21/09/2011 14:00
PN - Hiện nay ngoài vấn nạn sách giả, sách lậu, các nhà xuất bản (NXB), đơn vị làm sách còn đang chới với trước sự tấn công của sách điện tử (ebook) lậu, tràn lan trên mạng.
Đã vậy, quy định quản lý xuất bản mới nhất ở lĩnh vực này vừa được cơ quan chức năng ban hành còn khiến “các nạn nhân” đánh giá là “có cũng như không”…!
Nhiều đơn vị xuất bản trong nước như Trẻ, Kim Đồng, Nhã Nam, Bách Việt, Đông A… đang ngao ngán vì danh sách các sản phẩm bị “luộc” công khai và phát hành rộng rãi trên các trang web và diễn đàn ngày càng nhiều. Trong đó, mỗi trang web hoặc diễn đàn thu hút không dưới 500.000 thành viên. Chỉ cần lướt qua các trang ebook này, sẽ thấy ngay mức độ sôi động trong việc liên tục cập nhật những đầu sách mới thu hút hàng ngàn lượt download. Đương nhiên, việc phát tán rộng rãi trên mạng mà không mua bản quyền đã khiến đơn vị làm sách bị thất thu nặng.
Đứng trước sự bành trướng của e-book lậu, thời gian qua, nhiều đơn vị làm sách phải “tự cứu mình” bằng cách phát đi lời cảnh báo với các admin quản trị các trang web đang sử dụng bất hợp pháp số sách của mình nhưng không mấy hiệu quả. Không chỉ có sách của các đơn vị tư nhân, nhiều sách của các NXB nhà nước cũng chịu chung số phận. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nổi tiếng với 22 bộ sách thiếu nhi cũng than trời vì mỗi khi sách của ông in ra là y như rằng sẽ tràn lan trên mạng tức thì.
Trước sự bành trướng của ebook lậu, cuối tháng 8/2011, Cục Xuất bản – Bộ TT&TT đã có công văn số 2627/CXB-QLXB gửi đến các NXB quy định việc xuất bản trên mạng internet. Theo đó, các xuất bản phẩm trên mạng phải do NXB thực hiện. Các bước thực hiện sẽ giống như quy trình đăng ký xuất bản phẩm in, chỉ trừ phần nộp lưu chiểu thay vì nộp bằng sách thì nộp bằng thiết bị lưu trữ (CD-ROM, DVD, VCD, USB). Trước đây, Luật Xuất bản chỉ điều chỉnh với các dòng sách in, chưa đề cập đến dòng sách ảo này. Mãi đến năm 2009, khi Nghị định số 11/2009/NĐ-CP bổ sung một số điều của Luật Xuất bản, nội dung ấn phẩm sách điện tử mới được đề cập. Tuy vậy, quy định này cũng chỉ chung chung, không cụ thể.
Nhiều đơn vị xuất bản bị xâm phạm bản quyền đang tha thiết mong các cơ quan chức năng giúp đỡ điều tra và ngăn chặn tất cả các trang web làm ebook lậu, để bảo vệ các sản phẩm văn hóa mà họ đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc mới làm ra được. Tuy nhiên, với quy định mới này, nhiều NXB cho rằng “có cũng như không”. Theo một giám đốc NXB, quy định này lại chỉ nắm “người có tóc” là các NXB, các đơn vị phát hành sách chân chính; các đối tượng làm ebook lậu thì không phải chịu bất cứ một chế tài hay điều chỉnh nào. Hiện nay, chưa có NXB nào tham gia sản xuất ebook chính thống nhưng đã có quy định ép vào khuôn khổ, trong khi ebook lậu thì tràn lan, nhởn nhơ trước mặt cơ quan quản lý.
Nhiều đơn vị xuất bản trong nước như Trẻ, Kim Đồng, Nhã Nam, Bách Việt, Đông A… đang ngao ngán vì danh sách các sản phẩm bị “luộc” công khai và phát hành rộng rãi trên các trang web và diễn đàn ngày càng nhiều. Trong đó, mỗi trang web hoặc diễn đàn thu hút không dưới 500.000 thành viên. Chỉ cần lướt qua các trang ebook này, sẽ thấy ngay mức độ sôi động trong việc liên tục cập nhật những đầu sách mới thu hút hàng ngàn lượt download. Đương nhiên, việc phát tán rộng rãi trên mạng mà không mua bản quyền đã khiến đơn vị làm sách bị thất thu nặng.
Chế tài xử phạt lờ mờ là nguyên nhân khiến hàng loạt các trang ebook lậu nở rộ - Ảnh: C.H.A. |
Trước sự bành trướng của ebook lậu, cuối tháng 8/2011, Cục Xuất bản – Bộ TT&TT đã có công văn số 2627/CXB-QLXB gửi đến các NXB quy định việc xuất bản trên mạng internet. Theo đó, các xuất bản phẩm trên mạng phải do NXB thực hiện. Các bước thực hiện sẽ giống như quy trình đăng ký xuất bản phẩm in, chỉ trừ phần nộp lưu chiểu thay vì nộp bằng sách thì nộp bằng thiết bị lưu trữ (CD-ROM, DVD, VCD, USB). Trước đây, Luật Xuất bản chỉ điều chỉnh với các dòng sách in, chưa đề cập đến dòng sách ảo này. Mãi đến năm 2009, khi Nghị định số 11/2009/NĐ-CP bổ sung một số điều của Luật Xuất bản, nội dung ấn phẩm sách điện tử mới được đề cập. Tuy vậy, quy định này cũng chỉ chung chung, không cụ thể.
Nhiều đơn vị xuất bản bị xâm phạm bản quyền đang tha thiết mong các cơ quan chức năng giúp đỡ điều tra và ngăn chặn tất cả các trang web làm ebook lậu, để bảo vệ các sản phẩm văn hóa mà họ đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc mới làm ra được. Tuy nhiên, với quy định mới này, nhiều NXB cho rằng “có cũng như không”. Theo một giám đốc NXB, quy định này lại chỉ nắm “người có tóc” là các NXB, các đơn vị phát hành sách chân chính; các đối tượng làm ebook lậu thì không phải chịu bất cứ một chế tài hay điều chỉnh nào. Hiện nay, chưa có NXB nào tham gia sản xuất ebook chính thống nhưng đã có quy định ép vào khuôn khổ, trong khi ebook lậu thì tràn lan, nhởn nhơ trước mặt cơ quan quản lý.
Cao Hoài An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét