26/09/2011 14:42:47
- "Cái nguy hiểm nhất của chúng ta là thói quen ‘super soi’. Chúng ta phải đánh giá công bằng. Điều đầu tiên là phải khen ngợi cô ấy đã! Hãy hỏi những người phê phán rằng họ có biết trong cuốn sách có bao nhiêu câu hay" - Tiến sĩ Phan Quốc Việt – Người sáng lập kiêm Chủ tịch HĐTGD Tâm Việt Group (một tổ chức đào tạo, tư vấn kĩ năng sống và làm việc) nói.
Có những lúc ta phải chiều chuộng ông bà thực sự, thậm chí còn hơn cả trẻ con. Ông bà chiều cháu và cháu chiều ông bà đều hợp lý. Ở đây là thiếu chứ không phải sai. Nếu cô hiệu trưởng viết là ‘kính trọng’ thì người ta cho là đúng, nhưng bản thân tôi cho rằng ‘kính trọng’ thôi thì vẫn thiếu, mà phải là ‘kính trọng và chiều chuộng’.
Ngô Nguyễn
Nói “bú vú dì” có gì ghê gớm đâu
Ông có theo dõi sự việc cô giáo hiệu trưởng soạn tài liệu dạy đạo đức cho học sinh lớp 10 của trường mình không ạ? Ông bình luận gì về những dư luận xung quanh sự việc đó?
Muốn dạy cho bất cứ một đối tượng nào phải hiểu ngôn ngữ của đối tượng ấy. Phải hiểu về văn hóa của họ. Mỗi vùng miền đều có những bản sắc văn hóa khác nhau. Việc cho thêm sách tham khảo là rất tốt. Thế nào là ‘ngô nghê’?
Nhiều thầy cô giáo nói những điều cao siêu quá, rồi nó rơi tõm đi đâu mất. Có thể nhiều người cho rằng câu “Sảy chú thì bú vú dì” trong cuốn sách là thô tục. Nhưng điều đó không quan trọng. Cái thô tục quá và cái cao siêu quá đều ‘ngô nghê’ như nhau. ‘Ngô nghê’ là không mang lại gì cho người nghe, làm người nghe không hiểu nổi. Đừng nghĩ cao siêu là không ‘ngô nghê’!
Mục đích của giáo dục là để người ta hiểu và sử dụng được. Nhiều người đi dạy nói những điều rất cao siêu và cho rằng thế mới oai. Ví dụ như ở Mỹ, họ giáo dục rất tốt nhưng họ nói rất đơn giản. Tất nhiên là không nên thô tục quá. Giáo dục phải nằm giữa lý tưởng và cái thực. Ngay các nhà lãnh đạo cao cấp, Giáo sư, Tiến sĩ ngồi nói chuyện với nhau, họ cũng nói đủ thứ hết. Đó có phải là ‘ngô nghê’ không? Đừng để giáo dục quá xa vời cuộc sống.
Mục đích của giáo dục là để người ta hiểu và sử dụng được. Nhiều người đi dạy nói những điều rất cao siêu và cho rằng thế mới oai. Ví dụ như ở Mỹ, họ giáo dục rất tốt nhưng họ nói rất đơn giản. Tất nhiên là không nên thô tục quá. Giáo dục phải nằm giữa lý tưởng và cái thực. Ngay các nhà lãnh đạo cao cấp, Giáo sư, Tiến sĩ ngồi nói chuyện với nhau, họ cũng nói đủ thứ hết. Đó có phải là ‘ngô nghê’ không? Đừng để giáo dục quá xa vời cuộc sống.
“Bú vú dì” có gì ghê gớm đâu so với những cái mỗi chúng ta nói hàng ngày. Hỏi ngay người phê bình câu này xem hàng ngày họ dùng các từ ngữ gì? Chắc là nhiều lúc còn “nặng ký” hơn, “ngô nghê” hơn câu này nhiều!
"Đừng để giáo dục quá xa vời cuộc sống". |
Nhiều người cho rằng, có thể tạm bỏ qua cách diễn đạt mà theo nhiều người là chưa chuẩn mực của cô hiệu trưởng để ghi nhận mục đích rất thiết thực của cô?
Ta không bỏ qua. Nhưng ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Đôi chỗ có một số câu có lỗi nhưng còn rất nhiều câu hay. Mà lỗi thì có gì thậm tệ lắm đâu! Ví dụ như câu “Biết ơn ông bà, các cháu phải thể hiện ở chỗ nói năng lễ phép, phải chiều chuộng ông bà…” Người ta vẫn nói già là hai đời trẻ con. Bản thân tôi cũng rất chiều chuộng bố mẹ tôi. Tôi chỉ muốn bổ sung thêm vào câu đó, là ‘kính trọng và chiều chuộng’. Không có gì ‘ngô nghê’ ở đây cả!
Ta không bỏ qua. Nhưng ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Đôi chỗ có một số câu có lỗi nhưng còn rất nhiều câu hay. Mà lỗi thì có gì thậm tệ lắm đâu! Ví dụ như câu “Biết ơn ông bà, các cháu phải thể hiện ở chỗ nói năng lễ phép, phải chiều chuộng ông bà…” Người ta vẫn nói già là hai đời trẻ con. Bản thân tôi cũng rất chiều chuộng bố mẹ tôi. Tôi chỉ muốn bổ sung thêm vào câu đó, là ‘kính trọng và chiều chuộng’. Không có gì ‘ngô nghê’ ở đây cả!
TIN LIÊN QUAN |
---|
“Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên”
Cô hiệu trưởng cho rằng vì học sinh hiện nay rất thiếu kĩ năng sống nên muốn cuốn sách là một tài liệu bổ trợ sự thiếu hụt đó cho học sinh. Theo ông, cuốn sách của cô Hiệu trưởng THPT Đồng Hòa có ý nghĩa như thế nào trong việc dạy kỹ năng sống cho học sinh?
Có nhưng rất ít vì kĩ năng phải qua trải nghiệm thực tế cuộc sống. Có thể bạn học được và thi đạt điểm 10 về dũng cảm nhưng khi ra ngoài lúc trời tối bạn vẫn khóc thét lên.
Dù là cao siêu hay là ngô nghê thì đều là kiến thức và kiến thức chỉ chiếm 5-6% trong tính cách. Nói kĩ năng không thì chưa đủ, mà phải là phương thức sống, tính cách nhân cách. Có kiến thức cao, kỹ năng giỏi mà thái độ xấu thì sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Phải đào tạo tính cách và nhân cách, chứ không ai đào tạo kiến thức riêng cả. Kiến thức thì dùng điện thoại di động hỏi “Giáo sư Google” cho nó nhanh mà lại chính xác. Từ kiến thức đến tính cách là một khoảng cách xa vời vợi.
Cô hiệu trưởng cho rằng vì học sinh hiện nay rất thiếu kĩ năng sống nên muốn cuốn sách là một tài liệu bổ trợ sự thiếu hụt đó cho học sinh. Theo ông, cuốn sách của cô Hiệu trưởng THPT Đồng Hòa có ý nghĩa như thế nào trong việc dạy kỹ năng sống cho học sinh?
Có nhưng rất ít vì kĩ năng phải qua trải nghiệm thực tế cuộc sống. Có thể bạn học được và thi đạt điểm 10 về dũng cảm nhưng khi ra ngoài lúc trời tối bạn vẫn khóc thét lên.
Dù là cao siêu hay là ngô nghê thì đều là kiến thức và kiến thức chỉ chiếm 5-6% trong tính cách. Nói kĩ năng không thì chưa đủ, mà phải là phương thức sống, tính cách nhân cách. Có kiến thức cao, kỹ năng giỏi mà thái độ xấu thì sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Phải đào tạo tính cách và nhân cách, chứ không ai đào tạo kiến thức riêng cả. Kiến thức thì dùng điện thoại di động hỏi “Giáo sư Google” cho nó nhanh mà lại chính xác. Từ kiến thức đến tính cách là một khoảng cách xa vời vợi.
Nó giống như 3 đường chỉ tay: trí, tâm và thân. Phải đào tạo, giáo dục, và huấn luyện để mỗi người có phong cách sống lành mạnh, tính cách mạnh, nhân cách lớn. Muốn như thế phải kết hợp hài hòa: tu tâm, rèn thân, luyện trí để tâm sáng, thân tài, trí cao. Nhưng hiện nay xã hội ta đang thiên về trí quá. Những câu dù hay dù dở cũng chỉ là phần trí thôi. Đó không phải là kĩ năng và càng không phải là tính cách, nhân cách, chưa thể gia tăng giá trị nhiều cho cuộc sống.
Theo ông, nhà trường có thể làm gì để cải thiện kĩ năng sống cho học sinh?
Không thể chỉ lý thuyết suông được! Bắt buộc phải đi vào thực tế xã hội, phải giao lưu thật. Bạn được khen là ngoan nếu bạn ngồi im trong lớp. Đó không phải là ngoan. Đó mới chỉ là lành. Đặc biệt, trong thời điểm như hiện nay, khủng hoảng kinh tế trầm trọng, biến đổi khí hậu, thiên tai nặng nề, nhiều khi bạn phải liều lĩnh, dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro mới mong tai qua nạn khỏi, mới mong kinh doanh có lãi suất. Tôi hay nói đùa rằng: “Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên”. Tất nhiên, một số giá trị cốt lõi vẫn còn, nhưng một số phải biến đổi theo thời gian.
Không thể chỉ lý thuyết suông được! Bắt buộc phải đi vào thực tế xã hội, phải giao lưu thật. Bạn được khen là ngoan nếu bạn ngồi im trong lớp. Đó không phải là ngoan. Đó mới chỉ là lành. Đặc biệt, trong thời điểm như hiện nay, khủng hoảng kinh tế trầm trọng, biến đổi khí hậu, thiên tai nặng nề, nhiều khi bạn phải liều lĩnh, dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro mới mong tai qua nạn khỏi, mới mong kinh doanh có lãi suất. Tôi hay nói đùa rằng: “Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên”. Tất nhiên, một số giá trị cốt lõi vẫn còn, nhưng một số phải biến đổi theo thời gian.
Đừng "super soi"
Quay lại vấn đề cuốn sách của cô Hiệu trưởng, ông có nói rằng ngô nghê hay cao siêu đều là giáo điều. Tuy nhiên, khi viết sách cũng phải cần phải có một giới hạn, một chuẩn mực?
Nhưng có gì ghê gớm đâu! Cô ấy nói rất nhiều câu tốt. Cái nguy hiểm nhất của chúng ta là thói quen ‘super soi’. Chúng ta phải đánh giá công bằng. Điều đầu tiên là phải khen ngợi cô ấy đã! Hãy hỏi những người phê phán rằng họ có biết trong cuốn sách có bao nhiêu câu hay. Tuy nhiên, viết thôi chưa đủ, phải làm!
Như hôm qua khi dạy trên lớp, tôi đã khuyên các em “hôm nay về hãy ôm bố mẹ và nói rằng con yêu bố mẹ”. Vì lâu nay thanh niên với người chả phải họ hàng thì nói yêu vô cùng, yêu hết ý nhưng với bố mẹ thì không. Sáng nay, tôi nhớ lời hứa với các em nên tôi đã thắp hương cho bố mẹ tôi. Mình phải dạy bằng hành động. Còn những câu như ‘kính trọng’, ‘biết ơn’ hay ‘chiều chuộng’… chỉ chiếm 5% của tính cách, nhân cách.
Kĩ năng sống, kiến thức sống thôi chưa đủ, mà phải có tính cách, nhân cách, thái độ. Và thái độ chỉ đo được bằng hành động, chứ không phải bằng học thuộc lòng. Tôi nhắc lại một lần nữa “Tu tâm, rèn thân, luyện trí để tâm sáng, thân tài, trí cao. Cả dân tộc dốc sức cùng nhau cải cách giáo dục để tạo dựng nhân cách Việt, khí phách trẻ, hào khí Việt mãi mãi hào hùng”.
Quay lại vấn đề cuốn sách của cô Hiệu trưởng, ông có nói rằng ngô nghê hay cao siêu đều là giáo điều. Tuy nhiên, khi viết sách cũng phải cần phải có một giới hạn, một chuẩn mực?
Nhưng có gì ghê gớm đâu! Cô ấy nói rất nhiều câu tốt. Cái nguy hiểm nhất của chúng ta là thói quen ‘super soi’. Chúng ta phải đánh giá công bằng. Điều đầu tiên là phải khen ngợi cô ấy đã! Hãy hỏi những người phê phán rằng họ có biết trong cuốn sách có bao nhiêu câu hay. Tuy nhiên, viết thôi chưa đủ, phải làm!
Như hôm qua khi dạy trên lớp, tôi đã khuyên các em “hôm nay về hãy ôm bố mẹ và nói rằng con yêu bố mẹ”. Vì lâu nay thanh niên với người chả phải họ hàng thì nói yêu vô cùng, yêu hết ý nhưng với bố mẹ thì không. Sáng nay, tôi nhớ lời hứa với các em nên tôi đã thắp hương cho bố mẹ tôi. Mình phải dạy bằng hành động. Còn những câu như ‘kính trọng’, ‘biết ơn’ hay ‘chiều chuộng’… chỉ chiếm 5% của tính cách, nhân cách.
Kĩ năng sống, kiến thức sống thôi chưa đủ, mà phải có tính cách, nhân cách, thái độ. Và thái độ chỉ đo được bằng hành động, chứ không phải bằng học thuộc lòng. Tôi nhắc lại một lần nữa “Tu tâm, rèn thân, luyện trí để tâm sáng, thân tài, trí cao. Cả dân tộc dốc sức cùng nhau cải cách giáo dục để tạo dựng nhân cách Việt, khí phách trẻ, hào khí Việt mãi mãi hào hùng”.
Tác giả sách đạo đức: Mong người đọc nhìn vào mục đích nhân văn của tài liệu |
Ngày 25/9, tại trường THPT Đồng Hòa, quận Kiến An, Hải Phòng đã diễn ra cuộc họp đột xuất với phụ huynh học sinh khối 10 để lấy ý kiến về tập bài đạo đức đang gây xôn xao dư luận của cô hiệu trưởng Đỗ Thị Lai. Kết quả của cuộc họp đã được ghi lại vào biên bản và gửi cho Sở GD-ĐT Hải Phòng. Cô Lai cho biết: "Phụ huynh không có ý kiến gì bức xúc cả, họ đều cho rằng tài liệu này có giá trị đối với con của họ. Có thể một số câu từ chưa chuẩn thì mong các thầy cô chỉnh sửa". Cô Lai thông tin thêm, nhà trường đã thu hồi sách theo đúng quyết định của Sở GD-ĐT Hải Phòng. Tuy nhiên, theo cô: "Dù khuôn vàng thước ngọc đến đâu nhiều lúc còn có sơ suất. Mục đích của tôi là trong sáng và động cơ tốt nhưng cách làm chưa thực sự đảm bảo nên gây ra chuyện như vậy. Ban đầu, tôi nghĩ rất đơn giản là tài liệu sử dụng thực nghiệm trong phạm vi của trường mình, sau đó sẽ đưa vào đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nếu được đánh giá tốt thì có thể áp dụng rộng rãi, trường nào thấy được thì sẽ dùng tham khảo". Nói về những phản ánh sau những bài báo gần đây, cô cho biết: "Có những ý kiến bạn đọc cũng rất tích cực nhưng cũng có nhiều người phê phán trong khi chưa biết thực hư tài liệu đó như thế nào". "Tác giả chỉ viết nhằm hướng dẫn học sinh hành xử thôi chứ không dạy những khái niệm khoa học. Những khái niệm như thế phải được dạy ở những bộ môn khoa học khác. Thực ra tài liệu cũng có thiếu sót ở một vài khâu... Mong mọi người khi đọc hãy nhìn vào mục đích nhân văn của tài liệu". Hoàng Xuân |
Ngô Nguyễn
.
- Những lời lẽ dạy bảo cụ thể, rõ việc, rõ hành vi là thiết thực đối với các em thay vì dùng những câu văn chương bóng bảy, sáo rỗng. Với cách viết của Cô hiệu trưởng trường trường Đồng Hòa (nói trên), qua những gì “bị” phản ánh, tôi cho là quá mức. Những gì cô giáo viết là rất tâm huyết đấy thôi, thiết thực đấy thôi (mặc dù tôi không được đọc toàn bộ tập sách do cô biên soạn). Tuy rằng những lời đó đọc không mát tai lắm, êm ái lắm. Ừ thì ta cùng giúp nhau sửa lại cho thuận hơn, dễ chịu hơn chứ đem ra giữa chợ để mổ xẻ, rao bán vậy có phải chúng ta muốn làm cho con cháu mình (những đứa trẻ đã học những điều đạo đức ấy 8 năm nay) quay lại nghi ngờ chính những điều cô của chúng đã dạy?
- Ông TS lí luận nhiều nhưng có chỗ ông diễn giải quá xa với bức xúc của dư luận về tài liệu "đạo đức" của bà hiệu trưởng Đỗ Thị Lai. Tại sao lại phải yêu cầu dư luận phải tìm "trong cuốn sách có bao nhiêu câu hay"? Cái người ta chú ý nhiều nhất là ngôn ngữ, văn chương và tính giáo dục trong tài liệu có nhiều chỗ ngô nghê đến buồn cười ! Hơn nữa, số lượng các "câu hay", nếu có, cũng không là gì trong một chỉnh thể "tài liệu" non yếu về nội dung tư tưởng và nghệ thuật diễn đạt! Đòi hỏi sự đánh giá công bằng ở đây e ra không đúng chỗ (công bằng với ai ?!) vì có ai bắt buộc bà hiệu trưởng ấy làm cái công việc ấy đâu ? Việc đó là sự "tự nguyện" của bà ấy (nghe đâu trong trường có giáo viên bảo rằng có góp ý nhưng hiệu trưởng không nghe, đành cho học sinh chép nguyên xi làm "thu hoạch" về đạo đức nộp lại cho nhà trường ! Lại còn bán cho học sinh...). Nếu không ai bắt buộc thì tự lượng ...sức mình nếu có đủ tài năng thì làm, không thì dừng, còn vẫn "gồng mình" làm thì phải can đảm chấp nhận sự sàng lọc của dư luận chứ !? (Đấy mới công bằng !) Ông TS nói : ‘Ngô nghê’ là không mang lại gì cho người nghe, làm người nghe không hiểu nổi." thì tôi rất đồng ý nhưng đề cập đến " đừng nghĩ cao siêu là không ‘ngô nghê’!" thì tôi chào thua, vì dư luận đâu có ai nói về "cao siêu" hay bình dị, thấp hèn gì đâu ? Họ chỉ đòi hỏi : đã trong nhà trường thì mọi cái, dù nhỏ nhất, dù bình thường nhất cũng phải diễn đạt cho mạch lạc, cho chính xác, không thể tắc trách làm cho có được (Điều mà dư luận nghi ngờ và băn khoăn là trình độ một người quản lí trường THPT mà sản phẩm chỉ là vậy thôi sao ? Cái băn khoăn, nghi ngờ là cắt nghĩa được, vì "ngôn ngữ là công cụ của tư duy" mà , thật đúng như ông đã nói "Muốn dạy cho bất cứ một đối tượng nào phải hiểu ngôn ngữ của đối tượng ấy" !!!). Ông bảo rằng :"“Bú vú dì” có gì ghê gớm đâu so với những cái mỗi chúng ta nói hàng ngày." Trời ơi, sao ông lại đem chuyện đời thường mà nói trong nhà trường ? Bản thân từ "vú" chẳng là gì nếu nói trước đông đảo học sinh, lại là học sinh lớp 10 , sao ?!!! Nếu vậy thì giáo viên lên lớp cần chi có giáo án ; cần gì sách giáo khoa, cần gì giảm tải, cần gì lồng ghép, cần gì hiểu 'bản đồ tư duy'...ai muốn nói gì, ai muốn dạy gì cũng được! Tôi thì thiển nghĩ rằng : con tằm thì phải ăn lá dâu, cho nó ăn lá khác nó chết liền! Ý cuối, ông lại nói : "Kĩ năng sống, kiến thức sống thôi chưa đủ, mà phải có tính cách, nhân cách, thái độ". Tôi thấy tôi bị rối vì nội hàm của các khái niệm "tính cách, nhân cách, thái độ" mà TS nêu ra. Tôi hiểu như thế này : Tính cách là hệ thống những thái độ của cá nhân đối với xã hội, đối với người xung quanh và đối với chính bản thân. Còn nhân cách là ...phẩm chất và năng lực. Không biết có đúng ý của TS không, thưa TS ?
- Tôi đã đọc qua một số bài viết trong tài liệu đó. Tôi cho rằng đây là cách làm hay, rất nên tôn trọng, ngợi khen. Tại sao chúng ta lại dị ứng với nghĩa cử của cô giáo này, trong khi thanh thiếu niên, học sinh của chúng ta ngày càng băng hoại về đạo đức? Hãy nghĩ lại đi!
- Tôi là giáo viên cũng khá lâu năm, lần đầu đọc bài viết của tác giả nói về tập tài liệu này tôi đã không hoàn toàn nhất trí. Thử hỏi liệu tất cả các trường trên đất nước này đã có ai có sáng kiến như thế? bỏ qua một số lỗi về cách hành văn, còn lại toàn giáo dục các em tới điều tốt( mà ngày nay người lớn chúng ta hay lơ là).Anh Việt nói rất chính xác, trong cái TẦM, chúng ta nên có cái TÂM. Tốt nhất quyển tài liệu này có hay hay dở, ta nên hỏi các em, trong cuộc sống hàng ngày các em(và phụ huynh các em) đã làm được bao nhiêu phần trăm lời khuyên mà quyển tài liệu nay đưa ra.
- Tôi không phản đối ý kiến của Tiến sĩ và khẳng định ý tưởng ra một tài liệu đọc thêm nhằm giúp các em HS có thêm kiến thức về kỹ năng sống của cô Hiệu trưởng là rất tốt. Tuy nhiên, cái gọi là “ngô nghê” khi đọc tài liệu do cô Hiệu trưởng viết chính là ở dẫn dụ các câu tục ngữ để minh hoạ cho các chủ đề đưa ra đã thể hiện hiêủ các câu tục ngữ ấy khá “ngô nghê”. Chẳng hạn: "Cách cư xử lúc ra đường và ở nơi công cộng" với "Tiên học lễ, hậu học văn". "Cách cư xử với anh chị em trong gia đình" với "Chị ngã em nâng". "Tình yêu"…với Nữ thập tam, nam thập lục. "Trang phục khi ra đường" với "Đói cho sạch, rách cho thơm". “Cách cư xử với ông bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác” với “Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì” ( xin đọc bài Xôn xao sách dạy đạo đức học sinh cấp 3 trên BEE.net ngày 22-9-2011) Nếu tránh được những sai xót đã nêu bằng cách giải thích minh hoạ đơn giản khác thì tập tài liệu sẽ rất tốt.
Trước 1 Sau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét