By NTZung, on September 19th, 2011
Ông Trần Hồng Quân từng làm hiệu trưởng ĐHBK Saigon, rồi lên BGD làm 7 năm thứ trưởng rồi 10 năm bộ trưởng. Không nổi tiếng về năng lực lãnh đạo, nhưng có tiếng là trong sạch.
Đọc bài phỏng vấn gần đây của ông THQ mà tôi hơi sững sờ với đoạn nói về tiểu học. Không biết có phải vì ông THQ nay đã bị lão hóa nên phát biểu “không còn sáng suốt” vậy không, hay là cũng nghĩ như vậy từ thời còn làm Bộ trưởng. Đoạn đó như sau:
—–>
Học trò bây giờ khổ hơn học trò ngày xưa nhiều, ông có nghĩ vậy không?
Đúng vậy. Tôi vẫn nói rằng bây giờ trẻ nhỏ không có tuổi thơ. Chúng sợ, ngán sự học. Giáo dục như thế là thất bại.
Có phải vì ta chưa chú trọng cho giáo dục mầm non?
Nó xuất phát từ việc quản lý, cách chúng ta đối xử với giáo dục. Trong xây dựng thang lương của Nhà nước nhiều khi sai lầm. Thấp nhất là mầm non, sau đó là trung học cơ sở… Bậc học càng cao thì lương càng cao.
Đúng thế. Khoa học sư phạm đối với lớp trẻ rất khó và tinh vi vì tâm lý trẻ nhạy cảm vô cùng, phải có trình độ mới được. Cần có những người có trình độ cao, giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở bậc học này.
<—–
Câu trả lời của ông Quân cho câu hỏi đầu tiên có tính cường điệu, nhưng chấp nhận được. Nhưng các câu trả lời của ông Quân cho hai câu hỏi tiếp theo thì tôi xin lôi ra đây mổ xẻ:
* Ông Quân nhầm lẫn giữa “trình độ khoa học” và “kỹ năng dạy học sinh nhỏ tuổi”. Các GS, TS phải có trình độ chuyên môn về khoa học cao, nhưng điều này không phải là điều kiện cần ở giáo viên tiểu học.
* Giáo sư theo định nghĩa là người dạy ở bậc đại học và sau đại học, ông Quân quên cả điều đó rồi. Người dạy đại học tốt chưa chắc dạy học sinh 7 tuổi đã hay nếu không quen, vì mỗi lứa tuổi đòi hỏi các phương pháp sư phạm đặc thù cho lứa tuổi đó.
* Cứ cho là GS thì dạy tiểu học cũng rất hay, câu hỏi đặt ra là: lấy đâu ra giáo sư để mà dạy tiểu học? Tính ra cứ hàng vạn học sinh tiểu học, thì mới có 1 GS. Tất nhiên, người đào tạo các giáo viên thì thường phải là các GS, TS có trình độ cao về giáo dục học mới tốt. (Đấy cũng là hướng phấn đấu của các khoa sự phạm, nhưng có lẽ đây không phải là ý mà ông Quân muốn nói).
* Quá trình giáo dục giai đoạn nào mà chẳng cần “không được thất bại”, chứ đâu chỉ mỗi giai đoạn tiểu học. Điều ông Quân quên mất là, nói chung giáo viên ở bậc càng cao thì đòi hỏi kiến thức càng nhiều, đào tạo càng khó và càng mất thời gian. Trình độ trung bình của một giáo viên tiểu học thấp hơn một giáo viên trung học hay giảng viên đại học là hợp lý, ngược lại mới là vô lý. Cứ thử tưởng tượng đem giáo viên tiểu học đi dạy trung học hay đại học xem kết quả sẽ ra sao. Trong xã hội, những công việc đòi hỏi học vấn và trình độ thấp hơn thì thường có lương thấp hơn cũng là hợp lý, nếu không thì ai cố gắng học lên cao làm gì.
* So sánh giữa giáo viên và bác sĩ của ông Quân hoàn toàn khập khiễng, vì khi trẻ lớn lên thì cần tiếp thu các kiến thức phức tạp hơn, nhưng không phải vì thế mà tim phổi trở nên phức tạp hơn.
* Tất nhiên, có những công việc không đòi hỏi trình độ cao, nhưng vẫn có lương tương đối cao (so với các công việc khác). Các công việc kiểu như vậy, không khó khăn về trình độ thì phải khó khăn về cái gì đó khác: ví dụ như phải làm ban đêm, trong môi trường độc hại, đòi hỏi thể thực thật tốt, v.v. Nếu như dạy trẻ nhỏ là công việc có những khía cạnh khó khăn nặng nhọc kiểu như vậy (ví dụ như là nghe trẻ khóc suốt ngày có thể làm tổn hại thần kinh) thì tất nhiên trong lương cần có phụ cấp cho sự nặng nhọc của công việc cho hợp lý. Nhưng nếu nói là cần lương cao, vì đòi hỏi trình độ cao, thì là lạc vấn đề.
Đọc bài phỏng vấn gần đây của ông THQ mà tôi hơi sững sờ với đoạn nói về tiểu học. Không biết có phải vì ông THQ nay đã bị lão hóa nên phát biểu “không còn sáng suốt” vậy không, hay là cũng nghĩ như vậy từ thời còn làm Bộ trưởng. Đoạn đó như sau:
—–>
Học trò bây giờ khổ hơn học trò ngày xưa nhiều, ông có nghĩ vậy không?
Đúng vậy. Tôi vẫn nói rằng bây giờ trẻ nhỏ không có tuổi thơ. Chúng sợ, ngán sự học. Giáo dục như thế là thất bại.
GS.TS Trần Hồng Quân |
Nó xuất phát từ việc quản lý, cách chúng ta đối xử với giáo dục. Trong xây dựng thang lương của Nhà nước nhiều khi sai lầm. Thấp nhất là mầm non, sau đó là trung học cơ sở… Bậc học càng cao thì lương càng cao.
Tôi phản đối vô cùng. Giống như quy định bác sĩ nhi khoa lương thấp, lão khoa lương cao. Đứng về quan điểm giáo dục thì giáo dục mầm non không được thất bại. Giáo viên trình độ sư phạm kém thì có khi trẻ ngán học suốt đời, sợ đi học.
Theo ông là nên đưa giáo sư, tiến sĩ vào giáo viên cấp 1?Đúng thế. Khoa học sư phạm đối với lớp trẻ rất khó và tinh vi vì tâm lý trẻ nhạy cảm vô cùng, phải có trình độ mới được. Cần có những người có trình độ cao, giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở bậc học này.
<—–
Câu trả lời của ông Quân cho câu hỏi đầu tiên có tính cường điệu, nhưng chấp nhận được. Nhưng các câu trả lời của ông Quân cho hai câu hỏi tiếp theo thì tôi xin lôi ra đây mổ xẻ:
* Ông Quân nhầm lẫn giữa “trình độ khoa học” và “kỹ năng dạy học sinh nhỏ tuổi”. Các GS, TS phải có trình độ chuyên môn về khoa học cao, nhưng điều này không phải là điều kiện cần ở giáo viên tiểu học.
* Giáo sư theo định nghĩa là người dạy ở bậc đại học và sau đại học, ông Quân quên cả điều đó rồi. Người dạy đại học tốt chưa chắc dạy học sinh 7 tuổi đã hay nếu không quen, vì mỗi lứa tuổi đòi hỏi các phương pháp sư phạm đặc thù cho lứa tuổi đó.
* Cứ cho là GS thì dạy tiểu học cũng rất hay, câu hỏi đặt ra là: lấy đâu ra giáo sư để mà dạy tiểu học? Tính ra cứ hàng vạn học sinh tiểu học, thì mới có 1 GS. Tất nhiên, người đào tạo các giáo viên thì thường phải là các GS, TS có trình độ cao về giáo dục học mới tốt. (Đấy cũng là hướng phấn đấu của các khoa sự phạm, nhưng có lẽ đây không phải là ý mà ông Quân muốn nói).
* Quá trình giáo dục giai đoạn nào mà chẳng cần “không được thất bại”, chứ đâu chỉ mỗi giai đoạn tiểu học. Điều ông Quân quên mất là, nói chung giáo viên ở bậc càng cao thì đòi hỏi kiến thức càng nhiều, đào tạo càng khó và càng mất thời gian. Trình độ trung bình của một giáo viên tiểu học thấp hơn một giáo viên trung học hay giảng viên đại học là hợp lý, ngược lại mới là vô lý. Cứ thử tưởng tượng đem giáo viên tiểu học đi dạy trung học hay đại học xem kết quả sẽ ra sao. Trong xã hội, những công việc đòi hỏi học vấn và trình độ thấp hơn thì thường có lương thấp hơn cũng là hợp lý, nếu không thì ai cố gắng học lên cao làm gì.
* So sánh giữa giáo viên và bác sĩ của ông Quân hoàn toàn khập khiễng, vì khi trẻ lớn lên thì cần tiếp thu các kiến thức phức tạp hơn, nhưng không phải vì thế mà tim phổi trở nên phức tạp hơn.
* Tất nhiên, có những công việc không đòi hỏi trình độ cao, nhưng vẫn có lương tương đối cao (so với các công việc khác). Các công việc kiểu như vậy, không khó khăn về trình độ thì phải khó khăn về cái gì đó khác: ví dụ như phải làm ban đêm, trong môi trường độc hại, đòi hỏi thể thực thật tốt, v.v. Nếu như dạy trẻ nhỏ là công việc có những khía cạnh khó khăn nặng nhọc kiểu như vậy (ví dụ như là nghe trẻ khóc suốt ngày có thể làm tổn hại thần kinh) thì tất nhiên trong lương cần có phụ cấp cho sự nặng nhọc của công việc cho hợp lý. Nhưng nếu nói là cần lương cao, vì đòi hỏi trình độ cao, thì là lạc vấn đề.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét