Người tài thì cũng như người không thật tài đều hình thành dưới tác động của 3 yếu tố: 1. Di truyền; 2. Giáo dục; 3. Môi trường.
Di truyền về cơ bản là công trạng của cha ông. Chúng ta có thể tác động lên yếu tố di truyền thông qua việc lựa chọn và kết hợp gen.
Điều này có thể khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng hoàn toàn không thể chấp nhận được về mặt đạo lý.
Giáo dục là thứ “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”. “Nói mãi” thì đúng rồi. Nhưng “Biết rồi” thì chưa chắc. Cho đến khi chúng ta có được một chủ thuyết giáo dục thật sự mạch lạc, sáng tỏ về một nền giáo dục mà người Việt cần phải có, một chủ thuyết dẫn dắt tất cả mọi cố gắng của chúng ta nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của người Việt, thì tất nhiên cái sự “Khổ lắm” vẫn còn.
Môi trường có vẻ là yếu tố mà chúng ta có thể tác động nhiều hơn cả để có được người tài. Đó là việc trọng dụng người tài; việc bảo đảm sự độc lập và tự do trong sáng tạo cho người tài; việc đãi ngộ xứng đáng về vật chất cho người tài; đến việc tôn vinh, khen thưởng về tinh thần cho người tài... Những việc làm như vậy là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều khi chúng rất khó bền vững, nếu như chúng ta không tạo ra được cầu thực sự về người tài. Quy luật giản dị ở đây là: muốn người tài xuất hiện phải có cầu về người tài. Thánh Gióng chỉ xuất hiện, khi cầu về người anh hùng đánh giặc, cứu nước xuất hiện. Và thực ra nhà vua cũng chỉ buộc phải cử sứ giả đi kêu gọi người tài ra dẹp giặc, cứu nước, khi bị một sức ép to lớn phải làm như vậy. Trong câu chuyện cổ tích Thánh Gióng, chúng ta còn thấy một điều nữa thú vị hơn và sâu sắc hơn. Đó là khi không còn cầu về người tài nữa, thì người tài cũng biến mất - Thánh Gióng đã cởi bỏ mũ, giáp và bay về trời, khi không còn nhu cầu phải dẹp tan lũ giặc Ân.
Ở nước ta, cơ chế làm xuất hiện người tài cũng đã bắt đầu vận hành trở lại, mặc dù không phải ở trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ chế này xuất hiện rõ nhất trong đời sống kinh tế, khi cạnh tranh bắt đầu được áp đặt và độc quyền từng bước bị xóa bỏ. Toàn bộ lô-gíc của sự vật là như thế này: cạnh tranh làm xuất hiện cầu về người tài, cầu về người tài làm xuất hiện người tài. Toàn bộ vấn đề còn lại là việc chúng ta phải điều tiết sự cạnh tranh này như thế nào để động lực của nó được phát huy đúng hướng. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh, trung thực, một môi trường cạnh tranh để dẫn đến cái sự tốt hơn, cao đẹp hơn, hiệu quả hơn là rất quan trọng ở đây. Bởi vì rằng quỷ xa tăng và thiên thần đều có thể xuất hiện trong một cuộc cạnh tranh. Cả hai đều rất tài giỏi, nhưng không phải cả hai đều rất hữu ích.
Điều này có thể khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng hoàn toàn không thể chấp nhận được về mặt đạo lý.
Giáo dục là thứ “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”. “Nói mãi” thì đúng rồi. Nhưng “Biết rồi” thì chưa chắc. Cho đến khi chúng ta có được một chủ thuyết giáo dục thật sự mạch lạc, sáng tỏ về một nền giáo dục mà người Việt cần phải có, một chủ thuyết dẫn dắt tất cả mọi cố gắng của chúng ta nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của người Việt, thì tất nhiên cái sự “Khổ lắm” vẫn còn.
Môi trường có vẻ là yếu tố mà chúng ta có thể tác động nhiều hơn cả để có được người tài. Đó là việc trọng dụng người tài; việc bảo đảm sự độc lập và tự do trong sáng tạo cho người tài; việc đãi ngộ xứng đáng về vật chất cho người tài; đến việc tôn vinh, khen thưởng về tinh thần cho người tài... Những việc làm như vậy là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều khi chúng rất khó bền vững, nếu như chúng ta không tạo ra được cầu thực sự về người tài. Quy luật giản dị ở đây là: muốn người tài xuất hiện phải có cầu về người tài. Thánh Gióng chỉ xuất hiện, khi cầu về người anh hùng đánh giặc, cứu nước xuất hiện. Và thực ra nhà vua cũng chỉ buộc phải cử sứ giả đi kêu gọi người tài ra dẹp giặc, cứu nước, khi bị một sức ép to lớn phải làm như vậy. Trong câu chuyện cổ tích Thánh Gióng, chúng ta còn thấy một điều nữa thú vị hơn và sâu sắc hơn. Đó là khi không còn cầu về người tài nữa, thì người tài cũng biến mất - Thánh Gióng đã cởi bỏ mũ, giáp và bay về trời, khi không còn nhu cầu phải dẹp tan lũ giặc Ân.
Ở nước ta, cơ chế làm xuất hiện người tài cũng đã bắt đầu vận hành trở lại, mặc dù không phải ở trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ chế này xuất hiện rõ nhất trong đời sống kinh tế, khi cạnh tranh bắt đầu được áp đặt và độc quyền từng bước bị xóa bỏ. Toàn bộ lô-gíc của sự vật là như thế này: cạnh tranh làm xuất hiện cầu về người tài, cầu về người tài làm xuất hiện người tài. Toàn bộ vấn đề còn lại là việc chúng ta phải điều tiết sự cạnh tranh này như thế nào để động lực của nó được phát huy đúng hướng. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh, trung thực, một môi trường cạnh tranh để dẫn đến cái sự tốt hơn, cao đẹp hơn, hiệu quả hơn là rất quan trọng ở đây. Bởi vì rằng quỷ xa tăng và thiên thần đều có thể xuất hiện trong một cuộc cạnh tranh. Cả hai đều rất tài giỏi, nhưng không phải cả hai đều rất hữu ích.
TS Nguyễn Sĩ Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét