Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Vì sao lương công chức thấp?

26/09/2011 00:16

(VTC News) – Do lạm phát cao, bộ máy hành chính hô hào tinh giản nhưng lại “phình to”, chính sách mang nặng tính bình quân.
 
Lương thấp nên “chân ngoài dài”

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, hiện nay, lương của công chức chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu về chi tiêu thực phẩm, chứ chưa đảm bảo các nhu cầu khác như nhà ở.

Vì vậy đã không thu hút nhiều người tài vào làm trong các cơ quan Nhà nước, hoặc có người tài nhưng họ chưa toàn tâm, toàn ý tập trung vào thực hiện nhiệm vụ công vụ, dẫn đến chất lượng xây dựng thể chế có phần bị hạn chế. Nhiều văn bản pháp quy phải sửa ngay khi ban hành.

Theo Bộ Nội vụ, một số người đã từ bỏ làm việc Nhà nước do chính sách đãi ngộ không đủ giữ họ ở lại.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng viện Lao động – Xã hội nhận định, có không ít người vào Nhà nước vì yếu kém về năng lực, không thể tìm được việc làm khu vực doanh nghiệp; có nhiều người là phụ nữ cần có việc làm ổn định, để có thời gian cho gia đình, cũng có những người vào bộ máy Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng…

Vì sao lương công chức thấp?
 Nhà nước đang cố gắng để công chức phần nào được đảm bảo mức sống
Hệ quả nghiêm trọng về tiền lương thấp, theo đánh giá của Bộ Nội vụ, việc công chức không chấp hành làm việc 8 giờ tại công sở diễn ra phổ biến ở tất cả các cấp; do thu nhập thấp, cán bộ, công chức tìm mọi cách, mọi việc có thể làm để tạo ra thu nhập; nhiều người không chú trọng đến công việc chung, mà chỉ chỉ muốn làm các việc cụ thể liên quan đến nhân sự, tài chính, đất đai…trực tiếp với dân, với doanh nghiệp để có điều kiện nhũng nhiễu, hạch sách.

Từ đó có thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Nên dẫn đến tình trạng phân hoá giàu nghèo xảy ra ngay trong nội bộ đội ngũ cán bộ, công chức. Xuất hiện nghịch lý “lương không đủ sống nhưng nhiều người sống đàng hoàng, lương thấp nhưng rất khó vào biên chế”…

Vì đâu?

Trước thực trạng trên, Bộ Nội vụ đã chỉ ra nhiều nguyên nhân hạn chế trong cải cách tiền lương:

Tuy đã có nhiều Nghị quyết về việc cải cách tiền lương nhưng việc thể chế hoá và tổ chức triển khai thực hiện vẫn chưa như ý muốn.

Nhất là khi khủng hoảng và suy thoái kinh tế làm kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững, hiệu quả đầu tư chưa cao…nên lạm phát còn cao; làm giảm hiệu quả của những đợt tăng lương.

Mặt khác, các ngành, các cấp chưa quyết tâm theo mục tiêu chung mà còn chú ý đến lợi ích riêng của ngành nên không chú trọng tinh giản biên chế mà còn đề nghị tăng thêm tổ chức, số lượng cán bộ, công chức…dẫn đến đối tượng hưởng lương và trợ cấp ngày một tăng nhưng năng suất và hiệu quả hoạt động công vụ không cao.

Bên cạnh đó, việc giải quyết chính sách tiền lương còn dàn trải, bình quân, chưa tách được giải quyết chính sách bảo hiểm và trợ cấp ưu đãi với người có công. Việc đổi mới tiền lương còn mang tính chắp vá, không đồng bộ.

Chính vì thế, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, chúng ta nên cắt giảm 40% công chức – viên chức, để bộ máy Nhà nước tinh gọn và có điều kiện cải cách tiền lương.


Đón đọc Bài 2: "Hệ thống bảng lương mới của công chức, viên chức"


Tin liên quan

Hoàng Lan
Chuyện thật như đùa. Các bác làm công chức kêu thì cứ kêu thôi nhưng hỏi lại tại sao người người đua nhau vào làm công chức, nhà nhà đua nhau vào làm công chức, bỏ hàng mấy trăm triệu ra để chạy lấy chỗ làm công chức mà để hàng tháng nhận lương 2 triệu? thử hỏi như vậy có đủ sống không chứ đừng nói nuôi con hay bố mẹ? Thế mà họ mua được nhà đẹp, đi xe sang, đời sống cao ... nên những người đi làm các doanh nghiệp ngoài thu nhập hàng tháp cả 10 triệu đã bằng họ đâu, chạy theo họ còn khó và không thể. Thủ hỏi tại sao? trả lời đi ... Đừng kêu nữa.
(Lê Văn Bình)

Thực ra để giải quyết vấn đề này rất đơn giải. Phải luật hóa các công đoạn quản lý. Minh bạch hóa các thủ tục của nhà nước. Và không được cào bằng lương giữa lãnh đạo và nhân viên. Nhưng chắc phải 200 năm nữa có khi Việt Nam ta mới làm được
(Anh Tuan)

Lương công chức thấp nhưng vẫn đông người vào"người tài và thẳng thắn thì lại ra ngoài làm".Hệ quả nghiêm trọng về tiền lương thấp, theo đánh giá của Bộ Nội vụ, việc công chức không chấp hành làm việc 8 giờ tại công sở diễn ra phổ biến ở tất cả các cấp; do thu nhập thấp, cán bộ, công chức tìm mọi cách, mọi việc có thể làm để tạo ra thu nhập; Đại đa số không chú trọng đến công việc chung, mà chỉ muốn làm các việc cụ thể liên quan đến nhân sự, tài chính, đất đai…trực tiếp với dân, với doanh nghiệp để có điều kiện nhũng nhiễu, hạch sách.ngoài ra các cá nhân xin vào công chức thì đa phần không xin được ở ngoài nên chạy trọt ,lót tay để vào.công việc thì nhàn rỗi,thu nhập ổn định nếu nhiều tiền vào các vị trí tốt thì mấy chốc thu hồi vốn.nên đã nhận thì làm sao cải cách được.người này sợ mếch lòng người kia nên các bộ cứ phềnh ra là vì vậy .mà đã phềnh ra thì lương thấp.mà đã lương thấp thì phải tìm mọi cách để kiếm thêm.đã kiếm thêm thì các bộ lại phềnh ra.Khi nào hết tham nhũng,hối lộ ,đút lót ,thì khi đó sẽ ok
(lê Phong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét