(Dân trí) - Cuộc thảo luận sôi nổi trên Diễn đàn Dân trí được khơi dậy từ bài trả lời phỏng vấn của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu nêu lên vấn đề thật sự đáng quan tâm - đó là “Khoa học Việt Nam có đang đứng trước nguy cơ “tuyệt tự” hay không?
>> Muốn khoa học không “tuyệt tự” cần gỡ ra từ đâu?
>> Khoa học Việt Nam có đang đứng trước nguy cơ “tuyệt tự”
>> Muốn khoa học không “tuyệt tự” cần gỡ ra từ đâu?
>> Khoa học Việt Nam có đang đứng trước nguy cơ “tuyệt tự”
Ai cũng biết rằng ở thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ có những bước phát triển vượt bậc, đem lại những biến đổi hết sức sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa loài người tiến bước mạnh mẽ vào kỷ nguyên văn minh trí tuệ và xây dựng nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, nước ta không muốn “lỡ trớn” bắt kịp con tàu tốc hành đưa loài người tiến vào thời đại văn minh trí tuệ thì không thể để kéo dài tình trạng trì trệ và lạc hậu của nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Cùng trăn trở trước thực trạng khoa học
GS. Nguyễn Văn Hiệu bộc bạch sự lo lắng vì “thấy sự đầu tư của nhà nước và xã hội còn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ, mà ở nhiều nơi sự đầu tư đó lại không được sử dụng có hiệu quả, nhiều thiết bị quý, có giá trị lớn, rất hiếm khi được sử dụng; hàng loạt đề tài nghiên cứu sau khi được nghiệm thu đúng thủ tục đã chẳng đem lại hiệu quả gì, bởi vì không có đủ giá trị khoa học để công bố mà cũng không thể áp dụng vào thực tiễn, lại cũng không coi là công việc dở dang và được làm tiếp cho đến cùng, cho nên đã chấm dứt không dấu vết”.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
Rất nhiều bạn đọc đã chia sẻ nỗi niềm trăn trở của GS Nguyễn Văn Hiệu về thực trạng khoa học. Một bạn đọc (ký tên Hoa Lửa) viết:” Cảm ơn GS Nguyễn Văn Hiệu đã bắt đầu chỉ ra những vấn đề mà lâu nay những người làm khoa học nghiêm túc chưa có điều kiện, chưa có dịp và có cũng …chưa dám nới ra. Nhưng dù là người có uy tín trong khoa học và đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quản lý, người đủ tầm để biết rõ và có thể nói ra sự thật, nhưng có lẽ vì những lý do tế nhị mà một người ở vị trí như GS. chưa thể nói ra hết, mặc dù ông đã chỉ ra được những nguyên nhân khá cốt lõi”.
Với quan điểm hệ thống, bạn đọc này nêu lên nhận định có tính tổng quan: “ Có thể nói môi trường khoa học của Việt Nam cũng đang bị những thói hư tật xấu của xã hội bây giờ làm cho ô nhiễm. Đấy là thói ích kỷ vụ lợi, thích tâng bốc, và nhất là tệ nạn tham nhũng khá phổ biến (từ nhỏ đến lớn, đủ loại hình thái).
Bạn đọc Đức Duy vốn là nghiên cứu sinh của một viện khoa học lớn ở Hà Nội đã viết: “ Đọc bài trả lời phỏng vấn của GS. Nguyễn Văn Hiệu, tôi thấy đồng tình về cơ bản và muốn nói thêm rằng chính cơ chế “xin-cho” và sự đối xử thiếu sòng phẳng, không được trả lương theo đúng năng lực, thậm chí có cả hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan khoa học, đã làm mài mòn tâm huyết và ý chí của những cán bộ vốn dĩ yêu khoa học”.
Người làm khoa học cần được xã hội chăm lo về đời sống. Nghĩa là có đủ phương tiện để mưu sinh và có mức lương đủ sống. Tuy nhiên, hai phạm trù “nghiên cứu khoa học” và “làm giàu” khó đi đôi, kể cả ở những nước phát triển. Cho nên Đạo đức khoa học gồm cả tính ngay thẳng, luôn trung thành với sự thật và phi vụ lợi, không để bị mua chuộc hoặc quyến rũ bởi “danh”, “lợi” hay “chức tước”. |
1.Số kinh phí cho đề tài khoa học phải “chia 5 sẻ 7”nào chi cho các “xếp” duyệt đề tài, cấp kinh phí; chi cho Hội đồng, chi cho phản biện; rồi “xử lý” các mối quan hệ khác…; phần còn lại mới dùng cho đề tài. Do vậy, “tiền nào thì chất lượng đó”.
2.”Đầu vào” của đề tài: Quan trọng là nguồn tài liệu để tham khảo thế giới đã làm gì và làm được đến đâu? – Không biết, vì hầu như chẳng có trường đại học nào ở VN mua cơ sở dữ liệu nghiên cứu. Còn muốn biết Việt Nam làm được gì? –Cũng không biết nốt, vì không có cơ sở dữ liệu đầy đủ và nếu có cũng không đáng tin cậy.
Biết vậy sao mọi người vẫn xin làm đề tài nghiên cứu: vì mục đích có thêm khoản thu nhập vì lương đâu có đủ sống, rồi còn được công nhận giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư…”.
Còn sinh viên Trần Văn Phái phản ảnh: Hiện tại em là sinh viên của Học viện Kỹ thuật quân sự (Hệ dân sự). Em học chuyên ngành chế tạo máy…vậy mà việc học và hành cách xa nhau như…trời với đất! Học lý thuyết từ năm thư 3, đến năm thứ 5 (nghĩa là cách nhau 2 năm) mới được thực hành, vậy xin thưa, có ai nhớ gì lý thuyết mà thực hành. Máy móc thì hỏng lên hỏng xuống. Học viện có phòng thực hành trị giá hơn 1 triệu USD mà sinh viên được vào đây rất ít. Qua đó, thấy học ĐH ở VN không gắn học với hành như nước ngoài, làm đề tài hay khóa luận tốt nghiệp cũng chỉ là “hình thức”, cho nên khoa học công nghệ nước ta đi xuống là phải.
Trước thực trạng khoa học hiện nay, ông Phạm Nhật Quang bức xúc: “Tôi muốn hỏi hằng năm có hàng trăm, hàng nghìn đề tài khoa học được nghiệm thu nhưng số lượng các đề tài được áp dụng vào thực tế lại rất ít, vì sao vậy? Chẳng có lý do gì chất lượng đề tài khoa học tốt mà tác giả của nó đành lòng nhìn nó bị xếp vào các ngăn tủ mà không bán cho các doanh nghiệp hoặc công bố trên các tạp chí khoa học thế giới. Vậy mà từ trước đến nay, các cấp quản lý khoa học vẫn nghiệm thu hàng loạt đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành không có khả năng áp dụng vào thực tế. Phải chăng những người có vai trò quản lý lại né tránh trách nhiệm, ngại va chạm, hay có % trong kinh phí đề tài KH ( kinh phí hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng) mà hàng trăm, hàng ngàn đề tài như thế là một sự lãng phí vô cùng lớn, còn KHCN vẫn không phát triển, vẫn tụt hậu so với sự phát triển KHCN chóng mặt của thế giới.
Chấn hưng nền khoa học nước nhà bằng cách nào?
Nói đến những nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động khoa học ở trong tình trạng trì trệ và yếu kém, hầu hết ý kiến tham gia thảo luận đều có cái nhìn khách quan, cả về phía các cơ quan quản lý khoa học và bản thân những người làm khoa học. Nhưng nguyên nhân có ý nghĩa chi phối và quyết định nhất thuộc về trách nhiệm của các cấp quản lý khoa học. Từ đó dẫn tới sự đầu tư không đích đáng về trang thiết bị khoa học, kể cả nguồn vốn lớn đầu tư cho các phòng thí nghiệm trọng điểm cũng như đầu tư dàn trải cho nhiều đề tài thiếu ý nghĩa thiết thực và không có tính khả thi trong khi cuộc sống đặt ra biết bao vấn đề cấp bách rất cần sự đóng góp có hiệu quả của các cơ quan khoa học.
(ảnh minh họa - nguồn: internet)
Cơ chế quản lý và bộ máy quản lý có vai trò như người cầm lái con tàu khoa học. Con tàu đó đi đúng hướng hay chệch hướng, chạy nhanh hay chạy chậm là do “người cầm lái”.
Về mặt tinh thần, người làm khoa học cần được xếp vào vị trí xứng đáng trong “Bậc thang giá trị xã hội”. Chừng nào xã hội còn đề cao thái quá các “Đại gia”, các“Ngôi sao” trong giới giả trí hay “quan chức” này “quan chức” nọ…thì khoa học còn có khả năng “tuyệt tự” như nỗi lo của GS. Nguyễn Văn Hiệu bởi vì làm sao lôi cuốn được giới trẻ đi vào con đường khoa học, một con đường vừa khó, vừa không có nhiều lợi tức, lại không được xã hội coi trọng? |
Muốn làm được điều này, đi đôi với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý khoa học cũng như đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học, còn cần sự hỗ trợ của môi trường xã hội lành mạnh. Đúng như ý kiến của Nhà khoa học- Nhà sư phạm Nguyễn Huỳnh Mai (Liège, Bỉ) nhận định: Nếu môi trường chỉ thực dụng, chỉ coi trọng tiền bạc, trọng hình thức, và sự gian trá còn phổ biến…thì làm sao bắt khoa học gia trung thực, quên mình để đi tìm sự thật? Vì chính người làm khoa học cũng là thành viên của môi trường, và cũng bị môi trường “xã hội hóa”.
Người làm khoa học cần được xã hội chăm lo về đời sống. Nghĩa là có đủ phương tiện để mưu sinh và có mức lương đủ sống. Tuy nhiên, hai phạm trù “nghiên cứu khoa học” và “làm giàu” khó đi đôi, kể cả ở những nước phát triển. Cho nên Đạo đức khoa học gồm cả tính ngay thẳng, luôn trung thành với sự thật và phi vụ lợi, không để bị mua chuộc hoặc quyến rũ bởi “danh”, “lợi” hay “chức tước”.
Về mặt tinh thần, người làm khoa học cần được xếp vào vị trí xứng đáng trong “Bậc thang giá trị xã hội”. Chừng nào xã hội còn đề cao thái quá các “Đại gia”, các“Ngôi sao” trong giới giả trí hay “quan chức” này “quan chức” nọ…thì khoa học còn có khả năng “tuyệt tự” như nỗi lo của GS. Nguyễn Văn Hiệu bởi vì làm sao lôi cuốn được giới trẻ đi vào con đường khoa học, một con đường vừa khó, vừa không có nhiều lợi tức, lại không được xã hội coi trọng?
Những ý kiến đóng góp tâm huyết đó của khoa học gia Nguyễn Huỳnh Mai cho thấy việc tạo điều kiện làm việc có hiệu quả cho giới hoạt động khoa học không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý khoa học, mà còn là trách nhiệm quản lý xã hội ở tầm vĩ mô để tạo ra môi trường lành mạnh, xác lập được bậc thang giá trị xã hội chuẩn xác, khách quan, đúng với xu thế phát triển của thời đại văn minh trí tuệ ngày nay.
Công cuộc chấn hưng nền khoa học nước nhà là một quá trình phấn đấu lâu dài, nhưng trước mắt cần tập trung làm tốt một số việc nhằm tạo ra động lực cho khoa học phát triển đúng hướng và đem lại hiệu quả rõ rệt phục vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.
Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và kém hiệu quả trước đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia để đầu tư cho việc tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu quy mô lớn, đạt trình độ quốc tế và có triển vọng ứng dụng nhằm tạo ra tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ ở nước ta. Các nhà khoa học thực hiện những đề tài này được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng theo kết quả cống hiến của mình.
Lĩnh vực khoa học đa ngành – Khoa học công nghệ na-nô là một trong các lĩnh vực khoa học được chọn để thực hiện bước đột phá này. Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu cho biết giới khoa học vật liệu tiên tiến nước ta đang hăm hở thực hiện chủ trương của Bộ KH-CN với hoài bão sớm làm cho Việt Nam được xếp vào tốp 2-3 nước dẫn đầu vè khoa học vật liệu tiên tiến ở Đông Nam Á.
Đi đôi với việc quan tâm đầu tư cho các lĩnh vực “khoa học mũi nhọn” có ý nghĩa như “điểm tựa” để xây dựng và phát triển nền khoa học nước nhà, còn cần coi trọng đến khu vực nghiên cứu-triển khai (R-D) nhằm phục vụ trực tiếp sản xuất, nâng cao hàm lượng “chất xám” trong sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh có hiệu quả của hàng hóa VN trên thị trường cả trong nước và quốc tế.
Nên tạo điều kiện cho các cơ sở nghiên cứu ứng dụng trở thành các doanh nghiệp khoa học nhằm biến các sản phẩm nghiên cứu thành hàng hóa và thực hiện việc “trao đổi ngang giá” với các doanh nghiệp. Làm như vậy, nhà nước vừa giảm được bao cấp đối với những đề tài nghiên cứu-triển khai vừa tạo điều kiện găn bó mật thiết hơn giữa các đơn vị nghiên cứu ứng dụng với các cơ sở sản xuất.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc cũng cho thấy muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần chủ động tạo ra mối liện kết chặt chẽ giữa ba khâu: Xúc tiến thương mại – Nghiên cứu-Triển khai - Sản xuât (M – R-D – P), cho nên cần có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất liên kết với các cơ quan nghiên cứu khoa học ứng dụng cũng như các tổ chức xúc tiến thương mại.
Nhìn về lâu dài, việc chấn hưng nền khoa học nước nhà không thể tách rời việc phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Cần sớm chấm dứt tình trạng “học lý thuyết chay”, học không gắn với hành cũng như không gắn đào đào với nghiên cứu khoa học ở bậc dại học. Đấy cũng là một trong những nội dung quan trọng nhằm “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền giáo dục” nước nhà như Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ.
Thao Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét