TT - Đọc bài viết “Đầu vào tuyển sinh sư phạm: “tuột dốc” không phanh” trên Tuổi Trẻ ngày 23-9, những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nước nhà không khỏi bị choáng. Nếu những thông tin trong bài báo này là chính xác thì việc tuyển sinh của ngành sư phạm mới đây là một cú “rơi tự do” không có bảo hiểm.
Số lượng học sinh đăng ký thi vào sư phạm sụt giảm; kết quả trúng tuyển nguyện vọng 1 rất thấp. Nhiều ngành ở nhiều trường không đạt chỉ tiêu. Một số ngành không tuyển được người học sẽ phải đóng cửa.
Không ít thí sinh tiếng là trúng tuyển nhưng lại là kết quả của sự “bòn mót” đến kiệt cùng của ban tuyển sinh các trường. Chẳng hạn thi vào khoa sử mà có thí sinh chỉ đạt 1 điểm, nửa điểm (0,5) thậm chí 1/4 điểm (0,25) môn sử. Việc tuyển lựa có năm nào thảm hại như thế không?
Tôi không hiểu các thầy cô ở các khoa, các trường ĐH sư phạm trong cả nước sẽ thần thông biến hóa như thế nào để phù phép giúp những thí sinh yếu kém cực kỳ như thế sau bốn năm lại có thể vững vàng đứng trên bục giảng ở các trường THPT?!
Muốn trò giỏi phải có thầy giỏi, đó là nguyên lý thép. Tôi không hiểu mai này các học sinh của chúng ta sẽ học hành như thế nào với các thầy cô giáo trẻ nhiệt tình có thể có thừa nhưng tiềm lực khoa học quá mỏng như những thí sinh trúng tuyển năm nay.
Ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21 này, khi chất lượng giáo viên của các nước láng giềng cũng như của rất nhiều nước khác trên thế giới không ngừng được nâng cao thì chúng ta lại sắp đào tạo một thế hệ giáo viên mới với chất lượng đầu vào như thế đấy.
Nhưng thế hệ sinh viên sư phạm trẻ này không có lỗi. Trách nhiệm thuộc về chúng ta, đặc biệt đối với những người đang làm công tác quản lý, vì vậy ngay bây giờ chúng ta buộc phải sửa sai.
Dư luận xã hội nói chung, nguyện vọng của hơn 1 triệu giáo viên nói riêng đã và đang đòi hỏi sớm có một chiến lược cải cách giáo dục tổng thể, nhằm đạt yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục VN” như nghị quyết Đại hội Đảng XI đã xác quyết.
Chiến lược cải cách ngành sư phạm, đào tạo và sử dụng giáo viên phải có một vị trí quan trọng trong chiến lược tổng thể đó. Hàng loạt vấn đề cần được cân nhắc và xử lý: làm thế nào để động viên những học sinh THPT ưu tú (chế độ miễn học phí hiện nay chưa đủ mạnh) vào ngành sư phạm? Sắp xếp tinh giản hệ thống trường ĐH sư phạm, khắc phục tình trạng đào tạo tràn lan (tỉnh nào cũng có trường hoặc khoa sư phạm), manh mún (mỗi tỉnh vài ba trăm hoặc ít hơn), phô trương hình thức (gần như đồng loạt “lên đời”, mang danh xưng ĐH sư phạm dù thực chất còn rất lỏng). Công khai và luật hóa chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần đối với giáo viên (giáo viên và cán bộ y tế nên có ưu đãi về lương bổng, về thưởng tết - coi như tháng lương thứ 13; luân phiên được đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dài hạn cả năm chứ không phải dăm ba ngày; luân phiên giảng dạy ở vùng sâu vùng xa có hạn kỳ, sau đó nhất thiết phải được chuyển về đồng bằng, thành thị).
Tóm lại, cần có một cương lĩnh về cải cách sư phạm thật công bằng, minh bạch và thực thi nghiêm túc, chứ không để cương lĩnh đó ở mãi tình trạng “bánh vẽ”.
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với bảng đen và bục giảng, tôi cả tin là đã hiểu người thầy giáo VN và hệ thống sinh viên ĐH sư phạm. Hầu hết họ rất tự trọng. Họ tự nguyện sống chết với nghề nhưng cũng rất dễ mang mặc cảm tủi hổ khi bị đối xử chưa đàng hoàng, khi được vinh danh là kỹ sư tâm hồn nhưng trên thực tế bị coi nhẹ và thường xuyên bị nợ áo cơm ghì sát đất.
“Sau cơn mưa trời lại sáng”? Tình hình tuyển sinh sư phạm vừa rồi là một trận mưa lớn. Đừng để tình trạng này tiếp tục lặp lại. Các cấp có trách nhiệm cần suy nghĩ, xử lý để sớm cải thiện triệt để tình hình này.
TRẦN HỮU TÁ
(6)
Quan tâm chưa đúng
26/09/2011 8:51:48 CH
26/09/2011 8:51:48 CH
Đa số: Lương giáo viên không đủ sống ,chật vật mười lăm năm hay hai mươi năm nay chẳng có gì gọi là tài sản quý giá,khi con lớn phải nhịn ăn, tiết kiệm hết mức cho con học hành để rồi cuối đời chưa về hưu đã ngã bệnh! Nhà nước chưa quan tâm đến đời sống nhà giáo,giáo viên các môn không dạy thêm thì lấy đâu ra thu nhập. Nhà cửa, xăng xe,chi phí bây giờ đắt đỏ nên nghề giáo bây giờ khó khăn thật sự! Nhiều SV sư phạm ra trường xin việc lại quá khó nữa. Nếu không cải cách kịp thời thì nền giáo dục chúng ta sẽ tụt hậu nhiều lắm so với các nước trong khu vực!
huutam
huutam
Đối diện với mấy chục học sinh
26/09/2011 7:21:52 CH
26/09/2011 7:21:52 CH
Đầu vào thế này, học xong ra trường, đối diện với hàng chục học sinh ngước nhìn trong mỗi tiết học làm sao thỏa mãn những điều chúng khao khát được. Mà ai cũng phải đi học mười mấy năm trời. Học được gì đây khi các thầy cô giáo của chúng ta có ít điều hay quá. Đề nghị các nhà hoạch định chính sách giáo dục nếu muốn con hay chữ thì phải thu hút những người thầy mẫu mực hơn. Dạy học thời buổi này thật khó .
TTTNHAN
TTTNHAN
Chất lượng giáo viên ngày càng thấp
26/09/2011 4:23:15 CH
26/09/2011 4:23:15 CH
Không thấp sao được khi những năm gần đây phần lớn các học sinh khá, giỏi đều chọn thi ĐH các ngành tài chính, ngân hàng, ngoại thương, kinh tế... những ngành mà sau này ra đời dễ kiếm việc làm, thu nhập cao.
Điều này không thể trách các em là thực dụng, vì làm nghề nào cũng đóng góp được điều có ích cho xã hội. Điều cần suy nghĩ ở đây là trong nền kinh tế thị trường của ta hiện nay một thực tế là ngành sư phạm bị xem nhẹ (ít nhất là trong suy nghĩ của nhiều thí sinh).
Tại sao? Câu trả lời có lẽ phải từ tầm quản lý vĩ mô, từ chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước, đến nhìn nhận của xã hội đối với nghề giáo, làm sao để các thầy, cô giáo sống được bằng đồng lương của mình, không phải tìm mọi cách để dạy thêm, dạy kèm để có thêm thu nhập, từ đó phát sinh nhiều tiêu cực.
Tóm lại hiện nay nếu chỉ đơn thuần là một giáo viên không dạy thêm, dạy kèm gì thì cuộc sống rất khó khăn vì đồng lương công chức quá thấp. Mong Nhà nước có đổi mới về chế độ, chính sách đối với nghề giáo để thu hút người tài theo học, có vậy sau này mới có thầy giỏi, rồi từ đó có trò giỏi, quy luật nhân quả mà, ai cũng hiểu nhưng làm được thì không phải dễ.
Minh Toan
Điều này không thể trách các em là thực dụng, vì làm nghề nào cũng đóng góp được điều có ích cho xã hội. Điều cần suy nghĩ ở đây là trong nền kinh tế thị trường của ta hiện nay một thực tế là ngành sư phạm bị xem nhẹ (ít nhất là trong suy nghĩ của nhiều thí sinh).
Tại sao? Câu trả lời có lẽ phải từ tầm quản lý vĩ mô, từ chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước, đến nhìn nhận của xã hội đối với nghề giáo, làm sao để các thầy, cô giáo sống được bằng đồng lương của mình, không phải tìm mọi cách để dạy thêm, dạy kèm để có thêm thu nhập, từ đó phát sinh nhiều tiêu cực.
Tóm lại hiện nay nếu chỉ đơn thuần là một giáo viên không dạy thêm, dạy kèm gì thì cuộc sống rất khó khăn vì đồng lương công chức quá thấp. Mong Nhà nước có đổi mới về chế độ, chính sách đối với nghề giáo để thu hút người tài theo học, có vậy sau này mới có thầy giỏi, rồi từ đó có trò giỏi, quy luật nhân quả mà, ai cũng hiểu nhưng làm được thì không phải dễ.
Minh Toan
Đóng học phí
26/09/2011 3:28:35 CH
26/09/2011 3:28:35 CH
Tôi nghĩ chính sách miễn học phí không phải là điều tốt. Vì có rất nhiều em vì gia đình khó khăn hoặc vì cha mẹ muốn nhẹ gánh đã gần như ép buộc các em thi vào sư phạm để đỡ khoảng học phí trong khi đó các em không có năng khiếu hoặc không đam mê ngành sư phạm, có chán chường cũng phải ráng học, học xong các em lại có những định hướng công việc khác hay có đi dạy cũng chẳng có đam mê, động lực gì cả.
Hãy cứ để sinh viên sư phạm phải đóng học phí như mọi ngành khác thì sẽ chọn được những giáo viên tương lai có năng lực, đam mê cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Và khỏi phải làm dở dang cuộc đời các em khi bị ép buộc trong lựa chọn ngành nghề không đúng với năng khiếu và đam mê của mình.
blustar1168@...
Hãy cứ để sinh viên sư phạm phải đóng học phí như mọi ngành khác thì sẽ chọn được những giáo viên tương lai có năng lực, đam mê cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Và khỏi phải làm dở dang cuộc đời các em khi bị ép buộc trong lựa chọn ngành nghề không đúng với năng khiếu và đam mê của mình.
blustar1168@...
Đừng nghĩ kỳ thi tuyển sinh là trận mưa lớn
26/09/2011 10:00:09 SA
26/09/2011 10:00:09 SA
"Sau cơn mưa trời lại sáng. Tình hình tuyển sinh sư phạm vừa rồi là một trận mưa lớn". Tôi nghĩ tác giả chỉ nhìn kỳ thi hiện tại mà quên nhìn lại những năm về trước, thực trạng cũng có tươi sáng gì lắm đâu. Đã có biết bao "trận mưa lớn" rồi mà cũng chẳng thấy "trời lại sáng". Tôi thì nghĩ đây chỉ là những bước đầu của quá trình thụt lùi của nền giáo dục thôi và sẽ còn tiếp tục tụt hậu nếu như chẳng có những thay đổi căn cơ. Cứ mãi loay hoay với thi chung hay thi riêng hai kỳ thi, nên tổ chức ba chung hay các trường tự lo thi tuyển, .... trong khi những vấn đề này chỉ là bề ngoài của vấn đề thôi, cho dù có làm thế này hay thế kia thì theo tôi nó cũng không thể thay đổi được nền giáo dục đang đi xuống.
Cái gốc của sự thụt lùi thì hình như chưa tìm ra, hoặc tìm ra những người ta không dám làm. Tôi mong một ngày giáo viên có đủ lương để sống và lo cho gia đình, tất cả nguyên tắc đều được làm một cách công tâm.
Trọng Tín
Cái gốc của sự thụt lùi thì hình như chưa tìm ra, hoặc tìm ra những người ta không dám làm. Tôi mong một ngày giáo viên có đủ lương để sống và lo cho gia đình, tất cả nguyên tắc đều được làm một cách công tâm.
Trọng Tín
Tuyển sinh sư phạm tuột dốc
26/09/2011 8:57:24 SA
26/09/2011 8:57:24 SA
Mình đọc báo có 1 tin: Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Hòa (Hải Phòng), trình độ cao học, viết sách sai sót lung tung đến độ phụ huynh phản ảnh. Đã đào tạo xong mà còn như vậy thì đầu vào như báo đã nêu còn nhẹ hơn nhiều vì có thể sau 4 năm đại học trình độ các em còn có cơ may nâng cao thêm.
SIEU HANG DIEP VIEN
SIEU HANG DIEP VIEN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét