
dân tiếp cận rất khó khăn, thiếu trang thiết bị dịch vụ.
Bỏ dịch vụ trong BV công
. Các BV chuyên khoa ở trung tâm sẽ như thế nào, thưa ông ?
+
Gọi là chuyên khoa chỉ để biết thế thôi, còn đối với người dân, có bệnh
là phải điều trị và họ có quyền lựa chọn BV công hoặc tư. Vì vậy, phải bỏ tất cả các khoa dịch vụ tại y tế công.
. Nói như vậy bác sĩ công sẽ bỏ ra làm tư hết?
+
Phải nói rõ rằng: Tôi định vị lại y tế công với chức năng, nhiệm vụ yêu
cầu, mức lương như thế này, nếu chấp nhận thì làm. Nhà nước phải đảm
bảo, cam kết cung cấp mọi phương tiện để anh hoàn thành các chức năng,
nhiệm vụ được giao.
Những ai làm trong y tế công?
Đó là những người có cái tâm không phải vì tiền. Tuy nhiên, phải nhìn
nhận rằng mức lương như hiện nay trong y tế công là rất vô lý. Nhà nước
cố gắng đảm bảo cuộc sống cho họ. Mức lương vừa phải, đủ sống cộng với
niềm tự hào phục vụ cho người nghèo thì đó là cơ bản của y tế công. Còn
những y bác sĩ nào muốn phục vụ xã hội mà cũng muốn được trả lương chính
đáng để mua nhà, sắm xe hơi thì để họ ra làm tư.
Tóm
lại, công ra công, tư ra tư, không thể có tình trạng dịch vụ trong y tế
công. Y tế công chỉ đầu tư cho chăm sóc cơ bản và chăm sóc cho người
nghèo. Những trường hợp cần chăm sóc kỹ thuật cao (tỉ lệ này rất thấp
bởi vì nếu dự phòng tốt thì sẽ không bị nặng) thì có quỹ an sinh xã hội
để họ được hưởng kỹ thuật cao như người giàu.
. Xin cảm ơn ông.
Dịch vụ hốt bạc ở BV công
Có
sẵn cơ sở vật chất của Nhà nước đầu tư, các BV công đua nhau mở các
khoa khám, chữa bệnh dịch vụ, mổ dịch vụ, giường dịch vụ…
Tại
BV Chợ Rẫy, ba mức giá khám dịch vụ: 30.000 đồng/lần, 50.000 đồng/lần
và 75.000 đồng/lần. Tại BV Nhân dân Gia Định, khám bệnh thông thường
20.000 đồng/lần, khám dịch vụ 80.000 đồng/lần. Tại BV Nguyễn Tri Phương,
khám thông thường cho người bệnh không có bảo hiểm 30.000 đồng/lần, khi
khám dịch vụ 70.000 đồng/lần. Muốn khám theo yêu cầu có đích danh bác
sĩ là 100.000 đồng/lần.
Ở
BV Nguyễn Tri Phương, phòng dịch vụ với chiếc máy điều hòa cũ kỹ, một
phòng hai giường ở khoa Ngoại Thần kinh thu của bệnh nhân 350.000
đồng/ngày. Phòng dịch vụ ở BV Điều dưỡng phục hồi chức năng TP.HCM giá
350.000 đồng/ngày, phòng có tivi, điều hòa và tủ lạnh là 450.000
đồng/ngày…
(Theo báo Tiền Phong)
|
DUY TÍNHthực hiện
-
LÊ THỊ XUÂN ĐẸP (...thang@gmail.com) (15/10/2011 - 05:53)Nói đúng quá, tôi là người nhà của một bệnh nhân ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, phòng ốc chật chội vô cùng. Không có tivi xem, máy lạnh thì dở, thu tiền thì đủ không thiếu một xu, có khi máy lạnh hư nóng như lò thiêu.
-
TRẦN BÃO (oabtran...@yahoo.com.vn) (15/10/2011 - 04:36)Tôi rất tâm đắc với ý kiến của tiến sĩ Tuấn. Cái nào phải ra cái đó. Điều này tôi nghĩ lâu rồi, chỉ có điều những nhà quản lý không thèm nghĩ đến.
-
Tên của bạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét