Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Nghe bệnh nhân 'kể thêm tội' bác sỹ


- Sau khi VietNamNet mở diễn đàn “Chấm điểm bệnh viện” và diễn đàn “Y đức”, ngoài việc tham gia “chấm điểm” 10 bệnh viện được nêu trong danh sách thì các bệnh nhân đã nhân cơ hội “kể tội” thêm nhiều bệnh viện khác trên cả nước. Điều đáng chú ý là trong số các bệnh viện bị điểm mặt chỉ tên thì toàn bộ đều là bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Những “điểm sáng” được khen ngợi rất yếu ớt.
TIN LIÊN QUAN:
>> VietNamNet mời bạn đọc chấm điểm bệnh viện 
Nhiều bệnh viện, bác sỹ bị kể tội
Bạn đọc Nguyen Huu Luong cho biết mình bị yếu khớp cầu ở quai hàm. “Nhưng sau nửa ngày chờ đợi và khám bệnh ở BV RHM TPHCM, tôi chỉ nhận được 1 câu trả lời duy nhất là: bệnh này không chữa được và phải về nhà tập.
Tôi cần sự tư vấn cụ thể của bác sĩ ấy vậy mà tôi cố gắng hỏi bác sĩ nhưng vẫn đáp lại là “về nhà tập luyện đi”. Là người bệnh ai cũng lo lắng nhưng thái độ của bác sỹ như thế khiến tôi rất nản”.
Còn bạn đọc Phạm Thị Hồi thì phản ánh: “Tôi đã từng sử dụng phòng bì ở 1 BV Nhi ở HN, rồi BV P.S. Tôi đã từng bị y tá mắng thậm tệ, bị đối xử như kẻ ăn xin, ăn mày”.

Sau khi VietNamNet mở diễn đàn “Chấm điểm bệnh viện” và diễn đàn “Y đức”, ngoài việc tham gia “chấm điểm” 10 bệnh viện được nêu trong danh sách thì các bệnh nhân đã nhân cơ hội “kể tội” thêm nhiều bệnh viện khác trên cả nước.

Bạn đọc Nguyễn Ánh Dương không liệt kê cụ thể bệnh viện nào nhưng tỏ ra rất bi quan về chất lượng các bệnh viện: “Tôi mà được phép, tôi chấm cho Bác sỹ, y tá, hộ lý 5 điểm. Thái độ, cung cách làm việc của họ, cứ có bệnh là biết liền. Tôi có BHYT nhưng ko bao giờ tôi khám bằng BHYT hết. Không có phong bao, mình kêu họ thì họ nạt nộ thôi rồi”.
Điều đáng chú ý là nhiều bạn đọc thay vì kêu ca đã “nhờ” VietNamNet về khảo sát thực tế và làm phóng sự về y đức ở một số bệnh viện tuyến tỉnh, huyện trong cả nước.
“Không biết đã có ai từng khám và điều trị ở bệnh viện đa khoa N.A chưa? Ở đây nan phong bì và nạn vòi vĩnh bệnh nhân hết sức trắng trợn! Từ bác sỹ đến y tá... Hãy một lần nằm điều trị ở bệnh viện này thi biết ngay!”, một bạn đọc giấu tên cho biết. Các BV như BV đa khoa tỉnh V.P, tỉnh Q.N cũng được người bệnh liệt vào “danh sách đen”.
Những điểm sáng yếu ớt
Bên cạnh những ý kiến tiêu cực (chiếm phần lớn) thì VietNamNet cũng nhận được các ý kiến phản hồi tích cực tại một số khoa, phòng của các bệnh viện bởi những nơi này phục vụ tốt, bác sỹ và y tá đều hết lòng vì bệnh nhân.
Bạn đọc Trần Anh Tuấn cho biết, bố anh vừa được điều trị nội trú đợt 11 ngày tại Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai.
Anh nhận xét: Bệnh viện thực hiện quy trình nhập, xuất viện nhanh, khoa học (như quy trình ISO); Các Bác sĩ, Điều dưỡng, cán bộ chuyên môn (nói chung cho cả GS, PGS, TS, BSCK, BSNT ....) có trình độ giỏi và y đức tốt; Việc nhận phong bì, quà biếu hoàn toàn không có; Khu nhà Nhật rất sạch sẽ, ngăn nắp và tuân thủ quy định, nội quy đề ra (không cho mang giường xếp vào, người nhà vào thăm đúng giờ....). Đề nghị Tòa soạn và các Phóng viên nên khai thác cả khía cạnh người dân khi vào viện.
Bạn đọc Lê Kim Lan thì “bỏ phiếu” cho Bệnh viện Đại học y dược TP. HCM và đánh giá “đây là Bệnh viện phục vụ rất tốt”.
Đặc biệt, bạn đọc Lương Anh Tuấn cũng chán ngán khi nhắc đến 10 bệnh viện được đưa ra chấm điểm bởi trong 10 bệnh viện quý báo nêu ra để chấm điểm thì anh đã trải qua hơn một nửa, bản thân anh thấy thì trong tất cả các bệnh viện đó chất lượng phục vụ tồi tệ, đội ngũ Điều dưỡng, y tá, bác sỹ hách dịch.
Anh Tuấn dành thiện cảm cho BV Huyết Học Truyền Máu Trung Ương vì chất lượng phục vụ rất tốt, đội ngũ điều dưỡng, y tá, bác sỹ đều làm việc vì người bệnh.
Y đức: Chỉ giáo dục không thì chưa đủ
Bạn đọc Lê Hương Trà cho rằng nạn phong bì thể hiện đạo đức kém trong tất cả các ngành không riêng gì ngành y tế. Đây là một vấn đề lớn cần có sự quan tâm của chính phủ, các bộ ngành tìm cách khắc phục, không thể nói chung chung được.
Theo bạn Trà, hãy bắt đầu từ việc tuyển dụng cán bộ công chức, lãnh đạo các cấp hãy nói không với phong bì đi, sau đó đi sâu vào từng ngành cụ thể. Ngành giáo và ngành y cần được chú ý đặc biệt. Cần phải mổ xẻ đủ các khía cạnh, chỉ giáo dục ở trường lớp không đủ mà phải bằng thực tế.

“Đây là thói hư mà chính người bệnh và thân nhân người bệnh "thích" làm. Họ chỉ sợ không làm như vậy sẽ không được đối xử tử tế khi chữa bệnh. Hãy đưa ra một nghịch đảo là nếu bác sỹ tố bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cố tình đưa phong bì cho bác sỹ thì xử lý thế nào?”,

“Làm sao xóa bỏ được nạn chạy chức chạy quyền trong các bộ ngành rồi hãy nói tới y đức, đạo đức nghề nghiệp. Lên chức một giám đốc, hiệu trưởng nghe đâu cũng rất tốn kém, một y tá ra trường muốn xin vào một bệnh viện nào đó có nơi cũng tốn cả trăm triệu...
Vậy làm sao không có tham nhũng được? Hãy làm cho ra nhẽ tệ nạn này rồi hãy kêu gọi y đức. Cần tổ chức diễn đàn để người dân có ý kiến. Xin cảm ơn quí báo đã mở diễn đàn”, độc giả Trà nói.
Ở chiều ngược lại, bạn đọc Nguyễn Tiến Trung cũng cho rằng người bệnh cũng cần xem lại mình khi cứ đưa phong bì khi bác sỹ không gợi ý.
“Đây là thói hư mà chính người bệnh và thân nhân người bệnh "thích" làm. Họ chỉ sợ không làm như vậy sẽ không được đối xử tử tế khi chữa bệnh. Hãy đưa ra một nghịch đảo là nếu bác sỹ tố bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cố tình đưa phong bì cho bác sỹ thì xử lý thế nào?”, độc giả Trung nói.
Theo bạn đọc Hoàng Thắng thì điều kiện cần là vận động phong trào như vừa qua là chuẩn, điều kiện đủ là đủ bù đắp sức lao động cho họ là không cần chỉnh. Nếu không kết hợp được cả hai thì e là không thể giải quyết được vấn đề.
Ngọc Anh (Tổng hợp)

Ca sĩ Ánh Tuyết trên giường bệnh viết về 'phong bì bác sĩ' - (VNE)


"Đừng nên đổ lỗi cho ai! Chúng ta đang đối mặt với một căn bệnh thời đại: bệnh của những người có tiền và những người không tiền. Người có tiền cho rằng tôi cần là phải được. Người không có tiền thì làm thằng cùi và quậy".
> Tệ phong bì bệnh viện/ Bệnh viện quá tải/ Bệnh nhân tử vong

Giọng ca "Ô mê ly" đang nằm điều trị tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM sau ca mổ cột sống. Là một bệnh nhân nan y thường xuyên ra vào viện, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ với VnExpress.net ý kiến về tệ phong bì bệnh viện, tình trạng bệnh nhân chết do sự tắc trách của y bác sĩ, rồi bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung... Dưới đây là bài viết của nữ ca sĩ 50 tuổi thành danh với những ca khúc do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Không thể ngồi để viết, Ánh Tuyết nhờ một người bạn chấp bút.
Trước những phản ánh liên tục về người nhà bệnh nhân rượt đuổi chém thầy thuốc trong bệnh viện hay tới tận nhà bác sĩ đập phá, cướp bóc… tôi muốn nói lên tiếng nói của mình.
Là một ca sĩ mang đủ các chứng bệnh, dù trong người tôi luôn bị những cơn đau hành hạ nhưng khi đứng trên sân khấu tôi vẫn hát bằng tất cả lòng đam mê đầy nhiệt huyết, cố gắng trau chuốt giọng hát của mình để không phụ lòng khán giả. Một bác sĩ cũng vậy. Có thể vì nhiều lý do (do căng thẳng, áp lực, do bị người nhà bệnh nhân rầy la…) khiến họ từ chối ca bệnh nhưng khi họ đã bắt tay vào làm là sẽ làm hết trách nhiệm của mình, để mang lại điều tốt nhất cho bệnh nhân và cả cho uy tín của một người bác sĩ.
Nghe Ánh Tuyết hát ca khúc Ô mê ly
Ca sĩ Ánh Tuyết đang được các bác sĩ chăm sóc sau ca phẫu thuật mới đây. Ảnh: Ngân Hoa
Ca sĩ Ánh Tuyết đang được các bác sĩ chăm sóc sau ca phẫu thuật mới đây. Ảnh: Ngân Hoa
Hiện tại tôi vẫn phải nằm theo dõi sau phẫu thuật tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM. Trường hợp của tôi là một ca mổ đặc biệt khó và nguy hiểm. Tôi đã từng mổ hai lần cột sống cổ và đốt sống lưng, cấu trúc bình thường đã bị phá vỡ, nếu phẫu thuật không khéo rất dễ dẫn đến bị liệt. Do vậy các bác sĩ bảo rằng tôi cần phải đánh giá trước mọi chuyện sẽ gặp. Chỉ cần “chệch một ly là đi một dặm”, và cái chệch đó phải trả giá đắt bằng biến chứng thần kinh của bệnh nhân kéo theo những hệ lụy rất lớn.
Bên cạnh đó, ngoài chuyện phẫu thuật giải ép các mô thần kinh cho đốt sống lưng thì còn phải cố định lại và sửa lại dáng cong bình thường cho cột sống. Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Minh Lý, Trưởng khoa cột sống A Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM là một trong hai phẫu thuật viên thực hiện ca mổ khó kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ của tôi. Trong suốt quá trình mổ không phải truyền máu.
Tỉnh dậy nhìn ánh mắt hạnh phúc của hai bác sĩ trực tiếp tham gia phẫu thuật, tôi hiểu ca mổ rất thành công dù mới trải qua một ngày đầu tiên sau cuộc đại phẫu.
Bị mắc rất nhiều bệnh và từng trải qua 7 cuộc đại phẫu, hơn ai hết tôi hiểu rằng mình cần phải lạc quan và tin tưởng vào bác sĩ, tạo cho họ cảm giác thoải mái.
Lần mổ này, sau khi tiền gây mê, tôi bắt đầu phiêu diêu, bác sĩ chuẩn bị chụp ống thở oxi. Tôi sực nhớ tới một việc nên bảo: “Khoan! Tôi muốn kể cho ê kíp mổ nghe một câu chuyện vui. Câu chuyện về bác sĩ quan liêu”. Các bác sĩ rất hưởng ứng. Và tôi kể một chuyện hơi "tiếu lâm" một chút không tiện nêu ở đây, song cả tôi và các bác sĩ đều cười sảng khoái, rồi tôi chìm vào giấc mê.
10 năm về trước tôi bị hẹp đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm, cũng tại bệnh viện này người thầy của bác sĩ Lý là Giáo sư, bác sĩ Võ Văn Thành và bác sĩ chuyên khoa mổ Phạm Ngọc Công đã mổ đốt sống cổ cho tôi. Phẫu thuật đốt sống cổ, cách an toàn nhất là mổ phía trước. Vì muốn bảo toàn tính thẩm mỹ và nguy cơ chạm dây thanh âm sẽ ảnh hưởng đến giọng hát của ca sĩ nên các bác sĩ phải quyết định chọn mổ phía sau cổ, dù biết rằng sẽ khó khăn hơn gấp bội bởi đây là trung tâm hệ thống thần kinh. Ca mổ ngày ấy thành công, đốt sống cổ của tôi được đặt thêm 3 miếng gốm. Và ca mổ hôm nay lưng của tôi lại có thêm hai chiếc nẹp và 6 con ốc bằng titan.
Kể ra câu chuyện của tôi, không phải tôi đang cố thanh minh cho các bác sĩ, cho bệnh viện hay cho bệnh nhân. Con người có cái may cái rủi, bác sĩ có giỏi trời đi nữa thì cũng có lúc bị hên xui may rủi. Ai cũng muốn làm việc tốt nhất cho bệnh nhân nhưng những yếu tố hên xui may rủi, cái thời vận, thời khắc của mỗi người bệnh thì khác nhau. Và những cái xui rủi xảy đến cũng có thể do chính bản thân mình không gặp may.
Tôi thừa nhận cũng có trường hợp bệnh nhân đưa tiền ra thì được quan tâm ngay nhưng vẫn còn rất nhiều những y bác sĩ có tấm lòng bao dung, nhân hậu. Không riêng gì bệnh viện mà bất cứ ở đâu trong xã hội chúng ta cũng vậy. Ngay khi bạn bước vào một nhà hàng ăn, cũng tô phở với giá tiền như nhau nhưng người ăn mặc lịch sự thì được quan tâm, còn người mặc áo rách thì cứ ngồi đợi đấy hoặc có khi mang tô phở ra đặt xuống một cái rầm. Chính điều này cũng khiến tôi cảm thấy buồn, âu đó cũng là căn bệnh của xã hội.
Sai lầm của bệnh nhân khi khai bệnh thường nói quá so với tình trạng thực của mình để được bác sĩ quan tâm, chữa trị nhưng làm vậy lợi bất cập hại. Vô tình chúng ta đẩy bác sĩ vào tình trạng rối trí, chẩn đoán sai dẫn đến cách xử lý và liều lượng thuốc quá đà.
Tâm lý người bệnh đau một, người thân đau mười nên đụng cái gì cũng réo bác sĩ ra để chửi. Họ cũng có liêm sỉ vậy. Đau thì cũng đau rồi, chúng ta cần phải hết sức bình tĩnh.
Hiện nay chúng ta phải đối mặt với một căn bệnh thời đại: bệnh của những người có tiền và những người không tiền. Người có tiền thì cho rằng tôi có tiền tôi cần là phải được. Người không có tiền thì làm thằng cùi và quậy. Và hậu quả là người bệnh cũng chẳng vì thế mà khỏe hơn và những người có liên quan thì đối mặt với những bản án nghiêm khắc của pháp luật. Đã đến lúc mỗi chúng ta nên nhìn nhận đúng vai trò trách nhiệm của mình trước khi đổ lỗi cho người khác.
Ánh Tuyết
gop y
Người nghèo ư? Bạn chỉ hiểu được 1 phần rất nhỏ của người nghèo là ít tiền, ăn mặc tuềnh toàng chứ bạn hiểu sao nổi thân phận của người nghèo. Tôi không dám nói là hết thảy nhưng để tìm được một y bác sĩ làm việc đúng với lương của nghề nghiệp thật khó. Những người nghèo như chúng tôi đã sống chung với cái mà bạn gọi là CĂN BÊNH XÃ HỘI này không phải chỉ ở bệnh viện, mà ở trường học nếu không có quà đến thầy cô giáo thì bạn biết đấy, ở nơi làm việc cũng vậy (Tôi chỉ nói doanh nghiệp nhà nước). Nếu không đến mà lễ tết các vị cán bộ quản lý mình thì thôi... kể ra làm gì. Chúc chị được y bác sĩ quan tâm mau khỏi bệnh.
( nguyen xuan chung )

Cám ơn Ánh Tuyết
Đơn giản vì Chị có tiền và nổi tiếng. Có lẽ trong chúng ta ai cũng từng vào viện (có thể vì bệnh hoặc để thăm bệnh) đều biết BS và nhân viên bệnh viện, không cần phải nói nhiều.
( TL )

Về việc cô Ánh Tuyết nói về các bác sĩ
Cô tin tưởng vào bác sĩ như thế vì cô là người nổi tiếng, nên được chữa trị chu đáo thôi, cô có thấy cảnh những người nghèo không có tiền để ăn nữa nói chi đến chuyện đi bệnh viện chữa trị, dân nghèo như chúng tôi chỉ biết cầu trời cho đừng bệnh, còn nếu có bệnh thì chết luôn cho xong, tiền chữa trị đó để dành cho con cháu còn có it hơn, đời là vậy thôi có tiền, có tiếng, thì chữa bệnh ở đâu cũng được, chưa bao nhiêu lần cũng chả sao :(
( thanh lan )

Sai roi
Co noi sai roi, toi cung hang chuc nam troi di vien, nhung chua mot bac si nao tu te voi benh nhan cho den khi ho nhan phong bi ca. Co le co la mot nguoi noi tieng nen ho moi doi xu voi co nhu vay thoi, co cu thu la mot nguoi binh thuong, it tien xem. Co noi bac si co nguoi the nay, co nguoi the khac, co noi dung nhung sai mot dieu la khong co tien thi dung co mong ho het long cuu chua. Khong phai tu nhien ma bac si bi nguoi nha benh nhan hanh hung va chui boi, dieu nay thi toi nghi, cac bac si la nguoi hieu nhat
( kim oanh )

Vì chị có tiền và nổi tiếng
Chẳng qua vì chị là một ca sĩ nổi tiếng và nhiều người mến mộ. Đồng thời chị cũng đã chọn phòng đặc biệt nên họ quan tâm là đúng. Chị cứ thử đưa người nhà đi và khám thì sẽ biết (chị không lộ diện nhé).
( nguyễn đức chính )

Chị là Ca Sĩ
Gửi chị Ánh Tuyết: Chị là Ca sĩ nhiều tiền thì tất nhiên được chăm sóc và đối xử tốt hơn rất nhiều so với những người dân bình thường rồi!
( NTT )

ĐỒNG Ý
Rất đồng ý với CS ÁNH TUYẾT.
( BSTPHCM )

gui chi anh tuyet
chị Tuyét ơi chi đừng co đi khóc thuê nhé . không ai nghe chi đâu đáng lẽ nổi tiếng nhiều tiền như chi thì nên ủng hộ dân ngèo như chúng tôi thì tốt hơn vì ngèo là đại đa số mà chị và ngèo là được đối xử tệ lắm chị ơi .
( nguyen van dung )

Ca sĩ Ánh Tuyết nói tốt về BS VN quá đấy
Chị có tiền thì mới được vậy thôi chị ơi. Vả lại chị cũng là người nổi tiếng, người của công chúng, đố BS nào dám tắc trách. Nếu BS mà tắc trách với chị thì chỉ cần chị kêu một tiếng là phóng viên sẽ tới đầy và đăng nguyên xi những gì tồi tệ xảy ra với chị lên báo chí, và lúc đó là cả hàng tỷ người trên TG biết BS VN là như vậy. Thế đó, vậy thôi chị ơi, chị đừng có nói hay quá chị ạh. Thử chị là người thường thử xem, người thường thôi chứ không cần là người nghèo nữa, thì chị sẽ thấy ngay cái gì sẽ xảy ra với chị. Chị nhé, chị yêu nhé.
( Phạm Mỹ Hạnh )

Vì Cô nhiều tiền.
Cô A Tuyết ơi, vì Cô là người nổi tiếng và vì Cô có tiền nhiều nên Cô được chăm sóc, quan tâm đặc biệt chu đáo. Cho nên Cô đâu có thấy được những điều tội tệ khác ! Mọi người nói thật đúng đó. Cứ thử nghèo, ít tiền mà đi nằm viện thì biết ngay mà. Cháu cũng đã từng nằm viện vài lần, trải qua vài cuộc phẫu thuật nên cháu biết và hiểu lắm. Vì không tiền, đi nằm viện với cái bảo hiểm xóa đói giảm nghèo mà cháu mổ 1 lần duy nhất ở Cột Sống mà phải chịu cảnh liệt 2 chân cho tới bây giờ. Đọc bài báo Cô viết, thấy Cô trải qua nhiều lần phẩu thuật ở Cột Sống mà vẫn ko ảnh hưởng gì thì đúng là Cô may mắn. May mắn vì Cô có tiền nhiều và là người nổi tiếng nên Cô được các bác sĩ tận tình cứu chữa thôi. Cô viết bài thanh minh cho họ làm gì, bởi cũng ko giúp gì được khi sự thật vẫn là sự thật. Chỉ cần ai đã từng nằm viện 1 lần mà ít tiền thì họ đều biết và hiểu hết mà.
( Thân Mỹ Hạnh )

Gui chi Anh Tuyet
Chi noi qua do, chi noi theo kieu nguoi co tien, chi vao phong kham dac biet, phi cao, tat nhien la duoc cham soc tot roi, chi thu den cac benh vien va boi nho mat mui, khong ai nhan ra xem chi se duoc doi xu the nao. Noi chung, chi chang biet gi ca.
( Vũ Hoà )

Nói thật nhé!
mấy lần tôi đi nuôi nguời nhà nằm viện, không biết chỗ và có 1 số chuyện không rõ nên hỏi y tá, vậy mà họ nạt ngang nạt ngửa trả lời với vẻ hằn học coi thường, đến người thu viện phí cũng vậy. Đến khi gặp BS thì có người thăm hỏi bệnh nhân rất đàng hoàng, có người thì chảnh ra mặt. Chị nói cũng có phần đúng, nhưng theo em 10 người thì chỉ được khoảng 1 người lịch sự còn lại thì... thôi không cần nói cũng hiểu... vậy hỏi Chị chúng ta có nên phản ánh điều này hay không. câu trả lời này tôi nghĩ 99% là có đó. Cám ơn.
( tht )

Bác sĩ, y đức
Tôi nghĩ cô ca sĩ Ánh Tuyết đã hiểu rõ và nói thay tất cả. Chúng ta đừng hằn học và quy chụp.
<>
Do đó không có quy định nào bằng mỗi chúng ta nghĩ và làm sao cái chân thiện mỹ, cái công bằng XH, đừng cố nghĩ phiến diện thiếu tích cực.
Phải nhìn rộng, thân thiện mới sáng, chứ cố suy nghĩ phiến diện thì rất khó cho sự phát triển nhận thức hành động cho con cháu sau này.
( Nguyễn Văn Hữu )

Gui ca si Anh Tuyet
Xin loi chi Anh tuyet co phai chi dang nam o phong tu chon, dieu tri dac biet cua benh vien voi 2-3 bac si ben canh. noi Chi muon viet cho chinh xac thi hay xuong phong benh chung cua nhung nguoi ngheo nhu chung toi thi hay noi. Nằm đó mượn người khác viết không chính xác đâu. Chúc chị mau lành bệnh.
( thuyvutrong )

đúng một phần nhưng xh bây giờ loạn rồi
Bây giờ ở đâu hay đi đâu cũng phải có tiền đi trước. Nhớ lại mà đau xót, ông chú tôi bị ngã xe, nếu được bác sĩ tận tình cứu chữa thì đã qua cơn nguy hiểm. Đằng này, người nhà mình đang nằm ra đó, phải chạy đôn chạy đáo xem vị Bs bào có thể giúp được, phải chạy ai?....Nhưng cuối cùng thì....hỡi ôi, toàn những kẻ trọng tiền bạc mà coi mạng người như cỏ rác.
( nguyễn lan hoa )

Ác ý
Sao có nhiều người lại nghĩ ác cho Bác sĩ nhiều đến thế nhỉ? Họ là những người học để cứu người mà. Hãy trân trọng và cám ơn họ thì đúng hơn.
( Lean )

Nhìn mặt đặt tên
BS nhìn mặt đặt tên thôi, thử người nghèo vào xem người ta đối xử thể nào, đơn giản vì cs AT là người nổi tiếng, nếu các bs có gì thì sẽ bị kiện hoặc bị đưa ra báo chí, còn người nghèo lấy tiền đâu mà làm những chuyện ấy nên có người ngậm bồ hòn làm ngọt có người bức xúc quá chịu ko nổi thì làm càn thôi....
( Kim Hải )

Cũng một phần do người bệnh
Cũng một phần do người bệnh thôi. Có một số người bệnh có tiền muốn "cảm ơn" BS bằng tiền để được quan tâm hơn. BS không phải ai cũng là "thánh" cả mà... Lâu dần họ thấy như thế là thường. Ai không có "phong bì" sẽ là bất thường thôi mà. Cứ thế sinh "tệ nạn". Như thế BS chỉ có lỗi một phần, còn lại lỗi là do ĐẠI BỘ PHẬN TẦNG LỚP chúng ta. Chúng ta nên trách lẫn nhau thì đúng hơn!
( Thanh Mai )

gui CS Anh tuyet
Bac si thoi nay khac roi chi a.Tien la tat ca voi ho thoi
( thanh mai )

Lương y như từ mẫu
Câu nói xưa "Lương y như từ mẫu" có lẽ từ khi cha, con Giáo Sư Tôn Thất Tùng, Tông Thất Bách ra đi chắc ngành Y nước nhà không còn vị nào có hình ảnh, đủ tầm để giữ lại hình ảnh người "thầy" mà rặt chỉ là "thợ" thôi sao?.
( Thanh Bình )

Đảo tiết không khoa học - (TN)

Câu chuyện khó chịu: Dưới chuẩn? - (TVN.NET)


Chuyện dạy tiếng nước ngoài trong nhà trường phổ thông hoàn toàn không đơn giản là chuyện giải quyết tình trạng bị coi là "dưới chuẩn" của giáo viên.
Chuyện dạy tiếng nước ngoài trong nhà trường phổ thông hoàn toàn không đơn giản là chuyện giải quyết tình trạng bị coi là "dưới chuẩn" của giáo viên.
Mọi sự đều tốt. Đường lối tốt. Cách tiếp cận tốt. Sách tốt. Phương tiện dạy học tốt. Người học háo hức say sưa, rất tốt... Chỉ còn một điều chưa tốt: Giáo viên dưới chuẩn. Tất cả xúm vào chê giáo viên. Ông đường lối chê. Ông tiếp cận chê. Ông soạn sách chê. Ông phương tiện dạy học chê. Cha mẹ học sinh chê. Báo chí ùa vào ăn theo nữa thì chạy đâu cho thoát!
Đường lối "giao tiếp"
Có hai kiểu nhà giáo dạo này bị chê rát mặt: Giáo viên tiếng Anh và giáo viên Lịch sử. Mở ngoặc: Giáo viên Văn một thời bị chê nhiều, nay đã lờn thuốc, các cấp các ban các ngành các nhà... chán không muốn chê ngạch dạy Văn nữa. Vả chăng cũng biết rằng có chê cũng chẳng có phương thuốc chữa. Bây giờ người ta tập trung giễu học trò thôi - "những bài văn bất hủ" của học trò trên một trang mạng lớn đã ra đến kỳ 53 (đến hôm nay, không còn việc gì hơn để làm, đã sang kỳ thứ 54 rồi).
Trong mớ bòng bòng ấy, xin phép nói về chuyện dạy tiếng Anh trước.
1.Cái đường lối có tên gọi là giao tiếp được sinh ra từ đâu?
Ấy là hồi đầu năm 1944. Những tính toán của người Mỹ cho biết năm 1945 sẽ là năm quyết định Thế chiến thứ II. Chí ít là Mỹ đã có kế hoạch ném bom nguyên tử để kết thúc vụ việc, nên họ phải nhìn xa hơn để chuẩn bị tiếp quản cả cái thế giới rộng lớn này.
Khi đi tiếp quản vùng đất mới, hiển nhiên là cần người biết tiếng. Về phương diện này, năng lực ngoại ngữ, tầm nhìn xa của Mỹ thể hiện ở việc đầu năm 1944 họ cấp tốc đào tạo gần nửa triệu sĩ quan đủ sức "giao tiếp" lưu loát bằng tiếng nước ngoài. Rành rành là khoa học gắn bó với chính trị! Họ muốn được tiếp quản nhiều vùng của thế giới nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đường lối gọi bằng "giao tiếp" ra đời. Nó cho phép diễn đạt sai cấu trúc cũng được, miễn là đôi bên giao tiếp hiểu được nhau. Nó nhấn mạnh vào ngôn ngữ nói thay vì quá chú trọng vào ngôn ngữ viết như cái đường lối học ngoại ngữ có trước đó. Nó nhấn mạnh vào ý nghĩa thực dụng: Một nhà ngôn ngữ học Mỹ (hình như là Edward Sapir) nói "đi vào vùng Trung Phi nói hơn 500 thổ ngữ, bạn không thể bỏ ra quá một tuần chỉ ngồi học tiếng..."
Vào những năm 1950, làn sóng di dân "tìm thiên đường trần gian" từ các nước tư bản (nghèo) sang các nước tư bản (giàu), từ các nước XHCN sang các nước chưa tiến lên được XHCN ... đã thúc đẩy tiến trình học ngoại ngữ theo đường lối "giao tiếp", vì "người di dân không thể chờ lâu hơn ba tháng để có được một việc làm".
Khó có thể nghĩ rằng cái đường lối giao tiếp này là sai. Chứng cớ việc nó không sai nằm ở chỗ nó được tiếp nhận khắp chốn cùng nơi. Nhưng ta thử nêu ra câu hỏi khác: Vì sao một "đường lối" tuyệt vời đến thế, được thực hiện ròng rã bao nhiêu tháng năm, vậy mà lại không thực hiện được sứ mệnh khoa học, chi vì có quá nhiều giáo viên "dưới chuẩn"?
Về vấn đề dạy tiếng nước ngoài theo cách "giao tiếp", ta có thể nghe được những lời giải thích đại thể như thế này: ... "giao tiếp không phải là phương pháp, cũng chẳng phải "đường lối". Nó là cách tiếp cận trong việc giảng dạy ngoại ngữ."
Gọi là "cách tiếp cận", bởi người ta xem giao tiếp vừa là mục tiêu vừa là biện pháp để đạt đến mục tiêu này. Còn không xem nó là phương pháp bởi có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau của các phương pháp trước đó, miễn sao đạt tới mục tiêu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
Giao tiếp là cái đích mà việc dạy và học phải hướng đến, còn thực tế làm được tới đâu lại là chuyện khác. Hiện việc dạy và học tiếng Anh ở nhà trường không theo cách tiếp cận đó, chủ yếu sử dụng phương pháp nghe - nói, có nơi vẫn còn dùng phương pháp ngữ pháp - dịch, với mục tiêu học để lấy điểm, học để thi, để lấy bằng là chính.
Nghe những lời giải thích lủng củng trên đây đăng trên một tờ báo lớn, nếu quả tình công việc đào tạo giáo viên diễn ra theo đường lối / phương pháp / cách tiếp cận ấy, nếu đúng như vậy mà giáo viên không bị rơi vào nạn "dưới chuẩn" thì mới lạ!

Một giờ học tiếng Anh tại trường tiểu học. Ảnh: SGGP
Thất bại, đổ lỗi giáo viên "dưới chuẩn"
Thực chất là, hiện nay trong việc dạy ngoại ngữ cho trẻ em ở trường phổ thông, có hai đường lối (phương pháp, cách tiếp cận) chống chọi nhau.
Một đường lối (được coi là cũ, lạc hậu) chủ trương đem lại cho người học sự am tường ngôn ngữ (nước ngoài) trên cơ sở đó mà sử dụng ngoại ngữ ấy tùy theo nhu cầu của mình.
Đường lối này, mà chúng tôi muốn gọi tên là đường lối cấu trúc, đã bị bỏ quên không còn được dùng nữa, vì một lẽ đơn giản là số lượng người thuộc lớp giáo viên đủ sức ở trình độ "cấu trúc" này càng ngày càng giảm. Đội ngũ giáo viên bổ sung lại chính là lực lượng được đào tạo để chủ động đi theo đường lối thứ hai dưới đây.
Một đường lối (được coi là mới, tiên tiến) đem lại cho người học năng lực giao tiếp bằng chính ngôn ngữ đang học, chứ không chỉ hiểu biết về ngoại ngữ ấy.
Đường lối thứ hai, mà chúng tôi muốn gọi tên là đường lối thực dụng, thì hoàn toàn lúng túng trong việc lấy giao tiếp vừa là mục tiêu vừa là biện pháp học ngoại ngữ. Nói nôm na là thế này: Ngay từ bài học đầu tiên đã phải "tiếp cận" theo lối "giao tiếp", sao cho lớp học luôn luôn có không khí của nơi hội tụ những phần tử nói năng "bản địa".
Nguyện vọng này đã không thể đạt được. Nói cho dễ hiểu, đường lối đó thất bại. Cả một đường lối thất bại, nhưng người ta lại đổ lỗi tại giáo viên "dưới chuẩn".
Nhìn bề ngoài thì đúng thế: Giáo viên đánh vật với những người học rất ít có động cơ giao tiếp, khộng đủ khả năng ngôn ngữ dùng vào việc "lấy giao tiếp nuôi giao tiếp", lại không phải khi nào cũng có cơ hội giao tiếp.
Nguyên nhân thất bại chỉ duy nhất như sau thôi: Đem một đường lối dạy học có thể rất đúng dùng cho đối tượng người lớn tuổi (sĩ quan tiếp quản, người di dân kiếm việc, nhà nghiên cứu đi vào miền đất lạ...) đem áp dụng cho trẻ em - lấy một cách học cấp tập vài ba tháng áp dụng cho những em nhỏ được quyền học một ngôn ngữ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ trong cả chục năm ròng.
Thay đổi như thế nào?
Trước hết, cần xác định lại, trẻ em 6 tuổi đến trường phổ thông học đủ thứ, trong đó có tiếng nước ngoài, việc học đó để làm gì?
Trả lời: Mục đích học tiếng nước ngoài ở trường phổ thông là để học lấy một cách thức và một công cụ hòa nhập vào với một nền văn hóa xa lạ. Nhu cầu hòa nhập này trước đây chỉ có ở một tỷ lệ dân cư không nhiều. Ngày nay, nhu cầu hội nhập văn hóa đó đã khác, nó đi theo hàng hóa để len lỏi vào từng xóm nhỏ, nó đi theo trình độ sản xuất của đất nước và nó giúp mở mang dân trí cho nhu cầu hiện đại hóa đất nước.
Khi xác định mục đích như thế, sẽ thấy ngay rằng các lớp học intensive (cấp tập) là hoàn toàn không thích hợp với người học nhỏ tuổi. Thâm nhập, hòa nhập đàng hoàng với một nền văn hóa khác là điều hoàn toàn không giống như chuyện rủ nhau... vượt biên kiếm sống.
Vậy nên, đường lối học ngoại ngữ phải thay đổi, và nó cần thay đổi như thế nào? Rành rành là đường lối ấy (phương pháp ấy, cách tiếp cận ấy) nên là sự kết hợp chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng. Chức năng (giao tiếp) chỉ có thể thực hiện được một cách giản dị, tự nhiên, không vội vã, nhờ hết sức am tường cái tiếng nước ngoài các em đang học. Phát âm sai thì giao tiếp với ai? Vốn từ không đủ thì giao tiếp ra sao? Cú pháp vụng dại thì giao tiếp cách nào cho khỏi ông nói gà bà nói vịt? Và không quan tâm đến nét tính cách dân tộc riêng của "người ta", thì giao tiếp ra sao?
Mục đích học tiếng nước ngoài ở trường phổ thông là để học lấy một cách thức và một công cụ hòa nhập vào với một nền văn hóa xa lạ. Nhu cầu hòa nhập này trước đây chỉ có ở một tỷ lệ dân cư không nhiều. Ngày nay, nhu cầu hội nhập văn hóa đó đã khác, nó đi theo hàng hóa để len lỏi vào từng xóm nhỏ, nó đi theo trình độ sản xuất của đất nước và nó giúp mở mang dân trí cho nhu cầu hiện đại hóa đất nước.
Hoàn toàn có thể dựa vào đội ngũ giáo viên (dạy tiếng Anh) như đang có trong tay để tổ chức lại việc học ngoại ngữ.
Trước hết, chương trình học ngoại ngữ từ lớp 1 đến lớp 12 nên được chia làm hai khúc:
Khúc phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 10) tạo cho người học một năng lực am tường và sử dụng ngoại ngữ để có thể bước vào đời sinh sống.
Chương trình và tài liệu tiếng Anh của khúc này lại chia thành ba khúc nhỏ.
Một khúc tiếng Anh cơ bản gồm: Học phát âm kết hợp với sở hữu vốn từ căn bản; từ pháp cơ bản; cú pháp cơ bản; các trò chơi giao tiếp.
Một khúc tiếng Anh nâng cao gồm: Văn bản tiếng Anh và nền văn hóa Anh; các trò chơi giao tiếp.
Một khúc tiếng Anh hoàn thiện gồm: Các dạng hoạt động bằng tiếng Anh trong xã hội hiện đại.
Khúc tiếp theo thứ nhất cho bậc phổ thông hướng nghiệp (2 năm) cần một trình độ tiếng Anh hành dụng để học nghề.
Đừng lẫn "hành dụng" và "thực dụng". Nội dung tiếng Anh trong hai năm này sẽ là: Cách đọc-hiểu văn bản tiếng Anh kỹ thuật; tâm lý học trong cách giao tiếp tiếng Anh (giả định cần thiết cho học nghề); cách viết báo cáo công việc bằng tiếng Anh.
Khúc tiếp theo thứ hai cho bậc phổ thông chuyên khoa cơ bản (2 năm) cần một trình độ tiếng Anh nâng cao đúng với bậc học có nhiệm vụ tập nghiên cứu để chuẩn bị vào học ở bậc đại học là bậc tập độc lập nghiên cứu.
Đến bậc này, trình độ giao tiếp tiếng Anh sẽ không chỉ dừng lại ở những "tiếp xúc" đơn giản giữa hai con người của hai nền văn hóa, đó còn là sự "giao tiếp" trong nội tâm của người học. Nói ngắn như vậy nhưng cũng đủ để thấy việc học tiếng Anh không thể chỉ là "cách tiếp cận" theo lối giao tiếp vô cùng co giãn, mà là cả một tầng bậc yêu cầu khác nhau trong quán hệ cấu trúc - chức năng.
Và như vậy, có lẽ chuyện dạy tiếng nước ngoài trong nhà trường phổ thông hoàn toàn không đơn giản là chuyện giải quyết tình trạng bị coi là "dưới chuẩn" của giáo viên.

Hé mở thú vị về thời đi học của các Đệ nhất phu nhân Mỹ


Thứ hai 31/10/2011 14:16
(GDVN) - Có người đã bỏ học để kết hôn, hay phải đi làm để có tiền chi trả học hành... là những hé mở thú vị về thời đi học của các Đệ nhất phu nhân Mỹ.
Rosalynn Carter: Phu nhân cựu Tổng thống Jimmy Carter đã từng phải phụ giúp mẹ trong việc kinh doanh hàng may mặc để nuôi các em sau cái chết của bố. Bà học trường Georgia Southwestern và gặp Jimmy Carter sau năm thứ nhất.
(Ảnh 7/11)
PV (tổng hợp

Chuyên gia Úc bàn chuyện lương công chức Việt Nam


- Theo GS người Úc Martin Painter, Việt Nam cần trao quyền quyết định trả lương thưởng cho người đứng đầu cơ quan, đồng thời đẩy mạnh tư nhân hóa các dịch vụ công.
GS Martin Painter là Chủ nhiệm bộ môn Hành chính công, ĐH Tổng hợp Hồng Kông. Hôm nay (11/9), ông có mặt ở Hà Nội để dự Diễn đàn Định hướng cải cách tiền lương công chức giai đoạn 2011-2020.
Bình quân chủ nghĩa
Công chức Việt Nam hiện vẫn than phiền lương thấp không đủ sống, tăng lương không theo kịp tăng giá. Như quan sát của ông thì sao?

GS Martin Painter: Thu nhập ngoài lương của công chức VN rất cao
- Theo tôi biết, ở Việt Nam, kể từ năm 2000, chi phí sinh hoạt (chỉ số giá tiêu dùng - CPI) gần như tăng lên gấp đôi trong khi lương công vụ cơ bản gần như tăng gấp ba lần.
Chính phủ đã nhận dạng các vấn đề tồn tại như lương thấp không đủ cho công chức sống ổn định, có sự nhập nhằng về vị thế của nhiều đối tượng hiện đang hưởng lương từ ngân sách, thiếu nhất quán về mức lương giữa những nhóm lao động có trình độ như nhau trong khu vực công vụ và hệ lụy của việc trả bằng hiện vật. Bên cạnh đó, vẫn chưa có sự phân định rõ giữa cán bộ và công chức, về ranh giới giữa Nhà nước và thị trường và về mối quan hệ giữa Đảng - Chính phủ.
Một số vấn đề khác cũng chi phối chuyện tiền lương như kỹ năng tuyển dụng và giữ người, chuyện về tham nhũng và kỷ luật, tình trạng đi đêm, thu nhập phi chính thức dựa vào việc lợi dụng vị trí công vụ và các nguồn lực của nhà nước. Giữa hệ thống tiền lương và hiệu quả công tác có mối quan hệ lỏng lẻo.
Ở Việt Nam, các mức lương quá chật hẹp và ngạch bậc được thiết kế không khoa học.
Nên nhớ rằng lương thưởng - và các điều khoản hợp đồng lao động khác - là một nội dung lớn trong cải cách khu vực công và công vụ. Vấn đề đặt ra là điều khoản và điều kiện lao động nào, trong đó bao gồm chế độ lương thưởng và chính sách đãi ngộ gì, sẽ giúp hình thành nên một khu vực công trong sạch, hiệu quả và hiệu lực cao?
Theo ông, giải pháp là gì?
- Thứ nhất là áp dụng lương trọn gói, trong đó có cả các khoản thưởng. Thứ hai, trong các chuẩn mực đánh giá hiệu quả công việc, phải kể đến tính trung thực, trách nhiệm công dân, trách nhiệm giải trình và hiệu quả thực hiện. Cần lưu ý rằng lương thưởng chỉ là một trong những công cụ để đạt được mục đích này.

GS Martin Painter từng là Trưởng khoa Chính quyền và Hành chính công, ĐH Sydney, giáo sư mời giảng ở các trường ĐH Oxford, ĐH Quốc gia Australia và ĐH Queen’s University tại Canada. Ông tham gia góp ý các vấn đề chuyên môn chính trong quá trình xây dựng Báo cáo Khu vực công thế giới của LHQ năm 2004. GS đã nhiều lần làm tư vấn về cải cách hành chính công ở Việt Nam.
Hàng loạt câu hỏi có thể đặt ra cần phải giải quyết. Chẳng hạn, nên chăng có cơ chế đối xử khác nhau với mỗi loại công chức? Nên chăng có chính sách tiền lương theo thị trường với một số lĩnh vực trong khu vực công? Liệu một công việc ổn định cả đời có phải là một loại hình lao động có giá trị bù đắp cho mức lương thấp? Cần trích tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong lương/thưởng để trả sau theo chế độ hưu trí? Điều mong muốn có phải là tạo ra khoảng cách tương đối nhỏ giữa mức lương tối thiểu và mức lương tối đa, hay nên nới rộng khoảng cách đó? Liệu hình thức hợp đồng ngắn hạn và “các gói lương” cho từng nhóm đối tượng hưởng lương có tạo ra một cơ chế mà qua đó công vụ sẽ đạt được kết quả cao hơn?
Liệu những người giữ vị trí đứng đầu cơ quan có được tính linh hoạt trong việc đưa ra các mức lương thưởng khác nhau cho từng loại công chức? Liệu trả lương theo hiệu quả lao động và các hình thức thưởng khác có nên nhập vào thành một hệ thống thưởng cho công chức hay không? Đâu là sự cân đối hợp lý giữa tăng lương tự động theo thâm niên cho người phục vụ lâu năm trong hệ thống công vụ và tăng lương đơn thuần theo hiệu quả công vụ?
Liệu tiền lương nên gắn với công chức hay với vị trí việc làm của công chức? Hệ thống lương thưởng trong công vụ đóng vai trò gì trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng?
Theo tôi, Việt Nam đang gặp phải những vấn đề phổ biến như thừa lao động, lương thấp, ăn cắp giờ làm việc của cơ quan, thiếu những kỹ năng cao cấp cần thiết. Ngoài ra, có những vấn đề khác mang tính đặc trưng cho quá trình đổi mới, mở cửa mà Việt Nam gặp phải do chịu ảnh hưởng từ hệ lụy của cách làm cũ.
Cụ thể là những vấn đề gì, thưa ông?
- Đó là thiếu sự phân định rõ ràng giữa nhân lực trong bộ máy chính phủ với nhân lực các khu vực khác trong nền kinh tế XHCN kiểu cũ. Đó là hệ lụy của lao động và chế độ lương thưởng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, như kiềm chế giá, trả lương bằng hiện vật, bao cấp toàn bộ về nhà ở. Đó là văn hóa ban cho từ hệ lụy của tư tưởng XHCN; là mối e ngại triền miên trong việc nới rộng khoảng cách bậc lương vốn mang nặng tính bình quân chủ nghĩa.
Người đứng đầu quyết lương, thưởng

Ông có thể phân tích rõ hơn?
- Hệ thống XHCN phụ thuộc nhiều vào phúc lợi hiện vật và kiềm chế giá. Vì vậy, lương thấp và khoảng cách bậc lương bị thu hẹp (theo nguyên tắc bình quân chủ nghĩa).

Quá trình đổi mới kinh tế đã tạo ra sức ép cần phải bình thường hóa tiền lương; tăng lương để cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, thu hút người tài. Song trên thực tế, việc tăng lương tối thiểu không bắt kịp với nhu cầu và mong mỏi của công chức về tăng thu nhập, gây tâm lý chống đối việc nhà nước ngừng cấp phúc lợi và trợ cấp bằng tiền mặt và vật chất.
Thị trường hóa và phân cấp cùng với hệ lụy của việc kiểm soát ngân sách lỏng lẻo tạo đất tốt cho sự gia tăng nhanh chóng các cơ hội để có được lợi nhận ngoài ngân sách, do vậy phúc lợi và trợ cấp cũng được chuyển thành các khoản thu nhập “ngoài ngân sách”. Một thực trạng nữa là cấp trên làm ngơ với tình trạng ‘đi đêm’ của cấp dưới.
Hệ thống nhân lực trong khu vực công bị xé lẻ thành nhiều ê kíp thân quen, tạo điều kiện cho việc trục lợi và tham nhũng, lợi dụng dịch vụ công và phúc lợi công.
Vấn đề nằm ở chỗ thu nhập ngoài lương rất cao.
Nhiều người cho rằng thu nhập thấp dễ tạo động cơ cho tham nhũng. Vậy tăng lương có phải là giải pháp chính hạn chế tình trạng này?
- Theo tôi, trước hết cần giám sát chặt chẽ việc lập ngân sách và kiểm soát tài chính. Thứ hai là vấn đề cơ cấu, tổ chức - cần xác định rõ những chức năng nào, cơ quan nào, nhân lực nào nên nằm trong khu vực nhà nước.
Về điểm thứ nhất, cần củng cố và chuẩn hóa việc lập kế hoạch ngân sách ở tất cả các cấp: ngân sách của cơ quan/ban ngành phải mang tính tổng thể. Tất cả các khoản chi cho lương phải được đưa vào ngân sách. Các quỹ ngoài ngân sách phải được đưa vào một tài khoản riêng biệt, tài vụ giám sát chặt chẽ. Có hệ thống thông tin quản lý tài chính tập trung thực hiện chức năng giám sát.
Về điểm thứ hai, cần siết chặt quy định về hành vi của công chức và có các quy định chặt chẽ hơn về làm thêm bên ngoài. Quan trọng không kém, đó là phải nghiêm túc trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo tôi, hệ thống công vụ cần thực hiện phân cấp và có cơ chế tự chủ. Cần trao quyền quyết định trả lương thưởng cho người đứng đầu cơ quan/tổ chức, đồng thời đẩy mạnh tư nhân hóa các dịch vụ công.
Cần có biện pháp cải thiện văn hóa làm việc trong đội ngũ công chức, trong đó áp dụng các hệ thống đánh giá và khen thưởng dựa trên hiệu quả công tác, thận trọng nới rộng các khoảng cách giữa các bậc lương thưởng.

Lê Nhung

"Cố là tiếng nói độc lập" - (VNN)


Một vài cơ quan truyền thông nước ngoài hỏi tôi có nghĩ rằng mình là "đối lập" không? Tôi trả lời tôi chỉ cố là một tiếng nói "độc lập" để đóng góp cho lợi ích chung thôi.

Nhà sử học Dương Trung Quốc (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Mời bạn đọc phiên bản tiếng Anh của bài báo này
Viên thuốc an thần dân chờ đợi
Sắp hết hai nhiệm kỳ Quốc hội, tự kiểm định lại ông thấy mình có gì sai sót, thiếu trách nhiệm khi người dân đã bỏ phiếu tín nhiệm mình không?
- Đôi khi tôi cảm thấy mình chỉ như viên thuốc an thần được dân chờ đợi. 
Cái mà ta gọi là có uy tín bao nhiêu nghĩa là viên thuốc an thần nồng độ cao bấy nhiêu thôi. Khi dã thuốc thì họ càng oán mình vì có quá nhiều điều mà một ĐBQH không thể làm được. Đây là tôi nói đến việc bất cập trong xử lý đơn khiếu nại của dân.
Bất cập không chỉ vì năng lực hay ĐB không nhiệt tình mà do cơ chế. Điều kiện làm việc của ĐBQH không hề tương xứng với chức năng và càng không tương xứng với kỳ vọng của dân. 
Chẳng hạn là gì, thưa ông? 
- Chỉ riêng việc tiếp dân của ĐBQH không chuyên trách lại không sống ở địa phương mình đã bí. Tiếp ở nhà thì không nên, tiếp ở văn phòng thì đặt tận Biên Hòa, tiếp ở cơ quan thì mình đã về hưu, tiếp ở Hội, thì Hội Sử học chật quá... Cuối cùng phải thuê một văn phòng và nhờ một bạn trẻ làm thường trực, kết hợp một vài việc khác để chia sẻ kinh phí. 
Theo tôi, một ĐBQH phải hội đủ 3 năng lực: tư cách và quyền hạn do luật định (điều này thì đương nhiên); khả năng truyền thông ( may mắn tôi có nghề và quan hệ tốt) và hiểu biết về luật (điều này thì tôi rất hạn chế). Nhiều anh chị em ĐBQH cũng cảm thấy như tôi.
Băn khoăn cái nút bấm

"Từ khi bấm nút thì biểu quyết nhanh hơn, số liệu có thể chính xác hơn nhưng đáng tiếc, nó gây cảm giác thiếu minh bạch. Mọi người không được cung cấp thông tin đầy đủ, chẳng biết ai đồng ý, ai không đồng ý, ai không biểu quyết". 
Còn điểm nào nữa mà ông thấy bất cập?  - Có một vấn đề mà sau một nhiệm kỳ rưỡi hoạt động tôi rất băn khoăn, đó là việc bấm nút. Điều này đôi lần tôi đã thổ lộ trên báo chí và kỳ họp vừa rồi có buổi thảo luận liên quan đến hoạt động của QH, tôi đăng ký nhưng hết giờ nên chưa được trình bày tại QH.
Theo tôi, hoạt động của QH còn cần đến sự giám sát của cử tri đối với ĐB mà mình bầu ra.
Giám sát ĐBQH có thể qua các phát biểu trên các diễn đàn ở QH và công luận, thông qua chính kiến của ĐBQH khi bỏ phiếu thông qua luật, biểu quyết liên quan đến những vấn đề quan trọng, bầu nhân sự...
Người dân rất muốn biết trong những quyết định ấy, quan điểm của mỗi ĐBQH như thế nào. Tôi biết trước kia các ĐB giơ tay hay thẻ ĐB. Đúng là sẽ tốn thời gian đếm nhưng cách biểu quyết "thủ công" ấy khiến mọi người trong và ngoài QH đều biết chính kiến của mỗi ĐB. 
Từ khi ứng dụng công nghệ điện tử thì biểu quyết nhanh hơn, số liệu có thể chính xác hơn, hồ sơ lưu trữ sẽ chuẩn hơn... nhưng đáng tiếc là nó gây cảm giác thiếu minh bạch. Mọi người không được cung cấp thông tin đầy đủ, chẳng biết ai đồng ý, ai không đồng ý, ai không biểu quyết. 
Sau mỗi lần như vậy người ta lại cứ đoán già, đoán non... Và cũng vì vậy mà nảy sinh hiện tượng lẽ ra phải được làm rõ: tại sao sĩ số lại mỗi lần một khác, cho dù chỉ cách nhau vài phút (có nguời quên chăng, có người biểu quyết hộ chăng...). 
(Ảnh: Lê Anh Dũng)
Vậy theo ông, ta lại... giơ tay? 
- Vẫn có thể bấm nút nhưng phải công bố kết quả. Với các ĐBQH nay đã được trang bị máy tính, có thể chuyển qua mạng. 
Với giới truyền thông cũng vậy. Dư luận rất quan tâm không chỉ bộ luật hay quyết định này được thông qua bay không mà còn xem từng ĐB quan điểm như thế nào. Và ai vắng mặt nhiều, có hiện tượng "bấm hộ" hay không.
Đơn cử, khi biểu quyết về mở rộng Hà Nội, nghe tôi phát biểu, nhiều bạn làm báo đều nghĩ rằng tôi bấm nút "không tán thành". Nhưng thực ra tôi bấm nút "không biểu quyết" bởi lẽ quan điểm của tôi, mở rộng Thủ đô là một việc rất hệ trọng nên khi cảm thấy sự chuẩn bị có phần vội vã, duy ý chí, chưa đủ cơ sở khoa học...
"Phê phán" Chính phủ như vậy thì làm sao một cá nhân như mình lại có thể đưa ra một chính kiến mang tính khẳng định là "không tán thành" vì bản thân mình đâu đủ am hiểu. Mình thấy việc khó, lại là việc lớn nên chỉ có thể "không biểu quyết" mà thôi. 
Quốc hội phải là thể chế dân chủ, phải có đủ điều kiện để thực thi thể chế dân chủ, đó là điều mà người dân đòi hỏi. 
Cái khó nhất đối với ĐB khi phát biểu là gì, theo ông?
- Khó nhất là nói phải có năng lực thuyết phục. Thực chất hoạt động ở QH là một diễn đàn vận động hành lang (lobby). ĐBQH "lobby" nhau qua các thảo luận. Có nhiều tri thức cần có để ĐB đưa ra quyết định của mình. Nhưng ai có thể là “biết tuốt” được.
 
"Quốc hội phải là thể chế dân chủ, phải có đủ điều kiện để thực thi thể chế dân chủ, đó là điều mà người dân đòi hỏi".
Vậy thì ĐB phải biết nghe, nghe ở ngoài xã hội, qua báo chí, gặp gỡ những chuyên gia và cuối cùng là lắng nghe nhau khi thảo luận ở QH, cuối cùng là thể hiện quan điểm của mình khi phát biểu hay bấm nút.  Tôi nhớ lần QH biểu quyết cao trình Thủy điện Sơn La. Tôi sang nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngay gần nơi họp cũ) thì vị tướng lão thành cho rằng phải đặt an toàn lên cao nhất, an toàn chống ngoại xâm, chống khủng bố và chống chiến tranh sinh thái (nguồn nước) nên phải hy sinh một phần lợi ích kinh tế chọn thấp nhất. 
Có dịp bay vào TP.HCM, đến thăm thầy Trần Văn Giàu (cả hai đều là Chủ tịch danh dự của Hội Sử học Việt Nam) thì vị lão GS ứng vào nguyên lý "chiến tranh nhân dân" mà cho rằng nên làm nhiều công trình vừa phải hơn là làm những đại công trình và không nói rõ lựa chọn cao trình nào. 
Lại đúng dịp bác Sáu Dân (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) vừa tổ chức thượng thọ 80, đến chúc và hỏi thì nguyên Thủ tướng nói việc bảo đảm an toàn đã được tính rất kỹ, không những các bạn Xô Viết cũ thiết kế mà còn tham vấn chuyên gia nhiều nước phương Tây, kinh tế không phát triển thì không thể an toàn được và chọn cao trình tối đa. 
Tôi có nói điều đó tại QH khi thảo luận nội dung này. Cuối cùng QH đưa ra một quyết định "rất Việt Nam" là trung dung, lấy mức trung bình không cao quá, không thấp quá.

(Ảnh: Lê Anh Dũng)
Thế ông có e ngại rằng người ta sẽ bảo ĐB không có chính kiến và đứng về quyền lợi của ai cũng không biết thì làm sao bỏ phiếu chính xác? 
- Chính kiến của mình là quyết định lựa chọn cuối cùng mà mình đưa ra chứ không phải dựa trên tri thức của anh. 
Nghị sĩ các nước đại diện cho một đảng phái, phát biểu theo quan điểm của đảng phái đó. 
Ở ta, với 92% đại biểu là đảng viên, nên phải lựa chọn giữa tư cách đảng viên và tư cách ĐBQH. Không phải lúc nào hai tư cách ấy là một. Nên sự lựa chọn cuối cùng thường mang ý thức tổ chức cao. Có lẽ các vị ấy lập luận đơn giản "ý Đảng là lòng dân". Tôi thì cứ mong ước rằng "lòng dân là ý Đảng".

Vì tôi không phải là đảng viên nên tôi nghĩ mình là người tự do hơn trong những lựa chọn tương tự. Các vị đảng viên có khi lại phải chịu nhiều ràng buộc. 

Nếu có nhiều thứ còn vướng như vậy thì liệu có tiêu chí nào để người dân đánh giá được chất lượng hoạt động của ĐBQH không? Kiểu như xếp hạng năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh? 
- Lẽ ra phải làm chuyện đó nhưng ta không có chủ trương làm. Ngay một việc đơn giản nhất theo luật định là ĐBQH có quyền bỏ phiếu tín nhiệm thành viên của Chính phủ mà chúng ta cũng không thực hiện. 
Vậy là nhìn vào hoạt động của Quốc hội cũng rất khó định tính đóng góp của từng người? Hoặc để người dân so sánh đại biểu này với đại biểu khác? 
- Đóng góp cho QH biểu hiện rõ nhất qua các phiên thảo luận. Ý kiến của anh có chất lượng không, có được tiếp thu để qua luật pháp đi vào cuộc sống hay không. Khó nhất là cho dân đánh giá. 
Để đánh giá được thì người dân phải có quyền bỏ phiếu bãi miễn nhưng không có cơ chế để làm chuyện đó. 
Đại biểu phải hát Quốc ca

(Ảnh: Lê Anh Dũng)
Đóng góp mà ông cho là đáng kể nhất ở QH, để lại dấu ấn "Dương Trung Quốc" nhất là gì?  - Cái duy nhất tôi đóng góp được cho QH nhưng thành công vẫn chưa thật bền vững là đại biểu QH phải hát Quốc ca trong ngày khai mạc và bế mạc mỗi kỳ họp.
Kỳ đầu tiên tham gia họp, tôi thấy có một dàn đồng ca hát hộ. Tôi nêu vấn đề ngay là ĐBQH phải tự hát Quốc ca, vì học sinh đến trường đầu tuần phải hát, tôi nêu lên ở QH là các cháu học sinh khiếm thính còn có cách hát Quốc ca rất nghiêm trang và cảm động. 
Hồi đó Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão ưa văn nghệ nên đưa ngay vào chương trinh ghi rõ "đại biểu hát Quốc ca" và dàn đồng ca được... nghỉ việc. Nhưng để duy trì được bền vững thật không đơn giản.


Nhiều người nói ông Quốc phát biểu cả những chuyện có vẻ nhạy cảm và dễ đụng chạm như chất vấn Phó Thủ tướng chuyện khai thác bô-xit hay kỳ họp thứ sáu ông phê báo cáo Chính phủ chưa tả chân. Điều gì khiến ông tự tin như thế? 
- Tôi lắng nghe dư luận xã hội và chia sẻ bằng cách thuật lại ở diễn đàn quan trọng này một cách trung thực.
Mặt khác, thái độ của tôi luôn ôn hòa, mong được người đối thoại lắng nghe. 

Nếu có người nói với ông rằng, phát biểu như vậy hơi quá khích thì ông giải thích gì? 
Quá khích ư? Một vài cơ quan truyền thông nước ngoài hỏi tôi có nghĩ rằng mình là "đối lập" không? Tôi trả lời rằng tôi chỉ cố là một tiếng nói "độc lập" để có thể đóng góp cho lợi ích chung thôi. 
Khóa trước người ta có câu: Nhất Ngoạn, Nhì Trân, Tam Lân, Tứ Quốc. Khóa này, nếu bình chọn một bộ tứ như vậy thì ông đề cử ai? 
- Khóa này có cái hay là nhiều nhà quản lý vào cuộc phát biểu chất lượng, thẳng thắn, như ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Đà Nẵng, ông Vũ Hoàng Hà - Bí thư tỉnh ủy Bình Định. Hay như ông Nguyễn Minh Thuyết là quan chức trong QH nhưng có những phát biểu rất độc lập và nhiều vị khác nữa.

Lê Nhung - Đăng Dương


"Khám phá" đại biểu khác
"Cố là tiếng nói độc lập"

"Không ai được định hướng đại biểu quốc hội"

Trò chuyện với đại biểu "sợ nhất giao thông Hà Nội"

Đại biểu quốc hội không khác nông dân cày ruộng

"Thủ tướng trả lời thẳng thắn, nhưng cử tri thấy hơi tiếc"

"Vẫn kiềm chế được nên chưa choảng nhau đấy thôi"

Không thể lúc nào cũng "nhường" người khác phát biểu

Không thể lúc nào cũng “nhường” người khác phát biểu - (VNN)


“Dù phải chịu sức ép tâm lý khi phát biểu trước Quốc hội, báo chí và trước sự theo dõi, trông đợi của cử tri, nhưng dân đã bầu, mình đã nhận nhiệm vụ thì không thể lúc nào cũng “nhường” người khác phát biểu” - ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
"Đại biểu Quốc hội dễ mang họ Hứa lắm"

Từ Phó Hiệu trưởng Đại học KHXH&NV, ông trở thành ĐBQH như thế nào? 

- Trở thành ĐBQH là chuyện nằm ngoài suy nghĩ của tôi. Thú thực, tôi không chuẩn bị gì.

Số là năm 2002, lúc chuẩn bị bầu cử QH khóa XI, GS.TS Vũ Đình Cự, Phó Chủ tịch QH kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường muốn cơ cấu thêm một đại biểu chuyên trách am hiểu về khoa học xã hội và nhân văn, vì danh sách ứng cử ĐBQH chuyên trách của Ủy ban lúc đó chỉ toàn các nhà khoa học tự nhiên và kĩ thuật. Để làm ủy viên chuyên trách, tiêu chuẩn là đang giữ chức vụ từ vụ phó, viện phó, hiệu phó trở lên. Chiếu theo sổ thì đúng tên tôi. 

Ảnh: Lê Anh Dũng
Khi đó tôi cũng lo vì không biết hoạt động QH thế nào. Sau đó, nhà trường và cá nhân tôi nhận được công văn của Ủy ban Thường vụ QH thông báo giới thiệu tôi tham gia QH khóa XI. 

Trường tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu. Rồi đưa ra hội nghị hiệp thương của MTTQ xem xét. Hội đồng bầu cử giới thiệu về ứng cử ở tỉnh Lạng Sơn. 

Lúc đầu, đi vận động bầu cử ở Lạng Sơn, tôi rất ngỡ ngàng. Phải phát biểu chương trình hành động trên đài, báo Lạng Sơn. Rồi đi về các huyện, các xã gặp cử tri.

Khi đó, tôi phải tham khảo kinh nghiệm những người đi trước để xây dựng và trình bày chương trình hành động sao cho thuyết phục.

Nhiều người cảnh báo tôi phải cẩn thận vì ĐBQH dễ mang họ Hứa lắm. 

Đại biểu không thể không hứa làm tròn bổn phận, nhưng cũng không thể hứa đại vì bốc đồng hoặc thiếu hiểu biết về trách nhiệm, quyền hạn của mình.

Vậy ông nhập cuộc ở Uỷ ban KHCNMT như thế nào? Có bị ngỡ ngàng không?

- Rất ngỡ ngàng.

Thú thực là ở trường có quân, có quyền, có tiền có nên quyết mọi việc dễ hơn. Đảng ủy họp hằng tháng, Thường vụ Đảng ủy họp hằng tuần, cứ theo nghị quyết đại hội đảng bộ, nghị quyết hội nghị cán bộ - viên chức mà làm, có gì khó cùng nhau bàn bạc, tìm cách giải quyết. Thấy việc gì không đúng, mình có thể điều chỉnh được ngay.

Nhưng lên QH, mình chỉ là một cái đinh trong bộ máy gần 500 người. Là ủy viên thường trực, tiếng thì to hơn anh hiệu phó nhưng không quân, không quyền, không tiền, lại là lính mới, nếu không được anh em tin cậy về năng lực và phẩm chất thì làm việc đâu có dễ.

Khó như vậy thì làm thế nào?

- Gần như toàn bộ lĩnh vực phụ trách của Ủy ban KHCNMT đều xa chuyên môn của tôi nên khi đi giám sát hay thẩm tra luật, tôi đều phải học. Học từ những ĐBQH khác, từ các chuyên viên tham mưu - giúp việc, từ thực tế và sách vở. 

Tôi còn nhớ dự thảo luật đầu tiên tôi được tham gia thẩm tra là Luật Thủy sản. Đọc dự thảo, tôi chỉ thấy một số câu chữ diễn đạt chưa sáng, chưa chuẩn, còn nội dung dường như đúng cả. Tới hội nghị lấy ý kiến anh em trong ngành và ngư dân mới thấy còn nhiều quy định chưa sát với thực tế, cần điều chỉnh. 

Từ khóa XII, sang Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH thì sát chuyên môn hơn. Với cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban, tôi cũng được chủ động hơn.
"Phải thắng được sức ép tâm lý"  
Nhưng không phải ai cũng chủ động hoà nhập ngay vào môi trường QH như ông, nhất là các đại biểu trẻ được bầu lên do cơ cấu mà chưa có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Đây có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc QH chúng ta còn thiếu tính chuyên nghiệp?

Ảnh: Lê Anh Dũng
 -  Thường thì đại biểu tham gia hoạt động chính trị - xã hội lần đầu thấy thử thách lớn nhất ở QH là phát biểu ý kiến.
Nhưng đã vào QH thì không thể không phát biểu vì hình thức hoạt động chủ yếu của QH là họp. Trong tiếng ta, hai chữ  “quốc hội” bắt nguồn từ “quốc dân đại hội” mà. Còn trong tiếng Pháp, “parlement” (nghị viện) là từ chữ “parler” (nói) mà ra. Đã họp thì phải nói. Làm nghị sĩ không thể không nói.

Phát biểu ở hội trường, trước gần 500 đại biểu, trong đó có cả các vị lãnh đạo cao cấp nhất, trước báo chí và trước sự theo dõi, trông đợi của cử tri, thường đại biểu phải thắng một sức ép tâm lý rất lớn. Nhưng dân đã bầu, mình đã nhận nhiệm vụ thì không thể lúc nào cũng “nhường” người khác phát biểu, mình chỉ đóng vai ngồi nghe.

Đại biểu chưa có kinh nghiệm nghị trường có thể rèn luyện qua từng bước. Lúc đầu thì phát biểu ý kiến ở tổ, sau phát biểu ở hội trường. Lúc đầu có thể đọc văn bản chuẩn bị sẵn, sau nói vo cho dễ theo dõi. Lúc đầu tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật, sau thuyết trình về kinh tế - xã hội hoặc chất vấn.  

Trong kỳ họp thứ sáu vừa qua xảy ra chuyện một đoàn ĐBQH phản ứng với chất vấn của một đại biểu vì liên quan đến cán bộ ở tỉnh họ. Chuyện này xảy ra ở Quốc hội có tác động gì đến tâm lý đại biểu?

- Trường hợp nhà báo đề cập chắc là trường hợp ĐBQH Lê Văn Cuông chất vấn Thủ tướng về một vị lãnh đạo tỉnh không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Tôi không sát việc này. Nhưng làm việc với ĐB Lê Văn Cuông suốt 8 năm nay, tôi thấy ông Cuông là một đại biểu tìm hiểu thông tin rất cẩn thận. Mà ông Cuông cũng chỉ nêu đích danh địa phương khi Thủ tướng cho biết là Thủ tướng chưa nắm được thông tin này.

Ông Cuông là người cứng cỏi, vững vàng và có kinh nghiệm, chắc sẽ không vì việc này mà ngại tiếp tục nêu ý kiến phê bình thẳng thắn.

Nhưng với đại biểu khác, có thể họ sẽ nhìn vào chuyện này mà ngần ngại.

Bởi vậy, theo tôi, đối với những việc tương tự, nếu chưa hài lòng, đoàn ĐBQH liên quan có thể gặp riêng ĐB để góp ý.

"Trả lời báo chí nước ngoài phải nhanh nhạy"
Có vị lãnh đạo VPQH nói, tại các kỳ họp gần đây báo chí đã “kích” được một số đại biểu hoạt động tích cực hơn.Tương tác hai chiều do đó có vẻ mạnh mẽ hơn. Với cá nhân ông thì sao? Vì chia sẻ thông tin với báo chí cũng có nghĩa là chịu sự giám sát của báo chí? 


"Không có ý kiến thì cử tri sẽ hiểu lầm. Cử tri có khi sẽ nghĩ biết đâu ông đại biểu ấy bị ai vỗ vai nhắc nhở chi đây nên kỳ này không thấy nói gì..."
- Từ trước đến nay, báo chí luôn tác động tích cực vào nghị trường, theo ý nghĩa là một nguồn thông tin quan trọng cho đại biểu và truyền tải những ý kiến đáng chú ý của ĐB đến với dân. 

Qua báo chí, đại biểu cảm nhận được hơi thở nóng hổi của cuộc sống và sức ép của dư luận. Sức ép này lớn lắm. Chẳng hạn, khi dư luận đang nổi lên một vấn đề mà ĐB am hiểu lĩnh vực đó lại không lên tiếng thì dân sẽ đánh giá thế nào về đại biểu?

Không có ý kiến thì cử tri sẽ hiểu lầm. Cử tri có khi nghĩ là biết đâu ông ĐB ấy đã bị ai vỗ vai nhắc nhở chi đây nên kỳ này không thấy nói gì.

Để người dân hiểu lầm về đại biểu đã là không nên, hiểu lầm về cơ chế hoạt động của Quốc hội, về tính dân chủ của Nhà nước ta còn đáng ngại hơn. 

Ông là người thường trả lời phỏng vấn của các hãng truyền thông quốc tế. Theo ông, có gì phức tạp hơn không so với trả lời báo chí trong nước?

- Lần đầu nhận được điện thoại đề nghị phỏng vấn của phóng viên nước ngoài, tôi hơi bất ngờ vì không hiểu họ tìm đâu ra điện thoại di động của mình. 

Nếu mình ngại trả lời hoặc trả lời không có chủ kiến thì họ sẽ nghĩ rằng ĐBQH của Việt Nam không được tự do và điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước. Bởi vậy, tôi thường đáp ứng yêu cầu phỏng vấn.
Trả lời phóng viên nước ngoài qua điện thoại phải nhanh nhạy. Và phải đúng luôn, vì mình đâu có thể yêu cầu họ cho xem lại bài viết để sửa sang như đối với anh em phóng viên trong nước.
Không chuyên gia nào hỏi tiền đại biểu
Như vậy làm đại biểu Quốc hội có gì thú vị so với khi làm hiệu phó?


"Kỳ họp nào không đóng góp được gì thì thú thật là tôi ăn không ngon, ngủ không yên."
- Qua gần hai nhiệm kỳ ĐB, tôi thấy hiểu biết của mình được nâng lên nhiều. Cách tư duy về các vấn đề cũng khái quát hơn. Quốc hội đúng là một trường đại học.

Cái lợi thứ hai là lợi cho công việc chung. Những ý kiến đúng của ĐB dễ được tiếp thu và biến thành chính sách hơn so với một người dân bình thường.

Nhưng làm ĐB cũng có cái khổ. Đó là luôn phải vượt lên chính mình và luôn thấy trách nhiệm đè nặng lên vai. Kỳ họp nào không đóng góp được gì thì thú thật là tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Ngoài ra, làm đại biểu cũng phải giữ gìn hình ảnh nhiều hơn. 

Ảnh: Lê Anh Dũng
Vậy cuộc sống của ông có thuận lợi hơn không?

- Làm ĐBQH thì các mối quan hệ xã hội rộng mở hơn, làm việc với các bộ ngành thuận lợi hơn.

Cũng có người biết cách tận dụng các mối quan hệ đó nhưng như tôi thì chưa có nhu cầu. Con cái lớn đã có công ăn việc làm, không phải nhờ vả ai. Tiền bạc tạm đủ dùng. Vả lại, tôi là người cũng dễ thỏa mãn. 

Thu nhập của ông khi làm nghị sĩ có chênh lệch hơn so với khi ở trường?

- Kém hơn chút. 

Thu nhập của nghị sĩ các nước Indonesia, Campuchia từ 2.000 đến 4.000 USD. Còn ở VN thì ĐBQH hưởng lương ở cơ quan, đơn vị như người lao động bình thường; đại biểu chuyên trách hưởng lương theo ngạch bậc công chức, có phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ. 

Ngoài lương chính, ĐB được phụ cấp thêm một lần lương cơ bản, tham dự kỳ họp QH thì được phụ cấp 50.000 đ/ngày. 

Từ khóa này, QH có quy định đại biểu chuyên trách có thể sử dụng một khoản tiền nhỏ để tặng quà động viên các đối tượng chính sách ở nơi mình làm ĐB. Tôi thường dùng khoản này để tặng cử tri vào dịp Tết hoặc khi người dân gặp thiên tai.

Lương thấp không đủ để ĐB trả thù lao cho chuyên gia. Nhưng cũng may là các chuyên gia đều sốt sắng với công việc chung; có nhờ các vị ấy tư vấn cũng không ai hỏi tiền. 

Đến khóa tới, tôi sẽ thôi làm ĐBQH vì trên 60 tuổi rồi.

Tôi không vương vấn gì đâu vì khi làm việc đã làm hết sức và cảm thấy có đóng góp thì nghỉ không tiếc. Cũng phải nghỉ để còn sắp xếp việc gia đình và trở lại với công việc viết lách. Vả lại, còn đang rất nhiều anh em trẻ trung, tài giỏi sẵn sàng gánh vác công việc chung.  
  • Lê Nhung


"Khám phá" đại biểu khác
"Cố là tiếng nói độc lập"

"Không ai được định hướng đại biểu quốc hội"

Trò chuyện với đại biểu "sợ nhất giao thông Hà Nội"

Đại biểu quốc hội không khác nông dân cày ruộng

"Thủ tướng trả lời thẳng thắn, nhưng cử tri thấy hơi tiếc"

"Vẫn kiềm chế được nên chưa choảng nhau đấy thôi"

Không thể lúc nào cũng "nhường" người khác phát biểu

Tranh luận để họp QH không còn tính 'trình diễn'


- Đại biểu dự hội thảo quốc tế ở Hà Nội hôm nay chỉ ra Quốc hội phải dân chủ hóa hơn bằng các cuộc tranh luận. Hiện các phiên họp toàn thể còn mang tính "trình diễn", càng đông người được nói càng tốt, ít khi có trao đi đổi lại làm sáng tỏ vấn đề.
>> 'Cố là tiếng nói độc lập'
>> Không thể lúc nào cũng “nhường” người khác phát biểu

Kết thúc phần "nói vo" ngắn gọn giới thiệu cách tiến hành các phiên họp toàn thể tại Quốc hội Đức, bà Marion Capsers, chuyên gia về nghị viện vui vẻ chia sẻ: "Tôi không trình bày một bài viết sẵn vì nguyên tắc làm việc của các nghị sĩ Đức chúng tôi là chỉ được nói chứ không được cầm giấy đọc như đọc chính tả".
Tham gia hội thảo quốc tế về "quy trình, thủ tục làm việc tại phiên họp toàn thể của Quốc hội" sáng nay (6/10), bà Marion Capspers, người từng có "thâm niên" 20 năm ngồi ghế nghị sĩ đã nhận được nhiều câu hỏi về những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội Đức và bài học nào cho Việt Nam.
Các chuyên gia của Việt Nam cùng ĐBQH đã có buổi thảo luận mổ xẻ những bất cập trong tiến hành các phiên họp toàn thể hiện nay cũng như đề xuất hướng đổi mới.
'Tư biện là chính'

Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, ít có nghị viện nước nào dành nhiều thời gian cho các phiên họp toàn thể như ở Việt Nam. Điều này chiếm biết bao thời gian, tâm lực, sức khỏe của đại biểu.

Ông Trần Ngọc Đường: QH phải dân chủ hóa hơn bằng các cuộc tranh luận. Ảnh: Lê Nhung

Ông Dũng chỉ ra, thông lệ hiện nay, tại mỗi phiên họp toàn thể thường dành phần lớn thời gian đọc tờ trình, báo cáo (dù đã phát tận tay đại biểu), sau đó mới thảo luận. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận nếu có diễn ra cũng ít dựa trên các chứng cứ mà đại biểu chủ yếu nói trên vị trí công tác và tư biện là chính. Ngoài ra, cách làm việc theo kiểu đăng ký danh sách, ai đăng ký trước được chỉ định trước và cứ lần lượt như vậy đã dẫn đến việc chưa tạo ra cơ chế đảm bảo sự phản biện của các ý kiến trái chiều.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền chia sẻ, nhiều lúc ông muốn tranh luận với một đại biểu nào đó và cũng đăng ký bấm nút nhưng vẫn không được gọi vì không đủ thời gian. Danh sách thảo luận vẫn được sắp xếp theo trình tự bấm nút.
Nhiều ý kiến khác cũng chỉ ra, các phiên họp toàn thể hiện nay vẫn còn mang tính "trình diễn", sao cho càng đông người được nói càng tốt. Chính vì vậy, nhiều kỳ họp vừa qua dù vẫn kêu gọi phải đổi mới theo hướng chuyển từ việc đọc tham luận sang tranh luận mà vẫn không làm được. Ít khi có việc "trao đi đổi lại" để làm sáng tỏ vấn đề. Điều này cũng dẫn đến một rủi ro, như phân tích của ông Dũng, đó là sẽ có những trường hợp người được mời phát biểu chỉ toàn nêu ý kiến một chiều.
Chuyên gia cao cấp của Quốc hội Trần Ngọc Đường cho rằng, Quốc hội phải dân chủ hóa hơn nữa bằng các cuộc tranh luận. Và bản thân mỗi ĐBQH cũng cần tiếp tục nâng cao kỹ năng, bản lĩnh nghị trường. "Đó là các kỹ năng tranh luận, là bản lĩnh chính trị, trách nhiệm chính trị của ĐBQH", ông Đường nói.
Công khai bấm nút
Rất nhiều đề xuất đổi mới đã được nêu tại hội thảo.
Chẳng hạn, theo ông Dũng, không nên tổ chức nhiều phiên họp toàn thể mà nên dành thời gian cho các hoạt động của ủy ban hoặc hoạt động tự do của ĐBQH.

  Ông Nguyễn Văn Thuận: Đây là thời cơ tốt nhất để tìm giải pháp đổi mới, nâng hiệu quả hoạt động QH. Ảnh: Lê Nhung

Ngoài ra, cần xây dựng trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp toàn thể theo đúng yêu cầu của luật nghị viện như: tranh luận, biểu quyết, quy định và chế tài kỷ luật với các đại biểu vi phạm. Theo ông Dũng, cần xem lại một số quy định chưa khả thi hiện nay như thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, đề xuất thành lập Ủy ban điều tra. Chừng nào Quốc hội còn chưa ban hành quy định về thủ tục xử lý kiến nghị của đại biểu thì hai vấn đề trên sẽ khó áp dụng.
Ông Trần Ngọc Đường phân tích cụ thể hơn, có thể tính toán cụ thể về nguyên tắc rút ngắn thời gian đọc báo cáo, nguyên tắc về cách phát biểu của từng người (không xúc phạm người khác, bình đẳng trong tranh luận)...
Ngoài ra, cũng nên hoàn thiện quy định về chủ tọa phiên họp bởi đây là người đóng vai trò chính trong việc tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở. Nhưng, nhiều khi "người điểu khiển cuộc chơi" chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân khiến cử tọa có khi chưa hài lòng. Thậm chí, nhiều kết luận của người điều hành là ý kiến cá nhân chứ không mang tính đại diện.
Ông Đường cũng nhắc lại một đề xuất từng nhiều lần được ĐB Dương Trung Quốc nêu ra, đó là phải công khai hóa việc bấm nút của đại biểu.
"Điều này chẳng những nâng cao trách  nhiệm, bản lĩnh của đại biểu mà còn là thông tin để cử tri giám sát... Lịch sử sẽ phán xét những xu hướng biểu quyết khác nhau trong việc quyết định các dự án trọng đại quốc gia tại các phiên họp toàn thể Quốc hội", ông Đường nói.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng, quan trọng nhất, để có một quy trình hoạt động hiệu quả tại các phiên họp Quốc hội thì việc phân định trách nhiệm của đại biểu phải rõ ràng. Đại biểu phải ý thức được vai trò đại diện của mình với cử tri.
Ông Thuận cũng tha thiết cho rằng, đây là thời cơ tốt nhất để nhìn nhận lại tổng quan các tồn tại và tìm giải pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội.

Lê Nhung

Đâu phải đại biểu Quốc hội nào cũng dám nói



- Chưa hài lòng với chất lượng phát biểu, thảo luận từ đầu kỳ họp, Phó đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh trăn trở những ý tưởng đổi mới hoạt động nghị trường: thay đổi cơ cấu đại biểu, chia hai hội trường...



Đợi thời gian trả lời

Đầu kỳ họp, Quốc hội đã khẳng định sẽ tiến hành ngay một số đổi mới trong các phiên thảo luận tại nghị trường để phiên họp đạt chất lượng cao. Vậy theo dõi các phiên thảo luận vừa qua, ông thấy đã có đổi mới nào so với khóa 12 chưa?

- Kỳ họp thứ nhất chủ yếu bàn công tác nhân sự và cũng đã có một phiên thảo luận kinh tế - xã hội truyền hình trực tiếp. Bây giờ là kỳ họp thứ hai. Phiên thảo luận lần này rất quan trọng. Thứ nhất là đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 5 năm qua. Thứ hai là đánh giá năm 2011 và bàn hướng phát triển cho năm 2012 và 5 năm sắp tới.

Ngày đầu tiên thảo luận có 50 lượt ý kiến. Các đại biểu đã tham gia rất tích cực. Nhiều người đã phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng hiện nay, đáp ứng phần nào tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

Tuy nhiên, các ý kiến chưa thật sự sâu sắc và chưa tập trung. Trong khi có những người nêu ra các phân tích rất uyên bác, lại có nhiều người chỉ dẫn những việc ở địa phương mình. Các ý kiến đó không đủ tính đại diện cho cả nước. Có những người đã phát biểu ở tổ rồi nhưng ra đến hội trường lại nhắc lại. Trong khi lẽ ra cần trao đổi, thảo luận nhiều hơn về các vấn đề lớn và tập trung.

Tôi chỉ ví dụ là lần này Chính phủ đưa ra các phương án tái cấu trúc, trong đó chú trọng tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc doanh nghiệp... Biện pháp nghe thì đúng rồi nhưng đưa ra Quốc hội phải được bàn bạc sâu để xem đưa vào triển khai trong thực tế sẽ thế nào. Nhưng rồi vẫn rất ít ý kiến.

Ông Trần Ngọc Vinh: Ai cũng sợ bị chê trách nên cố gắng đứng lên để phát biểu cho cử tri thấy mặt. Ảnh: Lê Anh Dũng
Hoặc, đầu tư công, hiệu quả vào đâu và đến đâu cũng chưa thấy nói rõ. Chính phủ nói tập trung cho giáo dục, y tế nhưng không hiểu sao ngành nào cũng kêu. Vậy nguyên nhân là do đâu, phải phân tích rõ.

Vì thế, có thể thấy là khi đưa ra Quốc hội bàn bạc đã không kỹ, giải pháp đề ra không sâu thì chủ trương có đúng cũng chưa chắc đã làm được như mong muốn.

Vẫn còn tình trạng chệch choạc như vậy phải chăng là do các đại biểu khóa mới chưa bắt nhịp được với hoạt động Quốc hội? Điều này có xảy ra ở các kỳ họp đầu tiên khóa trước không, thưa ông?

- Rất khó để so sánh khóa cũ với khóa mới. Nhưng cơ cấu ở mỗi khóa, mỗi nhiệm kỳ là khác nhau nên quyết định đến chất lượng đại biểu khác nhau. Nhưng theo tôi, muốn nâng cao chất lượng thì phải thay đổi cơ cấu đại biểu. Vì không phải ai là đại biểu Quốc hội cũng dám nói.

Ví dụ một đại biểu đồng thời đang kiêm nhiệm chức vụ ở một ngành nào đó thì liệu anh có dám phát biểu mặt trái của ngành đó trên hội trường không? Nhưng nếu anh đã là đại biểu chuyên trách rồi, và anh đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề đó thì sẽ dám nói và ý kiến sẽ có chất lượng.

Phần lớn những phát biểu có chất lượng chủ yếu rơi vào số đại biểu chuyên trách. Tất nhiên đây cũng mới là kỳ họp thứ hai của nhiệm kỳ nên vẫn còn nhiều chuyện mới mẻ. Chưa thể căn cứ vào đó mà đánh giá được hết chất lượng.

Phải đợi thời gian trả lời

Tôi đề nghị chia hai hội trường

Nhưng mỗi kỳ họp sẽ bàn những vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng và đòi hỏi của cuộc sống không thể chờ đợi sự trưởng thành từ từ của các đại biểu...

- Mỗi năm chúng ta chỉ họp hai kỳ và mỗi kỳ thảo luận kinh tế - xã hội, các đoàn chỉ được 1 đến 2 người phát biểu mà những người đứng lên nói chưa chắc đã là người đại diện cho toàn bộ tinh hoa của đoàn đó.

Tất nhiên ai cũng mong muốn đại biểu Quốc hội ngày càng phải có chất lượng cao. Nhưng do đặc điểm cơ cấu, mỗi nhiệm kỳ lại theo cơ cấu khác nhau nên đã ảnh hưởng đến chất lượng. Có những nhiệm kỳ có được rất nhiều đại biểu chất lượng hoạt động cao hơn hẳn nhưng có nhiệm kỳ chất lượng lại bình thường.

Quốc hội đang bàn đề án đổi mới hoạt động. Vậy theo ông, để có những phiên thảo luận nóng, thu hút và đáp ứng sự mong mỏi của cử tri thì sẽ phải thay đổi từ đâu?

- Tất cả cũng phải từ con người mà ra. Thứ nhất là cần thay đổi cơ cấu đại diện trong Quốc hội. Tăng số lượng đại biểu chuyên trách lên.

Thứ hai, đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội. Nói ví dụ thế này, như các phiên thảo luận hiện nay, nếu họp cả ngày ở hội trường về kinh tế - xã hội cũng chỉ tối đa khoảng hơn 50 người được nói. Vậy là 450 người còn lại cứ thế ngồi ở dưới để nghe. Vậy tôi đề nghị có thể chọn theo cách là chia ra làm hai hội trường để nhiều người được nói và sau đó tập hợp lại

Ngoài ra, cần tổng kết các ý kiến thảo luận ở tổ, sau đó chỉ nêu các ý kiến cụ thể còn có quan điểm khác nhau để đưa ra hội trường cho đại biểu phân tích. Không đọc bài phát biểu chuẩn bị sẵn.

Không nên để tình trạng như hiện nay, các ý kiến quá loãng, trùng lặp. Ai cũng sợ cử tri chê trách nên cố gắng đứng lên để phát biểu cho cử tri thấy mặt. Do đó, không ít người cứ nói những vấn đề xa xôi ở đâu đó không liên quan đến mạch thảo luận chung.

Tôi hy vọng rằng càng về các kỳ họp sau này, đại biểu ngày càng sắc sảo hơn và gia tăng các ý kiến phản biện. Nhưng để có tính phản biện, cũng cần đòi hỏi bản lĩnh nghị trường.

Đo mức độ hài lòng của dân

"Chúng ta xác định chính quyền của chúng ta là của dân, do dân, vì dân. Các đại biểu của dân đi họp ở đây mang theo biết bao tâm tư bức xúc của người dân với mong muốn là mọi việc sẽ tốt hơn qua mỗi kỳ họp. Nhưng chúng ta chưa có một chỉ số cụ thể để đo lường việc này.

Tôi cho rằng Quốc hội nên đưa thêm chỉ tiêu, mức độ hài lòng của người dân để đánh giá hoạt động của các cơ quan quyền lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Việc tổ chức điều tra xã hội học để xác định mức độ này không khó.

Quốc hội có thể đưa ra tiêu chí cần thiết để việc điều tra này đem lại được những số liệu cần thiết, cụ thể, giúp các cơ quan quyền lực điều chỉnh pháp luật và chính sách hiệu quả hơn, phù hợp hơn với mong muốn của người dân, doanh nghiệp và cả xã hội".


Đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín (Bình Dương)
Lê Nhung